QUITO, Ecuador (AP) - Ðể bảo vệ những loài chim và động
vật bò sát quí hiếm độc nhất còn tồn tại trên quần đảo Galapagos Islands, mà giới
khoa học lẫn du khách hết sức trân quí, chính quyền Ecuador dùng đến biện pháp
tiêu diệt hằng trăm triệu con chuột tại đây.
Galapagos gồm tập hợp của 19 đảo lớn nhỏ, nằm cách vùng duyên hải Ecuador 1,000 cây số.
Galapagos gồm tập hợp của 19 đảo lớn nhỏ, nằm cách vùng duyên hải Ecuador 1,000 cây số.
Thú hoang sống trên quần đảo này từng là nguồn cảm hứng
khiến ông Charles Darwin nghĩ ra thuyết tiến hóa (Động thực vật ngày nay vẫn còn tương đối đa dạng và phong phú như thời Darwin - Ảnh dưới)
Hôm 15/11, trực thăng bắt đầu thả xuống gần 22 tấn
thức ăn có chứa chất độc. Ðây là đợt hai trong chiến dịch quét sạch chuột, dự
trù đạt kết quả trước năm 2020.
Loài chuột đen gốc gác từ Na Uy, do dân đánh cá voi
và cướp biển mang trên tàu họ từ thế kỷ 17, rồi đến đảo này, sinh sôi và nảy nở
tràn lan ở đây. Chúng chuyên ăn trứng và ấu nhi của các sinh vật sống trên quần
đảo, gồm rùa khổng lồ, kỳ nhông, rắn, chim ưng và thằn lằn đất. Ngoài ra, chuột
còn phá hoại thảo mộc mà các sinh vật khác cần để làm thực phẩm.
Chương trình tiêu diệt chuột, mà không gây hại đến các sinh vật khác, bắt đầu ở các đảo nhỏ từ hồi tháng Giêng, 2011, nơi không có người ở. Các đảo có dân cư sẽ là địa điểm cuối cùng.
Ông Joan Carlos Gonzalez, chuyên gia của cơ quan Bảo Tồn Thiên Nhiên, nói: “Chuột là vấn đề tệ hại nhất ở Galapagos. Chúng sinh sản mỗi ba tháng và ăn bất kể thứ gì. Cuộc chiến này tuy hết sức tốn kém nhưng lại rất cần thiết.”
Chương trình tiêu diệt chuột tốn kém đến $1.8 triệu trong đợt này, được sự tài trợ của lâm viên quốc gia cùng các tổ chức bất vụ lợi khác. Quần đảo Galapagos được Tổ Chức Văn Hóa, Giáo Dục và Khoa Học Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới từ năm 1978. Năm 2007, UNESCO báo động quần đảo này đang bị nguy hiểm do sinh vật lạ, du khách và di dân gây ra/TP
Chương trình tiêu diệt chuột, mà không gây hại đến các sinh vật khác, bắt đầu ở các đảo nhỏ từ hồi tháng Giêng, 2011, nơi không có người ở. Các đảo có dân cư sẽ là địa điểm cuối cùng.
Ông Joan Carlos Gonzalez, chuyên gia của cơ quan Bảo Tồn Thiên Nhiên, nói: “Chuột là vấn đề tệ hại nhất ở Galapagos. Chúng sinh sản mỗi ba tháng và ăn bất kể thứ gì. Cuộc chiến này tuy hết sức tốn kém nhưng lại rất cần thiết.”
Chương trình tiêu diệt chuột tốn kém đến $1.8 triệu trong đợt này, được sự tài trợ của lâm viên quốc gia cùng các tổ chức bất vụ lợi khác. Quần đảo Galapagos được Tổ Chức Văn Hóa, Giáo Dục và Khoa Học Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới từ năm 1978. Năm 2007, UNESCO báo động quần đảo này đang bị nguy hiểm do sinh vật lạ, du khách và di dân gây ra/TP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét