Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Hai nhà báo bị đánh ở Văn Giang

Nguyễn Khắc Hào - PCT Hưng Yên: Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền.
Một phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam vừa nói với BBC rằng Hội sẽ tìm hiểu về vụ việc được cho là hai cán bộ, phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) bị hành hung ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong cuộc cưỡng chế của chính quyền địa phương hôm 24/4/2012.
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 5 tháng Năm, ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nói cơ quan này chưa nhận được thông tin về vụ việc được cho là một lãnh đạo Phòng Kinh tế của VOV và một phóng viên đã bị lực lượng cưỡng chế ở huyện Văn Giang hành hung bị thương khi họ có mặt ở hiện trường vụ cưỡng chế đất để xây dựng khu đô thị thương mại – du lịch Ecopark.
Được hỏi Hội sẽ làm gì nếu có hội viên hoặc cán bộ, phóng viên trong lĩnh vực báo chí, truyền thông trong nước bị hành hung, ông Huệ cho hay “Hội sẽ có cách riêng” để giải quyết, nhưng ông không cho biết chi tiết về cách giải quyết cụ thể là gì.
Một Phó Chánh văn Phòng của Hội nói với BBC rằng hội sẽ liên lạc với lãnh đạo VOV, mà cụ thể là ông Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Tiến, để tìm hiểu về sự việc, nhưng cho hay thông thường, Hội vẫn có hoạt động “thăm nom” những hội viên, cán bộ, nhà báo khi họ có vấn đề sức khỏe, nằm viện…
Một nguồn tin từ Hà Nội xác nhận với BBC rằng hôm thứ Ba, 24/4 trong cuộc cưỡng chế chính quyền của huyện Văn Giang, ông Ngọc Năm, Trưởng phòng Kinh tế của Đài tiếng nói Việt Nam và phóng viên Phi Long đã bị hành hung trọng thương cũng như bị bắt giữ.
Một nguồn khác cho hay hình ảnh của vụ hành hung đã được các cư dân mạng ghi hình, âm thanh và loan tải trên mạng, và xác nhận clip video phản ánh vụ tấn công, hành hung nhắm vào hai cán bộ của VOV này có trong một clip video mà BBC Việt ngữ đã đưa tin hôm 25 tháng Tư.
Nguồn này khẳng định hai người đàn ông đội mũ bảo hiểm xe máy “màu trắng” bị hành hung trong clip video là các ông Ngọc Năm và Phi Long, và cho biết ít nhất một người trong số họ đã bị gần hai chục cảnh sát và những người mặc thường phục, đeo băng đỏ “đánh hội đồng” băng dùi cui, chân tay
‘Từ chối bồi thường’
Vẫn nguồn này phản ánh sau sự việc, đến nay, cán bộ bị “hành hung” của Đài VOV đã “đi làm trở lại bình thường,” và nói họ đã “từ chối” nhận một khoản tiền bồi thường “rất nhiều” từ một người được cho là Phó Tổng Giám đốc của Ecopark.
Nguồn tin nói thêm ít nhất một cán bộ của Đài đã phải nằm viện điều trị, với một số “thương tích” trên mặt và cơ thể, sau vụ hành hung và bắt giữ.
Hôm 2 tháng Năm, quan chức tỉnh Hưng Yên đã nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng có những video clip giả trong vụ Văn Giang dùng để ‘bôi nhọ’ chính quyền.
Cáo buộc này do ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên đưa ra trong hội nghị về việc giải quyết khiếu kiện và tiếp dân sáng thứ Tư, theo VietnamNet.
Hôm thứ Bảy 05/05, BBC Việt ngữ đã liên hệ với lãnh đạo Đài tiếng nói Việt Nam và các bộ phận ban ngành, thường trực liên quan, để tìm hiểu phản ứng của VOV về tin về “vụ hành hung”, nhưng chưa thể liên lạc được với bất kỳ ai.
Trong vụ cưỡng chế đất ở khu đô thị sinh thái Ecopark ở Văn Giang hôm 24/4, chính quyền đã sử dụng một lực lượng tới hàng nghìn cảnh sát, an ninh và lực lượng mặc thường phục…
Ít nhất hai chục người dân địa phương “kháng cự” đã bị bắt giữ tại chỗ với cáo buộc “chống người thi hành công vụ,” một số trong số họ đã được thả theo truyền thông từ trong nước.
Nguồn
BBC Tiếng Việt


Bài cũ:
Hải Phòng đệ nhất lươn lẹo

25 nhận xét:

  1. Lời đồng nghiệp vụ Văn Giang
    Đọc báo sáng nay, ít nhất có 3 tờ báo đã đưa tin trên mạng liên quan vụ cưỡng chế Văn Giang, clip đánh người dã man đang lưu hành trên mạng có nạn nhân là nhà báo của VOV.
    Ông Hào, phó Chủ tịch tỉnh Hưng Yên cho đó là clip giả, để bôi nhọ chính quyền tỉnh ông nhưng đó lại là clip đánh 2 nhà báo của VOV. Đánh tới tấp, đánh tàn nhẫn, đánh dã man hai người đàn ông không có tấc sắc trong tay. Dã man thế nhưng ông Hào vẫn cho đó là thù địch là giả là cớ làm sao?
    Hai nhà báo ở VOV là Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long. Hàm của phóng viên VOV ngang với giám đốc sở, còn hàm trưởng phòng phóng viên thời sự là ngang với vụ trưởng một vụ chứ không đùa. Vậy mà vẫn bị lôi ra đánh đập. Lôi cả về VKS và bắt viết tường trình.
    VOV và hai nhà báo đã có đơn gửi công an tỉnh Hưng Yên nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi đáp. Việc này nằm trong tầm tay công an Hưng Yên nhưng họ có muốn làm hay không mới là vấn đề. Bởi chỉ cần giở lại hồ sơ phân công nhiệm vụ rằng, hôm cưỡng chế, ai đảm trách khu vực nhà văn hóa thôn và nghĩa trang liệt sĩ, ai làm đội trưởng khu vực đó thì tròi ra danh sách những ai đứng đó, gọi hòi lại tròi ra ai đánh. Clip rõ ràng, chẳng thể dàn dựng làm gì.
    Một số tờ báo gọi cả Bí thư, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên nhưng không được cầm máy trả lời. Rõ khổ, trước đổ cho thể lực thù địch dựng clip. Nay người trong clip là các nhà báo lên tiếng thì im như thóc.
    Báo Người Lao động trích thuật nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long xác nhận việc bị đánh và nói: “Trên mạng Internet lan truyền một clip về cảnh 2 thanh niên mặc áo sơ mi, đội mũ bảo hiểm bị những người mặc thường phục đeo băng đỏ và cả sắc phục công an đánh chính là chúng tôi. Clip đó phản ánh đúng những gì xảy ra với chúng tôi vào sáng 24-4 tại xã Xuân Quan. Không có sự dàn dựng hay giả tạo nào trong đó cả”.
    “May mắn là khi đó cả hai anh em đều đội mũ bảo hiểm không thì không biết hậu quả đến đâu vì họ dùng dùi cui đánh” – nhà báo Long nói.
    “Thấy Long ôm bụng gục xuống, tôi chạy lại phía lực lượng cưỡng chế và hét lên nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo đang làm nhiệm vụ, sao các anh lại đánh chúng tôi?”. Nhưng những người này không những không nghe mà còn vặn hai tay anh Năm về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực và chửi thề…” – nhà báo Nguyễn Ngọc Năm thuật lại.
    Lời chứng của đồng nghiệp chúng tôi nói như thế. Lại nhớ lời ông Hào, phó chủ tịch Hưng Yên từng trách cứ báo chí đưa tin tuyên truyền chậm. Quân ông đánh báo chí như thế mà còn đi trách báo chí làm chi cho nó nhục ông hè, ông hè, ông hè.

    Trả lờiXóa
  2. Phóng viên Hán Phi Long: Phòng Phóng viên Thời sự Chính trị - Kinh tế, Trung tâm Tin của Đài Tiếng nói Việt Nam:

    Chúng tôi đến xã Xuân Quan vào khoảng 9h00 sáng, sau khi từ trên đê rẽ phải theo con đường bê tông đi vào trong làng, đi được khoảng mấy trăm mét, tôi thấy rất đông người dân đang đứng ngoài đường với vẻ mặt rất căng thẳng, chúng tôi không thể đi tiếp vào được. Sau đó tôi đã quay xe lại, để xe vào sâu trong một con ngõ nhỏ là cổng của 1 hộ dân, tôi khóa xe và lấy máy ảnh nhỏ du lịch mang theo. Khi ra đường tôi mới biết đây là đoạn đường cuối của thôn để ra cánh đồng. Đứng quan sát tôi thấy cách đó khoảng 25-30m, đối diện với những người dân là lực lượng cưỡng chế thi hành bao gồm công an mặc cảnh phục, cảnh sát hình sự có khiên đỡ và cả lực lượng mặc thường phục, (có người đeo băng đỏ, người không đeo), có người mang camera, máy ảnh quay phim.
    Khi đó tôi thấy tình hình rất căng thẳng, một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Một bên là hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng. Một nhóm người ném gạch đá vào hàng rào cảnh sát, nhưng lực lượng cảnh sát chỉ giơ khiên đỡ mà chưa có hành động chống trả nào. Do sợ khi đứng lẫn trong đám đông này kiểu gì cũng bị “tai bay vạ gió” vì rất hỗn loạn, tôi và anh Năm đã đi vào Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện), cách đường có người dân tụ tập khoảng 30m, liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát.
    Sau đó tôi lấy máy ảnh, ra đứng trên tường bao sân của nhà văn hóa đang xây dở để chụp 2 kiểu ảnh làm tư liệu. Lực lượng cưỡng chế từ phía cánh đồng và nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.
    Một nhóm cảnh sát và cảnh sát cơ động lúc này từ trong nghĩa trang liệt sỹ trèo qua tường rào, tiến về phía nhà văn hóa. Lúc này tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng, tay cầm máy ảnh du lịch đứng tại hành lang nhà văn hóa không chụp ảnh nữa. Đi đầu nhóm cưỡng chế tiến về phía tôi đứng là hai công an, một anh thấp nhỏ đeo lon thượng úy đến bên tôi. Một ai đó chửi và hỏi: “Đ. M thằng kia là thằng nào mà vào đây chụp ảnh?” Tôi trả lời ngay:“Tôi là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam” 2 lần. Nhưng họ không nghe, rồi xốc nách tôi kéo về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Lúc này tôi nói lớn hơn, liên tiếp: “Tôi là nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Có gì các anh để tôi giải thích chứ sao lại lôi tôi thế này”? Liền đó, mấy công an viên và những người mặc thường phục khác lao vào, chửi: “Đ.M mày giải thích con mẹ mày à? Đấm chết con mẹ mày đi”.
    Một người lao vào giật máy ảnh trên tay tôi, nhiều công an và người không mặc sắc phục lao vào dùng dùi cui, tay không đấm, đạp, vụt vào mặt, người tôi, lên gối vào ngực tôi, liên tiếp đấm đá, vụt tôi rất mạnh. Lúc này tôi đau quá, máu trên mặt chảy ướt hết áo và quần của tôi, tôi choáng váng gục ngã vào chân tường rào của nghĩa trang liệt sỹ. Mấy bà cụ đứng cạnh đó để xem vụ cưỡng chế thấy vậy mới hô hoán lên rằng, “sao đánh người vô cớ thế, đánh chết người ta rồi”…Thấy vậy, anh Năm lúc đó mới chạy ra và hô hoán nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.
    Sau khi gục xuống đường, mấy công an kia bỏ tôi ra và lao về phía anh Năm đánh anh Năm, khi đó chỉ còn vài công an ở chỗ tôi, tôi đã bám theo mấy cụ già kia trốn vào trong một vườn cây gần đó.

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Ngọc Năm, Trưởng phòng Phóng viên Thời sự Chính trị - Kinh tế, Trung tâm Tin Đài tiếng nói Việt Nam:


    Chúng tôi vào hành lang Nhà văn hóa thôn 1, xã Xuân Quan (nơi đang tụ tập đông người). Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện) liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát một bên là hàng rào cảnh sát (đứng chắn ở gần cổng nghĩa trang liệt sĩ); một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng. Một nhóm người ném gạch đá vào hàng rào cảnh sát liên tục. Nhưng lực lượng cảnh sát chỉ giơ khiên đỡ mà chưa có hành động chống trả nào.
    Tôi thấy tình hình khá phức tạp nên dùng điện thoại di động quay cảnh những người quá khích hò hét, ném gạch với thời lượng 33 giây rồi cất máy vào túi. Chúng tôi tiếp tục đứng tại hành lang nhà văn hóa thôn cách đám đông tụ tập ở đường làng chừng hơn 20 mét.
    Sau thời gian tấn công lực lượng cưỡng chế bằng gạch đá chưa đạt kết quả, nhóm người này lại ném “bom xăng”. Lực lượng cưỡng chế buộc phải nổ pháo. Đám đông tán loạn, còn lực lượng cưỡng chế từ phía cổng nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.
    Tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng mang tên “Bảo Minh” đứng tại hành lang nhà văn hóa thôn 1, thì thấy một nhóm cảnh sát và người mặc thường phục đeo băng đỏ đi vào nghĩa trang liệt sĩ và nhảy qua hàng rào nghĩa trang để sang khu vực nhà văn hóa thôn. Lúc đó tôi nhìn thấy phóng viên Hán Phi Long vẫn đội mũ bảo hiểm đang đứng trên bờ móng nhà văn hóa thôn, tay cầm một máy ảnh du lịch.
    Đi đầu nhóm cưỡng chế là hai công an đến bên Phi Long hỏi gì đó, rồi ngay lập tức xốc nách Long về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Liền đó, một người đeo băng đỏ giật máy ảnh của Long; khoảng gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt vào người; liên tiếp đấm đá anh Long rất mạnh. Thấy vậy, tôi đứng trong hành lang nhà văn hóa thôn, dùng điện thoại để quay hình ảnh này. Nhưng chỉ quay được khoảng 10 giây, tôi thấy Long ôm bụng gục xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi dừng quay, chạy lại phía lực lượng cưỡng chế và hét lên nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.
    Khi chạy tới nơi lực lượng cưỡng chế, tôi lại nói nhiều lần “Chúng tôi là nhà báo làm nhiệm vụ, các anh đừng đánh…”. Họ không những không nghe mà còn vặn hai tay tôi về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực tôi. Lúc đó tôi lại tiếp tục hét lên nhiều lần “Tôi là nhà báo, sao lại đánh tôi?”. Nhưng có người trong nhóm người cưỡng chế còn chửi “Đ. M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi”. Tôi bị mấy người vặn tay về phía sau, dẫn giải về trước cửa nghĩa trang liệt sĩ và tiếp tục đánh hội đồng. Một công an nói lớn “Đừng đánh vào mặt nó”… rồi tôi bị còng tay số 8, mũ bảo hiểm rơi mất lúc nào không biết.
    Còng tay tôi xong, một trung úy (cao, béo) và một thiếu úy (thấp, gầy) áp giải tôi đi theo hướng cánh đồng đang bị cưỡng chế, đến một con đường hai bên trồng tre để chờ xe thùng tới chở đi. Trên đường đi, tôi gặp một số sĩ quan đeo lon thượng tá, trung tá liền nói “tôi là nhà báo” nhưng họ lặng thinh. Một chiếc camera của lực lượng cưỡng chế đã ghi lại hình ảnh tôi bị còng tay số 8 và hai sĩ quan công an áp giải.
    Đợi khoảng hơn 10 phút, tôi bị đưa lên xe thùng cùng với một phụ nữ khoảng ngoài 40 tuổi và một thanh niên 20 tuổi. Cả ba chúng tôi bị còng. Khi lên xe, vị Trung úy áp giải tôi định thu điện thoại của tôi. Nhưng tôi nói “Nếu thu điện thoại của tôi anh phải lập biên bản, vì tôi không biết anh là ai, tên là gì. Điện thoại tôi mất thì ai phải đền? Tôi lại đang bị còng thế này”. Thế là vị Trung úy nọ phải trả lại điện thoại vào túi áo ngực cho tôi

    Trả lờiXóa
  4. Hãy để lương tâm lên tiếng một lần!
    Hoàng Xuân Phú

    Sau khi xem đi, xem lại mấy chục lần đoạn video quay cảnh lực lượng cưỡng chế đánh đập dã man hai người vô tội ở Văn Giang vào sáng ngày 24.4.2012, tôi đã lưu lại cảm xúc phẫn nộ trong bài "Một thoáng nguyên hình". Rồi hồi hộp, thấp thỏm, không biết nạn nhân sống chết thế nào? Tại sao không thấy xuất hiện thêm thông tin về họ?

    Đột nhiên, trong hội nghị trực tuyến về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vào ngày 2.5.2012, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đã báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng:

    "Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền."

    Thật vậy sao? Đoạn video tôi đã xem là giả ư? Vẫn biết là quan chức ngày nay hay nói dối, thường viện dẫn bóng ma "thế lực thù địch" để biện hộ mọi nhẽ, nhưng đó là khi nói với dân, đối tượng mà họ vẫn coi thường. Còn đây lại là báo cáo với Thủ tướng. Chẳng nhẽ "phó tuần phủ" Nguyễn Khắc Hào lại dám lừa cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay sao? Vậy thì, phải chăng mình đã bị mắc bẫy, nhẹ dạ cả tin vào chứng cứ ngụy tạo của "những phần tử chống đối"?

    May thay, từ ngày 5.5.2012, trên mạng internet rộ lên thông tin, chỉ đích danh hai người bị hành hung chính là nhà báo Ngọc Năm và nhà báo Phi Long, thuộc Trung tâm Tin của Đài Tiếng nói Việt Nam, và ông Ngọc Năm còn là Trưởng phòng Thời sự, Chính trị - Kinh tế. Nhiều người cho rằng Đài Tiếng nói Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam phải lập tức lên án việc hành hung phóng viên của họ. Tôi thì không nuôi ảo vọng ấy, mà chỉ chờ đợi hai ông Ngọc Năm và Phi Long công khai lên tiếng, ít nhất là khẳng định rằng đoạn video kể trên đã phản ánh đúng sự thật và họ chính là nạn nhân.

    Kỳ vọng như vậy không phải là quá nhiều. Nếu là nhà báo tử tế, chứng kiến cảnh người dân vô tội bị hành hung dã man, thì họ đã phải tố cáo trước công luận. Huống chi họ chính là nạn nhân, với "tư liệu đầy mình", hằn vết trên da thịt... Tôi càng hy vọng hơn, khi biết ông Ngọc Năm đã từng tuyên bố: "Nhà báo thấy sai mà không lên tiếng là có tội."

    Song đợi mãi không thấy tăm hơi, tôi đành phải cất công tìm kiếm, và cuối cùng cũng tìm thấy... Hóa ra, ngày 26.4.2012, khi vết thương có lẽ còn chưa lành, ông Ngọc Năm đã công bố tác phẩm mang tựa đề "Hoàn thành cưỡng chế 72 ha đất ở Văn Giang - Hưng Yên", trong đó tuyệt nhiên không nhắc đến thảm cảnh đã diễn ra trên đất Văn Giang, mà chỉ duy trì lối viết "truyền thống":
    .
    "Ngày 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp, thuộc xã Xuân Quan, theo đúng quy định của pháp luật, để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang..."

    Vì sao lại viết như vậy, sau khi đã trực tiếp chứng kiến và nếm trải vụ đàn áp ở Văn Giang, hỡi ông Nguyễn Ngọc Năm? Bản thân bị nện vào đầu, bị đấm vào mặt, mà vẫn lặng thinh, lại còn lạnh lùng tuyên bố là "... đã tiến hành cưỡng chế... theo đúng quy định của pháp luật". Liệu nhân dân, nhất là dân oan bốn phương, có thể trông cậy vào những nhà báo với lương tâm và lòng tự trọng như thế hay không?

    Nếu các ông cho rằng chức trách của mình là phải bóp méo sự thật cho vừa ý cấp trên, thì không nên xưng danh nhà báo, mà hãy thẳng thắn thừa nhận rằng mình chỉ hành nghề viết thuê.

    Nếu các ông không nghĩ như vậy, mà muốn xứng danh nhà báo chân chính, thì hãy viết sự thật! Hãy để lương tâm lên tiếng một lần!

    Hà Nội, ngày 8.5.2012
    Nguồn: Hoang Xuan Phu's Home page.

    Trả lờiXóa
  5. Tâm tư của một nhà báo chưa bị đánh
    Nhà báo HỒ BẤT KHUẤT

    Trong những ngày qua, rất nhiều người gọi điện cho tôi hỏi về vụ cưỡng chế ở Văn Giang, về hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh. Tôi trả lời ậm ừ vì chưa nắm được vấn đề. Rồi tôi bỏ thời gian, công sức để tìm hiểu và gần như muốn hét lên. Nhưng thôi, chuyện to tiếng hãy để sau. Bây giờ chỉ xin nói lên tâm tư, suy nghĩ của mình – một người làm báo có thâm niên.

    Vừa giận, vừa thương các nhà báo bị đánh

    Tôi xin giới thiệu đầy đủ và rõ ràng luôn:

    Tôi họ tên là Hồ Bất Khuất, sinh ngày 08/8/1958 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tôi bắt đầu tham gia làng báo vào tháng 1 năm 1983 tại Tạp chí Cộng Sản sau khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô. Sau hơn 10 năm làm báo, tôi trở lại nước Nga và bảo vệ luận án Tiến sỹ tại Khoa Báo chí Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov vào tháng 5/1995.

    Về nước, tôi vừa viết báo, vừa tham gia giảng dạy. Tôi không bao giờ nghĩ mình là thầy, còn những người học đại học báo chí tại chức và sau đại học là học trò. Tôi luôn xem đó là những đồng nghiệp. Nhưng dù sao tôi cũng đã từng đứng nói, còn họ ngồi nghe. Bây giờ họ là những người có vai trò rất lớn ở nhiều cơ quan báo chí. Tôi rất mong là họ đứng về phía những nhà báo bị đánh.

    Những năm qua, thông tin về nhà báo bị hành hung khá nhiều. Tôi tự nhủ: “Báo chí là nghề nguy hiểm, đã theo nghề thì phải chấp nhận thôi”. Nhưng nay việc hai nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam bị đuổi đánh dã man, tôi không im lặng được nữa.

    Tôi đã xem đi, xem lại clip một lũ người mặc sắc phục và thường phục có đeo băng đỏ ở tay đuổi đánh hai người đàn ông đội mũ bảo hiểm. Hai người đó chỉ chạy và chịu trận, hoàn toàn không có bất cứ hành vi chống đối nào. Tôi vô cùng căm tức những kể dùng gậy gộc, chân tay đánh hai người đàn ông đó. Tôi vô cùng thương cảm họ, mặc dù lúc đó tôi không biết họ là ai.

    Nay biết hai người bị đánh đó là Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm – hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam.

    Khi biết điều này, tôi đã để rơi nước mắt. Nước mắt rơi không chỉ là sự thương cảm, mà còn là sự uất hận. Trước hết, tôi thương các anh. Vì nước, vì dân đi làm nghề đàng hoàng thế mà lại bị người nhà nước đánh đuổi. Sau đó là tôi hận các anh. Bị đánh đau thế, nhục nhã thế sao hàng chục ngày sau mới lên tiếng?!

    Theo như báo chí viết, các anh bị đánh, bị giật máy ảnh, bị thu Thẻ Nhà báo, Thẻ Đảng viên, bị còng tay… Nhưng chiều 24/4 các anh đã về cơ quan ở Hà Nội rồi. Lúc này ai cấm các anh lên tiếng?

    Trả lờiXóa
  6. Mong những người quen biết của tôi không bịt miệng các anh!

    Tôi có quen biết ông Nguyễn Đăng Tiến – Đương kim Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Namvà ông Vũ Văn Hiền (quê ở Hưng Yên) – Cựu Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, hiện là Phó Ban Lý luận trung ương gì đó, có con tên Tuấn, hình như nay là Phó Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam. Những người này có ngăn cản các anh lên tiếng không?

    Tôi biết, một số người vì chức tước, vì bổng lộc, vì kém cỏi nên đã im lặng. Không những thế, họ còn bắt những người dưới quyền mình im lặng theo. Trong trường hợp này, tôi hy vọng những người quen của tôi không làm như vậy.

    Các anh đã chịu đau, đã im lặng nhưng giờ đã lên tiếng. Các anh bị đau về thể chất, còn chúng tôi – những đồng nghiệp của các anh chịu đau về tinh thần. Chúng ta không nên chịu đau đớn mãi. Việc này phải làm cho ra nhẽ.

    Trước hết tôi muốn nói đến cái clip đánh người và ý kiến của ông Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, Bùi Huy Thanh.

    Tôi muốn nói với ông Thanh thế này: Nhìn vào clip đánh người, tôi không nghĩ những người đánh đó là những người đi thi hành công vụ. Tôi không nghĩ đó là những người công an được đào tạo, mà đó chỉ là một mớ côn đồ. Họ hàng mấy chục người, có vũ khí trong tay chạy theo đánh hai người không hề chống đối. Vì vậy dù hai người bị đánh là nhà báo hay dân thường thì những kẻ đánh họ cũng chỉ là những người được giáo dục rất ít. Nếu họ là những người đã được đào tạo qua trường lớp, tôi đề nghị thanh tra những cơ sở giáo dục mà họ đã từng học. Dân không nộp thuế để đào tạo ra những người công an như vậy!

    Mà lập luận của ông Chánh văn phòng Thanh cũng rất buồn cười: “… hiện phía cơ quan chức năng chưa thể đưa ra kết luận về vụ việc vì chỉ mới nhận được tường trình một phía, từ các nhà báo”. Thử hỏi những kẻ gây hại cho người khác có bao giờ đến báo với cơ quan chức năng trước khi người bị hại kêu cứu chưa? Thậm chí khi bị bắt, bị tra hỏi, chúng còn chối quanh nữa là!

    Xin được hỏi những người có chức, có quyền?

    Trở lại chuyện các nhà báo bị đánh. Trên thế giới, người ta công nhận nhà báo là nghề nguy hiểm. Họ bị chết ở nơi chiến sự, họ (những nhà báo tham gia phe phái) bị phe đối lập lăng mạ, họ bị những người dân cho là phản ánh không trung thực tẩy chay, xua đuổi. Nhưng đấy là những nhà báo ở nước ngoài.

    Còn ở ViệtNamhiện nay không có chiến sự, không có phe đối lập, dân không xua đuổi, tẩy chay… Tại sao nhà báo vẫn bị đánh nhỉ?

    Tìm hiểu sâu thêm thì được thấy, nhà báo chủ yếu bị công an và những kẻ bất hảo được chính quyền thuê đánh (“Liên minh” chính quyền – đầu gấu là vô cùng nguy hiểm). Bị công an và đầu gấu đánh thì rõ ràng bản thân nhà báo rất khó chống đỡ. Nhà báo ViệtNamchỉ mong được chính quyền và nhân dân bảo vệ thôi.

    Nhưng trước khi được chính quyền và nhân dân bảo vệ, cánh nhà báo chúng ta phải tự bảo vệ mình. Trước hết, chúng ta phải dùng uy lực của những người người có chức, có quyền đã và đang là nhà báo. Trong bộ máy của Đảng và Nhà nước hiện nay, có rất nhiều nhà báo. Điển hình là ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam. Ông Trọng trước đây làm ở Tạp chí Cộng Sản, từ phóng viên thường lên chức Tổng biên tập. Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, trước đây làm ở Báo Nhân Dân, cũng từ phóng viên tới chức Tổng biên tập; Ông Huynh còn đã từng làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Nếu hai ông này mà lên tiếng bảo vệ nhà báo, Giám đốc công an tỉnh Hưng Yên hay Bí thư Tỉnh ủy cũng không thể xem thường.

    Trả lờiXóa
  7. Nhưng cho đến giờ phút này, hai ông Trọng và ông Huynh chẳng hé răng nói một lời. Các ông không nói nên chẳng biết thái độ của các ông ấy ra sao. Đến ông Nguyễn Đăng Tiến – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cũng im lặng nốt.

    Vì sao các ông không lên tiếng? Các ông cho rằng đây là vụ việc nhỏ nhặt không đáng để các ông ấy quan tâm? Nếu các ông ấy không từng là nhà báo, cũng không nên nghĩ như vậy. Người của chính quyền đánh dân thường cũng là chuyện to rồi. Đây lại là người của chính quyền địa phương đánh nhà báo của Đài Đảng trung ương. Chuyện nghiêm trọng quá đi chứ lị! Đừng quên rằng, những vụ việc ở Trung Đông vừa qua (dân biểu tình làm chính quyền ở nhiều nước sụp đổ) bắt đầu bằng việc một người bán hàng rong ở Yemen tự thiêu vì bị cảnh sát ức hiếp!

    Có lẽ các ông ấy đang cân nhắc cần bảo vệ ai trong vụ việc này. Bảo vệ các nhà báo hay bảo vệ những người nhân danh chính quyền? Đây chưa phải là việc quá nan giải nhưng vẫn là lựa chọn khó khăn với những người đã từng là nhà báo, nay có quyền cao, chức trọng.

    Còn những người đang là nhà báo, cụ thể là những người lãnh đạo cao nhất ở Đài Tiếng nói Việt Nam, những người làm ở Hội Nhà báo Việt Nam– họ có trách nhiệm trực tiếp phải bảo vệ cán bộ của mình, hội viên của mình. Nhưng rõ ràng họ đang im lặng, hoặc tỏ ra ngập ngừng, nghe ngóng. Họ đang chờ xem những người như ông Trọng, ông Huynh có thái độ thế nào. Tôi thấy cách nói của đại diện Hội Nhà báo nhạt lắm! Cái “chết” của nhà báo chúng ta là ở chỗ đó – những người có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ mình lại sợ những người có chức quyền cao hơn.

    Do vậy, chúng ta – Những người trực tiếp cầm bút và cầm ống kính, máy ảnh phải tự bảo vệ mình thôi. Chúng ta bảo vệ mình theo cách của mình: Nói lên sự thật và chấp nhận thiệt thòi, hy sinh. Chỉ có điều: Chúng ta không chụi hèn, chịu nhục.

    H.B.K.

    Trả lờiXóa
  8. Vụ đánh 2 nhà báo VOV: Người trong cuộc lên tiếng
    TT - Ngày 9-5, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm - trưởng phòng phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam - đã có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ về việc bị công an đánh khi đang tác nghiệp tại Văn Giang (Hưng Yên)
    Cũng hôm qua, ông Bùi Huy Thanh - chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên - xác nhận lãnh đạo tỉnh này đang yêu cầu làm rõ vụ việc.

    “Tôi bị đánh và còng tay”
    Khẳng định rằng mình đã tuân thủ đúng pháp luật về báo chí đồng thời làm theo chỉ đạo của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cho biết ông từng đến nhiều “điểm nóng” nhưng chưa bao giờ nghĩ đến tình huống mình bị công an đánh. Ông Năm nói tiếp:

    - Trước ngày diễn ra việc cưỡng chế, tôi có dự buổi họp báo do Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên chủ trì. Trong buổi họp báo đó, đại diện tỉnh Hưng Yên (chánh văn phòng) đã trả lời rằng các nhà báo không nên đến khu vực cưỡng chế. Lý do đưa ra là để đảm bảo an toàn cho các nhà báo. Tuy nhiên, không có bất cứ quyết định nào bằng văn bản về việc này. Là nhà báo, tôi cần phải đến tận hiện trường quan sát để có thông tin định hướng một cách đúng nhất theo cách tiếp cận mà luật pháp cho phép.

    * Tình huống nào khiến ông bị đánh hội đồng và bị còng tay?
    - Đang đứng quan sát thì tôi nhìn thấy anh Hán Phi Long (phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam - VOV) bị một người mặc sắc phục công an đến hỏi. Nội dung hỏi gì tôi không nghe rõ, nhưng ngay sau đó họ xốc nách Long đẩy vào sát tường bao của nghĩa trang liệt sĩ cạnh đó. Tôi thấy hàng chục người gồm cả công an đánh Long bằng dùi cui, vụt vào mặt và đầu. Thấy đồng nghiệp bị đánh hội đồng, ôm bụng gục xuống, tôi chạy sang và hét lên nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, chúng tôi ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Sao các anh lại đánh nhà báo? Không được đánh, chúng tôi là nhà báo”. Họ buông Long và quay lại đánh tôi (như trong clip) và còng tay, mặc cho tôi ra sức thanh minh tôi là nhà báo. Nhưng cũng may, trong lúc họ tập trung đánh tôi, Long kịp chạy thoát và được người dân đưa ra trạm y tế cấp cứu. Tôi được dẫn giải lên xe thùng cùng với hai người dân, có cả phụ nữ, về Viện KSND Văn Giang để lấy lời khai.

    Trả lờiXóa
  9. * Đến khi nào thì lực lượng cưỡng chế, bao gồm công an, biết anh là nhà báo?
    - Ngay sau khi đưa vào viện kiểm sát, tôi yêu cầu cảnh sát lấy từ túi áo tôi để kiểm tra các loại giấy tờ, họ mở còng cho tôi để lấy lời khai. Họ lập biên bản tạm giữ của tôi thẻ nhà báo, thẻ Đảng, thẻ hội viên Hội Luật gia Việt Nam, chứng minh nhân dân và điện thoại.

    Họ giữ tôi tại trụ sở viện kiểm sát và Công an huyện Văn Giang để lấy lời khai hai lần. Ngay trước khi hoàn thành các thủ tục, tôi đề nghị với một thiếu tá, người lấy lời khai của tôi (anh Tiến, đội trưởng đội trọng án), để viết một lá đơn gửi giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên với ba nội dung: lãnh đạo Công an tỉnh cần có buổi làm việc với lãnh đạo của chúng tôi (trước nghỉ lễ 30-4) để làm rõ đúng sai, ai có lỗi phải chân thành nhận lỗi; tìm ra những người ra lệnh và người đánh chúng tôi để kiểm điểm, xử lý, rút kinh nghiệm; bồi thường tổn thất về sức khỏe, danh dự, tinh thần cho chúng tôi, nhất là phóng viên Phi Long. Sau đó một tuần không nhận được hồi âm, tôi có gọi điện hỏi anh Ngạn, giám đốc Công an Hưng Yên, anh Ngạn nói chưa nhận được. Ngày 2-5, tôi tiếp tục làm đơn lần thứ hai với nội dung tương tự. Ngày 3-5, giám đốc Trung tâm tin (thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam) gửi công văn đến công an tỉnh.

    * Có bao giờ anh nghĩ mình sẽ bị đánh như việc đã xảy ra hôm 24-4?
    - Gần 15 năm làm báo, tôi đã đến rất nhiều điểm nóng trong nước và cả nước ngoài, những nơi thiên tai, lũ lụt nguy hiểm. Tôi cũng đã nghĩ đến những chuyện rủi ro giống như những người làm báo khác nhưng đó là chuyện chẳng may “tên rơi đạn lạc”, chưa bao giờ tôi cho rằng mình bị đánh như ở xã Xuân Quan hôm 24-4.

    * Anh nói thế nào khi sự việc xảy ra đã nửa tháng mà không hề nhận được phản hồi từ Công an tỉnh Hưng Yên?
    - Điều này để dư luận đánh giá thì rõ hơn. Tôi cũng không nằm ngoài phạm vi đó.

    Trả lờiXóa
  10. Ngày 16-5 sẽ nghe các bên giải trình
    Chiều 9-5, ông Bùi Huy Thanh - chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên - đã có cuộc làm việc với phóng viên một số báo xung quanh việc hai phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam xác nhận bị lực lượng chức năng hành hung gần khu vực cưỡng chế thu hồi đất tại xã Xuân Quan hôm 24-4.

    Ông Thanh cho biết: “Ngày 8-5, đang họp Hội nghị trung ương 5 nhưng cả Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thông đã gọi điện về yêu cầu giải quyết khẩn trương sự việc này. Sáng nay (9-5), Vụ Pháp chế Văn phòng Chủ tịch nước cũng về làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên về toàn bộ vụ việc liên quan đến thu hồi đất tại Văn Giang, trong đó có nội dung hai nhà báo bị đánh. Cùng ngày, tôi đã làm việc với giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên Trần Huy Ngạn để thông báo yêu cầu của chủ tịch UBND tỉnh. Sau đó yêu cầu tổ công tác số 1, chốt số 3 xã Xuân Quan tường trình cặn kẽ sự việc. Ngày 16-5, UBND tỉnh Hưng Yên sẽ có cuộc họp để nghe các bên tường trình sự việc, trong đó có lãnh đạo công an tỉnh, hai phóng viên và cơ quan quản lý họ là Đài Tiếng nói Việt Nam”.

    “Quan điểm chỉ đạo về vụ việc này là xử lý nghiêm khắc nếu đúng đó là sai phạm của lực lượng chức năng. Chúng tôi mong hai nhà báo cung cấp băng gốc cho cơ quan công an vì phải có đầy đủ vật chứng, nhân chứng mới sớm xử lý được. Hơn nữa, cũng phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc” - ông Thanh nói.

    Khi phóng viên hỏi hai nhà báo đã xác nhận việc họ bị đánh, việc yêu cầu cung cấp băng gốc ghi lại chuyện bị đánh là rất khó vì hai nhà báo không phải người quay được cảnh chính mình bị đánh, ông Thanh cho rằng: “Phải có đầy đủ chứng cứ mới xử lý được vì hai nhà báo xác nhận mình bị đánh chỉ mới là một chiều, xem trên clip chỉ thấy người bị đánh đội mũ bảo hiểm, chưa rõ mặt là nhà báo thật hay không, giữa chuyện nhà báo đang tác nghiệp mà bị đánh và người chống đối bị đánh có tính chất rất khác nhau”. “Quan điểm là giải quyết thấu tình đạt lý, nhìn nhận ở mọi góc cạnh” - ông Thanh nhấn mạnh.

    Ông Thanh tâm sự thêm: “Hôm đó tôi ngồi tại sở chỉ huy dã chiến, cầm bộ đàm chỉ đạo liên tục. Mình chỉ sợ trời nóng quá nên anh em cũng nóng lên, hung hăng làm chuyện gì đó không hay. Tôi luôn yêu cầu anh em phải hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn, thuyết phục nhân dân. Đến chiều 24-4, thấy anh em phản ảnh có một nhà báo bị bắt, tôi yêu cầu kiểm tra và phải thả ngay. Dù chưa có kết luận cuối cùng về tính thực hư của clip hai nhà báo bị hành hung nhưng dù đó là cảnh hành hung nhà báo hay dân cũng rất phản cảm”.
    HOÀNG ĐIỆP - LÊ KIÊN

    Trả lờiXóa
  11. Bây giờ mọi chuyện đã rõ, báo Tuổi trẻ đã đăng phỏng vấn nhà báo Nguyễn Ngọc Năm, người bị công an đánh khi đang tác nghiệp tại Văn Giang. Mình tính thôi không nói chuyện đó nữa. Nhưng nghe ông Bùi Huy Thanh – chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên phát biểu với báo Tuổi trẻ mình lại nổi điên.

    Ông Thanh nói thế này: “Quan điểm chỉ đạo về vụ việc này là xử lý nghiêm khắc nếu đúng đó là sai phạm của lực lượng chức năng. Chúng tôi mong hai nhà báo cung cấp băng gốc cho cơ quan công an vì phải có đầy đủ vật chứng, nhân chứng mới sớm xử lý được. Hơn nữa, cũng phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc”

    Thoạt nghe có vẻ tử tế nhưng chỉ cần để ý chút xíu sẽ thấy đó là lối phát ngôn không ngu xuẩn cũng đểu cáng.

    Băng gốc nào? Không lẽ người bị đánh quay được cảnh họ bị đánh sao?

    Nếu không xưng là nhà báo thì việc bị đánh là đáng kiếp sao?

    Chẳng có nhà báo nào trên đời bị đánh khi tác nghiệp lại không kêu to lên mình là nhà báo đâu, ông Thanh ơi! Không nhà báo nào ngu đến vậy đâu, ông đừng suy đầu ta ra đầu người.
    Mình không nghĩ ông Thanh lại ngu xuẩn thậm tệ như vậy. Cũng giống như ông Hà Minh Huệ Phó Chủ tịch Hội vừa mới lên tiếng: “Cần phải xem xét xem 2 nhà báo của đài VOV hoạt động nghề nghiệp có đúng quy định hay không”. Mình cũng không tin, không thể tin nổi, một ông phó chủ tịch Hội nhà báo lại nói năng như thế. Giả ngô giả ngọng, giở món lí điềm ra đề chạy tội cho bè lũ hại dân hành dân chăng? Chắc vậy.

    Tối qua đi nhậu, tình cờ ngồi gần một ông quan to đã về hưu. Mình nói với ông ấy, nói những kẻ ngu mà vẫn thăng tiến ầm ầm thời nào cũng có, nhưng thời này quá nhiều, nhiều một cách bất thường. Ông ấy cười, nói em ơi, chỉ số IQ thấp nhưng chỉ số đểu, chỉ số lưu manh của bọn đó cực cao . Thời này là thời của bọn đó.

    Nguyễn Quang Lập

    Trả lờiXóa
  12. Trong khi Biển Đông không ngừng dậy sóng ba đào, mới đây biên tập viên đài CCTV đã "lỡ mồm" gọi Philippines là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, khiến dân Phi càng bừng bừng phẫn nộ để sẵn sàng cho cuộc xuống đường vào thứ sáu tuần này, thì ở Việt Nam đang loay hoay đối phó chuyện "trong nhà" với ruộng vườn, cây kiểng, ao cá qua cuộc cưỡng chế tại Vụ Bản không kém phần rùng rợn so với Văn Giang vừa xảy ra chưa đầy nửa tháng trước.

    Song song với cướp đất, giới cầm quyền VN tiếp tục cướp "Quyền Lên Tiếng" của người dân. Họ không chỉ cướp cái quyền ấy từ những nông dân chân đất, mà họ cướp từ cả những người của họ qua hai ông "nhà báo" Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long - thuộc biên chế VOV - đơn vị truyền thông hoành tráng nhất nhì Việt Nam.

    Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh cay đắng và chua chát nhận định, nếu không có "rác rưởi" của giới Blogger tự do, hai ông "nhà báo" này khó có cơ hội để cất lên tiếng lòng trong một việc làm mà chính ông Năm cho biết tác nghiệp theo sự phân công của ban lãnh đạo VOV theo hướng "cuộc cưỡng chế là đúng pháp luật"(!).

    Nhà báo Võ Văn Tạo đem con chó ra so còn sướng hơn cái nghiệp cầm bút thì nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh dùng chữ "xổng chuồng" để mỉa mai cho cánh nhà báo trong nước đồng loạt "ẳng ẳng" sau khi đồng nghiệp xa lắc xa lơ tận bên Anh Quốc (nghĩa là đài BBC) "moi móc" đầu tiên để công bố hai người trong đoạn clip bị đánh chính là một trưởng phòng của VOV và một phóng viên thuộc quyền của ông ta. Người dân thấy lại hiệu ứng "BẦY ĐÀN" của những người cầm bút trong nước và lời xỉa xói của Nguyễn Văn Thành - Bí thư Hải Phòng bỗng ong ong trong đầu với chữ "hùa vào" được xáng thẳng vào đầu những ai đã hòa điệu mắng chửi... bọn cướp ngày!

    Trách chi một tay "công an" mắng thẳng vào ông Năm rằng: Đ.M, nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày luôn! Rõ, "bọn cướp" vô cùng căm thù người cầm bút vạch trần tội ác của chúng.

    Tội cho ông Năm và ông Long, bởi hai ông đang vâng lệnh cấp trên với bằng chứng chính ông Năm cho biết đã quay phim vài mươi giây duy chỉ hình ảnh người dân Văn Giang ném đá vào lực lượng công quyền, đó như là hành vi chứng minh ông tố cáo người dân quá khích và đứng về phía lực lượng công quyền! Sao thế?! Bọn cướp nghi ngờ. Chúng không tin ai cả. Ngay cả khi Ngọc Năm và Phi Long lên tiếng là "nhà báo"! Chúng không biết, chúng không hiểu bởi chúng chỉ là những con robot không hơn không kém. Hơn thế, chúng đang say máu! Chúng hành xử cũng bởi cấp trên của chúng và cấp trên ông Năm thiếu sự... "hiệp đồng tác chiến"!!! Nếu cấp trên hai bên có sự trao đổi, chắc chắn hai ông sẽ bình an vô sự. Sao thiếu phối hợp nhịp nhàng như lời Đảng luôn dạy?! Cũng bởi chẳng bên nào tin bên nào, dù họ cùng mục đích - bảo vệ cho bọn cướp, như Trần Mai Hạnh (nguyên Tổng thư ký hội nhà báo VN), Phạm Sỹ Chiến (nguyên Viện phó VKSNDTC), Bùi Quốc Huy (nguyên Thứ trưởng Bộ CA) đã bảo vệ Năm Cam bình an trong một thời gian dài để tung hoành ngang dọc gây chết chóc khắp Saigon một dạo.

    Hai ông "nhà báo" này cũng dở ẹc! Chủ quan! Giá như hai ông chú tâm hơn trước một tình hình căng thẳng đầy mùi bạo lực thì phải nhớ nghiệp vụ cải trang là điều các nhà báo luôn được trang bị trong các bài học trên lớp. Rõ, quá chủ quan! Chỉ cần một cái băng đỏ trên bắp tay, hai ông sẽ thong dong mà "tác nghiệp"! Mà mang "chiến công hiển hách" về cho "phe nhà" với cái gọi là "cưỡng chế đúng pháp luật"!

    Hoặc láu lỉnh hơn một tí, khi bị chận bắt, ông Năm chỉ cần rỉ tai: "phe mình, phe mình" và chìa ngay đoạn phim quay duy chỉ người dân Văn Giang ném đá thì đã... tránh được trận đòn nhừ tử rồi! Cay đắng!

    Trả lờiXóa
  13. Giả sử chiến sự bùng nổ thì trông mong gì những ông này nhỉ?! Các "phóng viên chiến trường" ngày xưa tại Việt Nam chắc cũng ê chề khi nhìn thấy hậu bối lơ ngơ lóng ngóng như thế! Đã mang danh "nhà báo" thì không những giỏi nghề mà còn phải khôn ngoan, láu lỉnh, phản ứng mau lẹ trước mọi tình huống. Hai ông này mà đi chiến trường hành nghề chắc tiêu quá!

    Có phải đó là sản phẩm của nền giáo dục đào tạo ra những nhà báo nếu không gian manh, giảo hoạt như: Hồ Thu Hồng, Hữu Ước, Quý Thanh, Nguyễn Văn Minh, Hồng Đại Quang, Trần Bình Minh, Trần Gia Thái, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh v.v...thì lơ ngơ, lóng ngóng như Nguyễn Ngọc Năm, Hán Phi Long? Tự hỏi, không biết người dân thật sự trông mong gì ở các nhà báo này? Bởi những nhà báo đúng nghĩa như Đoan Trang, Hoàng Khương, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến v.v...có xin cũng chẳng ai dám "phân công" họ ra hiện trường?!

    Xem lại đoạn clip, ông Long với tác phong khá nhàn nhã, vô can, tự dưng bị cả bầy công an lôi ra hè nhau đập, quả là chẳng ai hiểu nổi cho đến khi biết hai ông ung dung đến hiện trường theo... phân công! Trước đó, đa số mọi người đều nghĩ đó là hai người dân trong vùng bị đánh đập.

    Có người đã gọi việc hai ông "nhà báo" này bị đánh là "quân mình đánh quân ta", người khác thì nói "quả báo nhãn tiền", nhiều người thắc mắc ông Năm cũng đã từng có những bài báo lên tiếng về những tiêu cực, khuất tất cũng như lên tiếng cho người dân thấp cổ bé họng(1) sao giờ lại như thế?! "Ngu trung" và "mù quáng tuân theo" có thể lý giải cho hành động ông Năm và ông Long không? Nếu quả vậy, ông Võ Văn Tạo viện con chó ra để so sánh thân phận là chưa đủ mà đức tính trung thành tuyệt đối của chó là yếu tố đặc trưng mà ông Tạo quên lý giải cho thêm mặn mòi bài báo!

    Đáng kiếp cho cái nghiệp cầm "bút có lông" cho thằng khác... đái! Ôi! Những nhà báo "của nhân dân chúng tôi"! Những "nhà báo" Hữu Ước, Hồ Thu Hồng, Trần Bình Minh, Trần Gia Thái, Hồng Đại Quang v.v... sao chưa thấy "hùa" theo sủa khi đồng loại bị đánh đau như thế!

    Vẫn biết chì chiết càng làm đau lòng thêm cho những ai cầm bàn phím như cầm chén cơm! Phải vậy thôi! Nhưng lương tri đâu? Lòng trắc ẩn trước đồng bào đau khổ đâu?
    ***
    Trong khi ngày tự do báo chí thế giới qua chưa bao lâu, giữa các nhà báo bị cầm tù bởi các chế độ độc tài, tàn bạo: Cuba, Syria, Eritrea, Ecuador... bút danh Điếu Cày - Việt Nam hãnh diện đứng giữa những người cầm bút được trân trọng nhắc nhớ bởi Tổng thống Hoa Kỳ thì cánh cầm bút trong nước thêm muối mặt với sự bê bối nói trên.

    Càng xúc động về cái tên Điếu Cày được vinh danh, càng hổ thẹn cho cánh nhà báo trong nước đang bẻ cong ngòi bút, lại càng quặn lòng hơn cho Hoàng Khương đang tiếp tục bị tạm giam vô lý, càng thương cho phận hẩm hiu của Người Buôn Gió, Mẹ Nấm, Phạm Hồng Sơn, Lê Quốc Quân, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy, Đặng Bích Phượng, Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Tạ Phong Tần, Đinh Đăng Định, Anh Ba Sài Gòn v.v... bởi họ quá trơ trọi và tự chống chọi để bảo vệ bản thân!

    Càng se sắt lòng khi nghĩ về Paulus Lê Văn Sơn. Anh không bao giờ còn cơ hội nhìn mẹ mình một lần cuối bởi sự hẹp hòi đê tiện của CSVN!
    ***
    Trong số những blogger đang chịu căng thẳng thần kinh, đang chịu tù đày chẳng ai được cấp cái thứ gọi là "thẻ nhà báo", tuy vậy, người dân côi cút lại đang trông vào những "kẻ" chẳng phải là nhà báo này!
    Họ - chính Họ xứng đáng được gọi là "Nhà Báo" vậy!
    Nguyễn Ngọc Già

    Trả lờiXóa
  14. Thuy Cuc FB - Có một nhà báo và một con chó bị bọn ăn cướp đánh chết, hồn xuống âm phủ gặp Diêm Vương kêu oan.

    Diêm Vương liền phán hỏi:
    - Chúng mày ra chỗ ăn cướp để làm gì mà bị đánh chết?.

    Cả hai đều thưa:
    - Dạ! Chúng con ra đấy làm nhiệm vụ ạ!.

    Diêm Vương hỏi tiếp:
    - Thế có giấy tờ gì không?.

    Chó thưa:
    - Con là phận chó, thấy quân trộm cướp thì ắt phải chạy đến, chứ làm gì có giấy tờ ạ!

    Diêm Vương phán:
    - Ừ!. Chó mà bị ăn cướp đánh chết, thì đương nhiên là đang thi hành công vụ rồi!.

    Còn nhà báo thì thưa:
    - Con đúng là được cơ quan cử ra đấy, nhưng khi chết không ai biết mà đốt giấy tờ theo, nên giờ không có đây ạ!.

    Diêm Vương phán:
    - Thiếu giấy tờ thì mày chết là không oan, ai bảo hiếu kỳ mà làm gì?.

    Diêm Vương lại xét hỏi tiếp:
    - Chúng mày nói là bị đánh, vậy có bằng chứng gì không?. Nếu nhà báo thì phải có máy quay, đưa ngay cái băng gốc ta xử cho?.

    Nhà báo thưa:
    - Dạ! Con bị chúng nó xúm vào đánh hội đồng tới tấp, làm sao mà quay được ạ!

    Chó nhanh trí đáp:
    - Bây giờ là thời đại công nghệ thông tin, ngài cứ lên mạng xem ắt là có ngay đấy!.

    Trả lờiXóa
  15. Diêm Vương gật gù khen phải, đoạn sai người lên trần gian tải băng trên mạng về xem, xong xuôi liền phán:
    - Đúng là có cảnh bọn cướp hành hung thật, đánh như vậy trông phản cảm quá! Nhưng cần phải xác định xem có đúng là chúng mày ở trong đoạn băng đó không?.

    Quỷ sứ đứng cạnh liền tâu:
    - Bẩm Diêm Vương, thần xem băng kỹ lắm! Con chó bị đánh, nó chìa mặt ra nên nhìn rõ, đúng là chó này rồi!. Còn người bị đánh trong băng nó ngu quá, cứ cúi mặt ôm lấy đầu, nên chả biết được thằng nào cả!.

    Diêm Vương lại hỏi tiếp:
    - Thế nghe nói trên đó nhà báo oai lắm mà!. Khi bị đánh, sao không xưng danh ra mà dọa bọn nó?.

    - Dạ bẩm, con đã xưng danh nhưng còn bị bọn nó còn chửi cho. Bậy lắm, không nói ra được ạ! – Nhà báo thưa.

    - Cứ nói đi, ta không bắt tội đâu – Diêm Vương bảo.
    - Dạ nó chửi: “Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi!”.

    Diêm Vương nghe vậy bèn thôi không xét hỏi nữa, Ngài xem kỹ lại đoạn băng một lần nữa, xong liền phán:

    - Ta chẳng nghe được gì cả, hình như chỉ có tiếng ồn như chó sủa mà thôi. Đấy!. Cứ sủa nhanh như chó giờ có phải đỡ hơn không?. Nay ta thấy đúng là chó chết oan thật, nên cho đầu thai lại làm chó cảnh. Còn thằng nhà báo chết là phải rồi, lại còn khai gian. Bay đâu! đem nó bỏ vào vạc dầu cho ta!.

    Hồn nhà báo nghe vậy liền quỳ xuống, vừa khóc vừa nói:
    - Xin Ngài đình cho một đêm, để con về dặn vợ ở nhà: Con cái lớn lên thì thà cho đi làm chó, chứ đừng làm nhà báo mà khổ nhục lắm!...

    Trả lờiXóa
  16. 5Đ 4L

    SGTT.VN - Sau khi bộ Y tế ra quyết định thành lập hội đồng y đức, một số nhà báo tỉnh X nhóm họp để bàn bạc có nên kiến nghị lập hội đồng báo đức. Toàn thể đều thống nhất là nên, và còn bàn thảo kỹ về chuyện nhà báo có tham gia PR, chạy quảng cáo, nhận phong bì hay không. Tưởng đã có thể kết thúc thì một cánh tay đưa lên:

    – Nãy giờ chúng ta chỉ bàn chuyện đạo đức chính mình, còn ngộ nhỡ có người bất chấp đạo đức mà hành hung nhà báo thì sao? Chúng ta có nên la lớn lên không?

    Một nhà báo trẻ bật dậy:

    – Đứa nào đánh thì phang ống kính vào đầu nó, ném máy ghi âm vào mặt nó, đâm bút vào mắt nó! Nên nhớ cụ Đồ Chiểu từng nói: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”...

    Chờ cho tràng cười của cả hội trường trước một “ngựa non háu đá” lắng bớt, một nhà báo lão thành đăng đàn:

    – Vấn đề la hay không la khi bị đánh, theo tôi là vấn đề hết sức nhạy cảm, vô cùng phức tạp, cực kỳ tế nhị...

    Chủ toạ sốt suột:

    – Yêu cầu bác nói nhanh!

    – Nhưng trước khi đi vào vấn đề, chúng ta cần phân tích: bị đánh thì phải la, vì đó là bản năng của con người, nhưng đã là người làm báo thì phải biết điều khiển tiếng la, kiềm chế cảm xúc, la cho đúng chỗ đúng nơi thì tiếng la ấy mới phát huy được hiệu quả mà không bị kẻ xấu lợi dụng! Chắc các đại biểu ngồi đây đều nhớ đến các yếu tố 5W 1H?

    Cả hội trường thở dài:

    – Dạ nhớ, thưa bố!

    – Tương tự như thế, trước khi la chúng ta phải hỏi 5Đ: Đánh ở đâu? Đánh khi nào? Đánh như thế nào? Đánh với mục đích gì? Đánh cho ai? Tuỳ thuộc vào cách trả lời mà chúng ta sẽ giải quyết được 4L: La lúc nào? La ở đâu? La với ai? La như thế nào: la lớn, la nhỏ hay chỉ vừa đủ nghe?...

    Mọi người chưa kịp thấm thía nguyên tắc 5Đ 4L này thì đột ngột vang lên tiếng la của chủ toạ:

    – Chết rồi! Giải tán! Họp báo mà quên xin giấy phép!

    Người già chuyện

    Trả lờiXóa
  17. Sau khi các phương tiện truyền thông và các báo mạng (trong đó có Bà đầm xòe) đưa hai câu nói của ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam về vụ an ninh Hưng Yên đánh hai nhà báo Đài TNVN (VOV):
    1: “Hội chưa nhận được thông tin”.
    2: “cũng cần phải xem xét xem 2 nhà báo của đài VOV hoạt động nghề nghiệp có đúng quy định hay không”.
    Vì hai câu nói này mà nhiều bạn đọc comment cho Bà Đầm xòe muốn biết ông Hà Minh Huệ là ai?

    Quả tình Bà Đầm xòe có tới mấy chục năm làm báo ở Hà Nội, bạn bè nhiều, những nhà báo “gội cội“ trong làng báo đều biết cả, nhưng cũng không biết ông Hà Minh Huệ là ông nào, từ đâu ra, làm báo ở đâu, viết báo ở lĩnh vực nào, có bài báo nào ra hồn không, hay có “đẻ” ra tờ báo nổi tiếng nào không?
    Tình cờ gọi điện cho một người bạn là Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, hỏi: “có biết ông Phó Chủ tịch Thường trực của Hội ta từ đâu mà chui ra không?”. Anh cười cười rồi nói, “Hãy vào trang Quốc hội Việt Nam thì biết tiểu sử của ông này.
    Bà Đầm xòe lam theo, và: Hóa ra, Ông Hà Minh Huệ là người Hải Hưng, nơi có huyện Văn Giang mà tỉnh Hưng Yên vừa cưỡng chế, và còn giật mình khi thấy ông Huệ đang là Đại biểu Quốc hội (Khóa XII). Nơi ông hành nghề nhà báo để từ đó tiến thân là Thông tấn xã Việt Nam.
    Bà Đầm xòe có nhiều bạn làm việc ở bên Thông tấn xã Việt Nam, hỏi về nghề nghiệp của ông Huệ như thế nào, nhiều người đều nói “tay ấy đẹp trai và dẻo miệng”, còn thì chẳng dám nói gì thêm.
    Đánh thêm mấy chữ nhà báo Hà Minh Huệ vào Google thấy hiện lên một đoạn tham luận “Đồng chí Hà Minh Huệ -Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Viêt Nam đọc tham luận tạị Hôi nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2012, tổ chức tại Quảng Ninh, ngày 30 tháng 3 vừa qua, với nhan đề: “Hội Nhà báo Việt Nam với giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho hội viên”.
    Chu cha! Ông Huệ còn là “nhà đạo đức nhà báo học nữa”. Thế nhưng, “nhà đạo đức nhà báo học này, dường như chưa biết đạo đức nghề nghiệp là gì. Thưa ông Huệ, tôi mạo muội thưa với ông rằng, đạo đức là tiêu chuẩn phổ quát dành cho con người. Nói đạo đức, trước tiên là nói đến lòng thương người, vì người. Nhiều người, tuy ít học nhưng cũng biết hành sự theo cái lẽ thương người, vì người. Như vậy là họ có đạo đức. Còn ông, ông hiểu đạo đức theo cái lẽ nào mà khi xẩy ra việc hai nhà báo VOV bị đánh đến sa sẩm may mặt, sưng mặt, bị còng tay, bị dẫn giải, bị giam giữ, bị lấy khẩu cung mà ông lại bán tín, bán nghi, giả vờ giả vịt: “chưa nhận được thông tin”, trong khi cả triệu người Việt Nam đã biết; rồi đến khi sự thật phát tán, không thể che đậy, ông lại nghi nghờ phương pháp hành nghề của nhà báo VOV: ““cũng cần phải xem xét xem 2 nhà báo của đài VOV hoạt động nghề nghiệp có đúng quy định hay không”. Cứ như chỉ mình ông biết hành nghề đúng, còn người khác nhất nhất không đúng.
    Để tìm rõ bản chất bất kỳ một sự vật nào, nghi nghờ được xem là một cách tiếp cận khoa học. Nhưng cả hai câu nói trên của ông Huệ không phải là đặt vấn đề nghi nghờ khoa học mà là muốn bao che cho vụ cưỡng chế ở quê ông và con mang dã tâm đẩy nhà báo VOV từ kẻ bị nạn thành kẻ có tội. Thật vô lương tâm, vô đạo đức quá thế.
    Hơn nữa, ông không những có vị trí quan trọng trong Hội Nhà báo Việt Nam, mà con to hơn nữa, ông là Đại biểu Quốc hội, đại diện cho báo chí, mà sao ông ăn nói càn dở vậy ta? Phải chăng cái bánh Văn Giang có phần của ông?
    Một người ngu ngơ về báo chí, lại kém về đạo đức về con người như thế, sao có thể dạy đạo đức cho ai được, đặc biệt là cho cán bộ báo chí?

    Trả lờiXóa
  18. Hành hung nhà báo là thách thức sự phát triển.

    Ngày 8-5, trang web Chính phủ (chinhphu.vn) đưa tin về Tuyên bố Carthage (Hội nghị báo chí quốc tế tại Carthage, Tunisia) kêu gọi các nước trên thế giới chấm dứt tình trạng coi nhẹ hoặc không trừng phạt đối với tội phạm chống nhà báo cũng chính là ngày truyền thông trong nước đưa tin về vụ hành hung hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

    Mới đây, được lãnh đạo Bộ TT&TT yêu cầu, đại diện VOV đã khẳng định hai người đàn ông mặc thường phục trong một clip bị lực lượng cưỡng chế ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) đánh hội đồng hôm 24-4 chính là người của VOV khi họ đang tác nghiệp. Cũng trong ngày, lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí đã nhận được các báo cáo liên quan.

    Dù còn nhiều tình tiết phải xác minh, song việc cảnh sát và những người mang băng đỏ chủ động tấn công hai nhà báo đang tác nghiệp tại vị trí nằm ngoài khu vực cưỡng chế là điều không thể chấp nhận, nhất là khi các nhà báo này đã xưng danh và không hề có hành động chống cự hay ngăn cản cuộc cưỡng chế.

    Ai cũng biết vai trò khách quan của truyền thông trong các sự kiện chính trị-xã hội có ý nghĩa như thế nào và không phải ngẫu nhiên mà từ lâu Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước, hiệp định… liên quan đến quyền tự do đưa tin và thụ hưởng thông tin. Thế mà trong khi Cổng thông tin điện tử Chính phủ loan báo “đại diện hơn 90 nước cùng các tổ chức quốc tế đã thông qua Tuyên bố Carthage, nhấn mạnh nhu cầu tự do báo chí và kêu gọi đảm bảo an toàn cho nhà báo trong khi thi hành nhiệm vụ. Tuyên bố Carthage cũng kêu gọi các nước trên thế giới chấm dứt tình trạng coi nhẹ hoặc không trừng phạt đối với tội phạm chống nhà báo” thì sự thật phũ phàng lại được phơi bày tại một địa điểm cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 10 km.

    Đã hơn nửa tháng trôi qua, những kẻ hành hung nhà báo vẫn nằm trong bóng tối nên mấy hôm nay báo giới vẫn tiếp tục lên tiếng. Sự lên tiếng này không phải vì sự an toàn cho chính bản thân họ, cho cơ quan họ, mà còn vì lợi ích của cộng đồng, như lời Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova nói tại Hội nghị Carthage về vai trò của báo chí và các phương tiện thông tin truyền thông là “thúc đẩy xã hội phát triển”.

    Chậm trừng phạt kẻ hành hung nhà báo ngày nào là thách thức sự phát triển ngày đó.
    Bút Lông

    Trả lờiXóa
  19. Phạm Duy Nghĩa - Khi nhà báo bị đánh

    Khi không thể chối cãi mãi được nữa, chính quyền tỉnh Hưng Yên, dù chưa biết xin lỗi, song đã bắt đầu lấy làm tiếc về việc lực lượng cưỡng chế ở Văn Giang đánh người. Thật trớ trêu, người bị đánh đòn đau lại là hai nhà báo từ trung ương. Mặt mày sưng húp rồi cũng sẽ lành, song nỗi đau tinh thần sẽ mãi ê ẩm với cảnh đánh đập hung tợn này.

    Gần hai vạn phóng viên của 800 cơ quan báo chí nước ta rất dè dặt, chưa dám phanh phui những nhức nhối ẩn sau vụ thu hồi đất mang tính kinh điển này. Một ống kính bí hiểm, cho đến nay vẫn chưa lộ danh tính, đã chộp lấy cảnh hành hung, sau khi được tung lên mạng, đoạn video clip lan truyền nhanh chóng, day dứt nhiều, dần dần lộ ra danh tính của các nạn nhân. Không có đoạn video clip đó, không có sự phản ứng của công chúng trên mạng, nếu người bị hại cũng cam nín lặng, ai dám tin rằng ở đất nước chúng ta hàng chục dân phòng và cảnh sát lại xúm vào đánh hội đồng một người không có khả năng kháng cự giữa thanh thiên bạch nhật.

    Người ta bảo ánh nắng làm chết vi trùng. Bưng bít thông tin chỉ làm cho sự gian trá lên ngôi. Ngày nay, với chiếc điện thoại di động bé xíu, một người nông dân vốn quen cầy cuốc bỗng chốc có thể trở thành nhà báo công dân. Mẩu video clip trở thành chứng cứ buộc chính quyền tỉnh Hưng Yên phải đối mặt với sự thật, đối mặt với trách nhiệm giải trình.

    Để giữ lấy sự chính danh, xứng đáng đại diện cho nhân dân để cầm quyền, Chính phủ đã nhiều lần tuyên bố xây dựng một chính quyền minh bạch. Báo chí là một trụ cột góp phần tạo nên sự minh bạch ấy. Muốn làm được điều đó, nhà báo phải có quyền được an toàn, được tự do hành nghề. Luật pháp Việt Nam không hề thiếu những cam kết đó.

    Đối mặt với những thế lực không ưa sự minh bạch, nguy cơ nhà báo bị cản trở tác nghiệp tự do, bị mua chuộc, bị đe dọa hoặc thậm chí bị đánh là những rủi ro nghề nghiệp thường thấy. Theo một nghiên cứu của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam công bố tháng 10/2011, có tới 12 loại hành vi cản trở báo chí tác nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam. Trong số các hành vi cản trở đó, đe dọa, giữ người, khủng bố tinh thần nhằm vào cá nhân và người thân trong gia đình nhà báo, trả thù phóng viên do viết bài phanh phui tiêu cực là các hành vi thường xảy ra. Vì lẽ ấy, dấn thân cho một nền báo chí trung thực và có trách nhiệm trước công chúng quả thật là một cam kết không kém phần nguy hiểm.

    Hành vi hành hung nhà báo không chỉ làm tổn thương sức khỏe, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của cá nhân người bị hại. Đằng sau báo chí là hàng triệu người dân với quyền được biết về những gì đang xảy ra trên đất nước này. Mỗi nhà báo bị đánh là ẩn chứa một mưu đồ bưng bít thông tin. Không được biết, không được bàn thì khó giám sát, quyền lực thực sự của nhân dân sẽ bị cản trở ngay từ quyền được tiếp cận thông tin. Vì lẽ ấy, những hành vi hành hung nhà báo làm tổn thương đến hàng triệu bạn đọc, chúng cần bị nghiêm trị bởi pháp luật và lên án bởi toàn xã hội.

    Hai nhà báo bị đánh ở Văn Giang, thêm một lời cảnh báo để xây dựng một chính quyền mạnh chúng ta cần chung tay xây dựng một xã hội công dân mạnh, có năng lực phản kháng chống lại những điều ác, bất công và tàn nhẫn vẫn còn nhởn nhơ tồn tại trong xã hội này.

    Trả lờiXóa
  20. Lê Phú Khải - Có một “nền chuyên chính của lương tâm”

    Cụm từ trên tôi được nghe lần đầu là từ nhà văn Thép Mới vào cuối năm 1990. Hôm đó, tôi đang dong xe đạp qua nhà ông ở đường Nguyễn Đình Chiểu TP HCM, bỗng nghe có tiếng gọi giật lại: “Thằng LPK, mày vào đây tao bảo!”. Khi đã uống xong một tuần trà, ông giảng cho tôi rằng, ở Liên Xô, người ta đang thay thế nền chuyên chính vô sản bằng “nền chuyên chính của lương tâm”.

    Thì ra nhà văn Thép Mới, với tư cách là Phó Tổng biên tập báo Nhân dân lúc đó, vừa đi quan sát công cuộc cải tổ ở LX về, ông bức xúc muốn kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở nước bạn vĩ đại này và suy nghĩ về thời cuộc của ông cho bọn làm báo “đàn em” chúng tôi nghe.

    Đọc những lời giận dữ của nhiều trí thức, văn nghệ sỹ về vụ đàn áp dã man của chính quyền tỉnh Hưng Yên, có sự hỗ trợ của nhà nước Trung ương đối với những người nông dân tay không, chỉ thắc mắc về giá đền bù đất đai không hợp lý; xem danh sách những người ký tên vào Tuyên bố về vụ đàn áp ở Văn Giang của trang mạng Bauxite, thấy đa phần những người nghề nghiệp, cuộc sống không hề liên quan gì đến ruộng đất, tôi càng thấm thía rằng, ở đâu cũng có một nền chuyên chính của lương tâm đang hiện diện như nhà văn Thép Mới đã bảo tôi hơn 20 năm trước. Một ông “quan” cách mạng đã về hưu như ông Lê Hiếu Đằng, chắc chắn đang có một căn nhà đầy đủ tiện nghi giữa thành phố HCM, vậy mà ông không sao ngủ được khi nghĩ đến cảnh hàng ngàn công an trang bị đến tận răng “ào ào như sôi” xông vào đánh đập bắt bớ những người nông dân tay không để giành lấy mảnh ruộng cơm áo của họ, để trao cho những kẻ giàu có biết xoay xở, đút lót kẻ có quyền, để họ ra lệnh thu hồi đất!

    Lịch sử bốn ngàn năm nước ta, kể cả thời thực dân Pháp, thời đế quốc Mỹ chiếm đóng Miền Nam trước kia cũng không có cuộc cướp đất nào quy mô, tàn bạo và đểu cáng như thế. Chính vì thế mà nền chuyên chính của lương tâm đã khiến ông Lê Hiếu Đằng phải bật dậy cầm bút viết thư gửi ra Hà Nội. Tâm trạng của ông Đằng cũng là tâm trạng của nhiều trí thức Sài Gòn.

    Đọc lá thư của ông Đằng gửi cho giáo sư Huệ Chi ở Hà Nội tôi không cầm được nước mắt. Ông còn chép lại những bài thơ dài của thời ông vào sinh ra tử và hy vọng có một ngày cuộc sống có được công bằng lẽ phải như ở Miền Bắc XHCN! Cám ơn ông Lê Hiếu Đằng đã cho tôi hay rằng, sau bao nhiêu đắng cay, buồn tủi, nhục nhã mà tôi đã trải qua, tưởng như không còn gì nữa để mà vui buồn: hóa ra tôi vẫn còn nước mắt! Có một nền chuyên chính của lương tâm vẫn âm ỉ cháy trong lòng mỗi người Việt Nam thật sao?

    Trả lờiXóa
  21. Không phải chỉ có ở Văn Giang Hưng yên, dân oan đang đi trên mọi nẻo đường của đất nước này để kêu oan!

    Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong một buổi tối đẹp trời cuối năm, tại căn nhà sang trọng ở 16 Tú Xương TP HCM, ông tâm sự: Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, chính sách ruộng đất là cái bùa hộ mệnh của cách mạng. Vậy mà cay đắng thay, sau cuộc chiến tương tàn, đất nước thống nhất gần 40 năm mà khẩu hiệu “người cày có ruộng” chỉ là điều không có thật. Thậm chí nông dân còn bị cướp ruộng. Nhà thơ Tố Hữu từng viết khi Đảng mới ra đời:

    “Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ
    Không quê hương sương gió tơi bời”

    Vậy mà khi có chính quyền rồi, thì ruộng đất bỗng thành sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý! Vậy nhà nước do Đảng lãnh đạo là ai mà lại có quyền quản lý cả dải đất 4000 năm do cha ông khai phá bằng xương máu để lại cho cháu con. Và cực kỳ nguy hại khi quyền quản lý, thu hồi ruộng đất ấy lại được giao cho các địa phương, tức là giao cho các ông quan xã, quan huyện, quan tỉnh có quyền thu hồi. Mỗi nhiệm kỳ làm quan, các ông quan đó đều nhanh chóng vẽ ra các dự án, hoặc giao bán đất dưới chiêu bài kêu gọi đầu tư để nhanh chóng kiếm những món lời khủng trong các dự án thu hồi đất. Các vị ấy thu lời khủng một cách dễ dàng vì đây là một chế độ toàn trị. Một ông quan huyện có trong tay cả công an và quân đội. Cơ quan tư pháp, báo chí chỉ là vật trang sức của các ông. Vì thế, ông chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên đã ra lệnh cấm báo chí đến nơi cưỡng chế đất ở Văn Giang ngày 24/4/2012 vừa qua. Vì thế bên cạnh một biển dân oan đang đi khiếu kiện, đói khát, rách rưới, ăn bờ nằm bụi, bị xua đuổi đánh đập bất kỳ lúc nào… thì trên 63 tỉnh thành ở cả nước, tỉnh nào, thành phố nào cũng mọc lên những khu phố mới của các quan. Ở đó, không phải là vi-la biệt thự nữa, mà là các lâu đài nguy nga không kém gì các lâu đài các lãnh chúa phong kiến Châu Âu thời trung cổ! Chỉ có điều là, vốn xuất thân là các bần cố nông vô học, văn hóa lùn… nên sự phô trương khoe mã của các vị quan đã hạ cánh an toàn đó, khi xây lâu đài cho mình thì nó chẳng giống ai. Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, cột kèo chỗ này thì Gô-tích, chỗ kia thì phong cách đình chùa, xanh đỏ tím vàng y hệt một sân khấu chèo tuồng, cải lương cấp huyện! Các bạn đọc vĩ đại của tôi ơi! Các bạn không tin ư? Các bạn chỉ đi ra khỏi Hà Nội 50 cây số thôi, xuống đến khu phố quan ở TP Hải Dương là thấy liền! Nền kiến trúc nước ta phải gánh chịu đại họa từ những khu phố quan này.

    Còn nhân danh công nghiệp hóa đất nước để thu hồi đất làm khu công nghiệp ư? Trước hết phải định nghĩa công nghiệp là gì? Thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, công nghiệp là cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, là công nghệ năng lượng. Thời hậu công nghiệp là hiện đại hóa, tự động hóa. Thời nay là công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ na-nô… Mấy cái “khu công nghiệp” khâu giày dép, may quần áo, làm bột ngọt, đóng vỏ tàu như Vinashin … chỉ là thứ thiên hạ đến đây để thuê mặt bằng rộng, thải ra nhiều cặn bã, thuê nhân công rẻ mạt mà thôi! Nhưng các quan tỉnh, quan huyện rất thích giải phóng mặt bằng thật rộng để dễ bề ăn đất, ăn cát. Vậy thôi. Một vị bí thư tỉnh ủy thế hệ chống Mỹ ở Đồng bằng sông Cửu Long có tâm sự với tôi: “Ở tỉnh chúng tôi tìm 300 cán bộ tuyên huấn thì dễ ợt, nhưng kiếm 30 tay làm đốc công, quản lý phân xưởng thì kiếm không ra. Vậy mà hô hào công nghiệp hóa nỗi gì! Trước hết phải có con người cho công nghiệp đã!”. Một vị chủ tịch khác cũng ở Đồng bằng sông Cửu Long than phiền với tôi: “Tỉnh tôi làm lúa có hạng ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thừa tiền, thừa gạch ngói xây trường học, muốn xây 700 căn phòng học để xóa nạn học ca ba nhưng không kiếm đâu ra thợ xây. Dân chúng tôi chỉ quen làm nông nghiệp thuần trồng lúa và nuôi cá thôi!”.

    Trả lờiXóa
  22. Với cái văn hóa quanh năm đi chùa ở Miền Bắc, đi đâu cũng phải bấm giờ lành mới khởi hành…, quanh năm đi đám giỗ ở Miền Nam… thì tuyên bố đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại là câu chuyện “Thần thoại Hy Lạp” ở thế kỷ 21. Chỉ Hô-me sống lại mới làm được bản anh hùng ca đó mà thôi!

    Trong cuộc tấn công cưỡng chế thu hồi đất ngày 24/4 vừa qua, bà con đã chửi các chiến sỹ công an: “Sao chúng mầy ngu thế, lại chĩa súng vào ông bà cha mẹ mình mà không quay súng về phía bọn tham nhũng”. Bà Lê Hiền Đức có mặt ở đó cũng nói: “Đừng chĩa súng vào nhân dân, hãy quay súng về phía những kẻ tham nhũng…”. Có chiến sĩ trẻ đã khóc! Thật ra, không hề có những thế lực thù địch nào cả. Chỉ có những luồng khí quyển đang lưu hành trong xã hội, có một nền chuyên chính của lương tâm đang âm ỉ cháy trong lòng những chiến sỹ công an đang cầm súng bị bắt buộc chĩa về phía nhân dân. Những giọt nước mắt của người chiến sỹ trẻ kia là một minh chứng. Và, có cả những giọt nước mắt cay đắng đang chảy ngược vào trong của những người đang cầm súng chĩa vào nhân dân theo lệnh mà những kẻ đang say vàng, say đô-la không nhìn thấy được. Không bao giờ dối trá và bạo lực có thể thống trị lâu dài. Đó là quy luật thép của lịch sử. Nếu không thì chế độ cuả Tần Thủy Hoàng, chế độ của Hít- le đã còn đến hôm nay.

    Những người đang cầm quyền phải cảm ơn những đảng viên trung kiên như Lê Hiếu Đằng, như Lê Hiền Đức… đã thẳng thắn báo cho họ những hiểm họa khôn lường nếu vẫn khư khư ôm lấy cái luật: Đất đai là sở hữu toàn dân, giao cho các ông quan địa phương quản lý thu hồi!

    Khi chủ nghĩa xã hội với nguyên lý công hữu hóa toàn bộ các tư liệu sản xuất… đã bị nhân loại ném vào sọt rác của lịch sử, phải quay về với kinh tế thị trường, nhưng ruộng đất, thứ tài sản thiêng liêng nhất với bất kỳ dân tộc nào trên hành tinh này lại giao cho những quan tham ở địa phương với tư duy “nhiệm kỳ vơ vét”, quản lý và thu hồi bằng bạo lực man rợ thì bất ổn và sụp đổ là không thể tránh khỏi, là tất yếu.

    Chỉ có những công trình quân sự, những dự án mang tầm chiến lược của đất nước thì chính phủ nước đó mới dám thu hồi đất theo một bộ luật riêng. Tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay đang cư xử với đất đai của đất nước họ như vậy, trừ mấy quốc gia độc tài toàn trị.

    Chẳng lẽ lá “bùa hộ mệnh” của chính quyền hôm nay không phải là chính sách ruộng đất với nông dân, tầng lớp đông đảo nhất mà là dùi cui và súng đạn hay sao?! Với lá bùa dùi cui và súng đạn ấy, đất nước đi về đâu…

    Viết đến đây tôi bỗng nhớ tới hai câu thơ rất ấn tượng của Chế Lan Viên trong thời chống Mỹ:

    “Không gì cứu được loài bán nước
    Không cứt nào cứu được bọ hung”!
    Hãy trả đất cho dân. Hãy sửa đổi luật đất đai.
    Hãy trả đất cho những người yêu đất nhất
    Để lương tâm đất nước được xanh tươi
    Trả đất
    Trả đất
    Trả đất cho những người yêu đất nhất
    Để luống cày đón nhận những bình minh…
    TP HCM 5/2012.
    L. P. K.

    Trả lờiXóa
  23. Hoàng Xuân Phú

    Một dùi cui có thể gây thương tích mấy tuần cho vài người
    Một ngòi bút có thể gây tổn hại chục năm cho hàng triệu tâm hồn

    Ông Nguyễn Ngọc Năm là một chiến binh cầm bút trung thành. Ông Hán Phi Long cũng rứa. Cả hai công tác tại Trung tâm Tin của Đài Tiếng nói Việt Nam, với chức năng nhiệm vụ được ghi tại trang Tinvov.vn:

    “Trung tâm Tin (NewsCenter) là đơn vị sản xuất, khai thác tin, bài từ các nguồn; là đầu mối duy nhất tiếp nhận, quản lý, biên tập, xử lý tin, bài của các Cơ quan thường trú và tin của phóng viên, biên tập viên trong Đài.”

    Tại trung tâm đầu mối quan trọng ấy, ông Ngọc Năm giữ trọng trách Trưởng phòng Thời sự, Chính trị – Kinh tế.

    Mặc dù bản thân bị quân ta đánh tả tơi khi thi hành công vụ trong chiến dịch cưỡng chế ở Văn Giang, ông Ngọc Năm vẫn nghiến răng chịu đựng để công bố bài “Hoàn thành cưỡng chế 72 ha đất ở Văn Giang – Hưng Yên” (xem Phụ lục 1), trong đó tường thuật:

    “Ngày 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp, thuộc xã Xuân Quan, theo đúng quy định của pháp luật, để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang…”

    Để viết bài này thì chỉ cần chép từ tài liệu của chính quyền, chẳng phải xuống hiện trường làm chi cho vất vả và nguy hiểm. Thế nhưng hai ông vẫn ra quân. Vì sao ư? Hãy bớt chút thời gian, đọc bản tường trình của Nguyễn Ngọc Năm gửi lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam (xem Phụ lục 2) thì sẽ rõ.

    Ông Ngọc Năm viết:

    “Ngày 23/4/2012, tôi tham gia buổi họp báo do Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức. Tại cuộc họp này, sau khi nghiên cứu thông cáo báo chí, tôi có một số câu hỏi trên tinh thần ủng hộ chủ trương của tỉnh, như: ‘Ngày nào tổ chức cưỡng chế? Công tác chuẩn bị như thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối? Nhà báo đến tác nghiệp, đưa tin có được không? Với những đối tượng cầm đầu, lôi kéo, kích động thì phân loại, xử lý như thế nào?’.”

    Vâng, chỉ cần “nghiên cứu thông cáo báo chí” do Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên phân phát thì ông Ngọc Năm đã có đủ cơ sở để “ủng hộ chủ trương của tỉnh”. Hơn thế nữa, nếu không phải là người am hiểu và “ủng hộ chủ trương của tỉnh”, trong đó có chủ trương cấm báo chí, thì ông sẽ không thể nghĩ ra câu hỏi “nhà báo đến tác nghiệp, đưa tin có được không?” Bởi lẽ, đến tác nghiệp, đưa tin là quyền và nghĩa vụ của nhà báo. Hơn nữa, nếu việc cưỡng chế là đúng, là tử tế, thì chính quyền lại càng phải vận động báo chí đến chứng kiến và tường thuật, để tránh dư luận hiểu lầm. Câu hỏi khác thường của ông Ngọc Năm thuộc dạng “tối đến có được ngủ hay không”, khiến người ta hiểu rằng nó không đơn thuần là một câu hỏi, mà chứa cả hướng trả lời, và phảng phất hương vị đồng tình. Khi bị công an bắt và bị hỏi “Tỉnh Hưng Yên đã cấm báo chí, anh thấy như thế nào?”, thì ông vẫn thể hiện chính kiến bằng câu trả lời né tránh: “Tôi không bình luận gì về việc cấm đó của tỉnh Hưng Yên”.

    Suy luận trên không mâu thuẫn với thực tế là ông Ngọc Năm vẫn cùng ông Phi Long đến Văn Giang, bởi lẽ ông hiểu rằng mình không nằm trong cái vòng báo chí chung chung ấy, mà thuộc vào cánh quân đặc biệt, với sứ mệnh đặc biệt, như chính ông viết trong bản tường trình:

    “Ngày 24/4/2012, là ngày tiến hành việc cưỡng chế tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tôi tiếp tục được cử đến hiện trường nắm bắt thông tin, báo cáo tình hình để có tuyên truyền đúng định hướng.”

    Không chỉ “tuyên truyền đúng định hướng” một cách thụ động, ông Ngọc Năm còn tham gia “định hướng tuyên truyền”:

    “Với thái độ hết sức kiềm chế, bình tĩnh, tôi đã khai đúng như những gì tường trình ở trên. Nói rõ mục đích đến Xuân Quan là để nắm tình hình cho định hướng tuyên truyền…”

    Với tư duy như vậy, ông Ngọc Năm đã đặt câu hỏi thứ tư trong buổi họp báo: “Với những đối tượng cầm đầu, lôi kéo, kích động thì phân loại, xử lý như thế nào?” Đấy mới là đối tượng chính của “tuyên truyền đúng định hướng”. Còn việc ngăn chặn và xử lý những hành vi sai trái của lực lượng cưỡng chế (nếu có) thì “nằm ngoài vùng phủ sóng”, ông không quan tâm.

    Trả lờiXóa
  24. Ngay cả khi phải viết bản tường trình về việc bản thân bị lực lượng cưỡng chế đánh đập, ông Ngọc Năm cũng tranh thủ thực thi nhiệm vụ “tuyên truyền đúng định hướng”:

    “… một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng. Một nhóm người ném gạch đá vào hàng rào cảnh sát liên tục. Nhưng lực lượng cảnh sát chỉ giơ khiên đỡ mà chưa có hành động chống trả nào.”

    Đoạn tường thuật sinh động trên cũng xuất hiện gần như nguyên văn trong bản tường trình của Hán Phi Long (xem Phụ lục 3):

    “… một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Một bên là hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng. Một nhóm người ném gạch đá vào hàng rào cảnh sát, nhưng lực lượng cảnh sát chỉ giơ khiên đỡ mà chưa có hành động chống trả nào.”

    Hãy so sánh hai đoạn vừa trích dẫn! Dài 59 – 60 chữ mà giống nhau gần hết, chỉ bị sai lệch có vài ba chữ, thật là kỳ diệu. Nếu không cùng được tôi luyện trong một lò đào tạo mẫu mực, thì liệu hai người khác nhau có thể phát ngôn giống nhau, như đã dày công học thuộc lòng cùng một kịch bản hay không?

    Chưa hết, hãy nghe ông Ngọc Năm kể tiếp:

    “Tôi thấy tình hình khá phức tạp nên dùng điện thoại di động quay cảnh những người quá khích hò hét, ném gạch với thời lượng 33 giây rồi cất máy vào túi…”

    “Sau thời gian tấn công lực lượng cưỡng chế bằng gạch đá chưa đạt kết quả, nhóm người này lại ném ‘bom xăng’. Lực lượng cưỡng chế buộc phải nổ pháo.”

    Còn ông Phi Long, khi công an hỏi “Sao đã cấm quay phim, chụp ảnh, anh còn chụp ảnh?” thì trả lời:

    “Khi đó tôi thấy phía người dân có những hành vi rất quá khích, ném gạch đá, chai xăng về phía lực lượng cưỡng chế, nhưng tôi thấy họ rất nhẫn nhịn chịu đựng mà không có phản ứng gì. Tôi chụp ảnh để làm tư liệu về việc người dân có những hành vi vi phạm nghiêm trọng để làm tư liệu khi cần thiết. Như vậy mục đích chụp ảnh của tôi là rất rõ ràng”.

    Qua nhãn quan của hai phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, bạn đọc thấy rõ là “người dân có những hành vi vi phạm nghiêm trọng”, “rất quá khích” và chống người thi hành công vụ một cách thô bạo. Còn lực lượng cưỡng chế thì sao? Dân càng quá khích và hung hãn bao nhiêu, thì lực lượng cưỡng chế lại càng “nhẫn nhịn chịu đựng” bấy nhiêu, “chỉ giơ khiên đỡ mà chưa có hành động chống trả nào”. Khi người dân “ném bom xăng” thì lực lượng cưỡng chế chỉ “nổ pháo” (có lẽ cũng vui tai như pháo mừng xuân thuở chưa bị cấm), và đấy cũng chỉ là việc mà họ “buộc phải” làm.

    Nếu không có trục trặc phát sinh khi hợp đồng tác chiến, thì có lẽ huyền thoại trên đã được Ngọc Năm và Phi Long truyền qua Đài Tiếng nói Việt Nam, đến hàng chục triệu đồng bào trên mọi miền của Tổ quốc. Và dân ta lại được giáo dục bằng những giáo trình có chung định hướng với bài “Khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc tại Viện Hán Nôm” của Quốc An đăng trên báo Quân đội nhân dân và bài “Ủng hộ chính sách của Nhà nước, một thương binh nặng bị hành hung” của Hoàng Linh đăng trên báo Báo Cựu chiến binh ngày 19/05/2012. May thay, trận đòn đồng đội đã làm hai ông cụt hứng, nên ca chưa trọn bài.

    Trả lờiXóa
  25. Ngoài việc bản thân bị quân ta đánh oan, Ngọc Năm và Phi Long không đề cập bất kỳ một sai phạm nào khác của cuộc cưỡng chế. Hẳn Ngọc Năm chưa quên người phụ nữ cùng bị bắt và cũng bị còng tay như ông, đã giúp ông móc điện thoại từ trong túi, và nói với ông rằng: “Vì anh mà tôi bị đánh…”. Đó chính là bà Ngô Thị Ánh, người đã hô bà con cứu hai ông, nên bị công an đánh đập và bắt giam. Ấy vậy mà trong tường trình của ông, câu chuyện của bà Ánh được nhắc tới mới nhẹ nhàng làm sao:

    “Trên xe, chị phụ nữ cho tôi biết ‘thấy chúng tôi bị đánh đập vô cớ, chị chạy theo thì bị bắt’.”

    “Chạy theo thì bị bắt”, chỉ vậy thôi. Ngòi bút từng trải không hề lạc đề sang chuyện bà Ánh bị đánh.

    Cuối cùng, ông Ngọc Năm chỉ đề nghị “Lãnh đạo Công an tỉnh Hưng Yên cần… làm rõ sự việc” đánh nhà báo (tức là đánh bản thân hai ông). Bên cạnh “trách nhiệm (bồi thường) sức khỏe, danh dự”, ông chỉ yêu cầu những người có lỗi phải“chân thành nhận lỗi, rút kinh nghiệm”. Quân của hai binh chủng khác nhau đánh nhầm nhau khi phối hợp tác chiến cũng là chuyện thường tình, việc gì phải kỷ luật hay truy tố. “Chín bỏ làm mười” để cùng nhau lo việc lớn. Thậm chí, có lẽ lo lãnh đạo của mình vì quá thương lính mà sinh ra nóng nảy, lại ảnh hưởng không tốt đến đại cục, nên ông Ngọc Năm còn“đề xuất: Đài TNVN cần tỏ rõ thái độ mềm dẻo…”

    Bản tường trình của Ngọc Năm và Phi Long đã phác họa chân dung chiến binh cầm bút tuyệt đối trung thành với… định hướng. Trận đòn của lực lượng cưỡng chế tuy gây chút đau đớn, nhưng lại họ cơ hội ngàn vàng để thể hiện lòng son sắt với phía cầm cương.

    Một số người phỏng đoán rằng Ngọc Năm và Phi Long đến Văn Giang để tìm hiểu sự thật, đặng bảo vệ người dân. “Khen nhau như thế bằng mười hại nhau”. Chớ nói vậy mà oan cho họ, lại ảnh hưởng đến sinh mạng chính trị và đường thăng tiến của họ, rồi ai đó lại phán rằng: “Thế thì bị quân ta nện cho cũng đáng đời lắm”.

    Nói thêm cho rõ ý

    Có ý kiến cho rằng: Sao lại phê phán, khi hai ông Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long đang cùng Đài Tiếng nói Việt Nam đề nghị chính quyền Hưng Yên điều tra, làm rõ vụ việc đánh nhà báo?

    Xin thưa: Làm như vậy, họ mới chỉ hành động với tư cách của người bị hại và cơ quan có người bị hại.

    Điều mà họ cần phải thể hiện là: Với tư cách nhà báo và cơ quan báo chí hàng đầu, đã trực tiếp chứng kiến những điều sai trái của cuộc cưỡng chế, thì chính họ phải đưa sự thật ra công luận, chứ không thể chỉ làm đơn đề nghị ai đó điều tra. Và điều họ phải quan tâm đề cập là cuộc sống của muôn dân, chứ không chỉ số phận của bản thân và đồng nghiệp.

    Nếu đưa tin lảng tránh sự thật, thậm chí bóp méo sự thật, thì họ không chỉ lừa nhân dân, mà còn lừa cả bộ máy lãnh đạo của chính mình.

    Hà Nội, ngày 21/05/2012
    Hoàng Xuân Phú

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips