Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Miến Điện phóng thích hàng trăm tù chính trị "làm quà" cho Obama

TT Obama và TT Thein Sein tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali - Indonesia 11/2011
Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ trở thành nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên đến thăm  Miến Ðiện trong tháng này, nhưng các nhà tranh đấu cảnh báo rằng chuyến công du này có nguy cơ đem lại sự tưởng thưởng cho một chính phủ vẫn còn có thành tích xấu về nhân quyền.
Từ khi lên nắm quyền hồi năm ngoái sau nhiều thập niên cai trị của quân đội, chính phủ của Tổng thống Thein Sein, trên danh nghĩa là một chính phủ dân sự, đã phóng thích một số tù nhân chính trị, nới lỏng hạn chế đối với giới truyền thông và cho phép các đảng phái đối lập tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt chính trị.

Nhưng một số các nhà hoạt động nói rằng chuyến công du của Tổng thống Obama có thể phương hại cho điều mà họ gọi là những cải cách mong manh và chưa hoàn tất. Phó Giám đốc đặc trách  châu Á của Huma Right Watch Phil Robertson nói với đài VOA rằng chuyến đi của Tổng thống Obama diễn ra quá sớm.
Theo ông thì đã có tiến bộ đáng kể, nhưng chưa đủ để biện minh cho chuyến thăm của ông Obama, vì vẫn còn hằng trăm tù nhân bị giam giữ, còn  nhiều luật lệ đàn áp nhân quyền và những nghị định hành chính mà chính phủ chưa hề được sửa đổi, thậm chí còn chưa nói là họ sẽ bãi bỏ.
Vì Miến điện đã thực hiện các cải tổ, chính quyền Tổng thống Obama đã nhanh chóng cải thiện quan hệ, bãi bỏ phần lớn những cấm vận lâu năm và bổ nhiệm một vị đại sứ cũng như xúc tiến các cụôc họp cấp cao với đất nước có thời kỳ bị tẩy chay này.
Nhưng ông Robertson lo ngại nếu Hoa kỳ hành động  quá nhanh thì sẽ không còn cơ sở gây sức ép để thuyết phục chính phủ Miến Ðiện thực hiện thêm nhiều cải tổ nữa. - VOA
Chính quyền dân sự Miến đã phóng thích hàng chục ngàn tù nhân kể từ năm 2011

Ông Robertson lo ngại là có cơ sở nhưng giờ đây ông có thể giảm bớt lo lắng vì:

Myanmar tuyên bố thả 452 tù nhân, chờ Tổng thống Obama
Chính quyền Myanmar sẽ phóng thích 452 tù nhân trong đó có một số nhà bất đồng chính kiến. Đây được coi là hành động thiện chí của nhà nước Myanmar đang đà cải cách trước chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama.
Mặc dù không công bố số lượng các tù nhân chính trị nhưng một quan chức chính phủ cho biết Myanmar muốn thúc đẩy quan hệ song phương với Mỹ bằng hành động thiện chí này. Hiệp hội hỗ trợ các tù nhân chính trị (AAPP) cho biết họ đang kiểm tra và chưa nhận được thông tin cụ thể về các tù nhân chính trị. Theo AAPP từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2012  đã có 700 tù nhân được giải phóng tuy nhiên ch có 88 nhà bất đồng chính kiến được tự do.
Chuyến thăm của ông Obama sẽ đánh dấu mốc son trong nỗ lực cải cách dân chủ của Myanmar trong một năm qua. Tổng thống Mỹ sẽ gặp Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi, một cựu tù nhân chính trị đã từng được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991. Dự kiến Mỹ sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt, đặc biệt là với lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa đối từ Myanmar. Tín hiệu khởi đầu cho mối quan hệ thương mại tốt đẹp trong tương lai là sự trở lại của Coca-Cola và sau đó đến lượt Pepsi đang lên kế hoạch đặt nhà máy tại đây.
Trong chính sách ngoại giao, Mỹ đang cố gắng tạo hành lang liên minh Ấn Độ - Myanmar nhằm tạo thế cân bằng quyền lực trong khu vực tam giác vàng hiện bị Trung Quốc can thiệp mạnh mẽ. Trước khi diện kiến với Tổng thống Mỹ Obama, thứ tư vừa qua, bà Aung San Suu Kyi đã có chuyến công du gặp gỡ Thủ tướng và Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ - nước đã ủng hộ bà trong cuộc đấu tranh chống lại chính quyền quân sự Myanmar trước kia. Sơn Minh

 Bà Aung San Suu Kyi tại Nhà Trắng tháng 9/2012
Hàng ngàn tù nhân được phóng thích năm ngoái
 tiếp tục phóng thích
 Thân nhân hết sức vui mừng.
Bàn thêm: Nghe nói ngay từ lúc mới lên làm tổng thống Hoa Kỳ năm 2008, chính quyền CSVN đã nhiều lần tìm cách mời ông Obama sang thăm, kể cả lần này ông ghé Campuchia, Thái Lan là 2 nước "sát nách" VN, vậy mừ ổng cũng đek ghé???
Lý do: Tương tự như ông Robertson lo lắng như trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips