Nguyễn Huy Thiệp là một người đến với văn chương muộn, gần 40 tuổi, người đọc mới biết đến những truyện ngắn của ông, khởi đăng trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1986.
Chỉ một vài năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về tác phẩm của ông. Cái tên Nguyễn Huy Thiệp bừng dậy trong giới văn chương Việt Nam với những góc nhìn mới mẻ, táo bạo, nhất là trong giai đoạn kiểm duyệt còn vô cùng đen tối, so với hiện nay. Đặc biệt khi ông cho ra mắt truyện ngắn Không Có Vua vào năm 1987. Có người lớn tiếng gay gắt, thậm chí coi văn chương của ông có những khuynh hướng thấp hèn, phản động. Người khác lại ca ngợi ông và cho rằng ông có trách nhiệm cao cả với cuộc sống hiện nay…
Năm 1970, Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và ông bị đưa về làng dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980, vì bố ông có làm việc với Pháp, cho nên lý lịch ông vì vậy bị xếp vào loại “không sạch”. Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu.
Trong cuộc gặp phỏng vấn với nhà báo Đức Katharina Borchardt vào năm 2015 (tờ Neue Zürcher Zeitung), ông có xác nhận về điều này, ông nói rằng “Tại các nước cộng sản người ta luôn nói là, mọi người đều bình đẳng như nhau, nhưng thực tế, gia đình cán bộ và viên chức nhà nước hưởng được nhiều ưu quyền đáng kể. Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo hơn. Ngoài ra, bố tôi có làm việc với Pháp. Gia đình tôi vì vậy bị xếp vào loại “không sạch”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, nhân dịp Hà Nội tổ chức rầm rộ chiến thắng 30-4, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói thêm “Chiến tranh đã để lại nhiều tai hại. Tôi không thể nào nói hết ra đây được. Tôi không viết gì về các trận đánh vì tôi không là lính chiến. Ngoài ra tôi ghét chiến tranh. Nhưng mà tôi phải cẩn thận trong cách diễn tả của tôi. Có lần tôi nói với một nữ ký giả ở Thụy Điển là tôi ghê tởm chiến tranh. Ở nhà người ta đã kết án tôi, là tôi than phiền cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên tôi không ám chỉ như vậy! Nhưng đôi khi người ta muốn gán ghép cho tôi”.
Năm 2008, ông nhận được giải thưởng văn học Nonino Risit D’Âur Prize 2008 từ Ý, tôn vinh những cây bút xuất sắc trên toàn thế giới.
Câu chuyện đi nhận giải của ông cũng là một điều thú vị: ông lặng lẽ đi, giấu kín chuyện mình cho đến khi bị phát hiện. Giải thích về điều này, Nguyễn Huy Thiệp nói “Tôi nhận giải thưởng này, người hiểu thì không sao, người không hiểu sẽ đàm tiếu này nọ. Phúc và họa vẫn đi liền với nhau là như vậy. Nên tôi không chia sẻ với người trong giới. Tôi hiểu chứ, hiểu sự đau khổ của con người khi chứng kiến thành công của người khác. Con gà còn tức nhau tiếng gáy nữa là… Lòng ghen tỵ vốn là tính người, chỉ có thể bớt đi chứ không chữa được. Con người ta còn sống là còn tham, sân, si…”
Có lẽ ông đã quá thấu hiểu con người Việt Nam, đặc biệt là với cái gọi là trí thức Việt Nam khi phải cùng sống trong cái lồng Xã hội Chủ Nghĩa.
Khi được hỏi là vì sao các giải thưởng văn chương nhà nước không ngó đến ông, dù ông đã vang danh ra thế giới, Nguyễn Huy Thiệp nói, và cười với cái kiểu rất quen thuộc của mình “Đến Chúa Jesus còn bị hắt hủi tại quê nhà cơ mà. Tôi thì ăn thua gì”, Nhưng điều tệ hại là trong cuộc tranh luận văn nghệ đó, có những ý kiến không thuần văn chương, của những người ngoài giới, thậm chí còn có những vu cáo phi văn học…”
Đã có những nhận định rằng, chỉ cần ra mắt sớm hơn 10 năm, Nguyễn Huy Thiệp có thể ngồi tù như số phận của Phan Đan, Hoàng Hưng… ở miền Bắc.
Những năm cuối đời, đặc biệt vào lúc 70 tuổi, ông mang nhiều bệnh và luôn đau yếu. Không chỉ đến khi ông ra đi, mà ngay lúc ông dừng viết, văn học Việt Nam sau thời kỳ thống nhất địa lý, cũng hiện ra một khoảng trống vô cùng. TUẤN KHANH
Có lẽ tôi đã sống được và làm những chuyện có ích cho đời Nhớ câu thơ Bảo Sinh Hàm súc lại ý nghĩa Hạnh phúc là gì Chính là cuộc sống Hãy yêu quý nó Đơn giản vậy thôi Đến giờ này tôi chỉ còn sự tuyệt vọng Cứ phảng phất nụ cười Kiếp sau lại hẹn gặp Ta lại làm thơ chơi.
Sinh lão bệnh tử Luật trời đã ban Thôi đành chấp nhận với nụ cười thôi Ông năm nay 71 Sống đã hết mệnh trời Ốm đau nhìn số phận Biết làm sao hả trời? Dăm ba câu tâm sự Yêu tất cả.
Muốn yêu vợ yêu con Muốn yêu hết tất cả Nay chỉ còn mong được Lòng yêu Vẽ không ra vẽ Viết không ra viết Nhưng vẫn vẽ viết Cho yêu một đời Nói chỉ nói vậy thôi Lòng buồn không tả nổi Viết cho khuây cuộc đời Thơ không hay cứ viết Mình lại tự cười thôi Muốn thoát ra đừng ốm Làm khổ hết cả nhà Sinh lão bệnh tử Quy luật trời ban ra Không ai tránh khỏi được Tâm sự viết thế thôi. NGUYỄN HUY THIỆP
Nguyễn Huy Thiệp là một người đến với văn chương muộn, gần 40 tuổi, người đọc mới biết đến những truyện ngắn của ông, khởi đăng trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1986.
Trả lờiXóaChỉ một vài năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về tác phẩm của ông. Cái tên Nguyễn Huy Thiệp bừng dậy trong giới văn chương Việt Nam với những góc nhìn mới mẻ, táo bạo, nhất là trong giai đoạn kiểm duyệt còn vô cùng đen tối, so với hiện nay. Đặc biệt khi ông cho ra mắt truyện ngắn Không Có Vua vào năm 1987. Có người lớn tiếng gay gắt, thậm chí coi văn chương của ông có những khuynh hướng thấp hèn, phản động. Người khác lại ca ngợi ông và cho rằng ông có trách nhiệm cao cả với cuộc sống hiện nay…
Năm 1970, Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và ông bị đưa về làng dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980, vì bố ông có làm việc với Pháp, cho nên lý lịch ông vì vậy bị xếp vào loại “không sạch”. Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu.
Trong cuộc gặp phỏng vấn với nhà báo Đức Katharina Borchardt vào năm 2015 (tờ Neue Zürcher Zeitung), ông có xác nhận về điều này, ông nói rằng “Tại các nước cộng sản người ta luôn nói là, mọi người đều bình đẳng như nhau, nhưng thực tế, gia đình cán bộ và viên chức nhà nước hưởng được nhiều ưu quyền đáng kể. Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo hơn. Ngoài ra, bố tôi có làm việc với Pháp. Gia đình tôi vì vậy bị xếp vào loại “không sạch”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, nhân dịp Hà Nội tổ chức rầm rộ chiến thắng 30-4, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói thêm “Chiến tranh đã để lại nhiều tai hại. Tôi không thể nào nói hết ra đây được. Tôi không viết gì về các trận đánh vì tôi không là lính chiến. Ngoài ra tôi ghét chiến tranh. Nhưng mà tôi phải cẩn thận trong cách diễn tả của tôi. Có lần tôi nói với một nữ ký giả ở Thụy Điển là tôi ghê tởm chiến tranh. Ở nhà người ta đã kết án tôi, là tôi than phiền cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên tôi không ám chỉ như vậy! Nhưng đôi khi người ta muốn gán ghép cho tôi”.
Năm 2008, ông nhận được giải thưởng văn học Nonino Risit D’Âur Prize 2008 từ Ý, tôn vinh những cây bút xuất sắc trên toàn thế giới.
Câu chuyện đi nhận giải của ông cũng là một điều thú vị: ông lặng lẽ đi, giấu kín chuyện mình cho đến khi bị phát hiện. Giải thích về điều này, Nguyễn Huy Thiệp nói “Tôi nhận giải thưởng này, người hiểu thì không sao, người không hiểu sẽ đàm tiếu này nọ. Phúc và họa vẫn đi liền với nhau là như vậy. Nên tôi không chia sẻ với người trong giới. Tôi hiểu chứ, hiểu sự đau khổ của con người khi chứng kiến thành công của người khác. Con gà còn tức nhau tiếng gáy nữa là… Lòng ghen tỵ vốn là tính người, chỉ có thể bớt đi chứ không chữa được. Con người ta còn sống là còn tham, sân, si…”
Có lẽ ông đã quá thấu hiểu con người Việt Nam, đặc biệt là với cái gọi là trí thức Việt Nam khi phải cùng sống trong cái lồng Xã hội Chủ Nghĩa.
Khi được hỏi là vì sao các giải thưởng văn chương nhà nước không ngó đến ông, dù ông đã vang danh ra thế giới, Nguyễn Huy Thiệp nói, và cười với cái kiểu rất quen thuộc của mình “Đến Chúa Jesus còn bị hắt hủi tại quê nhà cơ mà. Tôi thì ăn thua gì”, Nhưng điều tệ hại là trong cuộc tranh luận văn nghệ đó, có những ý kiến không thuần văn chương, của những người ngoài giới, thậm chí còn có những vu cáo phi văn học…”
Đã có những nhận định rằng, chỉ cần ra mắt sớm hơn 10 năm, Nguyễn Huy Thiệp có thể ngồi tù như số phận của Phan Đan, Hoàng Hưng… ở miền Bắc.
Những năm cuối đời, đặc biệt vào lúc 70 tuổi, ông mang nhiều bệnh và luôn đau yếu. Không chỉ đến khi ông ra đi, mà ngay lúc ông dừng viết, văn học Việt Nam sau thời kỳ thống nhất địa lý, cũng hiện ra một khoảng trống vô cùng.
TUẤN KHANH
Có lẽ tôi đã sống được và làm những chuyện có ích cho đời
Trả lờiXóaNhớ câu thơ Bảo Sinh
Hàm súc lại ý nghĩa
Hạnh phúc là gì
Chính là cuộc sống
Hãy yêu quý nó
Đơn giản vậy thôi
Đến giờ này tôi chỉ còn sự tuyệt vọng
Cứ phảng phất nụ cười
Kiếp sau lại hẹn gặp
Ta lại làm thơ chơi.
Sinh lão bệnh tử
Luật trời đã ban
Thôi đành chấp nhận
với nụ cười thôi
Ông năm nay 71
Sống đã hết mệnh trời
Ốm đau nhìn số phận
Biết làm sao hả trời?
Dăm ba câu tâm sự
Yêu tất cả.
Muốn yêu vợ yêu con
Muốn yêu hết tất cả
Nay chỉ còn mong được
Lòng yêu
Vẽ không ra vẽ
Viết không ra viết
Nhưng vẫn vẽ viết
Cho yêu một đời
Nói chỉ nói vậy thôi
Lòng buồn không tả nổi
Viết cho khuây cuộc đời
Thơ không hay cứ viết
Mình lại tự cười thôi
Muốn thoát ra đừng ốm
Làm khổ hết cả nhà
Sinh lão bệnh tử
Quy luật trời ban ra
Không ai tránh khỏi được
Tâm sự viết thế thôi.
NGUYỄN HUY THIỆP