Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Đêm Ai Cập, sông Nile lại nổi sóng

Hoàng Thanh Trúc/Dân làm báo
Cứ tưởng, tượng đài “nhân sư” có khuôn mặt người, cựu Tổng thống Ai Cập
Hosni Mubarak, 84 tuổi, 30 năm trên đỉnh cao “kim tự tháp độc tôn” quyền lực và các cộng sự (bộ trưởng nội vụ) đã an bài, gặm nhắm tuổi già bên trong cánh cửa nhà tù với bản án chung thân mà tòa án hình sự Cairo đã tuyên, cho tội danh “đàn áp giết hại người dân biểu tình” đòi nhân quyền, tự do và dân chủ hồi đầu năm 2011.
Nhưng không! Đêm 3/6 mọi ngã đường dẫn về quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo Ai Cập dòng người dân lại cuồn cuộn như sông Nile dậy sóng cùng hét vang hai thứ tiếng Anh và Bồ đào Nha Tử hình vô điều kiện haycái chết phải đổi cái chếtđồng thời hô khẩu hiệu phản đối Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang (SCAF) hiện đang cầm quyền lâm thời ở Ai Cập. Họ đòi hỏi phải có một chính quyền dân sự.
Hàng trăm ngàn người Ai Cập tụ tập tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo tối 3/6 để phản đối bản án. tù “chung thân” của cựu Tổng thống Hosni Mubarak và các đồng sự.
 “Hosni Mubarak Phải chết” người Ai Cập đòi như thế!
Người ta phải buộc lòng tự hỏi: Điều gì đã khiến thần dân của các “Pharaon” (danh hiệu của các hoàng đế Ai Cập cổ đại) xử sự “cạn tàu ráo máng” với vị Tổng Thống có tiếng “lâu năm” của xứ sở kim tự tháp như vậy? Có ở trong chăn mới biết rận là như thế nào! Thật vậy! Bên các chân dung người quá cố mang theo, nhìn nổi đau khổ hằn trên gương mặt những người mẹ, người cha, vợ, chồng hay con cái anh em nạn nhân đã bị hạ sát không thương tiếc bởi những tay súng bắn tỉa chống biểu tình từ “bộ nội vụ” theo lệnh không có văn bản từ phủ tổng thống của Hosni Mubarak cách đây một năm, thì người ta sẽ im lặng mà không cần câu trả lời.
Bởi vì giữa thời đại văn minh của thế kỷ 21 này việc một chính phủ hay đảng phái được nhân dân ủy nhiệm cầm quyền để điều hành đất nước hầu mang đến hạnh phúc cho dân tộc, lại dùng ngay chính cái quyền ấy tạo nên ngục tù tang tóc đau thương cho hàng hàng lớp lớp cũng chính những người dân ấy với tay không và tiếng nói của mình tụ tập ôn hòa trên các quảng trường giữa thanh thiên bạch nhật thì phải gọi đó là hành vi gì? ngoài hành vi tương đương với kẻ thù xâm lược để đô hộ bắt cả dân tộc làm nô lệ cho cho họ? Cái giá phải trả tương xứng cho hành vi là tất nhiên.
Trước khi có sức mạnh để tàn phá, cơn cuồng phong nào cũng phải hình thành từ những sợi gió, những cơn lũ quét phăng mọi vật cản nó hình thành từ những giọt mưa. Vậy thì nếu muốn không có đoạn kết bi thảm cho chính mình, mọi nhà cầm quyền đừng tạo nên những hoàn cảnh phi nhân cách để những sợi gió và những hạt mưa buộc phải hình thành kết đoàn để quét phăng những vật cản phi nhân cách đó đi.
Những người biểu tình đòi hỏi ông Mubarak phải nhận án tử hình, tài sản của ông và 2 con trai phải thu hồi về ngân khố Quốc Gia.
(2 con trai Mubarak) - Gamal và Alaa “hồi hộp” chờ số phận từ Nhân dân Ai Cập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips