Biểu tình chống chính phủ ở thủ
đô Thái Lan kéo dài hơn tuần nay, từ ôn hòa đã biến thành bạo động, ít nhất một người bị bắn chết, năm người bị
thương.
Hiện chưa rõ
ai là người nổ súng hay các nạn nhân ở phía nào.
Vụ nổ súng
vào tối qua 30/11, xảy ra sau khi có bạo động vài nơi trong ngày khi phía
biểu tình rượt đuổi, đập phá xe cộ chở những người mà họ tình nghi là ở phía
đối nghịch.
Đám đông phe chống chính phủ đã tấn công ít nhất hai người họ tình nghi là phe ủng
hộ chính phủ Thái Lan hiện nay, họ đập cửa kính xe buýt ở Bangkok và xe tắc xi đang chở
những người mặc áo đỏ, màu áo biểu tượng của phe ủng hộ chính phủ.
Thủ lĩnh phe chống chính phủ ông Suthep Thugsuban (từng là phó Thủ tướng Thái Lan - ảnh trên) tuyên bố sẽ huy động khoảng 2 triệu
người xuống đường để chiếm toàn bộ các trụ sở nhà nước quan trọng và ngày hôm nay 01/12/2013 sẽ là một ngày «đại thắng»
Chiều qua, bà Thủ tướng Yingluck Shinnawatra
trong trạng thái tâm lý căng thẳng đã xuất hiện trên truyền hình Quốc
gia, tuy nhiên bà vẫn khẳng định sẽ không ban hành lệnh tình
trạng khẩn cấp ở các khu vực thiết yếu, cho dù tình hình theo bà đã thực
sự cần thiết.
Nhìn nhận về tương lai của cuộc biểu tình chống chính phủ, một người biểu tình đến từ tỉnh Karbi cho biết: “Tôi cũng không tin tưởng sự thắng lợi cho lắm, nhưng tình hình hiện tại cho thấy nhiều trụ sở cơ quan nhà nước và rất nhiều trụ sở làm việc của Tòa thị chính các tỉnh đã bị người biểu tình làm cho tê liệt. Hơn nữa có tin đồn rằng các trụ sở cơ quan nhà nước đã bị cắt điện.”
An ninh thủ đô Bangkok đã được thắt chặt ở mức cao
nhất, các cơ quan trọng yếu của nhà nước các hàng rào của cảnh sát được
bố trí dày đặc. Người đứng đầu cơ quan cảnh sát quốc gia cho biết, họ sẽ
không cho phe biểu tình chiếm thêm bất kỳ trụ sở nhà nước nào.
(Tổng hợp từ RFI, RFA, Người Việt...)
(Tổng hợp từ RFI, RFA, Người Việt...)
Ông này làm phó cho Thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ 2008 đến 2011.
Trả lờiXóaĐây là chính phủ ra lệnh đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ cựu lãnh đạo bị lật đổ Thaksin Shinawatra năm 2010.
Hơn 90 người, đa số là người dân chống đối, thiệt mạng trong giai đoạn hai tháng.
Cả ông Suthep và Abhisit đang đối diện điều mà họ gọi là cáo buộc có động cơ chính trị vì các cái chết này.
Năm 2013, khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra cân nhắc dự luật ân xá gây tranh cãi, ông Suthep rời đảng Dân Chủ để lãnh đạo biểu tình.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu từ tháng 10. Chúng bùng phát vì một dự luật ân xá mà có thể dẫn đến sự trở về của anh trai Thủ tướng, ông Thaksin Shinawatra.
Mặc dù dự luật bị bác bỏ, nhưng các cuộc biểu tình đã đẩy lên thành lời kêu gọi lật đổ chính phủ của bà Yingluck.
‘Hội đồng của nhân dân’
Ông Suthep có ảnh hưởng lớn trong đảng Dân Chủ suốt nhiều thập niên, từng làm bộ trưởng nông nghiệp và viễn thông.
Năm 1995, ông bị cáo buộc giao đất cho người giàu trong một chương trình có mục tiêu dành đất cho người nghèo.
Tranh cãi khi đó khiến Thủ tướng Chuan Leekpai giải tán chính phủ.
Năm 2010, khi ông Suthep đang là phó thủ tướng, chính phủ cho phép quân đội dùng vũ lực giải tán đợt biểu tình của phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin.
Nhưng sau khi xảy ra bạo lực, một chính phủ mới của em gái ông Thaksin được dân bầu lên, và ông Suthep quay lại làm đối lập.
Nay ông Suthep đang dẫn dắt phe biểu tình bao vây các tòa nhà chính phủ, mặc dù cũng kêu gọi người của ông không thi hành bạo động.
Ông nói muốn thay thế chính phủ này bằng một “hội đồng của nhân dân”, không phải do dân bầu, nhằm lựa chọn lãnh đạo quốc gia.
"Người nước ngoài có thể nghĩ rằng nếu chính phủ thắng ở quốc hội, tức là đa số người dân ủng hộ họ. Nhưng thực ra chính phủ này đã mua phiếu bằng tiền trong cuộc bầu cử trước,” ông nói.
Những người đang đi theo ông chủ yếu là cử tri trung lưu ở thành thị, tập trung ở thủ đô và miền nam.
Nhiều người trong đó chỉ trích chi tiêu của chính phủ của bà Yingluck, gồm một chương trình trợ giá gạo đắt tiền giúp nông dân, nhưng gây hại cho xuất khẩu của Thái Lan.
Nông dân vốn ủng hộ ông Thaksin và các đồng minh của ông này.
“Tôi ghét chính phủ của bà ta vì không trung thực. Họ xài tiền của dân cho các doanh nghiệp và mạng lưới nhà Shinawatra,” một người biểu tình nói.
Người khác bảo: “Tôi muốn công lý và cần dân chủ cho nhân dân. Nếu chính phủ tốt, chúng tôi muốn họ tiếp tục quản trị đất nước, nhưng họ không tốt.”
Ông Suthep tuyên bố với các phóng viên: “Nhân dân sẽ chỉ ra đi khi quyền lực nhà nước thuộc về họ.”
“Nếu chúng tôi không thành công, tôi sẵn sàng chết trên chiến trường.”
Chủ nhật 1/12 đánh dấu ngày thứ tám diễn ra biểu tình nhằm lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Trả lờiXóaBốn người đã thiệt mạng.
An ninh đã đụng độ với khoảng 30.000 người hôm Chủ nhật, sử dụng vòi rồng và hơi cay.
Phe biểu tình gọi hôm 1/12 là ngày “Chiến thắng” của cái mà họ đặt tên là “cuộc đảo chính của nhân dân”.
Cảnh sát nói những người biểu tình tập trung tại tám địa điểm, gồm Nhà Chính phủ, các kênh truyền hình và trụ sở cảnh sát.
Họ đi vào nhiều kênh truyền hình để buộc phát đi thông điệp của ông Suthep.
Ông này tuyên bố: “Ủy ban Cải tổ Dân chủ Nhân dân muốn loan báo từ hôm thứ Hai, 2/12, là ngày nghỉ cho mọi cơ quan chính phủ.”
Ông Suthep nói phe của ông đã chiếm nhiều nhà chính phủ, nhưng lãnh đạo an ninh quốc gia Paradorn Pattanathabutr nói không tòa nhà nào bị chiếm.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Ông Suthep Thaugsuban đã gặp nữ thủ tướng Yingluck hôm Chủ nhật.
Trả lờiXóa"Không có đàm phán, không nhượng bộ," ông Suthep sau đó nói.
"Tôi bảo bà Yingluck rằng đây là lần duy nhất và cuối cùng tôi gặp bà ta cho đến khi quyền lực được trả về tay nhân dân".
"Sẽ không có mặc cả và phải xong trong vòng hai ngày."
Ông Suthep cũng kêu gọi bắt đầu tổng đình công từ hôm nay thứ Hai.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Về tình hình Thái Lan, đoàn người biểu tình chống chính phủ đã tràn vào Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và khuôn viên khu vực văn phòng chính phủ mà không bị cảnh sát ngăn cản.
Trả lờiXóaCác bản tin do những hãng thông tấn quốc tế đánh đi Bangkok cho biết sau vài giờ đồng hồ sau đó, đoàn biểu tình đã rút khỏi 2 khu vực này.
Phó Thủ Tướng Pongthep Thepkanchana cho hãng thông tấn Reuters biết rằng cảnh sát bỏ ngõ các địa điểm mà đoàn biểu tình muốn tràn vào vì hiểu rằng những người chống đối chính quyền chỉ muốn tạo biểu tượng là họ thành công chứ không phải muốn chiếm giữ vĩnh viễn.
Trung tướng Kamronvit Thoopkrajang, Tư lệnh cảnh sát thủ đô Bangkok cho biết lý do khiến ông đột ngột ra quyết định quan trọng khiến nhiều người bất ngờ:
“Đụng độ tiếp diễn sẽ không có tác dụng gì và cảnh sát luôn luôn là của nhân dân. Người biểu tình và phe chống chính phủ cũng là người Thái lan với nhau, họ không phải là kẻ xấu đến để chống lại cảnh sát. Nhưng quan trọng nhất, chỉ còn hai ngày nữa là ngày quan trọng bậc nhất, ngày sinh nhật Hoàng đế.”
Ông cũng nhấn mạnh rằng chính phủ vẫn hoạt động như thường lệ, bằng chứng là phiên họp thường lệ của chính phủ vẫn diễn ra hồi sáng nay, đồng thời nhắc lại rằng bà Thủ tướng Yingluck sẵn sàng đàm phán với phe chống đối để giải quyết căng thẳng chính trị đang xảy ra.
Phó thủ tướng Pongthep cũng nhắc lại là Bà Yingluck không từ chức.
Trong bài phát biểu được phổ biến trên đài truyền hình hồi tối hôm nay, bà Yingluck có nói rằng căng thẳng đã nhẹ bớt, nhưng vẫn chưa trở lại mức bình thường.
Bà cũng cho biết là không sử dụng lực lượng an ninh để đàn áp biểu tình.
Bản tin mới nhất gửi từ Bangkok của hãng thông tấn AFP nói rằng phe biểu tình vận động quân đội giúp họ lật đổ chính phủ đương thời của bà Yingluck nhưng không được các tướng lãnh tán thành, điển hình là hôm nay Tướng Tổng Tư Lệnh Prayut Chan-O-Chan nói rằng chuyện đang xảy ra là chuyện chính trị, nên giải quyết bằng chính trị.
Bản tin của AFP cũng trích dẫn những nguồn tin đáng tin cậy cho biết thêm là quân đội chỉ can thiệp nếu chính phủ sử dụng võ lực đàn áp những người biểu tình.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm thứ Hai 9/12 nói sẽ giải tán nghị viện và tổ chức bầu cử sớm nhất có thể theo sau làn sóng biểu tình ở Bangkok.
Trả lờiXóaTrong bài phát biểu được truyền hình tới toàn dân, bà Yingluck nói: "Ở giai đoạn này, khi mà nhiều người phản đối chính phủ đến từ nhiều nhóm khác nhau, cách tốt nhất là chuyển giao lại quyền lực cho người dân Thái và tổ chức bầu cử".
"Để người Thái sẽ quyết định."
Hàng nghìn người lại tiếp tục biểu tình ở nhiều nơi tại Bangkok.
Những người biểu tình chống chính phủ đã có mặt trên đường phố Bangkok nhiều tuần nhằm tìm cách lật đổ bà thủ tướng.
Đảng Dân chủ đối lập đã tuyên bố toàn bộ người của họ tại Hạ viện sẽ từ chức vì không thể hợp tác với đảng Pheu Thai cầm quyền của Thủ tướng.
Trong khi đó, người lãnh đạo phe chống đối, Suthep Thaugsuban, vốn là phó thủ tướng dưới thời đảng Dân chủ, kêu gọi biểu tình lần cuối vào hôm thứ Hai với cố gắng lật đổ chính phủ.
Ông Suthep biết rằng đảng của bà Yingluck vẫn có thể thắng cử nếu tổ chức bầu cử lại.
Vì thế, ông kêu gọi thành lập “hội đồng nhân dân”, không qua bầu cử, để thay thế chính phủ.
Bà Yingluck nói đề xuất này là vi hiến và phi dân chủ.
Từ chức?
Hôm Chủ nhật bà thủ tướng nói: “Tôi sẵn sàng từ chức và giải tán quốc hội nếu đa số người dân muốn thế”.
Theo giới quan sát, số lượng người biểu tình đang dần giảm sút.
Ông Suthep nói nếu không thể buộc chính phủ ra đi vào hôm thứ Hai, ông sẽ thôi chiến đấu.
Còn đảng Dân chủ đối lập nói toàn bộ nghị sĩ của họ tại Hạ viện sẽ từ chức và tham gia biểu tình hôm thứ Hai.
“Chính phủ này không có quyền lực hợp pháp,” phát ngôn viên của đảng này tuyên bố.
Khi không còn đảng Dân chủ, Hạ viện 500 thành viên sẽ còn 347 nghị sĩ.
Đến nay năm người đã thiệt mạng khi xảy ra đụng độ và nhiều người bị thương.
Tân Hoa xã dẫn thông báo ngày 9/12 của Hoàng gia Thái Lan, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã chính thức phê chuẩn quyết định giải tán Hạ viện và tổ chức cuộc bầu cử mới vào ngày 2/2/2014.
Trả lờiXóa(Click tiêu đề xem toàn bài)
Ngày 11-12, thủ lĩnh biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban đã yêu cầu cảnh sát bắt giữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra vì tội “phản quốc”.
Trả lờiXóaNgày 9-11, sau khi điều động 160.000 người tới bao vây tòa nhà chính phủ ở Bangkok, ông Suthep đã ra tối hậu thư buộc bà Yingluck phải từ chức sau 24 giờ. Sau khi thời hạn đó trôi qua, ông Suthep khẳng định cảnh sát phải bắt giữ bà Yingluck vì tội phản quốc.
“Nếu bà không lắng nghe, chúng tôi sẽ tăng cường biểu tình cho đến khi bà và cả gia đình Shinawatra không còn có thể đứng vững được nữa” - Suthep cảnh báo. Ông cáo buộc bà Yingluck đã có nhiều hành vi vi hiến và cả gia đình Shinawatra phải bị trục xuất ra nước ngoài.
Suthep cũng kêu gọi quân đội Thái Lan điều lực lượng đến chiếm các tòa nhà chính phủ. Nguồn tin báo chí Thái Lan cho biết tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha đã đối thoại với ông Suthep trong một căn cứ quân sự.
Tuy nhiên người phát ngôn của phe biểu tình phủ nhận thông tin này. Trước đó phía quân đội tuyên bố không muốn dính dáng đến cuộc khủng hoảng chính trị này.
Hôm qua Thủ tướng Yingluck tuyên bố bà sẽ không từ chức mà vẫn sẽ lãnh đạo chính phủ cho đến ngày bầu cử 2-2-2014.
Ngày 26-12, một cảnh sát Thái Lan đã thiệt mạng và hơn 60 người bị thương trong một cuộc tuần hành chống chính phủ tại thủ đô Bangkok.
Trả lờiXóa“Anh ấy bị bắn ngay ngực và được mang đến bệnh viện bằng trực thăng. Các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng bất thành”- ông Jongjet Aoajenpong, giám đốc bệnh viện đa khoa, cho biết.
Bạo động giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình đã bùng nổ khi người biểu tình tìm cách vào một sân vận động ở TP Bangkok. Cảnh sát đã bắn hơi cay và đạn cao su để ngăn cản đám đông.
Vài giờ sau khi bạo lực bùng phát, Ủy ban bầu cử Thái Lan đã kêu gọi chính phủ cân nhắc hoãn cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 2-2-2014, vì căng thẳng đang leo thang giữa chính phủ và người biểu tình.
Chính phủ vẫn chưa có phản ứng gì trước lời kêu gọi này. Trước đây, chính phủ cho biết họ không có quyền hoãn cuộc bầu cử bởi hiến pháp quy định nó phải được diễn ra trong vòng 45 đến 60 ngày, sau khi giải tán quốc hội.
Thủ lĩnh phong trào biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban hôm qua (19/2) cho biết, có một người đã liên lạc với ông và nói với ông rằng nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra sẵn sàng từ chức với điều kiện bà được quyền lựa chọn người kế nhiệm.
Trả lờiXóaÔng Suthep còn cho hay, “tôi đã bảo với người đó rằng, nhân dân Thái Lan sẽ không bao giờ đầu hàng trước bà Yingluck. Chúng tôi chẳng còn gì để mất. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến khi chỉ còn lại một người duy nhất. Không đàm phán, không thỏa hiệp”.
Không rõ thông tin được thủ lĩnh biểu tình đưa ra ở trên chính xác đến đâu nhưng nếu được xác nhận là đúng thì có vẻ như Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan đã “buông tay” trước sức ép quá lớn từ lực lượng biểu tình.
Từ hồi cuối năm ngoái, những người biểu tình đã phát động chiến dịch nhằm dồn ép, bao vây Thủ tướng Yingluck với mục tiêu buộc chính quyền của bà phải từ chức. Mặc dù đã có nhiều nhượng bộ và đã kiên nhẫn suốt một thời gian dài nhưng bà Yingluck không thể tháo gỡ được cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra hiện nay ở đất nước Thái Lan.
Trong một diễn biến mới nhất, thủ lĩnh Suthep vừa tuyên bố, cuộc chiến chống lại Thủ tướng Yingluck sẽ được đẩy cao lên, bắt đầu từ ngày hôm qua (19/2) sau khi chính phủ phản ứng thái quá trong chiến dịch đàn áp người biểu tình.
4 người biểu tình và 1 cảnh sát đã thiệt mạng cùng với 66 người khác bị thương trong cuộc đụng độ giữa lực lượng cảnh sát với người biểu tình hôm 18/2 ở Cầu Phan Fah và Đại lộ Ratchadamnoen gần đó.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Cuộc chiến giữa Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) do ông Suthep lãnh đạo và phe chính phủ do bà Thủ tướng lâm thời Yingluck dẫn đầu xem ra đang tiến dần đến hồi kết thúc mặc dù sự kết thúc đó không ai có thể đoán được ra sao vì tình hình chính trị Thái Lan vốn phức tạp nay lại rơi vào một tình huống khó đoán định hơn.
Trả lờiXóaTheo tờ The Nation của Thái ngày hôm nay có bài nhận định thời sự cho rằng chính phủ của Thủ tướng lâm thời Yingluck đang quay cuồng với người biểu tình lẫn tòa án và bây giờ là nông dân các tỉnh kéo về đòi món nợ 130 tỷ bath mà chính phủ không có cách gì trả nổi.
Chính phủ của Thủ tướng lâm thời Yingluck đã vật vã tìm nguồn tiền để trả cho nông dân và trong nỗ lực ấy đã làm ảnh hưởng đến Ngân hàng tiết kiệm của Chính phủ (GSB) khi một số tiền mặt 60 tỷ Bath đã bị người dân rút ra chỉ trong hai ngày 17 và 19 tháng Hai vì người gửi không muốn tiền của mình được chính phủ vay để trả nợ cho nông dân.
GS Châu Kim Quới thành viên của Học viện Hoàng gia Thái Lan nhận xét diễn biến trong mấy tháng gần đây và khó khăn của chính phủ:
“Tình hình chưa từng có trong lịch sử nước Thái mà dân chúng ra phản đối chính phủ đông như thế, ba tháng hơn rồi. Bà Thủ tướng Yingluck thì trốn đi khắp nơi vì nếu họ biết bà ở đâu thì họ đuổi theo để mà phản đối. Bây giờ ổng (Suthep) xoay qua phá nền kinh tế của giòng họ Shinawatra. Những khách sạn hay công ty nơi nào của giòng họ này thì họ đến họ làm cho rối lên. Điện thoại mà giòng họ này có cổ phần thì dân chúng không mua nữa.”
Báo The Nation cho rằng chính phủ bà Yingluck Shinawatra chỉ tồn tại từng ngày và chỉ biết đổ lỗi cho phe chống chính phủ. Trong khi bà Yingluck phải lánh nạn từng đêm tại nhiều địa điểm khác nhau như một người bị truy nã thì các công ty, khách sạn, tập đoàn của giòng họ Shinawatra của bà cũng không thoát khỏi sự truy bức của người biểu tình. Nhiều khách sạn sang trọng phải đóng cửa, cổ phiếu công ty điện thoại AIS có cổ phần của gia đình Shinawatra tụt xuống 5% vì người sử dụng của phe chống chính phủ tẩy chay...
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Tòa Hiến pháp Thái Lan phán quyết rằng Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ nhiệm vì đã lạm dụng quyền lực.
Trả lờiXóaTòa này cho rằng bà Yingluck đã có hành động vi phạm pháp luật khi thuyên chuyển người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia.
Một thẩm phán đọc thông cáo tuyên bố: "Địa vị của thủ tướng đã chấm dứt, bà Yingluck không thể tiếp tục vai trò thủ tướng tạm quyền nữa."
Giới quan sát nói phán quyết mới ra có khả năng sẽ dẫn đến làn sóng biểu tình mới của phe ủng hộ bà Yingluck.
Bà Yingluck và đảng Pheu Thai của bà vẫn được ủng hộ rộng rãi ở các miền nông thôn, khiến Thái Lan bị chia rẽ sâu sắc.
Thái Lan đã trải qua nhiều tháng bế tắc chính trị từ sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra từ cuối năm 2013.
Người biểu tình phản đối chính phủ cáo buộc rằng chính quyền của bà Yingluck thực chất vẫn bị điều khiển bởi người anh trai ruột, Thaksin Shinawatra, đang lưu vong; và họ cho rằng nền dân chủ của Thái Lan bị tiền bạc làm cho suy đồi.
'Thu lợi'
Một số thượng nghị sỹ đã nêu ra khiếu nại lên tòa, nói đảng của bà Yingluck Shinawatra được lợi từ việc thuyên chuyển Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Thawil Pliensri hồi năm 2011.
Bà Yingluck đã bác bỏ cáo buộc này tại tòa hôm thứ Ba 6/5.
“Tôi phủ nhận cáo buộc... Tôi không vi phạm bất kỳ điều luật nào, tôi không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ vị trí này.”
Bà Yingluck cũng phải đối mặt với các cáo buộc như thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân, mà các chỉ trích gia cho rằng đầy tham nhũng.
Những người ủng hộ Thủ tướng tin rằng tòa án bị ảnh hưởng của phe chống đối bà và các vụ cáo buộc bà là nỗ lực của giới có tiền và quyền muốn truất chức bà Yingluck.