Ngũ Phương – tổng hợp
Cuối tháng Năm/2012, nhiều Web site lớn trên thế giới đã đưa tin: “Tấm ảnh chụp “napalm girl” đã được 40 năm”.
Chỉ trong một giây, nhiếp ảnh gia của hãng tin AP (Associated Press) lúc đó là ông Huỳnh Công Út, tức “Nick Ut” – một thanh niên 21 tuổi – quyết định bấm máy, ghi lại hình ảnh những đứa bé kêu khóc bị bom napalm trên một quốc lộ ở miền Nam Việt Nam trước đây. Đó là thị trấn Trảng Bàng, cách Sài Gòn 30 phút lái xe về hướng bắc.
Đó là ngày 8 tháng 6 năm 1972, cô bé tên Phan Thị Kim Phúc nghe các binh sĩ VNCH hét lên: “chạy nhanh đi ra khỏi nơi đây, họ sắp dội bom, chết hết bây giờ!” Chỉ vài giây sau, cô bé thấy “vầng sáng màu vàng và cam” tỏa lên xung quanh một Thánh Thất Cao Đài nơi gia đình cô bé trú ẩn từ 3 ngày qua. Phúc chạy nhào ra Quốc Lộ 1 cùng với các trẻ em khác. Quần áo Phúc bị cháy tan, còn lưng và cánh tay Phúc bị cháy nám đen. Phúc la lên “nóng quá, nóng quá”.
Cuối tháng Năm/2012, nhiều Web site lớn trên thế giới đã đưa tin: “Tấm ảnh chụp “napalm girl” đã được 40 năm”.
Chỉ trong một giây, nhiếp ảnh gia của hãng tin AP (Associated Press) lúc đó là ông Huỳnh Công Út, tức “Nick Ut” – một thanh niên 21 tuổi – quyết định bấm máy, ghi lại hình ảnh những đứa bé kêu khóc bị bom napalm trên một quốc lộ ở miền Nam Việt Nam trước đây. Đó là thị trấn Trảng Bàng, cách Sài Gòn 30 phút lái xe về hướng bắc.
Đó là ngày 8 tháng 6 năm 1972, cô bé tên Phan Thị Kim Phúc nghe các binh sĩ VNCH hét lên: “chạy nhanh đi ra khỏi nơi đây, họ sắp dội bom, chết hết bây giờ!” Chỉ vài giây sau, cô bé thấy “vầng sáng màu vàng và cam” tỏa lên xung quanh một Thánh Thất Cao Đài nơi gia đình cô bé trú ẩn từ 3 ngày qua. Phúc chạy nhào ra Quốc Lộ 1 cùng với các trẻ em khác. Quần áo Phúc bị cháy tan, còn lưng và cánh tay Phúc bị cháy nám đen. Phúc la lên “nóng quá, nóng quá”.
Nick Út & Kim Phúc 1973 - Nick Út nay |
Nick Út đã lấy nước cho Phúc uống rồi vội vã đưa Phúc lên xe chạy đến bệnh viện
Củ Chi. Tại đó Út nói “Tôi là một phóng viên, xin làm ơn cứu đứa bé này, tôi
không muốn nó chết”. Và mọi người đã giúp đỡ Phúc ngay. Bên cạnh Út lúc đó còn
có ký giả Christopher Wain của ITN (Independent Television Network), ông này đã
rưới nước trong căng-tin lên người Phúc (không biết việc làm ấy chỉ làm vết bỏng
thêm trầm trọng). Về sau, Wain đã giúp Út đưa Phúc từ bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn
đến bệnh viện Barsky, nơi duy nhất có đủ phương tiện để điều trị những vết bỏng
nặng. Qua 17 lần giải phẫu, Phúc được một nhóm các bác sĩ gồm nhiều quốc tịch
khác nhau đã tận lực cứu chứa. Sau 2 năm ròng rã, cô bé Phúc 9 tuổi đã thoát
khỏi lưỡi hái tử thần.
Thoạt đầu tấm ảnh trứ danh không được đăng vì AP có đường lối không đăng ảnh lỏa thể, nhưng Horst Faas, Giám Đốc phân bộ ảnh, khi liếc qua, đã thay đổi ý kiến. Ông nói: “tấm ảnh này có giá trị lớn lắm đó”. Faas đã đúng, “napalm girl” trở thành một trong những tấm hình chụp ấn tượng nhất về chiến tranh Việt Nam. Riêng Nick Út được trao giải Pulitzer 1972.
Thế còn Kim Phúc thì sao?
Sau khi được cứu sống, Phúc trở về lại Trảng Bàng. Khi quân cộng sản Bắc Việt chiếm được miền Nam tháng Tư, 1975 thì cái-gọi-là “giải phóng miền Nam” chỉ làm cho cuộc sống của Phúc thêm khốn khổ vì gia đình của Phúc bị liệt vào thành phần tư bản và bị mất tất cả tài sản. Nhưng cha mẹ Phúc vẫn cố gắng nuôi dưỡng đứa con bị thương tật, thường xuyên phải chịu những cơn đau xé người vì các vết bỏng cũ.
Năm 1982 – 10 năm sau tấm ảnh của Nick Út – một nhiếp ảnh gia người Đức đến Việt Nam và muốn tìm “cô bé trong hình”. Thế là cộng sản Việt Nam thấy ra Phúc là một công cụ quý giá. Chúng tìm ra được Kim Phúc đã trở thành một cô sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Khoa (TPHCM). Kể từ lúc đó Phúc không còn được yên ổn nữa . Cô bị buộc phải đóng các bộ phim tuyên truyền. Khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, cô bị kiểm soát hết sức gắt gao. Nhiều lần, Phúc tìm cách trốn chạy nhưng vẫn bị truy lùng và bắt lại. Cuối cùng, cô bị buộc thôi học và bắt phải trở lại Trảng Bàng. Tại đây Phúc bị quản thúc nghiêm ngặt vì là một “biểu tượng quốc gia về chiến tranh” (national symbol of war).
Kim Phúc nói: “Tôi muốn chạy trốn khỏi tấm hình đó. Tôi bị phỏng vì bom napalm, và tôi trở thành một nạn nhân của chiến tranh. Nhưng khi tôi lớn lên, tôi lại trở thành nạn nhân của một thứ khác”. Thế nhưng dù luôn luôn trong tình trạng bị o ép, rình rập trong gọng kềm của nhà cầm quyền cộng sản, Kim Phúc may mắn tìm được một nơi trú ẩn yên ổn cho tâm hồn, đó là lúc cô tình cờ đọc được một cuốn Kinh Thánh. Và rồi từ một tín đồ Cao Đài, Kim Phúc đã trở thành một giáo hữu Tin Lành.
Thoạt đầu tấm ảnh trứ danh không được đăng vì AP có đường lối không đăng ảnh lỏa thể, nhưng Horst Faas, Giám Đốc phân bộ ảnh, khi liếc qua, đã thay đổi ý kiến. Ông nói: “tấm ảnh này có giá trị lớn lắm đó”. Faas đã đúng, “napalm girl” trở thành một trong những tấm hình chụp ấn tượng nhất về chiến tranh Việt Nam. Riêng Nick Út được trao giải Pulitzer 1972.
Thế còn Kim Phúc thì sao?
Sau khi được cứu sống, Phúc trở về lại Trảng Bàng. Khi quân cộng sản Bắc Việt chiếm được miền Nam tháng Tư, 1975 thì cái-gọi-là “giải phóng miền Nam” chỉ làm cho cuộc sống của Phúc thêm khốn khổ vì gia đình của Phúc bị liệt vào thành phần tư bản và bị mất tất cả tài sản. Nhưng cha mẹ Phúc vẫn cố gắng nuôi dưỡng đứa con bị thương tật, thường xuyên phải chịu những cơn đau xé người vì các vết bỏng cũ.
Năm 1982 – 10 năm sau tấm ảnh của Nick Út – một nhiếp ảnh gia người Đức đến Việt Nam và muốn tìm “cô bé trong hình”. Thế là cộng sản Việt Nam thấy ra Phúc là một công cụ quý giá. Chúng tìm ra được Kim Phúc đã trở thành một cô sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Khoa (TPHCM). Kể từ lúc đó Phúc không còn được yên ổn nữa . Cô bị buộc phải đóng các bộ phim tuyên truyền. Khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, cô bị kiểm soát hết sức gắt gao. Nhiều lần, Phúc tìm cách trốn chạy nhưng vẫn bị truy lùng và bắt lại. Cuối cùng, cô bị buộc thôi học và bắt phải trở lại Trảng Bàng. Tại đây Phúc bị quản thúc nghiêm ngặt vì là một “biểu tượng quốc gia về chiến tranh” (national symbol of war).
Kim Phúc nói: “Tôi muốn chạy trốn khỏi tấm hình đó. Tôi bị phỏng vì bom napalm, và tôi trở thành một nạn nhân của chiến tranh. Nhưng khi tôi lớn lên, tôi lại trở thành nạn nhân của một thứ khác”. Thế nhưng dù luôn luôn trong tình trạng bị o ép, rình rập trong gọng kềm của nhà cầm quyền cộng sản, Kim Phúc may mắn tìm được một nơi trú ẩn yên ổn cho tâm hồn, đó là lúc cô tình cờ đọc được một cuốn Kinh Thánh. Và rồi từ một tín đồ Cao Đài, Kim Phúc đã trở thành một giáo hữu Tin Lành.
Năm 1986, Kim Phúc tìm được cơ hội đi học tại Cuba. Tại Cuba, Phúc gặp một du
học sinh là Bùi Huy Toàn. Năm 1992, hai người kết hôn và đến Moscow để hưởng
tuần trăng mật. Trong khi bay từ Moscow trở lại Cuba, Toàn và Phúc quyết định
đào tẩu khi máy bay ghé lấy nhiên liệu tại Gander, Newfoundland (Canada). Sau
đó, hai người đã được hội đoàn Tin Lành bảo trợ để được tị nạn tại
Canada.
Năm 1996, với sự giúp đỡ của Ron Gibbs, một cựu chiến binh Hoa Kỳ và một thành viên Ban Giám đốc Quỹ Đài Tưởng niệm (The Memorial Fund), Kim Phúc thành lập “The Kim International Foundation” với mục đích cứu giúp các trẻ em chiến tranh trên khắp thế giới. Năm 1997, Kim Phúc được UNESCO tặng danh hiệu “Đại sứ Thiện nguyện cho một Văn hóa vì Hòa bình” (Goodwill Ambassador for a Culture of Peace).
Cô bé Kim Phúc trong hình và người phóng viên Nick Út ngày nào đã gặp lại nhau khi Phúc ra được tới Cuba. Út khuyến khích Phúc kể lại câu chuyện cuộc đời mình cho thế giới biết. Ban đầu Phúc từ chối vì đã quá chán ghét những cuộc tra hỏi và quay phim của nhà nước cộng sản Việt Nam, cô chỉ muốn sống một cuộc đời bình thường như bao người khác. Nhưng cuối cùng, Kim Phúc quyết định dành lại quyền thuật lại câu chuyện đời mình. Cuối năm 2000, cuộc đời của Phan Thị Kim Phúc đã được tác giả Denise Chong kể lại trong cuốn sách mang tựa đề “The Girl in the Picture”.
Năm 1996, với sự giúp đỡ của Ron Gibbs, một cựu chiến binh Hoa Kỳ và một thành viên Ban Giám đốc Quỹ Đài Tưởng niệm (The Memorial Fund), Kim Phúc thành lập “The Kim International Foundation” với mục đích cứu giúp các trẻ em chiến tranh trên khắp thế giới. Năm 1997, Kim Phúc được UNESCO tặng danh hiệu “Đại sứ Thiện nguyện cho một Văn hóa vì Hòa bình” (Goodwill Ambassador for a Culture of Peace).
Cô bé Kim Phúc trong hình và người phóng viên Nick Út ngày nào đã gặp lại nhau khi Phúc ra được tới Cuba. Út khuyến khích Phúc kể lại câu chuyện cuộc đời mình cho thế giới biết. Ban đầu Phúc từ chối vì đã quá chán ghét những cuộc tra hỏi và quay phim của nhà nước cộng sản Việt Nam, cô chỉ muốn sống một cuộc đời bình thường như bao người khác. Nhưng cuối cùng, Kim Phúc quyết định dành lại quyền thuật lại câu chuyện đời mình. Cuối năm 2000, cuộc đời của Phan Thị Kim Phúc đã được tác giả Denise Chong kể lại trong cuốn sách mang tựa đề “The Girl in the Picture”.
Giờ đây 49 tuổi, Kim Phúc sống hạnh phúc ở Toronto với chồng và 2 con. Cô có thể
bình tĩnh nhìn vào bức ảnh và nói: “Rất nhiều người chỉ biết hình tôi nhưng
rất ít người biết về cuộc đời tôi. Tôi thật biết ơn vì giờ đây tôi có thể chấp
nhận tấm hình ấy như một tặng phẩm đầy sức mạnh. Và rồi chính tôi phải chọn lựa.
Và rồi tôi có thể dùng tấm hình ấy để làm việc cho hòa bình.”
DCV Online
Không có nhiều báo trong nước đưa tin về sự kiện này và Nick Út được nhắc tới nhiều hơn là Kim Phúc:
Kim Phúc và chồng con hạnh phúc nơi thiên đường... CanadaDCV Online
Không có nhiều báo trong nước đưa tin về sự kiện này và Nick Út được nhắc tới nhiều hơn là Kim Phúc:
Vinh dự gặp Nữ Hoàng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét