Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Lại béo...

Trích vài phản hồi của người dân trên VnExpress:
Vấn đề quan tâm
Cái này thấy tiêu cực nhiều hơn tích cực. Tích cực là chống trộm cướp, công an nhàn hạ. Nhưng chỉ là thiểu số. Còn cái tình trạng xe mượn với xe nhà. Cái này khó giải quyết. Nghe câu người trong một nhà mà không đi chung chiếc được. Vậy những gia đình khó khăn thì sao. Luật này áp dụng tốt nếu chính phủ và nhà nước phát mỗi người một chiếc thì được.
Không hợp lý
Bọn em là những sinh viên đi học, gần như 100% tài sản (ở đây là xe máy) đứng tên bố mẹ, người thân. Vậy giờ ra đường các chú công an cứ nhìn thấy người trẻ như bọn em mà bắt thì gần như là bọn em phải chịu phạt hết. Vô lý quá.
Phải nghiêm chỉnh thực hiện
Luật đã ra thì phải thực hiện thôi. Ai muốn mượn xe đi ngoài đường thì chịu khó nộp phạt thôi, còn ko thì bảo người cho mượn sang tên cho mình, lúc nào trả thì sang tên lại cho người ta. Phải nói là trước tình hình kinh tế khó khăn thế này thì việc ra cái luật này sẽ góp phần "tận thu" bổ sung nguồn ngân sách rất lớn cho nhà nước...
Đây là qui định rất tệ - Thiếu tầm nhìn
Dường như các quyết định hành chính đều nhằm mục đích dễ hóa công việc của các cơ quan quản lý mà ít khi nghĩ đến cái khó của dân và viễn cảnh của nhiều vấn đề kinh tế - xã hội. Chưa kể, đây là một quyết định thiếu tầm nhìn, không đồng bộ với các chủ trương trước đó về việc giảm phương tiện giao thông cá nhân. Điều đó có nghĩa là nếu trước nhà tôi có 3 cái xe máy sử dụng chung cho 06 người thì bây giờ phải lo mua thêm 03 chiếc. Gần 90 triệu dân thì phương tiện giao thông cá nhân sẽ tăng lên bao nhiêu? Không biết khi nào các nhà hoạch định của chúng ta mới có đủ tầm nhìn về nguyên tắc đồng bộ trong các chính sách.
Ban hành luật

Ở VN mình các ngành quản lý ban hành luật một cách tự phát, không nghiên cứu thực tế, không lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến của số đông người dân. Chính những điều gây xáo trộn và ảnh hưởng không nhỏ đên đời sống nhu cầu của người dân, nó cũng phản ánh tầm nhìn hạn chế của các cấp quản lý...
Luật
Luật này bóp chết mấy bác cho thuê xe tự lái. Bóp luôn cả các bác đi thuê xe. Em mà đi xe của vợ Em chắc Em cũng chết.
2 vợ chồng em có 1 cái xe
2 vợ chồng em có 1 cái xe máy, em thì ở nhà bán hàng, chồng em đi làm, nhưng mỗi buổi sáng em vẫn lấy xe máy đi lấy hàng, sau đó về trả lại xe cho chồng đi làm, cái xe máy lại mang tên chồng em, vậy các anh cho em hỏi, em phải làm thế nào để được đi xe của chồng em mà các anh bắt em em vẫn không phạm luật ạ, nhà em nghèo lắm không có tiền mua thêm xe đâu ạ và em đi chợ từ 4h sáng, em không thể đánh thức chồng em chở em đi vào gi đó được đâu.
Nghị định 71
Nhà có mỗi chiếc xe, mà xe thi mua lại lâu rồi nên ko biết bây gisang tên đổi chủ thế nào, có khi lên mấy bác giao thông hạch sách cho cũng chết luôn.
Phạt xe không chính chủ
Trước đây nhà nước tước quyền công dân của người dân thể hiện qua việc "không cho đăng ký xe khi ai đó không có hộ khẩu..." nên phải nhờ người khác đứng tên. (không l có hộ khẩu ở Hà nội, làm ở saigon, khi mua xe phải về Hanoi mua xe rồi mang vào Nam... Nay đem chuyện đó ra phạt.
Sẽ có thêm nhiều xe máy
Theo như dự đoán của tôi thì các hãng xe máy sẽ làm ăn khá hơn sau quyết định này. Vì mỗi người một chiếc sẽ không bị CSGT phạt theo quyết định này.
Cần cân nhắc và xem xét một cách thấu đáo

Cụ thể: Thứ nhất, chúng ta đang trong giai đoạn rất đau đầu về tình trạng ùn tắc giao thông. Chúng ta đã phải nghiên cứu, tìm hiểu mọi phương cách để giảm tải ùn tắc giao thông, trong đó có việc hạn chế các phương tiện tham gia giao thông thì đột ngột chúng ta lại triển khai áp dụng việc này.
Việc triển khai áp dụng chế tài xử phạt xe không CHÍNH CHỦ cũng đồng nghĩa với việc sẽ gián tiếp làm tăng phương tiện giao thông.
Thứ hai, vì từ đầu đến bây giờ việc quản lý, tổ chức và các thủ tục để sang tên đổi chủ là rất khó khăn, phức tạp và tốn kém chi phí nên rất nhiều chủ phương tiên đã không làm việc này... Do vậy, để chuẩn bị thực hiện các chính sách mới chúng ta cần phải có kế hoạch cụ thể giải quyết dứt điểm những tồn tại trước đây về vấn đề sang tên, đổi chủ.
Phải tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhanh nhất việc hỗ trợ sang tên đổi chủ cho các chủ phương tiện. Khi nào giải quyết được ít nhất là tương đối những tồn tại cũ thì mới tiến hành rà soát, đánh giá lại thực tế và xem xét đưa vào áp dụng chính sách mới (áp dụng chế tài xử lý nghiêm khắc) được.
Thứ ba, từ chính những sự chuẩn bị không thấu đáo, từ những kẽ hở về luật pháp mà chính các nhà lập pháp tạo ra sẽ vô tình trở thành miếng bánh ngon cho những người hành pháp lợi dụng pháp luật trục lợi và thiệt hại lại luôn thuộc về người dân. Khổ một nỗi, người dân thường là những người thấp cổ, bé họng nên chẳng biết kêu ai, phương án tốt nhất là đàm phán chịu nộp phạt trực tiếp ít hơn một chút để được tha ngay và tiền lại chảy vào túi những người thực thi pháp luật.
Trong khi đó, mục tiêu của chính sách thì lờ mờ và hiệu quả của việc triển khai áp dụng chính sách mới thì hình như cũng chưa được đánh giá và chưa nhìn thấy đâu,... Tóm lại, các nhà hoạch định chính sách và quản lý cần phải cân nhắc, xem xét một cách thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra một quyết sách nào đó.
Vẫn biết rằng, việc triển khai áp dụng như vậy là đúng, là tốt. Tuy nhiên cần phải có lộ trình, có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện (cả CẦN và ĐỦ) trước khi áp dụng vào trong thực tế. Có như vậy thì việc đưa vào áp dụng và thực thi chính sách mới đảm bảo tính khả thi và đạt mục tiêu cũng như hiệu quả như mong muốn.
Bất Hợp Lý
Tôi là nhân viên đi làm công ăn lương, hiện tại tôi đang chạy xe của chị vợ cho và chị vợ hiện tại đang làm ăn ở xa. Bên vợ rất đông anh em nên mỗi người mỗi nơi và đã cắt hộ khẩu chuyển chổ khác. Nếu trong trường hợp này chắc tôi phải nghỉ việc mất cứ ra đường mà bị phạt như thế này thì làm chi cho mệt còn tìm người thân chứng minh mối quan hệ thì rất rườm rà và không l lúc nào cũng phải mang theo giấy mối quan hệ bên người hay sao. Tại sao nhà nước không nghiên cứu dự án nào khả thi hơn cứ căn vào người nghèo, người làm công nhân như tôi mà cứ phạt thì xã hội xảy ra tệ nạn hơn.


6 nhận xét:

  1. @ Báo chí và CSGT đang hiểu sai quy định
    1. Quy định xử phạt này là không mới
    2. Cá nhân điều khiển xe không có trách nhiệm mang theo giấy tờ xe có mang tên mình (khoản 2 điều 24 không hề quy định về Giấy đăng ký xe phải mang tên người điều khiển xe).

    @ Trò hề mới của Đinh Hét Lên
    Anh Đinh Hét Lên này từ ngày lên nhậm chức Giao bộ đã hét lên đủ thứ trò, toàn những trò móc túi dân. Trò thu lệ phí giao thông chưa đi tới đâu đang chọc giận dân chúng bây giờ lại giở ra trò thu phạt xe không chính chủ. Cứ ai ra đường mà đi xe không do mình đứng tên là bị phạt đến chục triệu đồng cho xe hơi và 1 triệu đồng cho xe gắn máy. Đi xe của người thân hay người quen phải có giấy chứng nhận, không biết ai chứng nhận giấy nầy đây? Trò nầy nghe bắt đầu thực thi từ ngày hôm nay.
    Có lẽ vui mừng nhất cho cái trò xe chính chủ nầy là CSGT. Từ nay tha hồ các chú huýt nhé, bất kỳ xe nào đang chạy cũng huýt vào hỏi giấy tờ được và tha hồ các chú hoạnh họe cho phọt ra nhé.

    @ Lưu hành bình thường
    Khoảng 18g chiều nay (10-11), Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội đã gặp gỡ báo chí để nói lại cho rõ thông tin "CSGT Hà Nội ra quân thực hiện Nghị định 71/CP" trong đó có nội dung xử lý đối với phương tiện tham gia giao thông không chuyển quyền sở hữu theo quy định.
    Theo ông Thắng, dư luận đã có sự hiểu lầm giữa hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định với việc đi xe không chính chủ. Theo đó, đối với những trường hợp không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định thì phạt theo mức như Nghị định 71/CP quy định. “Người điều khiển phương tiện vẫn có thể điều khiển phương tiện không chính chủ nếu đủ điều kiện điều khiển phương tiện đó (có bằng lái, có đăng ký phương tiện...)”. Trường hợp người mượn xe có hành vi vi phạm luật giao thông thì chịu xử phạt theo các lỗi thông thường. “Tuy nhiên, nếu phương tiện đó bị tạm giữ, bị tai nạn… thì phía CSGT sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ phương tiện đó đã chuyển quyền sở hữu theo quy định hay chưa”.

    @ Xe mượn không bị phạt
    @ Không xử phạt người mượn xe

    Trả lờiXóa
  2. CSGT chỉ phạt những trường hợp mua bán xe không sang tên đổi chủ. Bước đầu, những trường hợp cụ thể mà CSGT chứng minh được là mua xe quá 30 ngày nhưng không sang tên đổi chủ thì xử phạt. Còn xe mượn, xe cùng gia đình, xe thuê, lái xe thuê, xe cơ quan thì khó có cơ sở xác minh. Người dân không phải băn khoăn, vì những trường hợp này không xử phạt. Tinh thần là chỉ phạt những người sở hữu xe không chính chủ, còn người điều khiển, sử dụng xe không chính chủ thì không phạt.
    Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên - cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (C67)

    Trả lờiXóa
  3. Việc đăng ký sở hữu đối với những tài sản đặc biệt trong đó có mô tô, ô tô là đúng, phù hợp, nhưng áp dụng một cách đột ngột, trong khi chưa có Thông tư hướng dẫn, chưa rõ phải xử lý như thế nào rõ ràng là không phù hợp và thiếu đồng bộ. Tình trạng không chuyển quyền sở hữu phương tiện giao thông lan tràn như hiện nay đó là hệ quả của một thời gian dài buông lỏng công tác quản lý. Muốn luật pháp được thực hiện nghiêm minh, tôi nghĩ không thể vội vã, mà cần có sự chuẩn bị, lên các phương án và lộ trình thực hiện kĩ càng hơn.

    Mục đích xử phạt đối với trường hợp “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” là để ngăn chặn việc trốn thuế khi sang tên đổi chủ. Ngăn chặn trốn thuế thì cũng nên đặt ngược lại vấn đề là liệu chính sách thuế đã phù hợp chưa, bất cập ở chỗ nào, ở qui định hay ở khâu thực hiện để tháo gỡ. Tôi cho rằng lệ phí trước bạ hiện nay theo qui định tại Nghị định số 45/2011/ND-CP hiện hành là quá cao. Việc cần làm hiện nay là phải giảm lệ phí trước bạ, đồng thời cải cách thủ tục, giấy tờ sao cho đơn giản, thông thoáng, thuận tiện đối với người dân. Giảm lệ phí, thủ tục đơn giản, người dân chấp nhận, tuân thủ, nhà nước thu được thuế, chắc sẽ là cách làm khôn ngoan hơn việc qui định một mức thuế trên trời, còn người dân thì tìm cách trốn thuế, hệ quả là nhà nước vẫn thất thu và người dân thì vẫn tìm đủ mọi cách để “lách luật”.

    Trừng phạt thật nặng, tăng mức phạt thật cao đối với người vi phạm là đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của một nhà nước pháp quyền, một xã hội văn minh, hiện đại. Luật pháp muốn được thực hiện nghiêm minh trước hết phải thấu tình, đạt lý, người dân phải thấy được lợi ích cho bản thân, cho cộng đồng mà qua đó tự nguyện chấp hành. Khi xây dựng các văn bản pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, một lĩnh vực liên quan mật thiết đến lợi ích của người dân, nhà làm luật cần tham khảo kĩ cách làm của những nước văn minh hiện nay, tính toán lộ trình thực hiện phù hợp và quan trọng nhất là cần tham khảo ý kiến của người dân. Nhà làm luật có đặt mình vào vị trí người dân, hiểu, cảm thông và chia sẻ với những bức xúc của người dân, mới có thể đưa ra được những qui định gần gũi, thiết thực và vì thế qui định ấy mới có khả năng được thực thi đầy đủ trên thực tế.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  4. Mặc dù nghị định phạt xe chạy không chuyển tên chính chủ, bất cập, không khả thi, bị người dân phản ứng dữ như vậy, nhưng bộ máy thực thi lẽ ra phải có ý kiến phản hồi tới tận cơ quan làm luật như ở các nước hiện đại để sửa đổi, thì lại cố đẽo chân cho vừa giày, bằng cách “tổ chức quán triệt cho 100% cán bộ giao thông thành phố; tuyên truyền cho các cơ quan, đoàn thể, học sinh, sinh viên các trường học về Nghị định 71 của Chính phủ”, tương tự như Bộ trưởng Đinh La Thăng từng kêu gọi trên báo chí đóng phí giao thông là yêu nước. Nghĩa là dựa trên cái giá của người dân phải gánh chịu, thay vì nhà chức trách, đã hưởng lương thì phải tự tìm được cách giải quyết thoả đáng, để bảo đảm lợi ích cho người dân chủ nhân họ.

    Người dân đủ khả năng nhận thức được một văn bản luật có phù hợp với lợi ích của họ hay không, không nhất thiết phải giáo dục. Nên mấu chốt không nằm ở tuyên truyền mà ở chỗ phải thấu hiểu nguyện vọng của người dân, ở biện pháp điều tra xã hội học dự luận xã hội, ở thẩm định văn bản luật đó bằng các khảo nghiệm thực tế, để điều chỉnh thích ứng. Ý kiến của “Ủy ban An toàn giao thông đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu đưa mức phí sang tên đổi chủ xuống thấp nhất vì mức phí hiện nay là quá cao”, chính nằm trong cách làm của thế giới hiện đại. Hay theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam: “mắt xích” là việc các cơ quan chức năng phải tham mưu để giảm lệ phí trước bạ thì người dân sẽ tự nguyện thực hiện. Ví dụ như lệ phí trước bạ nhà đất có 1% thì thử hỏi có ai mua xong mà không muốn thực hiện sang tên đổi chủ ngay đâu?”
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  5. Nghị định 71/2012/NĐ-CP khi đưa ra, người dân thấy choáng về những quy định được ghi trong đó. Phải nói thẳng thắn rằng việc sang tên đổi chủ khi mua bán phương tiện giao thông cũng như các tài sản khác là điều phải làm, là hợp lý. Không ai không muốn đi chiếc xe mang tên chính mình khi bỏ tiền ra mua.

    Song điều bất hợp lý ở chỗ là nhà nước đã tận thu phí quá cao của người dân khi họ thực hiện điều này. Cứ tính con số được đưa ra thì cả nước có 30 triệu xe máy, 600.000 xe ôtô. Và cũng ít có ai cả đời đi một chiếc xe mà không sang nhượng, chuyển đổi một vài lần là ít. Thử tính với mức thu phí 15% khi chuyển nhượng mua bán/lần. Cứ tính mỗi chiếc xe máy trung bình 10.000.000 đồng, thì con số sẽ là 45 ngàn tỷ đồng. Và tương tự, số tiền thu thuế ô tô khi chuyển nhượng tính cho mỗi chiếc ô tô trung bình là 500 triệu, con số sẽ là 45 ngàn tỷ đồng nữa. Như vậy, chỉ riêng số thu phí một lần chuyển chủ của ô tô và xe máy, số tiền thu được của người dân là ít nhất là 90.000 tỷ đồng. Chắc đủ để bù cho Vinashin? Điều bất hợp lý hơn, là khi mua lần đầu, những chiếc xe này đã phải trả một lượng thuế cao gấp nhiều lần so với giá cả thế giới, chứ không cần so sánh giá cả Việt Nam. Rồi cứ thế nhà nước ngồi thu chồng lượt thuế này lên lượt thuế khác.

    Với con số đầu xe kể trên, thực hiện Nghị định 71/2012/NĐ-CP nhà nước sẽ thu về số tiền phạt của 40% số xe chưa sang tên đổi chủ là khoảng 13.400-14.400 tỷ đồng từ người dân, đấy là chưa kể nhà nước còn định thu cả xe đạp điện, coi chừng tiến tới sẽ thu cả tiền thuế giày dép hay nạng gỗ thương binh thì còn lớn hơn nhiều. Con số khá hấp dẫn. Nhưng thực hiện được cũng toát mồ hôi vì không đơn giản cứ muốn là phạt. Bởi vì người dân ngày nay không còn là người dân ngày xưa, nên việc thi hành cũng không đơn giản chỉ theo ý nhà nước. Mặt khác việc chồng chéo các văn bản pháp luật, sự luộm thuộm trong các quy định đã tự gây khó cho việc thực hiện những điều nhà nước muốn làm.

    Chính vì thế, đến hôm nay, đã 3 ngày Nghị định có hiệu lực, thì việc xử phạt theo ý muốn của nhà nước vẫn không thể tiến hành.

    Sau hàng loạt những kiến nghị thu phí, nâng phí và tăng phạt các kiểu, thể hiện sự cơn khát tài chính nạo vét nguồn tiền của người dân đã lên đến đỉnh điểm, thì cái nghị định này cũng chỉ thể hiện rõ hơn cơn khát đến độ nào. Song dù khát, thì việc giải khát cũng không dễ dàng thực hiện một cách tùy tiện và duy ý chí.

    Những văn bản pháp luật đưa ra, để rồi không thực hiện, hay không thể thực hiện, ngoài việc tốn thời gian công sức của xã hội, thì còn có một tác dụng hết sức tai hại khác, đó là biến những quy định, những văn bản pháp luật thành trò đùa và tập cho người dân thái độ coi thường pháp luật mà thôi.

    Đó chính là những văn bản phá hoại nhà nước pháp quyền.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  6. Nghị định 71 không hề có điều khoản nào quy định người đi xe phải trình bày hay chứng minh rằng đây là xe gia đình, xe đi mượn, xe thuê, thì cảnh sát giao thông mới không được phép xử phạt. Nói khác đi, để xử phạt, cảnh sát giao thông phải đưa ra bằng chứng để chứng minh người đang điều khiển phương tiện đã thực hiện hành vi mua bán xe mà không sang tên đổi chủ.

    Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn - Luật Giao thông đường bộ - cũng yêu cầu người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Tức là, Luật hoàn toàn không yêu cầu người lái xe phải mang theo bất kỳ một loại giấy tờ hay phải giải thích, chứng minh gì khác.
    Và đến lượt mình, hình như bản thân Nghị định 71 ở một khía cạnh nào đó cũng không thật đúng với tinh thần Luật Giao thông đường bộ. Báo Tuổi Trẻ hôm 12/11 dẫn lời Luật sư Nguyễn Thị Minh Huyền (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết Luật này không hề có điều khoản nào quy định, bắt buộc chủ xe phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu xe khi chuyển nhượng (mua bán, tặng cho). Bộ luật Dân sự cũng không có quy định bắt buộc chủ sở hữu tài sản phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu khi mua bán. Việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hay không là quyền của chủ sở hữu tài sản, không phải là nghĩa vụ.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips