Ngày 11-03-2011, cơ xưởng nguyên tử lực Fukushima Daiichi đã bị một cơn sóng
thần làm hư hại; cơn sóng thần này do một cơn động đất khủng khiếp ở bên ngoài
duyên hải mạn Tây-Nhật Bản tác động.
Cơn động đất vừa được nhắc lại trên đây có cường độ 9 - mà tâm chấn nằm dưới
lòng Thái Bình Dương, bên ngoài hải đảo Honshu - đã tác động nên một cơn sóng lũ
lụt đánh vào mạn Đông miền duyên hải Nhật Bản với một cường độ khủng khiếp. Cơn
sóng này đã quét sạch một số vùng ở tận nhiều cây số trong đất liền và phá hủy
mọi thứ, từ nhà cửa, xe cộ, đường xá, cầu cống, ruộng vườn, tới cả cây cối, đặc
biệt đã gây hư hại trầm trọng cho cơ xưởng nguyên tử lực Fukushima... Khoảng
trên 20.000 người hoặc đã được xác nhận thiệt mạng hoặc tiếp tục mất tích sau
thiên tai này.
Bản phúc trình mới
Thế nhưng, bản phúc trình mới nhất, được công bố ở Tokyo hôm qua Thứ Năm, 05-07-2012, đã kết luận rằng “tai họa ở cơ xưởng nguyên tử lực Fukushima ở Nhật Bản là do lỗi người ta chứ không hẳn chỉ do sóng thần”. Và chính phủ cũng đã nhận được sự phê phán nặng nề vì đã phản ứng chậm trễ.
Một đoạn trong bản phúc trình viết: “Đã hoàn toàn rõ ràng là tai nạn này là một tai họa do người tạo ra. Chính phủ, các chính quyền thanh tra và công ty sở hữu TEPCO đã thiếu trách nhiệm để bảo vệ sinh mạng của dân chúng và xã hội”.
Tác giả bản phúc trình này là một ủy ban độc lập do Quốc Hội Nhật Bản thành lập để điều tra tai họa nguyên tử và cách thức chính phủ đối phó và giải quyết.
Bản phúc trình mới
Thế nhưng, bản phúc trình mới nhất, được công bố ở Tokyo hôm qua Thứ Năm, 05-07-2012, đã kết luận rằng “tai họa ở cơ xưởng nguyên tử lực Fukushima ở Nhật Bản là do lỗi người ta chứ không hẳn chỉ do sóng thần”. Và chính phủ cũng đã nhận được sự phê phán nặng nề vì đã phản ứng chậm trễ.
Một đoạn trong bản phúc trình viết: “Đã hoàn toàn rõ ràng là tai nạn này là một tai họa do người tạo ra. Chính phủ, các chính quyền thanh tra và công ty sở hữu TEPCO đã thiếu trách nhiệm để bảo vệ sinh mạng của dân chúng và xã hội”.
Tác giả bản phúc trình này là một ủy ban độc lập do Quốc Hội Nhật Bản thành lập để điều tra tai họa nguyên tử và cách thức chính phủ đối phó và giải quyết.
Đề phòng yếu kém
Cựu Thủ Tướng Nhật Bản Naoto Kan (biếm trên) cũng bị phê phán mạnh mẽ trong việc xử lý tai họa - Fukushima. Ủy ban điều tra xác quyết rằng ông Kan và chính phủ của ông đã hành động chậm trễ và không đầy đủ, bởi vì sự chuẩn bị yếu kém cho trường hợp một tai họa.
Theo bản phúc trình, không những thế, chính phủ còn gây thêm nhiều tổn thất hơn là giúp ích sau khi liên tục phải gọi điện thoại cho công ty TEPCO với những câu hỏi sơ đẳng; điều này càng làm cho công việc thêm chậm trễ trong lúc tình trạng phải được kiểm soát.
Đài BBC viết: “Trong một đoạn kết luận của bản phúc trình minh xác, tai họa này đã có thể và đáng lý đã phải được tiên đoán và được đề phòng. Những hệ quả của tai họa này đã có thể bớt đi nhờ đáp ứng hữu hiệu của người ta”.
Thông tấn xã NTB cũng viết, bản phúc trình này còn cho thấy một phần lỗi của các quy ước văn hóa và thói quen ở Nhật cùng với sự miễn cưỡng đặt câu hỏi với chính quyền.
Cựu Thủ Tướng Nhật Bản Naoto Kan (biếm trên) cũng bị phê phán mạnh mẽ trong việc xử lý tai họa - Fukushima. Ủy ban điều tra xác quyết rằng ông Kan và chính phủ của ông đã hành động chậm trễ và không đầy đủ, bởi vì sự chuẩn bị yếu kém cho trường hợp một tai họa.
Theo bản phúc trình, không những thế, chính phủ còn gây thêm nhiều tổn thất hơn là giúp ích sau khi liên tục phải gọi điện thoại cho công ty TEPCO với những câu hỏi sơ đẳng; điều này càng làm cho công việc thêm chậm trễ trong lúc tình trạng phải được kiểm soát.
Đài BBC viết: “Trong một đoạn kết luận của bản phúc trình minh xác, tai họa này đã có thể và đáng lý đã phải được tiên đoán và được đề phòng. Những hệ quả của tai họa này đã có thể bớt đi nhờ đáp ứng hữu hiệu của người ta”.
Thông tấn xã NTB cũng viết, bản phúc trình này còn cho thấy một phần lỗi của các quy ước văn hóa và thói quen ở Nhật cùng với sự miễn cưỡng đặt câu hỏi với chính quyền.
Nhật khởi sự lại các máy phản ứng nguyên tử
Nhật khởi sự cho tái hoạt động các lò phản ứng nguyên tử ở một trong những khu vực kỹ nghệ quan trọng hơn cả của quốc gia (ảnh trên) cho dù có mối nghi ngờ lớn lao trong dân chúng sau tai nạn nguyên tử trong năm ngoái.
Nhật khởi sự cho tái hoạt động các lò phản ứng nguyên tử ở một trong những khu vực kỹ nghệ quan trọng hơn cả của quốc gia (ảnh trên) cho dù có mối nghi ngờ lớn lao trong dân chúng sau tai nạn nguyên tử trong năm ngoái.
Thủ Tướng Yoshihiko Noda (ảnh trên) giữa tháng 6 vừa qua đã cho phép công ty điện lực
Kansai tái khởi công cho hai lò phản ứng tại cơ xưởng nguyên tử Oi ở miền Tây
Nhật Bản vận chuyển trở lại.
Thống Đốc Issei Nishikawa của địa hạt Fukui đã được sự bảo đảm của ban điều hành
là sẽ không có nguy cơ nào liên quan đến việc các lò phản ứng nguyên tử này tái
hoạt động. Ông nói ông rất vui đối với quyết định ấy.
Viên Thống Đốc này đã tuyên bố trong cùng ngày Thủ Tướng ra lệnh công cuộc được tiến hành: “Chúng tôi đã tiến đến một thỏa ước nhằm bảo đảm duy trì sự sống và nền kỹ nghệ ở Kansai”.
Viên Thống Đốc này đã tuyên bố trong cùng ngày Thủ Tướng ra lệnh công cuộc được tiến hành: “Chúng tôi đã tiến đến một thỏa ước nhằm bảo đảm duy trì sự sống và nền kỹ nghệ ở Kansai”.
Thiếu điện?
Quyết định gây tranh cãi này là bởi nguyên nhân lo sợ rằng Nhật sẽ phải trải qua tình trạng thiếu điện khi thời tiết trở nên nóng bức hơn trong những tuần lễ sắp tới và mọi hệ thống điều hòa không khí hoạt động tối đa. Trong trường hợp đó kỹ nghệ Nhật Bản sẽ có thể bị thiệt hại; sự kiện lại có thể tạo nên những khó khăn cho nỗ lực của Nhật Bản trong công cuộc tái gầy dựng nền kinh tế sau cơn động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái.
Thế nhưng nhiều người dân Nhật tỏ ra nghi ngờ, và vì thế cùng ngày nói trên, đã có khoảng 500 người tụ tập ở trước dinh thự của Thủ Tướng Noda ở thủ đô Tokyo để phản đối quyết định ấy.
Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến do đài truyền hình quốc gia NHK thực hiện, việc mở lại (các lò phản ứng nguyên tử) này được 25 phần trăm của cử tri ủng hộ, trong khi 32 phần trăm chống đối, còn 38 phần trăm không có ý kiến.
Quyết định gây tranh cãi này là bởi nguyên nhân lo sợ rằng Nhật sẽ phải trải qua tình trạng thiếu điện khi thời tiết trở nên nóng bức hơn trong những tuần lễ sắp tới và mọi hệ thống điều hòa không khí hoạt động tối đa. Trong trường hợp đó kỹ nghệ Nhật Bản sẽ có thể bị thiệt hại; sự kiện lại có thể tạo nên những khó khăn cho nỗ lực của Nhật Bản trong công cuộc tái gầy dựng nền kinh tế sau cơn động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái.
Thế nhưng nhiều người dân Nhật tỏ ra nghi ngờ, và vì thế cùng ngày nói trên, đã có khoảng 500 người tụ tập ở trước dinh thự của Thủ Tướng Noda ở thủ đô Tokyo để phản đối quyết định ấy.
Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến do đài truyền hình quốc gia NHK thực hiện, việc mở lại (các lò phản ứng nguyên tử) này được 25 phần trăm của cử tri ủng hộ, trong khi 32 phần trăm chống đối, còn 38 phần trăm không có ý kiến.
Đóng cửa từ tháng 5
Nhật Bản có cả thảy 50 máy sản xuất nguyên tử năng, không kể 4 máy đã bị hư hỏng ở cơ xưởng nguyên tử Fukushima.
Tất cả máy này đã ngưng hoạt động từ hồi tháng 5. Sự phát nổ và những sự rò rỉ ở cơ xưởng nguyên tử Fukushima đã đưa tới hệ lụy là các chất phóng xạ phân tán trên khắp một không gian rộng lớn.
Mặc dù không có tin tức chính thức nào về sự thiệt hại sinh mạng bởi hệ quả trực tiếp của tai nạn này, nhưng hàng chục ngàn người đã phải di tản, và hiện nay nhiều người trong số nạn nhân vẫn chưa có thể được hồi cư. Một số địa phương nay trở thành hoang địa và rất có thể không ở được trong nhiều thập niên tới đây.
Cá ngừ Mỹ bị nhiễm phóng xạ NhậtNhật Bản có cả thảy 50 máy sản xuất nguyên tử năng, không kể 4 máy đã bị hư hỏng ở cơ xưởng nguyên tử Fukushima.
Tất cả máy này đã ngưng hoạt động từ hồi tháng 5. Sự phát nổ và những sự rò rỉ ở cơ xưởng nguyên tử Fukushima đã đưa tới hệ lụy là các chất phóng xạ phân tán trên khắp một không gian rộng lớn.
Mặc dù không có tin tức chính thức nào về sự thiệt hại sinh mạng bởi hệ quả trực tiếp của tai nạn này, nhưng hàng chục ngàn người đã phải di tản, và hiện nay nhiều người trong số nạn nhân vẫn chưa có thể được hồi cư. Một số địa phương nay trở thành hoang địa và rất có thể không ở được trong nhiều thập niên tới đây.
Các nhà khảo cứu Hoa Kỳ đã khám phá loại cá ngừ (tuna) ở Hoa Kỳ đã lây sự ô nhiễm phóng xạ lan từ cơ xưởng nguyên tử Fukushima bị hư hỏng của Nhật.
Thông tấn xã AP viết, xuyên qua Thái Bình Dương loài cá ngừ này vốn mang trong mình một mức độ phóng xạ nguyên tử cao gấp 10 lần những loại khác vốn “định cư” ở duyên hải Thái Bình Dương thuộc Hoa Kỳ.
Trong lần đầu tiên các nhà khảo cứu Hoa Kỳ đã tìm thấy một con cá ngừ rất lớn đã mang trong mình chất ô nhiễm phóng xạ; chú cá này đến duyên hải Hoa Kỳ từ một khoảng cách xa xôi, gần 10.000 cây số. Được biết, một con cá ngừ vĩ đại có thể nặng đến 450 ký lô (theo nguồn: Wikipedia).
Giáo Sư Nicolas Fisher của Stony Brook University tại New York, một trong những khảo cứu gia ngày 28-05-2012, đã viết trong bản phúc trình của ông về kết quả khám phá trong The Proceedings of National Academy of Sciences: “Thành thật diễn tả, tất cả chúng tôi đã gần như khiếp đảm”.
Vượt quá “mức chỉ tiêu”
Con cá ngừ này - vốn đã di chuyển từ Nhật Bản và cũng dài gấp 10 lần so với kích thước cá ngừ ở duyên hải California trong những năm qua - nó mang một mức độ chất phóng xạ vượt quá xa “mức chỉ tiêu” mà chính quyền Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đặt ra.
Các nhà khảo cứu này quả quyết rằng “chỉ tiêu” cao ấy là bởi những chất sa thải từ cơ xưởng nguyên tử Fukushima vốn bị hư hại nặng nề trong cơn sóng thần do cơn động đất mạnh mẽ gây nên ngày 11 tháng 3 năm ngoái.
Trước kia các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy mức độ cao của chất phóng xạ nguyên tử ở các loại cá nhỏ và phiêu sinh vật ở biển bên ngoải Nhật Bản, tuy nhiên, họ không biết rõ sự ô nhiễm chất phóng xạ lại có thể xảy ra ở cả loại cá lớn như cá ngừ.
Hai chất phóng xạ nguyên tử
Sau 5 tháng xẩy ra thiên tai ở Nhật Bản, khảo cứu gia Nicholas Fisher và đồng nghiệp của ông đã quyết định thử nghiệm loại các ngừ ở Thái Bình Dương vốn đã bị “sa lưới” ở bên ngoài San Diego. Họ đã bắt được 15 con cá ngừ và họ đã tìm thấy cả chất (phóng xạ) cesium - 134 lẫn chất cesium - 137 trong tất cả con cá này.
Các nhà khảo cứu thử nghiệm những con cá “di cư” đến duyên hải Hoa Kỳ trước thiên tai động đất và sóng thần ở Nhật Bản, họ nhận thấy các chất phóng xạ này đã lan tràn theo các dòng nước biển trước khi nhiễm vào cá. Không con nào trong các con cá ấy có cùng hai loại chất phóng xạ kể trên ở trong mình.
Các chuyên gia Hoa Kỳ này hoạch định vào mùa Hè này sẽ lập lại công cuộc khảo cứu của họ với số lượng thử nghiệm nhiều hơn. Con cá ngừ mà họ đã thử nghiệm lần vừa qua đã bơi ở biển bên ngoài Nhật Bản khoảng một tháng sau thiên tai sóng thần. Những con cá ngừ mà hiện nay đang trên đường “di dân” sang Hoa Kỳ, đã bơi ở cùng các hải phận ấy trong một giai đoạn lâu dài hơn.
Hy vọng tin này sẽ gây được sự chú ý cho các “ngư phủ” Việt Nam...
Sau 5 tháng xẩy ra thiên tai ở Nhật Bản, khảo cứu gia Nicholas Fisher và đồng nghiệp của ông đã quyết định thử nghiệm loại các ngừ ở Thái Bình Dương vốn đã bị “sa lưới” ở bên ngoài San Diego. Họ đã bắt được 15 con cá ngừ và họ đã tìm thấy cả chất (phóng xạ) cesium - 134 lẫn chất cesium - 137 trong tất cả con cá này.
Các nhà khảo cứu thử nghiệm những con cá “di cư” đến duyên hải Hoa Kỳ trước thiên tai động đất và sóng thần ở Nhật Bản, họ nhận thấy các chất phóng xạ này đã lan tràn theo các dòng nước biển trước khi nhiễm vào cá. Không con nào trong các con cá ấy có cùng hai loại chất phóng xạ kể trên ở trong mình.
Các chuyên gia Hoa Kỳ này hoạch định vào mùa Hè này sẽ lập lại công cuộc khảo cứu của họ với số lượng thử nghiệm nhiều hơn. Con cá ngừ mà họ đã thử nghiệm lần vừa qua đã bơi ở biển bên ngoài Nhật Bản khoảng một tháng sau thiên tai sóng thần. Những con cá ngừ mà hiện nay đang trên đường “di dân” sang Hoa Kỳ, đã bơi ở cùng các hải phận ấy trong một giai đoạn lâu dài hơn.
Hy vọng tin này sẽ gây được sự chú ý cho các “ngư phủ” Việt Nam...
Bài cũ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét