Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Cẩm nang cho nhà báo

Hưng Yên đệ nhất lươn
Nhà báo Trần Thế Dũng (báo Người Lao Động) bị hành hung khi tác nghiệp về đề tài chống buôn lậu ở Lạng Sơn hồi tháng 1-2011 - Ảnh: NLĐ

8 nhận xét:

  1. Báo Tuổi trẻ ngày 24-7-2012 đưa tin, trả lời phóng viên, Phó giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên – đại tá Nguyễn Văn Minh – cho biết, vụ 2 phóng viên VOV bị lực lượng cưỡng chế (theo ông Minh, có một cán bộ công an và một số người không phải công an) hành hung hội đồng hết sức dã man ở Văn Giang ngày 24-4-2012 sẽ không bị xử lý hình sự, mà sẽ xử lý hành chính. Tuyên bố “ngồi xổm” trên pháp luật như trên của Công an Hưng Yên – cơ quan có chức trách hàng đầu là bảo vệ pháp luật – như cố tình thách thức công luận.

    Như mọi người đều biết, vụ việc tày trời xảy ra gây phẫn nộ công luận cả nước, nhiều hãng truyền thông nước ngoài đặc biệt quan tâm, gây hậu quả xã hội – chính trị hết sức nghiêm trọng. Đoạn videoclip ghi lại cho thấy, hàng chục người lăm lăm hung khí (dùi cui, gậy gộc), vô nguyên cớ bất ngờ hùng hổ quây đánh hội hội đồng hết sức dã man 2 phóng viên VOV. Có tên còn ra đòn lên gối, đá song phi thúc mạng sườn rất hiểm độc.

    Một trong hai nạn nhân là Trưởng phòng Phóng viên thời sự – chính trị – kinh tế của VOV Nguyễn Ngọc Năm tường trình: “Đang đứng quan sát thì tôi nhìn thấy anh Hán Phi Long (phóng viên VOV) bị một người mặc sắc phục công an đến hỏi. Nội dung hỏi gì tôi không nghe rõ, nhưng ngay sau đó họ xốc nách Long đẩy vào sát tường bao của nghĩa trang liệt sĩ cạnh đó. Tôi thấy hàng chục người gồm cả công an đánh Long bằng dùi cui, vụt vào mặt và đầu. Thấy đồng nghiệp bị đánh hội đồng, ôm bụng gục xuống, tôi chạy sang và hét lên nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, chúng tôi ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Sao các anh lại đánh nhà báo? Không được đánh, chúng tôi là nhà báo”. Họ buông Long và quay lại đánh tôi (như trong clip) và còng tay, mặc cho tôi ra sức thanh minh tôi là nhà báo. Nhưng cũng may, trong lúc họ tập trung đánh tôi, Long kịp chạy thoát và được người dân đưa ra trạm y tế cấp cứu”.

    Vô cớ hành hung hết sức dã man các phóng viên đang tác nghiệp, rõ ràng lực lượng cưỡng chế (có tổ chức) đã thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ. Điều 257 – Bộ luật hình sự (Tội chống người thi hành công vụ) quy định:
    1.Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

    a) Có tổ chức;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    Những ai bị đánh lạc hướng bởi cái lập luận ngụy biện: thương tích của 2 phóng viên VOV chưa đến 11%, chưa đến mức xử lý hình sự, xin hãy đọc trọn vẹn điều 104 Bộ luật hình sự (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác):

    Trả lờiXóa
  2. 1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    Để đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm minh, tránh thái độ tắc trách hoặc lạm dụng chức trách, bỏ sót người lọt tội, điều 294 - Bộ luật hình sự (Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội) quy định:
    1.Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Các điều luật về trường hợp này đã rõ ràng và cụ thể như vậy, việc chủ trương không xử lý hình sự vụ hành hung này cho thấy luật pháp hình sự bị Công an Hưng Yên phớt lờ. Trước đó, một tuần sau vụ hành hung, ngày 2-5-2012, Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Hào – đại diện lập trường đã thống nhất trong lãnh đạo tỉnh Hưng Yên (như ông Hào thanh minh với Cụ bà Liêm chính Lê Hiền Đức) báo cáo rất lếu láo với Thủ tướng rằng đoạn videoclip trên là do thế lực phản động ngụy tạo. Kế đó là những phát ngôn mập mờ nhằm bao che dung dưỡng của một số quan chức địa phương cho thấy vụ việc bị cố ý “làm méo”. Rõ ràng, vụ việc kinh thiên động địa này đang bị lãnh đạo Hưng Yên bất chấp công luận và luật pháp, cố ý làm cho “chìm xuồng”.

    Tình thế tồi tệ trên cho thấy, pháp luật đang bị chà đạp một cách lộ liễu và thô bạo, xã hội ngày càng mất niềm tin vào công lý, bộ mặt thể chế đã quá lem luốc, không lẽ các cơ quan bảo vệ pháp luật cấp trung ương như Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Vụ Pháp luật của Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ Pháp chế của Văn phòng Chính phủ… cứ giương mắt nhìn Hưng Yên “ngồi xổm” trên pháp luật?

    V.V.T.

    Trả lờiXóa
  3. Sau mấy tháng chờ đợi, cuối cùng, Công an Hưng Yên đã quyết định không khởi tố những người tham gia đánh đập, bắt giữ hai nhà báo VOV.

    Thôi thì việc khởi tố hay không, nhìn nhận đánh giá tội phạm thế nào là việc của công an. Và những hình ảnh công an ấy tôi cũng không muốn nhớ làm gì. Nhưng hình ảnh hai anh nhà báo kia thì cứ cố quên mà không thể quên được.

    Không có gì nhục hơn khi cầm tấm thẻ nhà báo hành nghề lại bị ví von mỉa mai rằng: bị đánh mà không dám “ẳng” lên một tiếng.

    Còn khi đã “ẳng” lên, khi “tấm lòng vị tha” của hai nhà báo đã biết “ẳng’ lên để quyết định không yêu cầu khởi tố hình sự những kẻ côn đồ, thì lần này họ lại tự cầm gậy phang vào mặt mình.

    Có thể, không ai nhớ nổi một tác phẩm báo chí nào của hai anh. Nhưng cái tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long thì nhiều người nhớ. Nhớ về một sự hèn nhục mang tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long.

    Chưa bao giờ, thân phận nhà báo nhục đến thế. Chưa bao giờ câu “Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi” lại “ăng ẳng” ê chề đến thế.
    Trương Duy Nhất

    Trả lờiXóa
  4. Vụ hành hung 2 nhà báo VOV ở Hưng Yên: Tưởng nhà báo là... người dân (!?)

    Thứ Sáu, 27/07/2012 05:52
    (NLĐ) - Chiều 26-7, đại tá Ngô Văn Phương, Trưởng Công an huyện Văn Giang - Hưng Yên, đã xác nhận ngoài 2 công an, 3 người còn lại tham gia đánh 2 nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang trong khi 2 nhà báo này đang tác nghiệp về vụ cưỡng chế thu hồi đất dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark) vào ngày 24-4 là người của Công ty TNHH V & T.
    2 nhà báo VOV bị đánh trong buổi cưỡng chế ở Văn Giang. Ảnh cắt từ clip
    Theo ông Phương, 3 người này là Nguyễn Xuân Biên, Lê Văn Băng và Cao Như Mác, có nhiệm vụ bảo vệ máy xúc, máy ủi của doanh nghiệp tại hiện trường vụ cưỡng chế thu hồi đất.

    Đại tá Ngô Văn Phương cho rằng việc 3 người này tham gia vụ đánh 2 nhà báo VOV là do họ bức xúc, nóng nảy bởi nhiều chuyện và do nhầm tưởng nhà báo là người dân. Ông Phương cho biết Công an huyện Văn Giang đã xử phạt hành chính 3 người này do có hành vi gây rối trật tự công cộng, với mức phạt 1,5 triệu đồng/người.
    Phản hồi của bạn đọc:
    - Người dân hay nhà báo cũng là người Việt Nam, cũng da vàng máu đỏ. Tui không hiểu người dân và nhà báo khác nhau chỗ nào, chỉ có ông Ngô Văn Phương mới biết...

    - Làm dân khổ thật!

    - Tưởng là dân nên vụt cho đã tay... Luật gì kỳ vậy? mà họ chỉ đứng xem chứ có làm gì đâu? bó tay

    - Thật là khủng kiếp, nếu là người dân thì đánh tệ hơn sao? Chẳng lẽ những lời Bác dạy: "Lễ phép với dân", ông Đại tá quên mất rồi ư?

    - Cán bộ Văn Giang tưởng nhà báo là "dân" nên... đánh. Bảo vệ doanh nghiệp ở Văn Giang cũng tưởng nhà báo là "dân": Đánh. Thật khổ cho dân, ai cũng có thể đánh được! Tiền phạt của 3 BV côn đồ này chắc chắn là do doanh nghiệp tài trợ. Thật hết chỗ bình luận về cách xử lý vụ việc này!

    - "Do nhầm tưởng nhà báo là người dân"? Như vậy có nghĩa là người dân khi bị cưỡng chế đất đai sẽ đánh hội đồng, dùng gậy gộc vụt tới tấp, còn nhà báo và người có chức, có quyền thì không? Mà cũng nực cười 3 nhân viên bảo vệ máy xúc, máy ủi lại có quyền đi theo đoàn giải tỏa để oánh người do bức xúc?
    Click vào tiêu đề xem toàn bài

    Trả lờiXóa
  5. Sau hôm hai nhà báo “quốc doanh” bị đánh ở Văn Giang( Hưng Yên) ngày 24/4/2012 các bloger viết bài nói “Nhà báo VN khổ hơn chó”. Bởi vì, con chó bị đánh còn dám “ẳng” một tiếng nhưng hai nhà báo Ngọc Năm và Phi Long của VOV bị truy đuổi, kêu thất thanh “tôi là nhà báo” nhưng vẫn bị đánh biến dạng cả ‘mặt tiền” rồi bị dẫn giải, giam hãm, thẩm vấn…nhưng không dám kêu ca, về tòa soạn vẫn cắn răng viết, đăng tin đúng “ định hướng”.
    Theo dư luận ở VOV thì đây là kết quả của sự trao đổi, tính toán “nát óc” giữa ban tuyên giáo TƯ, lãnh đạo VOV và hai ký giả nhằm thủ tiêu những “ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo, VOV cùng bát cơm, manh áo, tương lai của hai đương sự.
    Thế nhưng, do hiện nay thông tin “nhậy cảm” kiểu trên không còn là độc quyền của hệ thống truyền thông “lề phải” và BBC đã phỏng vấn hai ký giả. Dù rất thận trọng đề phòng nhưng việc hai nhà báo bị đòn cũng được khẳng định. Lúc ấy lãnh đạo VOV, hai nạn nhân, công an Hưng Yên…mới công bố sự kiện và công văn, hứa trước dư luận “làm rõ, xử lý nghiêm…”. Nhưng ba tháng sau khi “điều tra” cái việc rõ như ban ngày, có băng video cả thế giới biết, kẻ đánh, người ăn đòn lè lè ra đó…CA Hưng Yên, Văn Giang mới có kết luận: “ Không xử lý hình sự hai CA và 3 dân phòng (điếu đóm) đánh người, chỉ xử lý hành chính vì “không đủ căn cứ”. Làm sao mà đủ “căn cứ” khi CA lại điều tra CA đánh nhà báo “cùng hội, cùng thuyền”? Đặc biệt, hai nhà báo từ chối đi khám thương, không yêu cầu xử lý hình sự kẻ đánh mình…
    Khi mới xẩy ra sự việc tôi không đồng ý với việc gọi hai nhà báo VOV bị đánh “khổ hơn chó”. Nói thế là hơi nóng vội do con chó nó “ẳng” chỉ là vô thức, phản xạ bẩm sinh còn con người “ẳng” hay không là còn phải tính toán, lợi, hại... Biết đâu đây là một “khoảng lặng” để có bài giáng trả thích đáng đối với những kẻ côn đồ, làm thuê cho DN mặc áo CA? Nhưng nay khi hai nhà báo từ chối khám thương, yêu cầu không xử lý HS kẻ truy sát, hạ nhục, đánh mình biến dạng cả “mặt tiền” thì đúng là họ khổ không bằng con chó thật. Khổ hơn chó chính vì họ biết tính toán, lợi hại cho bản thân, cấp trên, cho cái mà họ dựa vào để có thể thăng quan, tiến chức, khai thác, kiếm được nhiều của cải trong xã hội một cách “hiệu quả” nhất? Còn cái pháp luật của VG, Hưng Yên có vẻ “nghiêm minh” vì không đủ căn cứ, bị hại từ chối đi khám thương nhưng điều đó không thuyết phục được ai. Đâu chỉ có “thương tích” mới xử lý HS? Bị hại không đi khám thương, yêu cầu không xử lý HS là “xong” ư? Có vụ người chỉ tát cảnh sát mà phải vào tù kia mà!... Vở diễn quá vụng về vì:

    Trả lờiXóa
  6. - Đây không hải chỉ là vấn đề thương tật đến bao nhiêu mà là hành vi điên loạn, dã man, tàn bạo của kẻ đánh người. Những kẻ mang danh người của nhà nước truy sát đánh đập dã man nhà báo tay không , đè dúi, đấm đá thục mạng vào người đàn bà còm cõi, thúc gối vào mạnh sườn, bụng người vô tội…mà không đáng lên án, trừng phạt hay sao?
    - Không xử lý hình sự vụ đánh hai nhà báo còn do “tưởng nhà báo là dân”(báo NLĐ).VTV1 trong bản tin thời sự cũng nêu lý do nhà báo bị đánh “do không báo cáo với chỉ huy và đứng gần người dân quá khích”.
    Các nhà báo, những người có lương tâm, có chút tôn trọng pháp luât, có lòng tự trọng, đặc biệt hai nhà báo Ngọc Năm (luật sư) và Phi Long nghĩ gì? Họ đã tường trình khi mình bị đánh đã gào lên “tôi là nhà báo” như thế nào mà nay phải chấp nhận những lời biện hộ đó? Đánh dân là được phép ư hỡi VTV1, hỡi pháp luật VN?... Thì ra, không chỉ có một ông Hà Minh Huệ, phó chủ tịch thường trực HNBVN “cần phải xem hai nhà báo hoạt động có đúng quy định không đã”. Như thế là các ông có luật riêng, không làm theo ý(quy định) các ông thì bị đánh cũng không oan.
    Hai nhà báo VOV đã có lần nào đề cập với CA việc chị nông dân bị đánh tơi tả chỉ vì hô hoán “đừng đánh nhà báo” bênh vực mình? Chắc chắn là không vì ngay bản thân mình bị đánh nhục hơn con chó(vì khi người ta buộc phải cắt tiết con chó thịt ăn còn rất thương xót nó kia mà…) nhưng còn tạo mọi thuận lợi cho kẻ dã man khỏi bị phiền phức thì dân, đồng nghiệp khác…là cái gì?...Rồi đây các đồng nghiệp của hai anh bị đánh đến thế nào thì kẻ đánh mới đáng xử lý HS?...
    Phải chứa chất trong tâm trí mình, dư luận, gia tộc, con, cháu sau này…cái kỷ niệm khốn nạn, nhục nhã, bất công, lố bịch kia…suốt cả cuộc đời, sự nghiệp chỉ vì trung thành với những thế lực, lợi ích cá nhân… thì đúng là khổ hơn chó thật.
    Nguyễn Đình Ấm

    Trả lờiXóa
  7. Tự do báo chí, suy cho cùng, trước hết phải ở việc các nhà báo không bị cản trở khi tiếp cận thông tin. Hoặc giản dị hơn, những kẻ cản trở, dưới bất cứ hình thức nào, phải bị xử lý nghiêm minh

    Thông tin “không khởi tố vụ án hình sự” đối với vụ 2 phóng viên VOV bị hành hung dã man đã được Phó Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên chính thức xác nhận. Trả lời Tuổi trẻ, Đại tá Nguyễn Văn Minh lý giải là vì “Không cần thiết”. Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Hưng Yên Dương Văn Cảnh sau đó giải thích: 2 nhà báo đã đề nghị không giám định thương tật, trong khi với tội danh “cố ý gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe người khác”, phải có kết quả giám định để xem xét có thể khởi tố vụ án hình sự được hay không.

    Phải khẳng định dư luận hoàn toàn không bất ngờ với hướng xử lý vụ việc của Hưng Yên. Tuy nhiên, sau khi có thông tin chính thức, một câu hỏi cay đắng không thể không đặt ra “Liệu các nhà báo phải bị đánh đến như thế nào? Hay phải tử vong tại chỗ?” thì vụ án hình sự mới được khởi tố. Việc một vụ án quá rõ ràng, có đầy đủ nhân chứng, vật chứng và gây công phẫn xã hội xử lý theo kiểu “mưa to như mưa nhỏ”, sẽ tạo ra một “tiền lệ Hưng Yên” cực kỳ nguy hiểm cho phép những nhân viên công vụ trong chính quyền thoát tội miễn đòn hội đồng không gây thương tích “đến 11% sức khỏe”, hoặc vì sức ép nào đó, nạn nhân từ chối giám định, đề nghị không khởi tố vụ án.

    Trong vụ hành hung nhà báo ở Hưng Yên, rất tình cờ, đã có một video clip gi lại toàn bộ hình ảnh vụ việc. Clip này đã được gửi tới giám định tại Viện Khoa học hình sự – Bộ Công an. Cả nước đã nhìn thấy vụ hành hung, cực kỳ dã man. Duy chỉ có Viện Khoa học hình sự là “không thấy” khi họ cho rằng nhưng hình ảnh này “chất lượng thấp, quá mờ nhòe” nên không thể làm rõ được đối tượng đã hành hung 2 nhà báo. Các nhà báo cần một kíp quay phim với máy quay chất lượng HD đi kèm để không tự biến mình từ nạn nhân trở thành tội phạm, phạm tội vu khống cơ quan công quyền? Hay Hưng Yên cần thượng tôn pháp luật để kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm về mặt pháp luật, gây công phẫn về mặt tâm lý xã hội?

    2 tháng trước, tỷ lệ % các nhà báo đã và đang bị cản trở nghề nghiệp do RED Communication công bố khiến du luận choáng váng: 87,9% trong tổng số hơn 400 nhà báo tham gia điều tra xã hội học cho biết đã từng bị cản trở dưới nhiều hình thức. Thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam trong số 18 vụ cản trở, hành hung phóng viên chỉ có 4 vụ được khởi tố. Nguyên nhân hầu hết là thiếu chứng cứ. Đại loại như một bức ảnh, một video clip. Đáng lưu ý là cả 4 vụ này, không vụ nào được khởi tố theo điều 257 (tội chống người thi hành công vụ). Dương như, với cơ quan công quyền, tấm thẻ nhà báo, hay việc kêu gào “Chúng tôi là nhà báo. Chúng tôi là phóng viên” hoàn toàn không lọt tai họ, chỉ vì họ “đang tức giận” và “không bình tĩnh”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tự do báo chí, suy cho cùng, trước hết phải ở việc các nhà báo không bị cản trở khi tiếp cận thông tin. Hoặc giản dị hơn, những kẻ cản trở, dưới bất cứ hình thức nào, phải bị xử lý nghiêm minh.

      Trong vụ việc này, có một chi tiết rất đáng chú ý: Cả 2 phóng viên của VOV đều “không đề nghị khởi tố hình sự vụ án”, và từ chối giám định thương tích. Dù với bất cứ lý do gì thì đây cũng là một sự ích kỷ và thiếu trách nhiệm không thể che dấu. Thiếu trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với hàng ngàn đồng nghiệp đã, đang và sẽ còn bị hành hung. Liệu ai có thể bảo vệ nhà báo nếu ngay chính họ cũng không muốn tự bảo vệ mình?
      Đào Tuấn

      Xóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips