Nguyễn Trọng Tạo: Mấy hôm nay thấy một phong trào nghi ngờ và phản đối cái gọi là “Con đường Việt Nam” của Lê Thăng Long (nghe nói vừa được phóng thích trước hạn tù). Cái trò nhốn nháo kiểu này không phải là lần đầu. Đã có nhiều trò kiểu này rồi, nên tôi không chú ý. Nhưng có anh bạn báo cái tin: “Ông được con đường VN nó mời tham gia, thấy công bố tên ông trên mạng đó”, tôi liền tìm đọc thì thấy có hàng trăm người bị mời như thế.
Tôi nghĩ bọn Lê Thăng Long (nếu đó là thật) muốn lên một danh sách xếp tất cả vào một rọ nhằm làm cho chính quyền lẫn bạn bè bối rối, nghi ngờ lẫn nhau. Đó là một việc làm đen tối, lưu manh, và phản động. Phản động nhất là mục đích gây rối ren cho đất nước Việt Nam hiện nay.
Những việc như thế mà chưa thấy ngành an ninh đả động gì thì cũng lạ. Nếu ngành an ninh không có thái độ gì, thì người ta sẽ nghĩ, ai đứng đằng sau việc làm phản động đó? Hay “Con đường VN” chỉ là một cái “bao cao su” đã rách?
Một hành động hết sức vô văn hóa của “nhóm chủ trương” đã nói lên bản chất lưu manh và phản động của họ. Một “con đường VN” như thế thì ai sẽ đi, và sẽ đi đâu? đi tù à? Thật là vô liêm sỉ.
Tôi nghĩ bọn Lê Thăng Long (nếu đó là thật) muốn lên một danh sách xếp tất cả vào một rọ nhằm làm cho chính quyền lẫn bạn bè bối rối, nghi ngờ lẫn nhau. Đó là một việc làm đen tối, lưu manh, và phản động. Phản động nhất là mục đích gây rối ren cho đất nước Việt Nam hiện nay.
Những việc như thế mà chưa thấy ngành an ninh đả động gì thì cũng lạ. Nếu ngành an ninh không có thái độ gì, thì người ta sẽ nghĩ, ai đứng đằng sau việc làm phản động đó? Hay “Con đường VN” chỉ là một cái “bao cao su” đã rách?
Một hành động hết sức vô văn hóa của “nhóm chủ trương” đã nói lên bản chất lưu manh và phản động của họ. Một “con đường VN” như thế thì ai sẽ đi, và sẽ đi đâu? đi tù à? Thật là vô liêm sỉ.
Nguyễn Quang Lập - Bọ Lập được quyền tuyên bố!
Mấy hôm nay thấy dân mạng bàn tán chuyện ông Lê Thăng Long nào đấy với lời kêu gọi "Con đường Việt Nam" nhưng tui không quan tâm. Tui ít khi phải chịu mất thời gian về những chuyện đại loại như vậy. Hôm nay vào FB bất ngờ thấy tên mình trong DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MỜI THAM GIA SÁNG LẬP (Tại đây), thật quá ngạc nhiên. Quái lạ. Có ai mời mình tham gia gì đâu mà mình lại có tên trong danh sách đó?
Mấy hôm nay thấy dân mạng bàn tán chuyện ông Lê Thăng Long nào đấy với lời kêu gọi "Con đường Việt Nam" nhưng tui không quan tâm. Tui ít khi phải chịu mất thời gian về những chuyện đại loại như vậy. Hôm nay vào FB bất ngờ thấy tên mình trong DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MỜI THAM GIA SÁNG LẬP (Tại đây), thật quá ngạc nhiên. Quái lạ. Có ai mời mình tham gia gì đâu mà mình lại có tên trong danh sách đó?
Chợt nhớ cách đây mấy hôm, tui có nhận được email của ai đấy (hình như của ông Lê Thăng Long thì phải) gửi đến bản kêu gọi "Con đường Việt Nam". Tui tưởng người ta gửi nhờ đăng, biết ngay đó là món gì rồi nên không hề đọc chữ nào tui cũng đã reply tức thì:" Cảm ơn bác nhưng bài không phù hợp với Quê choa". Cũng ngay tức thì tui cho cái email đó vào spam.
Té ra đó là lời mời của ông Lê Thăng Long a, chết cười!
Tui không biết ông Lê Thăng Long là ai, ổng muốn gì, con đường Việt Nam của ổng là cái quỉ gì tui cũng không thèm biết. Nhưng qua cách ổng đối xử khá hồ đồ với tui như vậy cũng đủ biết ổng là ai rồi.
Tui viết văn làm báo một mình, chơi blog cũng một mình, không muốn không cần và không thèm kéo bè kết cánh với bất kì ai. Là nhà văn nên tui chỉ thích một mình đối diện với trang giấy của tui thôi. Thời trẻ đã không thích kéo bè kết cánh, ở bất kì cơ quan nào cũng không bao giờ chơi món bè phái, nay già rồi, sức tàn lực kiệt rồi còn đi "đoàn kết" với ông Lê Thăng Long, có mà điên!
Nay tui tuyên bố: ông Lê Thăng Long hãy bỏ tên tui ra khỏi danh sách của ông ngay! Chớ có bảo ông thích mời ai thì cứ tương tên người ta vào danh sách, đó là cách làm hồ đồ và vô sỉ!
Đó, tui tuyên bố như rứa đó!
Thanh Thảo: Địt mẹ cái "Con đường Việt Nam" |
Bình luận của bạn đọc trên các trang Dân Luận & Huỳnh Ngọc Chênh blog...:
Anh Hung17:19
Ngày 17 tháng 6 năm 2012
Một số vị trong giới có học Việt nam đã như "đĩa phải vôi" khi đọc một số bài "từ chối" của một số nhà "đấu tranh cho dân cho nước" khi thấy tên mình trong danh sách được mời. Người ta có lời mời, nếu mình không muốn thì xin kiếu, có gì mà phải công kích mạt sát như Nguyễn Trọng Tạo. Với thái độ hèn nhát này thì còn lâu mới đạt được như đất nước Mianma. Thật là buồn.
Mỗi người có một cách phản ứng anh Hùng ạ! chúng ta tôn trọng mọi điều khác nhau.
Nhưng tôi lại nghĩ rằng những lời mạt sát kẻ khác một cách vô lý thì không nên được tôn trọng bác HNC ạ.
Tôi không nghĩ là chúng ta nên tôn trọng cả những lời mạt sát vô lý đối với người khác. Trong chuyện này tôi nhận thấy CĐVN là ảo tưởng hoặc giả có chuyện mờ ám này nọ. Tuy nhiên việc chửi bới, lên án với lời lẽ nặng nề đối với ông LTL của một số nhà thơ, nhà văn,... thì chả đáng được tôn trọng tí nào.
Thiền Đăng 04:17
Ngày 18 tháng 6 năm 2012
ĐÚNG LÀ MẤY TAY NÀY HÈN THẬT. Mới thấy trong phòng có "hai bao cao su" mà đã la toáng lên, nó có phải là vôi đâu mà dẫy lên oằn oại thế. Mà nếu thật thế thì nhà nước ta luôn nhân đạo: không công bố tên các đại gia mua dâm. Việc gì phải sợ!!!
Linh Giang18:28
Ngày 17 tháng 6 năm 2012
Thấy rất hề, cả một loạt vị trí thức mà sợ hãi đến vãi đái. Ai có tên trong danh sách được mời giống như được đưa vào danh sách tử thần! Họ mời mà mình không tham gia thì ai làm được gì mình nào? có chút học thức phải biết quyền công dân của mình chứ, bộ công an muốn bắt ai là bắt sao, muốn mời ai lên làm việc là lên sao?
Cả một dân tộc sợ đến ngu muội không biết quyền hạn của mình đến đâu thì bảo sao bọn cường quyền không đè đầu cởi cổ. Chán.
Đúng là hề và nhục, mới có tên được mời đã nhảy lên như bỏng lửa. Có mấy ông nhà văn như Thanh Thảo, Trọng Tạo... nhảy đựng lên như sắp bị bắt đến nơi. Các ông í hồi giờ có làm mịa gì đâu mà sợ bắt, ai mà thèm gài bẫy để bắt mấy ông í.
Tôi cũng đoán trước ông Tạo và những người như ông sẽ không bao giờ chấp nhận lời mời của ông Lê Thăng Long nhưng cũng không ngờ cách từ chối của ông Tạo lại KINH như thế!
Từ đó mới thấy cái tâm và cái tầm về văn hóa (chưa nói đến chính trị) vượt trội của Ông Nguyễn Minh Thuyết khi ông cũng từ chối lời mời ấy bằng nhưng ngôn từ của người có văn hóa.
Hay là những văn nghệ sĩ có chút ít tên tuổi thì tự coi mình là cao hơn những người khác với cách quan niệm rất cao ngạo rằng nếu mày mời tao mà không xin phép trước thì vô lễ, thì tao có quyền sỉ vả mày. Hay đằng sau cái sự cao ngạo ấy thực sự là một nỗi sợ hãi rất tầm thường mà quên cả cái quyền công dân tối thiểu của mình rằng chẳng việc gì phải sợ hãi nếu như mình phớt lờ cái lời mời ấy.
Đông A - Người của công chúng
Hôm nay có một số người bị Phong trào Con đường Việt Nam (PTCĐVN) mời đã phản ứng dữ dội, như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chẳng hạn. Tôi thấy khá là kỳ lạ, bởi vì những người như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là người của công chúng. Người của công chúng bị các tổ chức chính trị xã hội mời tham gia công khai là chuyện bình thường. Không thích tham gia hay không thích có dính líu gì thì từ chối, như ông Nguyễn Trần Bạt đã làm chẳng hạn. Đơn giản vậy thôi. Người của công chúng phải chịu những rắc rối nhất định hơn những người không phải là người của công chúng. Nếu PTCĐVN đưa tên mời công khai những người không phải là người của công chúng mà chưa hỏi ý kiến của họ trước thì đấy mới là lỗi lầm, bởi vì có thể những người không phải là người của công chúng không muốn tên tuổi của mình xuất hiện trước công chúng.
3Lan
(khách viếng thăm) gửi lúc 09:34, 18/06/2012 - mã số 60779
Những người được ông Lê Thăng Long mời tham gia PTCĐVN có thể đưa ra những nhận định của mình trước một đề nghị, một sự kiện. Không quan trọng là nhận định ấy làm vừa lòng hay mích lòng người chủ xướng. Và người được mời có quyền từ chối thẳng thừng nhưng có thể diễn tả nó một cách đàng hoàng. Bởi vì xét trên bình diện lời mời không thôi (không nói tới mục đích) của ông Long thì đây là một lời mời với văn phong cầu thị và tử tế.
Tôi (nickname 3Lan trên Dân Luận- tên thật Lê Diễn Đức) cũng nằm trong số người "bỗng dưng" được mời và tôi cũng đã từ chối một cách lịch sự, đồng thời tôi cũng đã viết bài tỏ thái độ của mình trước PTCĐVN, một bài viết mà có lẽ những người khởi xướng sẽ chằng hài lòng. [Bài viết tại đây: http://www.rfavietnam.com/node/1231] Tuy nhiên tôi không thể hiểu tư chất văn hoá cư xử của một số người được gọi nhà văn nhà báo và thất vọng về sự phản ứng như đỉa phải vôi của họ khi thấy tên mình trong danh sách mời và đã đưa ra những lời khiếm nhã đền mức đáng hổ thẹn như thế với ông Long.
Nhưnguyên (khách viếng thăm) gửi lúc 07:46, 18/06/2012 - mã
số 60773
Tôi không phải là người thích thơ; văn. Tuy niên có những bài thơ của TT tôi đọc đi đọc lại nhiều lần.
Qua cách từ chối lời mời tham gia PTCĐVN của TT tôi mới hiểu được lí do tại sao từ năm 1954 đến nay VN không xuất hiện được những nhà văn ; nhà thơ nào tầm cỡ như NHẤT LINH; LƯU TRỌNG LƯ... TOÀN LÀ MỘT LŨ HỌC TRÒ TỐ HỮU dưới dạng mhư bài thơ khóc STALIN. Văn học VIỆT NAM đang chờ bài thơ khóc ÔN GIA BẢO của ông TT đó.
Rồng Tiên (khách viếng thăm) gửi lúc 19:52, 17/06/2012 - mã
số 60730
Qua phản ứng của Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Lập chúng ta thấy ngay thái độ của văn nghệ sỹ Việt Nam. Đó là thái độ hèn nhát. Chỉ chửi đổng thôi thì được. Chứ bảo họ tham gia cùng lên tiếng trong một nhóm mang tính đối lập là họ sợ vãi đái ra rồi.
Thử hỏi là các luận điểm mà PTCDVN nêu ra có gì sai trái? Nếu ký tên ủng hộ thì có gì phải sợ hãi? Ký tên ủng hộ chỉ là một cách bày tỏ thái độ. Chẳng ai làm gì được anh khi anh chỉ bày tỏ thái độ không hài lòng với chính quyền.
Khách JLN (khách viếng thăm) gửi lúc 19:17, 17/06/2012 - mã
số 60726
Tôi quá thất vọng về cách từ chối tham gia PTCĐVN của Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Lập!Họ có thể từ chối, không sao, nhưng cái cách từ chối nói về con người họ, văn hóa của họ. Hóa ra cái văn hóa rất cộng sản ấy nó đã thấm vào những người như thế. Tôi rùng mình khi nghĩ đó là những trí thức đang được xã hội VN ngưỡng mộ!Nhưng tôi cũng mừng cho các anh THDT, LTL và LCĐ... là qua phản ứng của họ chúng ta đã sớm thấy một dạng trí thức phò chính thống rất to mồm mà đớn hèn và vô văn hóa như vậy...Nếu có tên trong danh sách được mời, tôi coi đó là vinh dự lớn lao.
Những nẻo đường VN
Sau nhiều ngày dành thời gian đọc nhiều ý kiến trái chiều về phong trào "Con đường Việt Nam", và cũng thật ngạc nhiên khi một người bạn trên Facebook cho tôi biết rằng mình có tên trong “danh sách khách mời” cùng tham gia chương trình. Tôi nghĩ, điều mình cần viết là chia sẻ với mọi người những gì mình biết về một người tù hiện vẫn còn đang bị giam giữ, đó là anh Trần Huỳnh Duy Thức.
Trả lờiXóaTôi không có nhiều thông tin về người bị cầm tù cho đến khi có dịp tiếp xúc với người thân của anh, và quả thật, những điều được nghe khiến tôi thấy mình hiểu hơn về một người tù không chấp nhận bản án viết sẵn dành cho mình.
Người ta chỉ biết về một Trần Huỳnh Duy Thức khẳng khái không nhận tội trước phiên tòa, để rồi nhận lãnh mức án khiến khá nhiều người ngỡ ngàng và xót xa – 16 năm tù giam. Nhưng không mấy ai biết được rằng, ngay cả khi ở trong tù, vào dịp lễ 2/9, cũng vẫn câu trả lời: “Tôi nghĩ rằng mình không có tội gì hết” – anh Thức đã từ chối mọi sự thỏa hiệp, để bảo vệ chính kiến của mình.
Người ta chỉ biết về một Trần Huỳnh Duy Thức – một doanh nhân tài giỏi, chứ không có nhiều người biết rằng, việc đầu tiên người tù ấy dặn dò và nhắn nhủ gia đình và người thân mình, là hãy cố gắng chăm lo, tìm việc và giúp đỡ cho những nhân viên, cộng sự cho đến người tài xế sau khi công ty bị tan tác...
Người ta có thể chỉ biết về Trần Huỳnh Duy Thức can đảm trước một phiên tòa, chứ không thể biết rằng người tù ấy vẫn giữ vững niềm tin và tinh thần vào những gì mình đã chọn và đã đi…
Và tôi nghĩ, không phải ai cũng biết được rằng, đằng sau người tù ấy, là một người cha đang ngày đêm nỗ lực tìm kiếm công bằng và tự do cho con trai mình, bởi vì sau khi con bị bắt thì bác mới tìm đọc và hiểu hơn sự lựa chọn của con mình.
Nỗ lực giành công lý từ kiến thức, từ sự dũng cảm đối mặt, từ tình thương yêu bảo bọc và từ niềm tin vào sự tốt đẹp vào lẽ phải... Đó chính là con đường của Việt Nam, của tất cả những người khao khát đổi mới và tự do thực sự.
Thật lòng, tôi không có ý định viết gì về phong trào “Con đường Việt Nam” do doanh nhân Lê Thăng Long – người bị kết án cùng với doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung – vừa được ra khỏi trại giam sớm hơn 6 tháng so với bản án định sẵn.
Trả lờiXóaCá nhân tôi cho rằng, không phải đến khi ông Lê Thăng Long phát động thì người ta mới biết về phong trào này. Bởi trước đó, nếu ai quan tâm đến blog Chấn Lạc Hồng, đến nhóm Thức – Định – Long – Trung hẳn sẽ thấy rằng ý tưởng và sự phôi thai của phong trào đã có từ thời đó. Vấn đề đặt ra là tại sao tư tưởng “Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh” (Hiểu biết để tự tin, để làm giàu cuộc sống) đã có từ rất lâu (thời cụ Phan Chu Trinh), hoàn toàn xác thực và gần gũi với thực tế cuộc sống hiện nay lại bị lãng quên và vấp phải sự phản đối của nhiều người?
Cá nhân tôi nghĩ rằng, nếu đưa ra lập luận chỉ dựa vào nhận định phong trào “Con đường Việt Nam” là một “sự kiện lạ lần đầu tiên mới thấy” trong môi trường chính trị Việt Nam để đi đến kết luận nó là thế này, thế khác thì lập luận ấy thiếu tính thuyết phục không có những phân tích lập luận có dẫn chứng nghiêm túc cần thiết.
Trước mỗi một sự kiện, theo tôi, những người có tên liên quan đều có quyền có thái độ và nhận xét. Tuy nhiên, khi được mời tham gia vào một vấn đề hay trong trường hợp này là sáng lập viên của một phong trào, anh có quyền nhận lời hoặc từ chối, đó là sự lựa chọn của anh. Người được mời cũng có thể phân tích về cách mời và những hệ lụy của nó theo phán đoán dù là chủ quan của mình, ngay cả những phân tích logic để dẫn đến kết luận đây là một "âm mưu" cũng là điều tốt để mọi người trao đổi, phán xét. Nhưng chỉ dựa trên lời mời đó - mà không có một phân tích nghiêm chỉnh nào - để phán xét tư cách và hành động của người vừa mới ra tù bằng những ngôn từ miệt thị thì không phải là cách cư xử văn minh của những người được xem là có tinh thần dân chủ trong môi trường thông tin hiện nay.
Tiêu cực hơn nữa là chỉ bằng vài câu viết đầy cảm tính, dựa vào vị trí và ảnh hưởng cá nhân đã vô tình hay cố ý tạo ra một không gian đầy nghi ngờ và sợ hãi - nỗi nghi ngờ, sợ hãi vốn đã tồn tại thâm căn, vốn "phù hợp" với môi trường và bản tính con người đã bị chính môi trường đang sống "điều kiện hoá" trong suốt bao nhiêu năm qua.
Cho đến nay, ít thấy những ý kiến nghiêm túc bàn về bản chất các luận điểm do phong trào CĐVN đề ra, hầu hết các ý kiến đọc được đều mang tính nhận xét, phán xét cá nhân là chủ yếu.
Điều đáng buồn là trên thực tế hoàn toàn đang thiếu vắng những điều cần phải nghiền ngẫm, trao đổi, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện cho nội dung của "Con đường Việt Nam" - những bài viết đã được viết bằng tâm huyết và phải trả giá bằng tù đày của những người thật sự yêu nước, khao khát nhìn thấy dân tộc mình thịnh vượng dường như đang bị mờ nhạt dần.
Đáng buồn là tâm huyết của những người đang còn ở trong tù, của Trần Huỳnh Duy Thức với bản án 16 năm tù có thể bị đồng hoá với những cái (bị) gọi là trò mèo.
Khi tôi đặt câu hỏi: “Con đường nào cho Việt Nam?” trên Facebook của mình, một anh bạn tôi đã trả lời:
Trả lờiXóaCon đường bế tắc. Không thấy có cửa nào đi cả, khi mà từ trí thức tới người dân đều lú như con cú!
Anh còn giải thích thêm rằng : “Năm 2004, mình rất ngây thơ tin rằng, chỉ cần được tiếp xúc với thông tin trung thực và những tư tưởng dân chủ là người Việt sẽ thay đổi. Ba bốn năm sau mình phát hiện ra rằng vấn đề không phải là thiếu thông tin, hoặc thông tin bị bưng bít, mà là khả năng xử lý thông tin và hành động dựa trên niềm tin cái gì là đúng. Không đọc, không tìm hiểu, nên thường biết rất sơ sài. Mà nếu có biết the right thing to do thì cũng cóc làm.
Xã hội muốn thay đổi phải có critical mass, một lượng đủ đông các cá nhân hiểu về nhân quyền, tự do, dân chủ, chung sức vì cộng đồng. Đến nay ngay cả những trí thức thuộc tầng lớp trên vẫn còn lờ mờ về những vấn đề trên thì có cửa nào ra đây?”
Tuy nhiên, với quan điểm của mình tôi lại có một cái nhìn khác, về con đường riêng cho Việt Nam, bởi tôi tin rằng, khi vẫn còn những cá nhân nỗ lực và can đảm dấn thân vì sự đổi mới, tự do cho một xã hội tốt đẹp, nhất định vẫn sẽ có một con đường dành riêng cho Việt Nam.
Và ngày ấy không xa!
"Tính hèn nhát trong ta tự hỏi: "Có an toàn không?
Tính cơ hội cũng hỏi: "Có khôn khéo không?
Tính ảo vọng lại hỏi: "Có được tiếng tăm gì không?
Nhưng, chính lương tâm ta lên tiếng: "Có là lẽ phải không?
Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
[ Martin Luther King ]
MẸ NẤM
Bẩy chim chào mào hay chim cu gáy là một thú chơi đầy tính nghệ thuật. Muốn bẫy chim phải có chim mồi. Chim mồi là chim được bắt, thuần dưỡng, huấn luyện và dùng để bắt những con chim khác. Lồng bẫy chim được ngăn thành hai phần. Một phần để nhốt chim mồi, phần còn lại có cửa được thiết kế lẫy có thể sập xuống khiến chim trời sa bẫy. Các mặt của lồng bẫy được ngụy trang bằng cành lá, chỉ để hở mặt có cửa sập để dẫn dụ chim trời về phía đó. Một cách khác để bắt chim trời là gác lưới . Theo cách này chim mồi được buộc dây đậu trên mặt đất hoặc sát mặt đất và dùng lưới sập bố trí quanh đó. Khi chim trời bị dụ tới, người đánh bẫy giật cho lưới sập. Cách này bắt được nhiều chim hơn nhưng không được xem là thú chơi có những tình tiết hồi hộp như lồng bẫy. Người ta thường nuôi chim chào mào hay chim cu gáy để làm chim mồi. Chào mào có một cái mào trên đầu, hai má trắng và phía trên hai mảng trắng đó là lông màu đỏ. Nó hót hay, tiếng hót có từ một đến bốn âm tiết. Chào mào ăn trái cây và các côn trùng nhỏ. Cu gáy là một loài bồ câu. Đầu, gáy và mặt bụng có lông màu nâu nhạt. Phần dưới cổ và trên lưng có lông màu đen điểm những chấm tròn màu trắng. Mắt màu nâu có vòng đỏ phía trong, mí mắt màu đỏ. Mỏ đen, chân xám.
Trả lờiXóaÔng Lê Thăng Long cũng là một con chim mồi. Ông bị bắt giam năm 2009 trong cùng vụ án Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim, ra tòa năm 2010 và bị xử mức án năm năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Do biết thành khẩn hối cải, nhận tội lỗi của mình và cải tạo tốt ông được giảm mức án và ra tù ngày 4/6/2012. Sau khi ra tù ông bung cánh, xòe đuôi và hót rất hay. Cái bài ông ta hót để rót vào tai thiên hạ là bài Con đường Việt Nam. Nam quốc Mộc tinh chấn Lạc Hồng/Vận thiên khí hội kiến hào nhân/Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ/Ngoại quốc lân bang kính phục giao. Nghe những mục tiêu, tôn chỉ, cương lĩnh rất chi là hoành tráng. Cái danh sách người được mời tham gia Phong trào Con đường Việt Nam cũng hoành tráng nốt và có những tên tuổi khiến người ta giật mình. Ta có thể xem những người này là những con chim trời. Mà là những con chim trời khôn ngoan, biết tỏng tòng tong là con chim mồi được buộc dây đậu sát mặt đất và lưới sập đã bố trí sẵn sàng quanh đó, sẵn sàng sập xuống để bắt chim theo kiểu gác lưới . Lộ vở quá sớm, nói theo kiểu Xuân Tóc Đỏ: Thế này thì còn nước mẹ gì nữa! Hỡi ông Lê Thăng Long!
HUỲNH VĂN ÚC
BA SÀM: Đáng buồn thực của BS thì phải là sự bất ngờ với một Mẹ Nấm đầy kinh nghiệm đấu tranh mà nay bỗng nhiên lại ngây thơ đến lạ khi tin rằng toàn bộ kịch bản, bản danh sách rất lạ và màn diễn quá lộ vừa qua là có sự tham gia của ông Trần Huỳnh Duy Thức, người được LTL ỡm ờ nói là đã “thống nhất” theo “nguyên tắc quá bán”, rất không rõ ràng, từ … 2 năm trước. Liệu có phải chuyến đi rất đặc biệt qua Philippines (cả Thái Lan?) vừa qua đã làm thay đổi hẳn Mẹ Nấm?
Trả lờiXóaVậy là cho tới hôm nay, sau chỉ có 10 ngày, cái gọi là phong trào “Con đường VN” được dựng lên vội vã, vụng thối vụng nát, đã nhanh chóng lộ ra bản chất trước bàn dân thiên hạ, đủ để kết thúc một màn kịch.
Cám ơn các vị nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động đã tỉnh táo, nhanh chóng phản hồi, phản đối có chừng mực, các độc giả cũng đóng góp nhiều ý kiến sáng rõ.
Ba Sàm xin phép được khép lại chủ đề này vào cuối ngày hôm nay, không điểm tiếp những bài viết liên quan và không khuyến khích bàn luận, dẫu có đề cập lại thì cũng chỉ để nói về ý thức cảnh giác, để bà con mình được rảnh tâm trí, đỡ mất thời gian, còn phải quan tâm tới bao vấn đề hệ trọng, nóng bỏng hàng ngày của đất nước.
Mọi chuyện ồn ào xảy ra cũng từ thư mời tham gia phong trào "Con đường Việt Nam". Không phải bây giờ người ta mới biết về đề cương của phong trào này. Những người quan tâm đến vận mệnh đất nước thì có lẽ không xa lạ gì với cuốn sách cùng tên như vậy đã lưu hành trong và ngoài nước trong thời gian qua.
Trả lờiXóaTheo thiển ý của tôi thì khi được/bị mời tham gia một buổi họp, một tổ chức, một kế hoạch thì người được/bị mời có thể hoặc là chấp nhận hay là từ chối lời mời, lời đề nghị này. Ngay cả khi công an "mời" đi làm việc thì đương sự cũng có thể từ chối những lời "mời" này. Những phản ứng của những người được/bị mời trong một danh sách được công bố thì thấy rằng:
1. Một số người im lặng không có ý kiến gì.
2. Một số người phản đối chuyện được/bị mời này.
3. Một số người ủng hộ công khai lẫn âm thầm.
Có lẽ nguyên nhân của mọi nguyên nhân là việc anh Lê Thăng Long được ra tù trước thời hạn vì ký đơn "nhận tội". Nếu anh Long mà ngồi cho đủ số ngày tù thì có lẽ phản ứng của những người "chống đối lời mời" ít gay gắt hơn. Xưa nay tù chính trị thường thì ít ai được giảm 1 ngày tù nào. Nhưng cũng có nhiều nhân vật được giảm án như BS Nguyễn Đan Quế, MS Nguyễn Hồng Quang, LS Lê Thị Công Nhân (án phúc thẩm giảm so với án sơ thẩm). Theo Ms Nguyễn Hồng Quang thì chuyện viết đơn "nhận tội" chỉ là một hình thức "trá hàng". Nhất là trong tay của công an cộng sản vốn đủ mưu mô quỷ quyệt.
Ký đơn "nhận tội" để ra tù trước thời hạn tranh thủ thời gian đi tiếp con đường của mình hay là cam đảm trong tù thì cái nào tốt hơn? Chỉ có những người trong cuộc họ mới hiểu còn chúng ta nệm ấm chăn êm, chưa một lần biết đến sự tàn bạo của nhà tù cộng sản thì khó mà lấy gì để lên án.
Khi anh Lê Thăng Long có ký cái đơn "xin khoan hồng" thì cộng sản cũng chỉ được một tờ giấy chứng cứ để làm nhục anh Long hay phong trào dân chủ nói chung. Một tờ giấy được ký trong môi trường khắc nghiệt đầy o ép, không có sự tự nguyện hay vui lòng thì cũng vô hiệu. Nhưng ít ra phong trào chung cũng có cái lợi là có thêm một nhân chứng sống, anh ta sẽ là nhân chứng những chuyện khuất tất vừa qua và trên hết anh ta có quyền tự do hơn để nói rõ về cái đơn "xin đảng cộng sản khoan hồng".
Xét về yếu tố gia đình ai cũng có cha già mẹ yếu con thơ. Nếu một ai đó dừng việc đấu tranh thì chúng ta cũng phải công tâm nhìn nhận công lao đã qua của họ. Không thể lấy thời điểm bỏ cuộc để kết luận một quá trình cống hiến đã qua.
Mới chỉ "bị" liệt kê trong danh sách những người ĐƯỢC MỜI đã phản ứng như đĩa phải vôi thì chứng tỏ cái sợ hãi vẫn bao trùm đâu đây. Nếu an ninh cộng sản có làm khó dễ thì chúng ta cũng thừa sức đối đáp với họ. Mời là một chuyện và tham gia không mới là chuyện khác.
Thế vì sao quý ông/ bà/ anh/ chị được phong trào Con Đường Việt Nam biết đến mà mời? Đơn giản vì quý vị là những người nổi tiếng tên tuổi, số phone, email công khai ai ai cũng biết. Ai có trang blog hay website thì mọi thứ nó công khai trên đó hết. Công an cũng không thể vì lý do quý vị được/ bị mời mà làm khó làm dễ quý vị. Thiển nghĩ khi được MỜI chứng tỏ quý vị rất có tiếng tăm và uy tín. Vô danh tiểu tốt như tôi thì có muốn tham gia cũng không ai biết mà mời.
Trả lờiXóaNhìn lại việc ký tên trong các kiến nghị của nhóm Bô Xít, trả tự do cho CHHV, kiến nghị của Mẹ Nấm luôn có những người phản ứng là tên tuổi họ bị ai đó mạo danh chứ họ không tự nguyện tham gia.
Bên cạnh vấn đề tư cách và đạo đức của người đứng đơn đi MỜI thì việc nghi ngờ và cảnh giác nhau vẫn còn tồn tại. Chuyện nghi ngờ, thận trọng không có gì là sai nhưng khi bị đẩy là quá cao, quá giới hạn thì sẽ trở nên tiêu cực. Nghi ngờ chỉ nên bàn luận chỗ kín đáo tốt hơn là công khai trên các trang blog, hoặc cần thiết tối thiểu là có những lý luận logic và quan trọng hơn hết là không kết án nóng vội như quan toà cộng sản. Nếu không thì chứng tỏ cộng sản đã thành công. Họ là bậc thầy gieo rắc sự sợ hãi và nghi kỵ nhau.
Vẫn là tốt hơn nếu nghi ngờ trước rồi sau quá trình kiểm chứng để lấy niềm tin. Đề cương ban đầu có thể chưa hoàn chỉnh nhưng ý tưởng đúng thì chúng ta nên tôn trọng.
Những người đã "vấp ngã", những người đã ký đơn "xin khoan hồng" hay thậm chí là đảng viên cộng sản Việt Nam, những người từng vào tù ra khám... nhưng họ có lý tưởng tốt và dám dấn thân cho lý tưởng đó thì tại sao chúng ta không chấp nhận họ?
Hãy còn quá sớm để có những bản án dành cho những người khởi xướng phong trào Con Đường Việt Nam.
Vũ Nhật Khuê
Thân phụ của anh Trần Huỳnh Duy Thức nói về phong trào Con đường Việt Nam
Trả lờiXóaThật sự là tôi không thể hiểu được khi đọc các ý kiến cho rằng việc Long vừa làm là "chim mồi" là "cạm bẫy". Tôi cũng là người được mời tham gia sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam. Thư mời nói rất rõ ràng việc tham gia có thể dẫn đến những nguy hiểm rủi ro. Nội dung chung của thư mời này sau đó cũng được đăng tải rộng rãi mà ai cũng có thể đọc. Chẳng hề có một lời lẽ ngon ngọt hoặc gây ảo giác về sự an toàn nào để mồi, để bẫy gì cả. Nó chỉ thể hiện sự tự tin và tinh thần sẵn sàng dấn thân của người khởi xướng để động viên mọi người vượt qua sự sợ hãi. Tôi đã cảm thấy rất vinh dự nhận được một lời mời như vậy vì thấy rằng mình vẫn còn được nhìn nhận là có khả năng để đóng góp cho những việc có ích cho đất nước. Và với tôi, chẳng đòi hỏi ai muốn mời mình làm gì mà phải hỏi ý kiến trước cả. Việc mời đã là một sự hỏi ý kiến rồi.
Gặp Long vừa rồi, tôi cũng thử hỏi là vai trò của Thức trong Phong trào sẽ như thế nào. Long nói rằng: "Điều này cả anh Thức và cháu đều có chung quan điểm rất rõ là Ban quản trị phải là những người có điều kiện thực tế để điều hành hoạt động của Phong trào. Do vậy anh Thức hiện nay và cả cháu sắp tới nếu cháu bị quay lại nhà tù, cũng chỉ là những người khởi xướng mà không có vai trò hay quyền hạn gì đặc biệt trong việc điều hành hoạt động Phong trào. Ngay cả sau này, khi bầu ra Ban quản trị chính thức mà cháu không được trúng cử thì cháu cũng sẽ vui vẻ giữ vai trò không điều hành. Đây là Phong trào của mọi người chứ chẳng phải của riêng ai cả. Cháu chỉ tạm giữ quyền trưởng Ban quản trị đến khi nào Ban quản trị chính thức bầu nên người mới". Tôi đọc trong Qui chế quản trị điều hành của Phong trào cũng thể hiện như vậy.
(Click vào tiêu đề xem toàn bài)
Mấy ngày qua, theo dõi đã nhiều, tài liệu và những bài viết trên trang blog CĐVN cũng đã đọc. Sau đây là một vài nhận xét riêng của tôi về PT CĐVN:
Trả lờiXóaVề tài liệu thì thư phát động, cương lĩnh, mục tiêu, tôn chỉ, phương hướng, và những bài viết trên CĐVN blog có tính chất nhân bản, dân chủ, không hận thù, đầy tinh thần dân tộc chứng tỏ tác giả phải là người có tâm và có tầm. Hơn nữa, lá thư của bác Trần văn Huỳnh đã đánh tan mọi nghi vấn ban đầu về người chủ xướng. Tuy có phần nhập nhằng giữa phong trào và tổ chức cần phải làm rõ, tôi vẫn thấy nó được viết rất đầy đủ và có giá trị riêng khi tách rời khỏi người viết.
Về mục tiêu, PT CĐVN đã đi đúng với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền của phong trào Duy Tân đáng lẽ đã phải được bắt đầu từ lâu để đất nước hưng thịnh (nhưng rất tiếc ĐCSVN lại vùi chôn nó để xây dựng XHCN). Người Việt đã từng cậy nhờ vào ngoại bang. Kểt quả ra sao? Giờ đây chẳng lẽ lại trông chờ vào ngoại bang? Ai lại muốn giúp đỡ và tôn trọng một người không muốn tự tranh đấu cho bản thân mình nếu không có chủ đích lợi dụng phía sau? Theo tôi, PT CĐVN còn thiết thực hơn phong trào tranh đấu vì Dân Chủ cho VN (PT DCVN) vì nó không bắt đầu từ những khái niệm mơ hồ đối với người Việt hiện nay như xã hội Dân Chủ, quyền bày tỏ bất đồng chính kiến, quyền lập đảng phái chính trị. Thay vào đó, PT CĐVN bắt đầu từ quyền được sống trong một xã hội công bằng, quyền được đại diện và xét xử công minh trước những tranh chấp pháp lý, quyền làm người để được tôn trọng, không bị đánh đập và bóc lột để làm giàu cho kẻ khác. Nó bắt đầu bằng cách đánh động sức mạnh của một quốc gia: người dân và nung núc lòng tự tin của họ (qua sự đoàn kết của phong trào).
Về hình thức hoạt động, gọi đó là một phong trào không theo phương hướng chính trị là một hành động đúng vì phong trào khác với tổ chức, nó không cần lãnh tụ (lãnh tụ = lãnh án tù), nó không cần cấp bậc ngôi vị chặt chẽ như đảng phái chính trị nên không cần ai phải nghe lệnh ai, chỉ cần hưởng ứng nếu thấy phương thức thích hợp để cùng tiến đến mục tiêu chung của phong trào. Tôi cho rằng mọi nghi vấn bắt đầu ở việc thư mời kêu gọi tham gia thay vì kêu gọi hưởng ứng. Với lời kêu gọi “hãy tham gia làm người sáng lập, quản trị, điều hành, thành viên" của phong trào, tôi đồng tình với người sáng lập, và thành viên.. nhưng tôi nghĩ ở thời điểm bắt đầu, không cần thiết phải có quản trị và điều hành. Khi cả đảng phái chính trị muốn hưởng ứng phong trào, theo đuổi mục tiêu chung bằng phương pháp riêng (miễn không trái ngược với quy chế) làm sao có thể quản trị và điều hành họ? Trong lúc này, bắt đầu bằng cách sử dụng phong trào như một kim chỉ nam có tốt hơn không? Những người có khả năng và có nhiều đóng góp, mức uy tín của họ sẽ gia tăng và ý kiến của họ sẽ được hưởng ứng mạnh thêm thôi.
Về quá trình hình thành, tôi tin đây là một bước đi đã được dự định trước của ba anh Thức-Định-Long. Nếu phải đoán bừa, tôi đoán 3 anh đã không nghĩ mình lại phải vào tù trước khi phát động phong trào này. Việc anh Lê Thăng Long nhận tội, tôi thà võ đoán anh sử dụng khổ nhục kế nhận tội để được ra tù nhằm mục đích phát động phong trào còn hơn nghi ngờ việc khác. Tuy anh Long đã đích thân phát động phong trào, có người vẫn nghi ngờ về sự tham dự của 2 anh Thức và Định, nếu người phát động không phải 1 trong 3 anh, thì sao nữa? Theo tôi đoán thì anh Long rồi cũng sẽ trở lại vào tù. Anh Thức và Định thì đã bị định tội rồi và đang thọ án, chính quyền khó có thể lôi họ ra và gán thêm vài năm lên bản án nữa. Tôi nghĩ nếu 3 anh phát động phong trào trước khi bị kêu án thì bản án sẽ còn nặng hơn. Dù bước đi này có được tính trước hay không, cũng xin được “ngây thơ” tin các anh có tài mưu lược. Các anh còn có lòng can đảm hy sinh, dùng bản thân để vạch một con đường cho dân tộc theo tinh thần của hai cụ Phan.
Về danh sách mời và cách thức mời tham gia (phải chi gọi là hưởng ứng nhỉ), tôi thấy rằng một phong trào không thiên về đường lối chính trị thì chen lẫn thành phần Đảng viên ĐCS cũng là lẽ thường tình. Nếu không thì trước sau bất nhất. CĐVN nào phải con đường mới lạ gì, “gia tăng hiểu biết để tự tin làm giàu cuộc sống” nào phải là chuyện mới lạ gì? Có lạ chăng thì lạ ở chỗ nó trở thành một phong trào, người người không ngại nói ra mình đang theo đuổi mục đích đó, không ngại giúp đỡ người khác cùng theo đuổi. Tôi cho rằng âm thầm mời riêng mới là hạ sách, làm sao có thể gia tăng lòng tự tin của dân tộc, nâng cao dân trí bằng cách âm thầm làm, nhất là khi chuyện mình làm có trái pháp luật, trái đạo đâu. Huống chi trước cường quyền, chuyện gì không công khai chuyện đó sẽ dễ bề đâm thọc để gây chia rẽ. Chuyện “công khai, bán công khai” này xin nhường cho bác Đinh Tấn Lực viết. Tôi cũng có vài thắc mắc về những người không có mặt trong danh sách đó, nhưng nghĩ lại, việc bác Long nhớ tới ai, biết ai, mời ai, là chuyện của bác ấy. Đối với tôi không quan trọng mấy.
Trả lờiXóaVề phía chính quyền, tôi đoán rằng họ đang án binh bất động vì hai khả năng: (1) Họ không biết về nước cờ phát động phong trào này và đang bất ngờ chưa biết ứng xử. Hơn nữa, còn phải chờ mấy khách mời “bự” trong danh sách lên tiếng trước đã. (2) Họ biết và lợi dụng nó với lý do (2a) tiêu diệt trọn ổ các mối họa; (2b) làm thước đo để quyết định cải cách nhân quyền toàn diện hay tiếp tục đàn áp bạo trị (2c) gây tranh cãi, hạ uy tín trí thức và các tổ chức tranh đấu.
Tôi tin vào khả năng (1) hơn nhưng không thể không nghĩ đến (2). (2a) là một nước cờ xấu, người nào nguy hiểm, chính quyền đã biết và cho nằm trong sổ bìa đen rồi, còn cuốn sổ nào đen hơn nữa? Vu khống và ám toán ư? Xin tìm đọc còm của bạn Hùng Quân trong bài Chuyện Lạ Thứ Ba của tác giả Huỳnh Ngọc Chênh. (2b) là một chuyện có khả năng xảy ra rất ít, nếu được thì quý hóa quá, tôi không đặt hy vọng mấy vào khả năng này. (2c) Nếu phải là 2, khả năng 2c là cao nhất. Là 2c hay không là 2c thì kết quả mấy ngày qua vẫn vậy. Trừ trường hợp (2a) báo hiệu sự giẫy chết quyết liệt của chế độ bạo quyền. Người trong nước có quyền nghĩ đến và nhẹ nhàng từ chối vịn theo lời mời “tham gia” vì nó khác với “hưởng ứng”, chính quyền có thể dựa vào các chức vị trong đó mà gọi nó là tổ chức rồi gán hai chữ phản động vào như thường lệ (2a), (2b) hay (2c) đều không ảnh hưởng nặng đến người ở hải ngoại. Với (2b) và (2c) riêng mà nói thì biện pháp đối phó phải là “ùn ùn hưởng ứng phong trào”.
Trên đây là những nhận xét cá nhân của tôi. Có thể đúng, có thể sai, có thể khác với nhiều người có kinh nghiệm với CS và tin rằng lịch sử vẫn có thể tái lập dễ dàng. Tôi cho rằng lịch sử có tái diễn hay không sẽ không định đoạt được bằng khả năng lẫn tránh, mà bằng khả năng đối phó. Xin miễn tranh cãi vì không muốn rơi vào bẫy 2c, nếu có. Trong trường hợp chẳng ai giăng bẫy mà tình nguyện nhảy vào thì càng quờ quạng hơn nữa.
Xin bày tỏ lòng kính phục với ba anh Định-Thức-Long và bác Trần Văn Huỳnh. Rất ngưỡng mộ tinh thần, khả năng, sự can đảm và hy sinh của các vị. Khi những người chủ xướng phát động phong trào mãn hạn tù hết, cục diện sẽ có thay đổi rồi. Phong trào này chỉ có thể thất bại nếu mọi người không dám công nhận rằng mình cũng đang theo đuổi các mục tiêu trong đó, quyết định lặng im như nó chưa hề xảy ra.
Nếu muốn có được đông đảo người hưởng ứng, những người khởi xướng hiện nay cần phải rõ ràng hơn một chút giữa phong trào và tổ chức. Con Đường Việt Nam hãy cứ là phong trào. Đừng là tổ chức. Trong phong trào, mọi người ngang nhau, phiếu bầu có giá trị bằng nhau. Như một bạn đọc đã góp ý đâu đó "phong trào sẽ tự sinh lãnh tụ". Việc những kẻ mưu toan, vì lợi ích riêng, gian xảo có chỗ đứng hai không trong phong trào, thì còn tùy vào việc những người hưởng ứng phong trào có đi sát mục tiêu đã đặt ra, có đặt uy tín trên quyền lực và lợi ích cá nhân, đảng phái của mình hay không.
Trả lờiXóaNhững nhận xét này viết trước khi và post sau khi đọc bài Chọn Đường của nhà văn Phạm Thị Hoài. Ai đọc xong bài này cũng nên sang đọc bài Chọn Đường được viết rất hay với những băn khoăn rất đúng tình lý. Một cách khước từ rất nhã nhặn. Hy vọng những băn khoăn trong bài này sẽ được trả lời rõ ràng sớm.
Riêng tôi thì tôi không nghi ngờ, mà tin rằng những kẻ vụ lợi trong hàng ngũ chính quyền rồi sẽ muốn PT CĐVN trở thành "bể chứa" họ sau sự tan rã của XHCN CSVN. Nhưng đồng thời cũng nghĩ rằng, chứa hay không chứa là tùy vào động thái của họ sau khi "té nước theo mưa" và sự phản ứng của phong trào đối với họ. Theo tôi thì phong trào chỉ có chỗ cho họ chuộc lại lỗi lầm (đã nhúng tay hoặc đã làm ngơ cho đồng bọn đàn áp nhân quyền) mà thôi, chứ không thừa chỗ cho họ lấy lại đủ mức uy tín để tiếp tục độc quyền lãnh đạo hay tái dựng một XHCN đổi màu. Lý do là vì ĐCSVN đã và đang chà đạp thậm tệ lên nhân quyền, đồng thời cũng đi trái với phương châm khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh sau mấy mươi năm cầm quyền. Dung túng họ thái hóa trong phong trào ở chức vị lãnh đạo sẽ làm mất đi ý nghĩa của Con Đường Việt Nam này.
19/6/12
KD
Đó là con đường đòi lại quyền làm người trọn vẹn, con đường xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự theo định chế dân chủ để nhờ vào đó đưa đất nước vươn lên giàu mạnh và văn minh như một bộ phận nhân loại đã đi.
Trả lờiXóaCơ chế thị trường, Nhà nước pháp quyền, Định chế dân chủ là hệ thống vận hành xã hội của loài người văn minh. Hệ thống đó là kết quả dò tìm và đấu tranh bằng xương máu của nhân loại qua hàng trăm năm mới hình thành nên. Nó là sự chắc lọc bằng thực tiễn qua nhiều thế kỷ bởi bao nhiêu quốc gia, nên nó là giải pháp vận hành ưu việt nhất của nhân loại hiện nay và chưa có giải pháp nào hay hơn để thay thế.
Con đường của chúng ta đi là con đường mà nhiều dân tộc khác đã đi trước và thành công. Con đường đó đã đưa một bộ phận lớn nhân loại thoát ra khỏi đêm dài tối tăm, đi lên với ánh sáng văn minh như ngày hôm nay.
Cụ Phan cách đây 100 năm đã nhìn thấy con đường đi lên văn minh đó và vận dụng vào Việt Nam, vạch ra con đường cho nhân dân ta tiến tới.
Con đường đó có thể gọi là con đường Phan Chu Trinh, con đường Duy Tân, con đường cách mạng, con đường dân chủ... hay như nhóm Trần Huỳnh Duy Thức mới đây gọi là con đường Việt Nam. Dù gọi nó dưới cái tên gì thì cũng chỉ là một con đường đi lên văn minh mà nhân loại đang đi ấy thôi. Và ở Việt Nam ta thì cũng bắt đầu bằng khai dân trí, chấn dân khí và hậu dân sinh đấy thôi.
Khai trí để nâng cao sự hiểu biết, ít nhất là hiểu rằng ta có những quyền làm người cơ bản đang bị cướp đoạt, chấn khí để tạo ra sự tự tin, lòng can đảm để đấu tranh giành lại cái quyền đã mất và từ đó tính đến chuyện dân sinh làm ăn chính đáng vươn lên giàu mạnh văn minh.
Bất cứ người Việt Nam có tinh thần dân chủ nào cũng đang đi trên con đường ấy, bằng cách nầy hay cách khác, vô tình hay hữu ý.
Những đoàn người nông dân ít học ngày ngày kéo lên cơ quan công quyền khiếu kiện đòi lại quyền sở hữu đất đai chính đáng của mình tức là họ đang đi trên con đường ấy.
Những blogger lập ra các blog để tự do nói lên suy nghĩ của mình tức là đang đi trên con đường đó.
Những người bị bắt tội oan, khiếu kiện đòi được xét xử trong một phiên tòa công khai đúng luật định là đang đi trên con đường đó.
Những người yêu nước vượt qua mọi ngăn cấm của nhà cầm quyền tập trung đi biểu tình chống Trung cộng xâm lược là đang đi trên con đường ấy.
Nhóm Thức Long Định khởi xướng ra phong trào con đường Việt Nam là đang đi trên con đường đó.
Nhóm Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn lập ra Câu Lạc Bộ Báo chí tự do là đang đi trên con đường đó.
Bà Lê Hiền Đức ngày ngày đi giúp đỡ dân oan là đang đi trên con đường đó.
Nhà thơ Bùi Chát lập ra nhà xuất bản Giấy Vụn là đang đi trên con đường đó.
Anh em Đoàn Văn Vươn nổ mìn tự chế chống lại lũ người cướp đất là đang đi trên con đường đó.
Những người Cộng sản tiến bộ đấu tranh trong đảng, đòi hỏi thay đổi là cũng đang đi trên con đường đó...
Từng người riêng rẻ, từng nhóm người, từng hội người, từng phong trào người...với mọi chính kiến, mọi tín ngưỡng, mọi tầng lớp, tôn trọng sự khác nhau, vượt qua quá khứ để cùng bước tới giành lại quyền làm người...
Đừng nhìn lui, đừng nhìn ngang, để rồi đố kị và loại trừ nhau như trong quá khứ đã từng sai lầm, chỉ hướng tới trước và chúng ta cùng bước. Lẽ nào con đường của chúng ta do tiền nhân vạch ra cách đây vừa tròn thế kỷ mà dân tộc ta đi mãi từ đó đến giờ không đến đích hay sao?
(Click vào tiêu đề xem toàn bài)
Lòng dân đã khác, thời thế đã khác
Trả lờiXóaCách đây 30 năm, những người có chút biểu hiện phản biện xã hội, dù rất ôn hoà, lễ độ, vẫn lập tức bị chính quyền của đảng Cộng Sản trấn áp nặng nề. Khổ nỗi, đa số dân lại cho sự trấn áp này là “cần”. Uy tín của đảng và lòng tin của dân đều cao. Không có khái niệm “phục hồi niềm tin”. Bị chính quyền vu cáo làm gián điệp càng chắc chết. Những người phản kháng ôn hoà, dù từng có công với chế độ, vẫn bị kỳ thị, cô lập, điêu đứng. Thành tích, công trạng của tiến sĩ Hà sĩ Phu đã là cái “đinh” gì so với trung tướng Trần Độ? Đảng thù cụ Trần Độ đến chết.
Rất có kinh nghiệm hoạt động bí mật, đảng CS nhậy cảm tuyệt đối với sự tự liên kết của người dân. Một người dân càng tham gia nhiều đoàn thể, càng tốt; nhưng đó phải là các tổ chức do đảng lập ra. Khi đảng CS thấy tham nhũng là nguy cơ đưa đến mất địa vị cai trị, đảng vẫn khủng bố mấy vị cả gan lập ra “Hội nhân dân giúp đảng chống tham nhũng”… vì đây là sự liên kết ngoài ý đảng.
Trong hoàn cảnh o ép ấy, việc có thể làm được - và cần làm trước hết - là khai dân trí. Không được phép liên kết công khai, những người giác ngộ đã dùng danh nghĩa cá nhân tìm mọi cách nâng cao dân trí. Đó là bước phải qua trước khi chấn dân khí.
Dân trí cao dần, dù rất chậm (vì đảng chủ trương ngu dân), nhưng sẽ tăng đột biến nhờ sự cộng hưởng của cách mạng thông tin với lòng dân bất mãn. Ví dụ, người nông dân khi bị mất đất đã tự tìm hiểu rất kỹ Luật Đất Đai, nhờ vậy đủ lý lẽ để quyết đấu và đủ trình độ để ngay lập tức đưa tin toàn cầu. Cũng vậy, công nhân khi bị chủ tư bản bóc lột đã sớm nhận ra cái “công đoàn quốc doanh” là… đồ giả, đồ đểu. Trí thức ngay từ đầu đã thấy đảng xếp mình vào “đội ngũ” là mục tiêu của một âm mưu…
Nhờ vậy, thời thế đã đổi khác như ta thấy. Ví dụ, bộ máy Tuyên Huấn đồ sộ hiện nay bất lực trước sự phát triển của blog, phải cầu cứu công an.
Ngày nay, cho dù cái CON ĐƯỜNG VN có là “cạm bẫy” chăng nữa, nó cũng không thể nguy hiểm như thuở xa xưa. Nếu bị nhử chui vào bẫy (qua lời mời của ông Lê Thăng Long) mọi người vẫn rất dễ đối phó, mà chẳng cần quyết liệt phản đối (có lẽ sợ đảng, hoặc để khỏi bị đảng CS làm phiền?).
(Click vào tiêu đề xem toàn bài)
Cái tên Lê Thăng Long và 'Con đường Việt Nam' những tuần vừa qua tốn khá nhiều thời gian của dân cư trên mạng và những người quan tâm đến nền dân chủ cho Việt Nam. Thật sự nếu có một người dám phất ngọn cờ để chúng ta quy tụ về thì đó là hồng phúc của đất nước! Nhân dân Việt Nam ta đã chịu nhiều nỗi thống khổ, sự bất công và bạo tàn của chế độ độc Đảng tham nhũng đang ngày càng thối nát, mục ruỗng, bóp nghẹt không chỉ quyền tự do, dân chủ mà ngay đến quyền cơ bản của mỗi con người cũng bị chà đạp. Mỗi tế bào sống của xã hội chỉ được phép như những con ngựa đeo Blinder và đi theo con đường người đánh ngựa vạch ra, không có bất cứ một ngoại lệ nào khác, bất cứ sự phản kháng của con ngựa 'chứng' (Ông bà ta có câu: "Ngựa hay thường là ngựa chứng"!) thì ngay lập tức đều bị đè bẹp, bẻ gãy từ trong trứng nước....
Trả lờiXóaChính vì vậy, nỗi niềm khao khát để được sống làm một con người bình thường, được nói, được ca ngợi những điều mà hiển nhiên cả thế giới đều nhận thức được, được tự do sáng tạo và được giải thoát khỏi nỗi khiếp sợ luôn canh cánh đeo đuổi không biết khi nào mình sẽ bị bắt, bị kết án, bị tước đoạt hết tài sản vì một cái cớ dạng như những cái bao cao su của Luật sư Cù Huy Hà Vũ rồi ập đến phong toả, khám xét máy tính, nhà ở, nơi làm việc, thậm chí có thể những tài liệu để kết án mình cũng có thể dược ai đó tự đưa vào máy tính cá nhân của mình....
Luật sư Trần Đình Triển - Người đã có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ Cù Huy Hà Vũ hiện nay cũng đang là đối tượng mà công an đang nhắm vào và tím cớ để bắt. Chuyên án về Luật sư Trần Đình Triển đã được phê chuẩn, thòng lọng đang khép lại... Chính Luật sư Triển cũng linh cảm thấy điều đó, do vậy mà bản thân ông gần đây cũng phải tự điều chỉnh để không rơi vào cái bẫy như Cù Huy Hà Vũ. Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A cũng đã trải qua nhiều cạm bẫy và đòn giáng xuống đầu chỉ vì những đóng góp tâm huyết về kinh tế và vạch trần sự thối nát của các Tập đoàn nhà nước.... Tất cả những việc Tiến sĩ Nguyễn Quang A hay Luật sư Trần Đình Triển đều chưa phải những vấn đề 'cấm kỵ' ở Việt Nam như 'Con đường Viêt Nam' của Lê Thăng Long, vậy mà một người vừa ra khỏi tù đã có thể tự do đứng ra khỏi xướng và biết rất nhiều địa chỉ liên lạc của nhiều nhân vật quan trọng có tư tưởng vì một nền dân chủ cho Việt Nam...?
Chỉ có những ai đã sống, đã làm việc, đã bị đòn thù, đã thấu hiểu chế độ cộng sản ở Việt Nam thì chắc chắn sẽ không hề có ảo tưởng về những gì mà Lê Thăng Long đang muốn dẫn dắt mọi người chui vào...
Có một điều không biết dân mạng có biết rằng Lê Thăng Long có một người chú là Thiếu Tướng - Cục Trưởng thuộc Bộ Công An?
Trả lờiXóaMột chi tiết có lẽ cũng giúp chúng ta hiểu thêm: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Lê Công Định trước khi bị bắt đã Set UP và sử dụng chung 01 địa chỉ email. Hình thức họ trao đổi thông tin: bất cứ ai vào email sẽ để lại tin tại Draft, sau đó người vào đọc xong sẽ xoá đi, không hề có ai gởi cho ai! Bất cứ ai đã kinh qua trong ngành tình báo của Việt Nam đều thấu hiểu đây chính là 'của trong nhà'! Chỉ có những người trong nghề mới biết cách thức hoạt động này....
Khi bị bắt, cả Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định đều cứng họng khi địa chỉ email này bị an ninh của Bộ công an đưa ra với đầy đủ nội dung và cách thức liên lạc trao đổi của họ? Hãy hỏi Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định để kiểm chứng: ai là người đã đưa ra ý tưởng và SET UP cách thức hoạt động của Tổ chức Chấn hưng Việt Nam bằng cách này thì bạn sẽ có ngay câu trả lời về con người thật của Lê Thăng Long!
Lê Thăng Long chính là nhục kế của Nguyễn Văn Hưởng và Trần Việt Tân. Thời gian còn rất dài để quý vị có thể kiểm chứng và thực tế sẽ cho câu trả lời. Một Trần Huỳnh Huy Thức, một Lê Công Định bị bắt đã là quá nhiều, từng người có tâm và có tấm lòng vì nền dân chủ của Việt Nam đều vô cùng quý giá. Chúng tôi đăng tải những thông tin này để mong rằng sẽ không có thêm những con người như Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt, bị bẻ gãy từ trong trứng nước....
Người trong cuộc.
- Trong lịch sử, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam bị chia rẽ, phân ly và đứng trước nguy cơ như hiện nay. Ai cũng mong muốn có một con đường giúp đất nước thoát khỏi thảm họa, nhưng hiện nay không chỉ có một con đường mà rất nhiều con đường, kể cả những con đường đi ngược chiều nhau.
Trả lờiXóaĐảng Cộng sản chọn con đường xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước đến độc lập, tự do, hạnh phúc nhưng cho đến nay mục đích đó hãy còn xa vời. Độc lập nhưng vẫn còn lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Quá nhiều quyền tự do thuộc dân quyền và nhân quyền bị vi phạm. Hạnh phúc sao được khi Việt Nam vẫn là một đất nước nghèo đói với bao nhiêu thiên tai nhân họa, mà nhân họa rình rập từng ngày từng giờ với bất cứ ai, nhất là những người thấp cổ bé miệng.
Những người tự nhận là “quốc gia”, trước đây thuộc Việt Nam Cộng hòa và những người chống cộng triệt để tin rằng chỉ có lật đổ chế độ cộng sản hoặc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản mới có thể xây dựng lại đất nước. Họ cho rằng chế độ Việt Nam Cộng hòa ở Miền Nam trước 1975 mới là chế độ dân chủ tự do, hơn hẳn chế độ hiện nay và mơ ước “bao giờ cho đến ngày xưa”. Tuy nhiên họ chưa có cách nào hữu hiệu để lật đổ chế độ cộng sản và Việt Nam Cộng hòa chỉ là một chế độ dân chủ phôi thai, còn rất nhiều khiếm khuyết và sự bất tài, yếu kém của những người lãnh đạo chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thua trận và tan rã của Việt Nam Cộng hòa.
Những người yêu nước xuất thân từ nhiều nguồn khác nhau, phần lớn là trí thức trong cũng như ngoài nước, kể cả một số đảng viên cộng sản, thường được gọi là những “nhà đấu tranh cho dân chủ”, đã để ra nhiều công sức và tâm huyết đi tìm giải pháp cho dân tộc trước hiện tình. Bằng những bài lý luận hay hành vi đối lập với nhà cầm quyền, bằng các blog, website, bằng các cuộc vận động quốc tế, thành lập tổ chức hay không có tổ chức, phần lớn với tinh thần đấu tranh bất bạo động hay nghiên cứu các cuộc cách mạng xanh, cách mạng nhung, cách mạng hoa nhài hi vọng vận dụng vào tình hình Việt Nam… Tất cả đều đang ở giai đoạn tìm đường gay go, nhiều khi phản bác nhau và luôn phải đối phó với sự đàn áp của guồng máy độc tài toàn trị.
Con đường của nông dân, lực lượng đông đảo nhất của dân tộc vẫn là “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, tiếp tục đổ mồ hôi sôi nước mắt trên ruộng đồng như cha ông vẫn làm từ ngàn xưa. Lực lượng làm ra lúa gạo, của cải nhiều nhất cho đất nước lại là những người nghèo đói thiệt thòi nhất vì lợi nhuận làm ra bị những thành phần trung gian và cơ quan nhà nước chiếm phần lớn. Cũng có những nông dân biết cách làm giàu nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nhưng chỉ là số ít. Ruộng đồng bị thu hẹp nhanh chóng do đô thị hóa và nạn cướp đất của cường hào ác bá mới. Con đường của nông dân bị mất đất chỉ còn là nhọc nhằn đau khổ lê lết đến cửa quan tìm đến nơi khiếu kiện một cách vô vọng.
Công nhân bây giờ không còn là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Họ làm việc đầy trong các khu chế xuất, khu công nghiệp hay công ty hãng, xưởng, bị chủ trong nước và nước ngoài bóc lột tối đa với đồng lương rẻ mạt. Con đường của họ là thực hiện hàng nghìn cuộc bãi công (bị gọi là bất hợp pháp) hàng năm chỉ để mong tăng được đôi chút tiền lương còm. Phần lớn họ sống lay lắt kiếp thợ thuyền trong những căn nhà trọ ổ chuột, cố dành dụm chút ít tiền bạc để tết về thăm gia đình nơi chốn quê.
Trả lờiXóaTrí thức phức tạp hơn. Nổi tiếng nhất là các “trí thức phản biện”. Phản biện là tiếng nói của lương tri và tri thức trước những vấn đề chính trị – xã hội. Phản biện mạnh thì vào tù, vừa phải thì bị quản chế, chút chút cũng bị răn đe. Tất cả đều ở trong vòng kềm tỏa thui chột ý thức tự do sáng tạo và guồng máy cai trị cố biến họ thành tay sai, con hát. Những trí thức không phản biện hàng ngày cần cù làm công việc chuyên môn của mình trên các lãnh vực. (Về một phương diện, không thể cho rằng trí thức phản biện có giá trị hơn trí thức không phản biện. Chỉ riêng trong hai lãnh vực đông đảo trí thức nhất là giáo dục và y tế, dù có rất nhiều điều đáng thất vọng từ nền tảng đến hiện tượng, đội ngũ thầy cô giáo, y bác sĩ; trường học, bệnh viện đủ thứ bê bối nhưng không ai có thể phủ nhận được công sức và tâm huyết của hàng triệu trí thức trong hai lãnh vực này đang ngày đêm phục vụ cho nhân dân và giới trẻ.)
Các tầng lớp khác đều có con đường của mình. Thành phần nghèo khổ có các con đường hẹp, chỉ để giải quyết cuộc sống hàng ngày, từ các bãi rác hôi hám cho đến chợ búa, lòng lề đường chật hẹp. Chỉ quan chức tham ô và các nhóm lợi ích cấu kết quyền – tiền (không kể các doanh nhân thành đạt do làm ăn chân chính) có những con đường xanh sạch đẹp, hoa thơm cỏ xén lối thẳng cây trồng nơi những “khu dự án sinh thái” như những thiên đường trần gian nho nhỏ. Đó chỉ là những con đường cụt của sự hưởng thụ xa hoa ích kỷ trên nền tảng đau thương của toàn xã hội.
Vậy đâu là con đường Việt Nam, con đường chung cho cả dân tộc mở ra biển lớn, mở ra thế giới, mở ra tương lai huy hoàng?
Với khát vọng của toàn dân, chắc phải có con đường đó. Nhưng con đường này không thể hình thành nếu thiếu hai yếu tố cơ bản sau đây:
Trả lờiXóa* Sự thông cảm, bao dung, hòa giải, đoàn kết giữa các thành phần dân tộc đối lập với chế độ độc tài toàn trị để tạo nên nội lực của dân tộc. Chỉ có nội lực của dân tộc mới chống lại được sự khống chế của chế độ độc tài toàn trị đang đưa dân tộc vào con đường huyễn hoặc. Nếu nói mâu thuẫn thời đại lớn nhất hiện nay là chế độ toàn trị đối lập với dân tộc mà dân tộc vẫn còn yếu kém thì dân tộc vẫn còn chịu thúc thủ. Nếu các thành phần của dân tộc vẫn còn khích bác, chia rẽ, thù hận nhau, không biết chấp nhận khác biệt trong tiểu tiết và phương tiện, ai cũng khăng khăng cho mình nắm được chân lý, dân tộc chỉ là những mảnh vỡ rời rạc không có chút sức mạnh. Nội lực dân tộc không chỉ cần để chống độc tài toàn trị mà còn là yếu tố quan trọng nhất để chống xâm lược từ phương Bắc, chứ không phải là dựa vào một cường quốc nào, dù trong chiến thuật, chiến lược ở từng thời điểm, đó cũng là điều quan trọng . Bài học lịch sử này của Việt Nam đã quá rõ ràng trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.
* Từng người dân có ý thức, tinh thần và năng lực làm chủ vận mệnh cá nhân mình và đất nước. Ý thức để hiểu rõ, tinh thần để có lòng nhiệt thành và năng lực để biết cách biến thành hiện thực chứ không phải chỉ là ước mơ suông. Chế độ toàn trị chỉ tồn tại khi cai trị trên nỗi sợ và sự thờ ơ, bạc nhược của nhân dân. Nếu người dân từng tổ dân phố, từng xóm làng biết làm chủ thì không quan chức – cường hào ác bá nào có thể tác oai tác quái. Nếu người đi đường tuân thủ luật giao thông và biết phản ứng đúng mức, đúng luật pháp khi cảnh sát giao thông lạm dụng quyền lực thì những chuyện tiêu cực ngày sẽ càng ít đi. Nếu cử tri cương quyết gạch tên những ứng cử viên không đủ tiêu chuẩn thì các cuộc bầu cử dân chủ giả hiệu cũng khó thành công. Và cả từng đảng viên cộng sản, từng ủy viên trung ương, từng ủy viên Bộ Chính trị, nếu có những “người cộng sản chân chính” (tạm định nghĩa là những người thực sự vì lý tưởng xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh) dám đấu tranh để thực hiện đúng mục đích lý tưởng của Đảng được đề ra giấy trắng mực đen trong cương lĩnh, thì Đảng sẽ bớt suy thoái đến mức báo động như hiện nay. Khi nói từng người là bao hàm sẽ hình thành đa số, nếu đa số nhân dân vẫn thiếu ý thức, tinh thần và năng lực làm chủ thì khát vọng cũng chỉ là ước mơ suông.
Với thực tế hiện nay, hai điều kiện trên xem ra vẫn còn nhiều thiếu sót. Ngoài sự vận động tự thân của mỗi người thì những người hoạt động chính trị xem ra không thể không quan tâm, nếu không nói là phải đặt thành trọng tâm trong chương trình hành động của mình.
Lịch sử không loại trừ những bất ngờ. Trong bầu khí xã hội bị dồn ép, không biết lúc nào bạo loạn có thể nổ ra và khi bạo loạn nổ ra, tình hình sẽ rất khó lường và kiểm soát. Sau bạo loạn, tình hình sẽ tốt hay xấu hơn cho đất nước, trả bằng giá nào, trong bao lâu, không ai có thể nói trước. Nhưng không ai có quyền hô hào bạo loạn, đẩy người khác vào con đường máu lửa trong khi mình đứng bên ngoài để hưởng lợi. Không ai được quyền nhân danh tập thể để hi sinh cá nhân trừ khi cá nhân tự nguyện. Không ai được quyền nhân danh tương lai để hi sinh hiện tại. Đó cũng chỉ là một cách “mục đích biện minh cho phương tiện” bẩn thỉu và tàn bạo của những kẻ hoạt đầu chính trị, chẳng tốt đẹp gì cho đất nước.
Phong trào Con đường Việt Nam vừa được phát động đang gây sôi nổi trong cộng đồng mạng. Những ưu khuyết điểm đang dần được cộng đồng phân tích trên nhiều khía cạnh nhưng những hoài nghi, nghi vấn cũng vẫn chưa được hoàn toàn làm sáng tỏ trong một tình hình quá ư phức tạp.
Người viết bài này có tên trong danh sách mời của những người khởi xướng phong trào. Tôi chưa nhận lời tham gia nhưng tôi chân thành chúc cho những người khởi xướng, tán thành, ủng hộ phong trào đủ khôn ngoan, sáng suốt và thiện tâm từng bước thực hiện được lý tưởng tốt đẹp của phong trào, góp phần hình thành con đường Việt Nam đích thực trong tương lai.
Đà Lạt 22/6/2012
Tiêu Dao Bảo Cự