Ai phải học?: Những cán bộ chuyên trách Đoàn, Hội, Đảng, những cán bộ hành chánh phường-xã; ban ngành; quận-huyện; tỉnh-thành được/bị cơ quan cử đi.
Ai cần học?: Cũng những đối tượng trên, cần học để có tấm bằng Đại học "lận lưng - tựa ghế"...
Những đối tượng này đều được cơ quan đài thọ học phí, như vậy việc miễn phí chủ yếu nhắm vào giới học sinh phổ thông.
Ai cần học?: Cũng những đối tượng trên, cần học để có tấm bằng Đại học "lận lưng - tựa ghế"...
Những đối tượng này đều được cơ quan đài thọ học phí, như vậy việc miễn phí chủ yếu nhắm vào giới học sinh phổ thông.
Thực tế ai cũng biết Mác - Lê (trước 1990) và Mác - Lê - Hồ (nay) là môn học sáo rỗng và vô tích sự nhất trong chương trình đào tạo của nền giáo dục VN Xã nghĩa.
Sinh viên nào theo học chuyên ngành M-L-H khả năng xin được việc làm là... vô vọng, vì:
- Doanh nghiệp (cả tư lẫn công) đương nhiên chẳng cần đến.- Cơ quan nhà nước thì "ghế ít - đít nhiều" nên phải có thêm "chứng chỉ COCC, CCCCC" hoặc có "Bác" trực tiếp giới thiệu. Không thế thì xin mời tân cử nhơn M-L-H đi chỗ khác, làm thợ may; thợ vịn... công 4 năm mài quần thế là vứt.
Chính vì vậy dù có "dụ" bằng chiêu miễn phí, e rằng cũng chẳng em học sinh nào dám theo học.
Vài nhận xét ngộ nghĩnh lụm trên mạng:
- Cũng là 1 cách để có bằng ĐH với chi phí thấp nhất, giá cho thêm tiền thì nhiều người học hơn.
- Học ngành tư tưởng cũng nguy hiểm ngang bằng bệnh truyền nhiễm. Ôi cái cuộc đời này!
- Đọc tít cứ tưởng những người học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những người bị Lao, Phong, Tâm Thần sẽ được miễn phí học ĐH.
Mác - Ăn ghen - Lê nin bị treo ngược trên tấm bảng tin trong một trường học ở Ethiopia
Còn ở ngay nước Nga, tại quảng trường Đỏ mấy ông Lê, ông Mác, ông Xít thậm chí cả ông Đương kim tổng Pu cũng phải vất vả (chờ khách chụp hình) tìm từng rúp sống qua ngày.
Cách đây hai ngày, Thùy Linh có nói chuyện với một bạn sinh viên năm nhất ĐH Ngân hàng TPHCM. Trong cuộc nói chuyện, bạn ấy có chia sẻ với Thùy Linh một điều rất chân thật: "Mấy môn Mác-Lênin với Tư tưởng HCM em toàn 9.5 không mà chẳng hiểu gì hết!". Đó gần như là tình trạng chung của sinh viên ở Việt Nam khi học mấy môn chính trị.
Trả lờiXóaĐể có được điểm cao các bạn ấy phải "viết ra những điều mình không hiểu hoặc viết ra những điều mà các bạn ấy biết là nhảm nhí".
Quay ngược trở lại quá khứ, vào cái thời mà đa phần người dân Việt Nam không biết chữ; sau khi mở ra những lớp bình dân học vụ, có nhiều người đã biết đọc biết viết. Nhưng nhìn chung trình độ dân trí ngày ấy là rất thấp! Với điều kiện như hiện nay, được học hành một cách khá bài bản, mà các bạn sinh viên còn không hiểu được chủ nghĩa Mác-Lênin thì ngày đó các cụ chỉ biết đọc và biết viết thì làm sao hiểu được đây? Nhưng các cụ lại nói chuyện về chủ nghĩa Mác-Lênin cứ như là những vị trưởng lão trong môn phái do Mác-Lênin lập ra vậy. Có nghĩa là đa số những người dân vào thời đó chọn đi theo con đường chủ nghĩa Mác-Lênin là một sự ngộ nhận!
Công bằng mà nói thì vào thời điểm đó, không riêng gì người dân Việt Nam mà ở nhiều nước khác đều tin vào chủ nghĩa ấy, bằng chứng là có hơn 100 nước chọn đi theo con đường CNXH. Chỉ có điều khác biệt là sau khi nhận ra sự hoang đường của chủ nghĩa Mác-Lênin, chính quyền và nhân dân ở những đất nước đó đã dũng cảm xóa sổ nó, nhưng Việt Nam thì không! Và cho đến tận bây giờ họ vẫn đang đem những thứ lý thuyết vớ vẩn đó để bắt bao thế hệ học sinh – sinh viên phải học.
Con người sinh ra có quyền được sống tự do, tại sao lại bắt người khác phải theo đuổi một con đường mà chính bản thân họ cũng không biết là đi đâu về đâu? Hãy để cho nhân dân, mà đặc biệt là giới trẻ được lựa chọn con đường đi đúng đắn và phù hợp. Đừng vì những lợi ích của cá nhân mà kéo cả dân tộc đi thụt lùi về phía sau!
NGUYỄN THÙY LINH
Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, vô cùng thông minh, rất mưu trí, một con người sắt đá đến mức vô cảm, vô tình, sẵn sàng chụp bắt mọi cơ hội để thành đạt. Một ý chí thành đạt không gì lay chuyển. Đấy là một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời, một con người không có tình bạn, không có tình yêu gia đình, tình yêu con cái, một bộ óc nung đúc cuồng vọng, với một ưu tư duy nhất là phải leo lên tột đỉnh quyền lực để đạt tới mục đích của mình. Vì thế, ông ấy không chấp nhận một ai trong đám chung quanh là ngang mình. Không hiểu gì về lãnh tụ là điều nguy hiểm. Những ai từng coi thường lão, từng tỏ ra ngang hàng với lão , thì sau đều đã vĩnh viễn bị loại trừ ra khỏi tầm mắt của hắn. Không ít kẻ đã mất mạng, mất cả xác.
Trả lờiXóaVì vậy, cần phải biết giải mã lãnh tụ. Phải hiểu rằng hắn có tâm thức mình là bên trên tất cả, là một bậc kỳ lão gia trưởng luôn luôn tỏa sáng bởi một thứ hào quang thần thoại. Và, đám quần thần chung quanh hắn không tha thứ cho một ai dám tỏ mình ngang hàng với. Từ những tay trí thức nổi tiếng tâm huyết như Nguyễn an Ninh, Phan văn Hùm…, cho tới kẻ được đào tạo chính quy như Trần văn Giàu, và biết bao nhiêu trí thức có uy tín khác nữa, đều là những nạn nhân của thái độ ngang hàng như thế. Tất cả đều bị loại bỏ một cách tàn nhẫn và vĩnh viễn. Người ta kể lại rằng, Tạ thu Thâu đã chết mất xác vì câu nói: «Ngoài bắc có cụ, trong nam có… tôi ».
Hồ có quyết tâm không gì lay chuyển là được tận tay dẫn dắt dân tộc đi tới thế giới đại đồng. Dù khó khăn mấy, hao tốn mấy thì cũng phải hoàn thành cho bằng được. Vì thế nên hắn quyết tâm nắm bắt mọi cơ hội để đạt tới đỉnh cao, để củng cố quyền lực, bằng mọi giá, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của đạo lý, cứ như theo sách vở của Machiavel. Vì thế, hắn thấy con đường chuyên chính vô sản của xã hội chủ nghĩa là đúng nhất, tốt nhất. Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã không chú ý nhiều tới «cuồng vọng lãnh tụ» ấy, khi họ tìm hiểu Hồ. Họ thấy phong cách lãnh đạo của Hồ như thế là do bản năng tự nhiên. Bởi các nhà nghiên cứu ấy mang sẵn trong đầu những định kiến chính trị cổ điển, qua cái nhìn bị chói lòa bởi những huyền thoại của bộ máy tuyên truyền. Các nhà nghiên cứu ấy đã vô tình sử dụng quá nhiều tư liệu là sản phẩm chính thống của đảng. Họ đã không hiểu những hành động cực đoan của cuồng vọng.
Phải biết rằng huyền thoại và vóc dáng lãnh tụ của Hồ là tác phẩm của một công trình nghệ thuật hóa trang cao độ, một công trình điểm tô, giàn dựng, để công kênh Hồ lên thành một nhà lãnh đạo uy nghi, kiệt xuất, như là bậc thần, bậc thánh, để dân chúng một lòng tin tưởng mà sùng bái. Hồ được tôn vinh làm bác, làm cha dân tộc. Họ dạy cho dân tiêu chuẩn lý tưởng: cái gì có giá trị thì cũng phải là của bác Hồ, của cụ Hồ. Nào là «cháu ngoan bác Hồ», «cây vú sữa bác Hồ», «nhà sàn bác Hồ», cho tới «anh bộ đội cụ Hồ». Từ đó đã biến thể ra thành cái nếp suy nghĩ rằng cái gì hay, cái gì tốt, cái gì có giá trị, thì cái đó phải là của bác, của đảng.
Tại sao một đảng cách mạng, lấy việc giải phóng con người làm mục đích tối hậu, mà lại muốn biến tất cả thành sở hữu của lãnh tụ, của đảng cầm quyền? Đấy không phải là tâm thức của con người đã được giải phóng, mà là tâm thức của con người đã bị mất tự do, vì phải nguyện làm nô bộc cho một vị chúa tể, cho một nhóm quyền lực. Đấy là do tình trạng đã quá sùng bái. Đấy là căn bệnh của chủ nghĩa ngu tín, chủ nghĩa cuồng tín. Phải giải mã những cuồng vọng bí ẩn, những sức ép giáo điều của ý thức hệ thì mới thoát ra khỏi tình trạng ngu tín và cuồng tín ấy.
TRẦN ĐỨC THẢO
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Có một điều rất đáng tiếc là các nhà sử học khi tìm hiểu về Hồ đã bỏ qua một thứ tư liệu rất chính gốc, rất bộc lộ, rất chân thực, do chính đương sự là tác giả. Đó là ý nghĩa của những biệt hiệu hay những tên giả mà chính Hồ đã tự đặt cho mình, qua từng giai đoạn mưu tìm đường hoạt động, lúc thiếu thời, khao khát tìm cách tiến thân, tìm đường hoạt động chính trị. Có những cái tên theo tiếng nước ngoài khá ngộ nghĩnh. Nhưng, đáng chú ý là từ khi tự đổi tên là Tất Thành (1911), với khát vọng khiêm tốn là sẽ thành đạt, rồi cho tới sau này thì bỏ hẳn họ Nguyễn, để thay đổi, lấy lại họ gốc là họ Hồ, và chọn cái tên cực kỳ kiêu sa, coi mình là bậc Chí Minh (1945). Nói chung, với cả trăm tên giả thường là rất tiêu biểu tâm thức như thế, đã phản ảnh một cách chân thực những bước chuyển biến trong đầu óc của «ông cụ». Mỗi lần thay tên, đổi họ là một bước có ý nghiã trong hành trình vươn lên, đi tới để trở thành lãnh tụ. Đấy là quá trình diễn biến của sự hình thành một cuồng vọng. Phải phân tách cặn kẽ từng cái biệt danh ấy như là một dấu hiệu tâm lý chính trị, từ lúc chỉ mong có cơ hội thành đạt, cho tới lúc quyết tâm, bằng mọi giá, mọi cách, để đạt tới tột đỉnh của quyền lực như là một ông vua (Vương), là một người yêu nước chân chính (Ái Quốc), là một lãnh tụ thông minh bậc nhất trong thiên hạ (Chí Minh). Thật ra, trong xã hội phong kiến, những danh hiệu ấy chỉ có thể do người đời phong tặng cho những nhân vật lịch sử được người đời sau công nhận là xuất sắc, xứng đáng mang những danh hiệu ấy. Nhưng, đây lại do chính đương sự ngay trong hiện tại đầy vấp váp, đã tự mình tặng cho mình... Một nhà túc nho, một người trí thức có đầu óc tình táo, có liêm sỉ, một bộ não minh triết thì không bao giờ dám tự ý xưng mình như thế. Thật khó giải thích, một kẻ tự coi mình như là «ông vua», là bậc «quân tử» siêu phàm, mà lại có hoài bão làm môt nhà cách mạng, một chiến sĩ vô sản, cộng sản. Sự công khai tự tôn vinh mình lên một cách quá trớn như thế cũng không phải là thái độ của một bậc chí nhân, chí thánh. Đấy chỉ là những biểu hiệu của một thứ sở cuồng lộ liễu, lỗ mãng, một thứ bệnh tâm thần đam mê đến mất thăng bằng về mặt lý trí, liêm sỉ, đạo lý. Khi tự xưng tụng mình một cách thượng đỉnh, tối cao như thế thì chỉ có thể là vì đã quá khao khát danh vọng.
XóaNgoài ra, còn có thể tìm hiểu nội tâm, chí hướng của nhân vật lịch sử này qua một công trình phân tích mang tính phân tâm học của từng chữ, từng câu mang nặng một khát vọng, trong hai tập sách tuyên truyền «Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch» và «Vừa đi vừa kể chuyện» để thấy rõ từng bước chuyển biến tâm lý, từ lúc chỉ mong được nhận vào trường thuộc địa của «mẫu quốc Pháp» với hy vọng được ra làm quan, cho tới lúc quyết tâm trở thành một lãnh tụ cách mạng. Nhờ những phát tiết lỗ mãng của cuồng vọng như thế, mà Hồ đã tạo ra một thời chính trị vô cùng phức tạp, điên đảo. Một thời mà mọi người đều thấy rằng phải đạp lên lương tri, đạo lý để «cướp quyền», để thành công, để chiến thắng. Thời ấy là thời làm chính trị thì phải biết «mặc áo cà-sa», phải biết đột nhập vào hàng ngũ đối phương, nghĩa là phải biết đánh lừa mọi người. Những lời kể chuyện ấy đều là những thú nhận của một tâm thức, tuy là độc đáo, nhưng không mấy cao cả. Đấy chỉ là bí quyết hành động, trong một đại bi hài kịch của lịch sử. Thành ra qua những cái tên mang mặc cảm tự sùng bái mình như thế, chúng ta có thể hiểu lãnh tụ có đầu óc, có tâm trí, có đạo lý như thế nào. Napoléon, Hitler cũng đều đã là những lãnh tụ có tâm thức tự cao tự đại, nhưng không gian trá đến mức quá tệ như thế. Bởi họ còn thua Hồ ở chỗ không biết tự ngồi viết sách để tự đề cao chính mình. Thật tình, một người hết lòng vì nước vì dân, một chính danh quân tử, một trí thức lương thiện, thì không thể tự khoe mình, tự viết sách để ca tụng mình một cách ngông cuồng lộ liễu như vậy. Lịch sử đã mang dấu ấn của một tham vọng, một mưu trí tột đỉnh tự tôn.
TRẦN ĐỨC THẢO
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Thực tế mà nói, Hồ biết rằng trình độ tư tưởng, lý luận cách mạng, thì mình không làm sao so được với những Trần Phú, Lê hồng Phong, Hà huy Tập, Nguyễn văn Cừ, là những người được đào tạo chính quy, ngay cả với Trường Chinh cũng vậy. Thế nên phải tìm cách chế ngự các đối thủ ấy. Phải cố nêu gương, phong cách sống cao thượng, thanh đạm của một chân nhân để tỏ ra mình là nhà cách mạng chân chính. Vì một lẽ giản dị là đời sống và hành tung đa dạng, đa phương, muôn mặt, muôn vẻ rất ly kỳ, đầy bí mật của Hồ, lúc xuất quỷ, lúc nhập thần, như thế nên không ai sánh được. Guồng máy tuyên truyền cách mạng dạy dân phải sống và làm việc theo gương bác Hồ. Nhưng, làm sao một người bình thường có thể sống với tung tích không rõ rệt, gốc gác đầy bí ẩn, với nhiều tên, họ lung tung, với đường lối hành động muôn mặt như Hồ được. Phải có cái đầu cực kỳ mưu trí mới có khả năng dựng nên những huyền thoại của cuộc đời đầy phiêu bạt, nay đây, mai đó, với cả trăm cái tên giả khác nhau, làm nhiều nghề vinh nhục khác nhau. Hành trình gập ghềnh, khúc khuỷu của Hồ thì khó ai có thể đi theo. Từ một chú bé học chữ nho ở trong làng, từ một cậu học trò nghèo sống vất vả ở Huế, từ một ông thầy giáo quèn ở Phan thiết, từ một anh bồi hầu hạ quan tây trên tàu thủy, từ một anh thợ chụp ảnh dạo ở Paris, từ một kẻ mượn danh một nhóm aí quốc «An nam» viết báo, viết kiến nghị gởi hội nghị quốc tế, từ một đảng viên đảng xã hội Pháp, nay bỗng xuất hiện ở Nga, mai lại là một cán bộ ở bên Tàu, nay bị Đệ Tam Quốc Tế loại trừ vì có đầu óc «quốc gia chủ nghĩa hẹp hòi», mai lại thấy chạy về ẩn náu ở Trung quốc, ở Xiêm, rồi sau lại thấy xuất hiện trở lại ở Liên Xô, nhưng chỉ được chầu rìa bên lề đại hội kỳ 5 của Đệ Tam Quốc Tế, chứ không được làm thành viên của đoàn đại biểu chính thức của phong trào cộng sản Đông Dương. Rồi sau lại thấy xuất hiện với bộ áo cà sa ở Xiêm, rồi trong quân phục giải phóng quân Trung Quốc khi được nhận vào làm việc trong «bát lộ quân» của đảng cộng sản Trung Quốc, có lúc thì sống như một dân Hán tộc ở Liễu Châu, ở Quế Lâm, Thượng Hải, Trùng Khánh, Côn Minh. Sau biết bao nhiêu truân chuyên, rồi bỗng nổi bật như một nhà chính trị, một lãnh tụ cách mạng. Một con người đa năng, muôn mặt, muôn ý hướng phức tạp như thế, ai mà làm theo, noi theo tấm gương ấy được.
XóaTRẦN ĐỨC THẢO
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Từ kinh nghiệm cực kỳ cơ hội đó, cực kỳ muôn mặt đó, người dân rút ra bài học rằng, muốn sống, muốn thành công như bác Hồ thì phải biết sống muôn mặt, vừa đạo đức vừa thủ đoạn, để thành đạt. Đấy là lối đạo đức cách mạng thực tiễn, xu hướng ấy nay vẫn còn rất phổ biến và rất phát triển trong chế độ xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường.
XóaChính trị cũng như khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, tất cả đều là những phương cách phục vụ con người. Nhưng, khi nói tới tội ác của chính trị, của khoa học, của tôn giáo thì đều do con người, tại con người đã sử dụng chúng. Triết học cũng vậy, triết học phải luôn luôn đi theo con đường chân thật của trí tuệ, con đường tôn trọng đạo lý, tôn trọng chân lý. Nhưng, khi triết học ngả theo con đường của quyền lực, thì nó không còn là triết học nữa, mà trở thành một thứ tà thuyết, một vũ khí của ma quỉ. Bởi thế, khi một bộ môn tư tưởng mang mầu sắc chính trị thì sẽ vô cùng tai hại vì người chủ trì bộ môn ấy. Mầu sắc chính trị sẽ dẫn đi loanh quanh vào những ngõ ngách dối trá và sai lầm. Triết học là đi tìm phương pháp suy tư đi tới sự thật, là để dẫn dắt con người đi tới những giá trị bền vững của cuộc sống, tức để con người bớt đau khổ, để đi tới hạnh phúc. Bài học lớn của triết học là giàn xếp bằng lý luận trí tuệ mọi mâu thuẫn, mọi xung đột, bằng tình thương giữa người và người, người với thiên nhiên, người với vũ trụ bao la. Nhưng cho tới nay, con người vẫn chưa mấy lắng nghe, chưa mấy ai hiểu thấu bài học lớn ấy. Vì thế mà kẻ làm chính trị thường sai lầm khi bất chấp sự thật, khi không tôn trọng con người, không tôn trọng thiên nhiên, vũ trụ. Trong lịch sử đầy rẫy những con người vì cuồng vọng lãnh đạo, nên đã làm hỏng chính trị, đã tàn phá con người. Bi hài kịch ở chỗ con người luôn luôn ưa thích đến cuồng nhiệt để được làm con rối trong trò chơi phá phách xã hội, phá phách thiên nhiên và phá phách cả chính mình.
TRẦN ĐỨC THẢO
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Ở những nước nghèo và nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa bao cấp, chó phải ăn cám, vì ngay cả người còn không đủ gạo để ăn, phải ăn cơm độn, cơm rế đủ các thứ trong đó. Như Việt Nam chẳng hạn, thời bao cấp, phải ăn hạt lê, thứ khá xa lạ với bao tử người Việt, ăn khoai độn, sắn độn. Đương nhiên bây giờ, ở đồng bằng và thành phố không ai ăn cơm độn nữa, nhưng miền núi và các vùng bãi ngang (chỉ vùng dân ở các vùng cát, gần biển nhưng làm nông và nghèo khổ), người vẫn suy dinh dưỡng vì các món độn, chó ốm xác xơ vì ăn cám. Có lẽ Bắc Hàn cũng na ná như thế nhưng phổ biến hơn.
Trả lờiXóaVà trong cái “văn minh cám chó” ấy, người ta đào tạo cho học sinh, sinh viên các môn học chính trị Mác-Lenin. Thế mới lạ! Chỉ cần đi ngược lên dãy Trường Sơn, đến các buôn làng dân tộc thiểu số trong rừng sâu, một cảnh tượng hiện ra với mái nhà tranh xơ xác, người người nheo nhóc nghèo đói và chó xù lông, lác quét vì ăn cám quanh năm, mà có khi không có cả cám để ăn. Có một điểm đặc biệt là khi chó ăn cám, thịt của nó rất ngon, nó được mua với giá gấp rưỡi giá chó dưới đồng bằng. Điều này tôi biết được là nhờ ông bạn nhà thơ, hiện làm quan chức trong hội nhà văn Việt Nam tiết lộ. Ông này bảo rằng một ký chó dân tộc bán ngoài quán sẽ đắt gấp đôi, gấp ba lần chó miền xuôi. Nhưng không phải dễ có mà ăn đâu, vì nó đã được đặt hàng từ trước, các quan vip mới có mà ăn. Nếu chó dân tộc bị lác thì giá càng cao hơn. Vì theo quan niệm của các “nhà chó học” thì con chó bị lác có tuổi thọ rất kém, hiếm khi phát triển đến 10 ký, mà chủ quán tuyên bố có trên 5kg thịt chó lác, nghĩa là con chó hơi trên 10kg, điều này chứng tỏ sức sống của nó mãnh liệt, vượt qua bao gian nan, thử thách, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Hơn nữa, thịt chó lác thui rơm, phần da của nó được xếp vào món ngon thượng hạng. Ăn nó vào sẽ mạnh vô biên. Chính vì ăn cám thường xuyên nên thịt chó núi không quá săn chắc mà cũng không quá nhiều mỡ, nó luôn trong tình trạng da bọc xương, thỉnh thoảng có tí thịt, đương nhiên tí thịt đó là của quí hiếm hoi trên cơ thể nó, mà ăn của hiếm thì lúc nào cũng ngon. Có lẽ chó Bắc Hàn cũng thế, vì dân nước này cũng đói mọp chẳng kém dân miền núi, bãi ngang Việt Nam. Mà có lẽ nhờ vậy, cậu Ủn trông mập mạp, lán cón, núc ních nhờ ăn thịt chó.
Nhưng đó là chuyện thức ăn của chó, cám vạn tuế! Nếu không hô cám vạn tuế mà léng phéng ăn vụng cơm hoặc những thứ khác như mắm chuột, thịt rừng chủ mang về thì trước sau cũng bị một gậy, tuyển thẳng xuống Hà Nội làm cầy bảy món! Mà trước khi hô cám vạn tuế thì cũng nên vuốt mặt nể mũi một tí, phải biết hô to: Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Chủ nghĩa Mác Lê muôn năm! Đương nhiên rồi, vì nó không muôn năm sao được? Nó muôn năm vì nó là món ăn bắt buộc của sinh viên, học sinh, thậm chí nó còn là môn bắt buộc của các thầy giáo trong ba tháng hè. Học sinh không học về đạo đức Mác Lê trong môn giáo dục công dân thì có học mười kiếp cũng không được lên lớp, sinh viên không học kinh tế chính trị Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh thì đừng hòng tốt nghiệp, cầm tấm bằng ra ngoài xin việc. Phải học, học nữa, học mãi.
Việc học các môn có liên quan đến chủ nghĩa Cộng sản đối với sinh viên cũng bắt buộc giống như việc ăn cám đối với chó xứ nghèo. Và, nếu như chó xứ nghèo nhờ ăn nhiều cám mà thịt của nó được xếp vào diện hảo hạng, thì sinh viên xã hội chủ nghĩa nếu học giỏi chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh, đương nhiên khi tốt nghiệp, cũng được xếp vào diện ưu tú, xuất sắc. Xin nói thêm là sự ưu tú và xuất sắc ở đây đừng nên hiểu rằng do học giỏi hay do có đề tài gì đặc biệt, sáng tạo trong quá trình học, vì những thứ ấy không cần thiết lắm trong cơ chế quản lý của nhà nước Cộng sản. Cái nhà nước cần ở một thanh niên Việt Nam vừa tốt nghiệp là sự “đỏ”, sự “hồng”.
XóaThế nên mới có khái niệm “cán bộ Việt Nam phải vừa hồng vừa chuyên”. Càng hồng bao nhiêu càng dễ được sử dụng, dễ nhận lương và dễ thăng tiến bấy nhiêu. Và có cũng không ít thanh niên biết tận dụng cơ hội này, dù chỉ số thông minh không cao, nhưng chuyên cần sinh hoạt đoàn, đảng, học tốt các môn chính trị Mác Lê, đến khi ra trường, đằng nào cũng tìm được một cơ quan nhà nước để mà chen chân, tìm chỗ ngồi.
Suy cho cùng, nếu như chó núi nhờ ăn cám mà thịt thơm, thì người trẻ nhờ học kĩ Mác Lê, Hồ mà “vừa hồng lại vừa chuyên” (chuyên gì thì có trời mới hiểu nổi!). Nhưng, có một điều mà các nhà chó học và nhà chính trị học Mác Lê rất ghét, đó là cho dù bị ép ăn cám từ lúc mới bỏ bú, cho dù sống trong môi trường nghèo khó, đói khổ, chó vẫn cứ lén lút tìm chuột mà ăn, đôi khi ăn vụng thức ăn của chủ. Mà ăn vụng một cách ngon lành, khoái trá nữa cơ! Cũng giống như thế, cho dù bị bắt buộc phải học chính trị Mác Lê, Hồ, phải xem đó là chân lý, kim chỉ Nam, là thứ không được phép không nhớ và là tiêu chí để xếp loại phẩm hạnh. Thế nên mới có chuyện “học tập và làm việc theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”!
Rất tiếc, nếu như chó biết ăn vụng thì sinh viên cũng biết học lén, học lệch. Và “hậu quả” của việc học lén, học lệch này là ngày càng đông người chán ghét, bỏ bê Mác Lê, bỏ bê Đảng và xem đó là thứ cám khó nuốt. Mà thức ăn có đặc điểm lạ ở chỗ nếu như người ta bắt đầu bỏ, chán vì nó độc hại thì chẳng bao lâu, cả thiên hạ này đều nhìn nó như kẻ thù, kinh tởm nó và sẵn sàng vứt nó vào sọt rác cho dù đã lỡ bỏ ra khoản tiền không nhỏ để mua sắm nó trước đây.
Đương nhiên ví von chuyện chó núi ăn cám với chuyện sinh viên học môn chính trị, kinh tế Mác Lê, tư tưởng Hồ thì e rằng xúc phạm sinh viên, học sinh và nghe có vẻ mạ lị, vô lễ với họ. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, trong cái nền giáo giục đầy rẫy “hồng và chuyên” này, e rằng khó mà tìm đâu ra ví dụ để so sánh, đối chiếu sinh động hơn chuyện chó ăn cám!
VIETTUSAIGON