Kỳ họp Quốc hội lần này các đại biểu tương đối nhanh nhạy trong những câu hỏi có tính cách thời sự. Một trong các câu hỏi ấy dành cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về vấn đề mà dư luận xã hội đang dậy sóng, đó là dự thảo sinh viên bán dâm đến lần thứ tư sẽ bị cho thôi học.
Chỉ cần nêu lên câu hỏi, đại biểu dư sức biết câu trả lời vòng vo của ông Nhạ. Hỏi cho có hỏi nhưng hình như xưa nay không có bất cứ câu hỏi nào giữa nghị trường từng nhận được câu trả lời rốt ráo và thuyết phục. Hỏi như một cách đưa ra cho dân chúng tiếp tục ném đá đối tượng được hỏi hơn là tìm câu trả lời hợp lý và thành thật.
Làn này cũng vậy. Ông Nhạ chấp nhận tiếp tục làm bia cho người dân ném đá chứ không chấp nhận có một động thái xoa dịu dư luận, như từ chức vì thiếu trách nhiệm chẳng hạn, bởi ông và hầu hết các đồng liêu của ông đã dính chặt với chiếc ghế đang ngồi vì số tiền bỏ ra mua ghế quá cao, không cho phép họ đủ can đảm nói lời chia tay với một vật thể tuy vô tri nhưng đầy quyền lực.
Ông Nhạ từng được tiếng là phát ngôn bừa bãi và tư cách không khác gì một cán bộ cấp xã trong khi lại nắm giữ một chức vụ quan trọng nhất của quốc gia: Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Trong vụ UBND xã Hồng Lĩnh điều động giáo viên tiếp khách, rót rượu, ông Nhạ cho là mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc. Ông Bộ trưởng yêu cầu từng cô giáo trước tiên phải nghiêm túc trước đã.
Có lẽ từ tư duy không “trầm trọng” đó ông tiếp tục áp dụng Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT đã có từ hai năm trước trong thời của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát xuất từ lúc Nguyễn Thiện Nhân còn làm Bộ trưởng Giáo Dục. Ông Nhạ quen với cách nghĩ sinh viên rồi sẽ không khác mấy với các cô giáo bị “điều” đi rót rượu cho quan chức, hình ảnh thu nhỏ của các chị em bia ôm, nhưng ông Nhạ lại nhìn một cách lệch lạc đi và quy kết các cô giáo ấy do im lặng nên UBND Hồng Lĩnh mới dám làm những công việc tệ hại đến thế.
Lần này thì sinh viên sư phạm cũng sẽ im lặng trước cái thông tư “điếm đàng” do chính Bộ Giáo dục và Đào tạo sáng tác. Sinh viên sư phạm bị đánh đồng là những cô gái bán dâm dự khuyết. Vì là ngành sư phạm nên các cô phải bị quản lý chặt hơn, theo dõi sát xao hơn để khi ra trường các cô sẽ có một bản thành tích trong sáng hơn trong phạm vi làm gái. Các cô sẽ hãnh diện vì mình không có lần thứ tư bán dâm trong mái trường xã hội chủ nghĩa và đã cầm được mảnh bằng tốt nghiệp nên khi nhận nhiệm sở tại các trường làng các cô sẽ dạy cho các em bài học về sự chịu đựng khi bị làm nhục tập thể.
Các cô sẽ không bao giờ dạy cho các em phản ứng hay kiến nghị mỗi khi bị quan to dày xéo lên cơ thể hay tâm hồn, bởi hơn ai hết các cô biết giá trị của một người dân dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, từng cá thể chỉ đáng nhận một lời xin lỗi đểu cáng sau khi bị cướp bóc, hành hung hay thậm chí hiếp dâm nếu bị phát hiện. Bài học bán dâm đến lần thứ tư dạy cho các cô thế nào là nền pháp trị của nơi mà các cô đang sống. Quyền hành làm luật của mỗi cơ quan đã giúp cho người dân thấy thêm được sự tù ngục của chính mình trong cái trại tập trung treo đầy mỹ từ có liên quan đến “tính đảng” chung quanh.
Con số 4 đối với Bộ Giáo dục của ông Nhạ là một “ân huệ” cho sinh viên lầm lỡ. Con số 4 ấy đối với các sinh viên bất kể trường nào, nam hay nữ, đều cảm thấy sự sỉ nhục đè lên tâm hồn của họ. Con số 4 ấy đối với xã hội là vết chém vào lòng tự trọng, là chén muối sát vào vết thương văn hóa vốn đang làm mủ trong tâm hồn từng người. Con số 4 ấy là tận cùng của sự thoái hóa tư duy đã và đang lây lan như dịch bệnh trong tất cả mọi cơ quan nhà nước mà cộng đồng không có cách nào tiêu diệt nó.
Bản dự thảo được viết ra từ những cái đầu rỗng tuếch phẩm chất con người, vì chỉ có con người mới được Thượng đế ban cho lòng tự trọng và phẩm hạnh để sống. “Con người” không được áp dụng cho những kẻ nghĩ ra cái dự thảo phản đạo đức mang tên lần thứ 4, bởi ai cũng thấy dự thảo này chà đạp nhân phẩm con người một cách triệt để nhất.
Ông Phùng Xuân Nhạ bị kết án vì ông chính là kẻ chịu trách nhiệm sau cùng khi cho phép nhân viên dưới quyền mang chúng công khai trên trang nhà của Bộ Giáo dục. Ông xứng đáng được nhận huy chương cao quý của ngành vì sự cống hiến danh dự của mình để người dân chà đạp. Ông xứng đáng được ghi tên vào lịch sử giáo dục nước nhà vì có công xem nữ sinh viên là một tập thể có tiềm năng bán dâm cần phải được giúp đỡ cho các em vượt qua khó khăn nhất định bằng cách cho phép các em được ba lần bán dâm hợp pháp.
Những lần còn lại các em cố mà học cho bằng được “Nước vỏ lựu, máu mào gà” để chứng tỏ mình còn trong vòng kiểm soát.
Các em phải cám ơn ông Nhạ và cả cái Bộ Giáo dục của ông vì đã “giáo dục” các em những bài học đắt giá về lĩnh vực bán dâm, lĩnh vực mà các em chưa bao giờ nghĩ tới cho dù có nghèo nàn rách rưới. Bộ Giáo dục đã tặng cho các em cẩm nang vào đời để mai kia khi gặp khó khăn trong nghề giáo các em sẽ không cần ai chỉ dẫn để gia nhập vào cộng đồng “đèn đỏ” đầy rẫy khắp mọi miền đất nước. Các em cũng sẽ không bao giờ lấn cấn trong việc mình bán dâm có sai trái hay không bởi bài học “ba lần được phép” như một tấm giấy thông hành giúp các em yên tâm đặt chân lên vùng đất đầy cạm bẫy mà không cần phải suy tư về mỹ từ đạo đức, hay phẩm hạnh của một nữ nhân.
Thà như vậy đi các em còn có tương lai hơn, kể cả tương lai của một cô giáo bán dâm còn hơn nếu ngay bây giờ nghe lời ông Nhạ dâng kiến nghị hay phản ứng đối với bản dự thảo thì các em sẽ đối diện với bức tường đá lì lợm của sự im lặng. Các em sẽ bị ghi tên vào sổ đen của trường và chắc chắn ngày ra trường của các em sẽ xa ngai ngái…..
Nhưng nên nhớ, chỉ ba lần thôi nhé, các sinh viên sư phạm đáng thương của đất nước. CÁNH CÒ
Mạng xã hội vẫn đang “dậy sóng” trước nội dung về việc sinh viên bán dâm 4 lần sẽ bị buộc thôi học, được quy định trong Dự thảo quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy, do Bộ GDĐT soạn thảo.
Đặc biệt, sinh viên sư phạm - những "khổ chủ" trong dự thảo tỏ ra ngỡ ngàng, bức xúc.
Nguyễn Xuân Xuân (Ngành Sư phạm Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: "Em cảm thấy rất sốc trước nội dung dự thảo này. Quy định bán dâm đến 4 lần mới bị đuổi học rất bất hợp lý, chẳng khác nào gật đầu tặc lưỡi cho sinh viên qua mấy lần đầu".
Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Anh (Khoa Công tác Xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội) bức xúc: "Sinh viên sư phạm cũng giống như sinh viên trường khác. Việc ra dự thảo với riêng sinh viên sư phạm là không công bằng".
Không chỉ ngao ngán trước dự thảo "trời ơi đất hỡi" này, Đào Thùy Linh (Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) cảm thấy thất vọng và buồn. Đồng thời, đặt ra hàng loạt băn khoăn: Tại sao không phải cấm ngay lần thứ nhất vi phạm? Tại sao dự thảo không áp dụng với sinh viên nói chung mà lại chỉ mặt điểm tên sinh viên sư phạm? Dự thảo này rồi sẽ đi về đâu, giảng viên hay ai sẽ đi đếm được số lần bán dâm của sinh viên đây?
Đưa dự thảo cần chứng minh tiền lệ xấu
Đa số sinh viên sư phạm đều cho rằng việc đưa dự thảo này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của những nhà giáo tương lai.
"Quy định chỉ mặt điểm tên riêng sinh viên sư phạm rất phản cảm. Thậm chí, em còn cảm thấy bị xúc phạm trước dự thảo "trời ơi đất hỡi" này.
Bản thân em thấy chưa có tiền lệ xấu về tệ nạn này trong đời sống của sinh viên sư phạm. Về nề nếp tác phong, sinh viên ngành sư phạm được đào tạo bài bản. Việc gắn mác sinh viên sư phạm luôn khiến chúng em biết tự điều chỉnh bản thân mình sống đúng đạo đức, mà không hiểu sao lại được đưa vào dự thảo một cách bất đắc dĩ như vậy" - Phạm Thị Ngọc (sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội) bày tỏ.
Cũng chung quan điểm đó, Đặng Mỹ Linh (Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng từ trước đến nay, sinh viên sư phạm luôn được đánh giá ngoan ngoãn, mẫu mực, lối sống giản dị. Mỹ Linh kiến nghị nên rút lại dự thảo vì còn nhiều điểm bất hợp lý, gây ra dư luận xấu đối với sinh viên sư phạm.
Kỳ họp Quốc hội lần này các đại biểu tương đối nhanh nhạy trong những câu hỏi có tính cách thời sự. Một trong các câu hỏi ấy dành cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về vấn đề mà dư luận xã hội đang dậy sóng, đó là dự thảo sinh viên bán dâm đến lần thứ tư sẽ bị cho thôi học.
Trả lờiXóaChỉ cần nêu lên câu hỏi, đại biểu dư sức biết câu trả lời vòng vo của ông Nhạ. Hỏi cho có hỏi nhưng hình như xưa nay không có bất cứ câu hỏi nào giữa nghị trường từng nhận được câu trả lời rốt ráo và thuyết phục. Hỏi như một cách đưa ra cho dân chúng tiếp tục ném đá đối tượng được hỏi hơn là tìm câu trả lời hợp lý và thành thật.
Làn này cũng vậy. Ông Nhạ chấp nhận tiếp tục làm bia cho người dân ném đá chứ không chấp nhận có một động thái xoa dịu dư luận, như từ chức vì thiếu trách nhiệm chẳng hạn, bởi ông và hầu hết các đồng liêu của ông đã dính chặt với chiếc ghế đang ngồi vì số tiền bỏ ra mua ghế quá cao, không cho phép họ đủ can đảm nói lời chia tay với một vật thể tuy vô tri nhưng đầy quyền lực.
Ông Nhạ từng được tiếng là phát ngôn bừa bãi và tư cách không khác gì một cán bộ cấp xã trong khi lại nắm giữ một chức vụ quan trọng nhất của quốc gia: Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Trong vụ UBND xã Hồng Lĩnh điều động giáo viên tiếp khách, rót rượu, ông Nhạ cho là mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc. Ông Bộ trưởng yêu cầu từng cô giáo trước tiên phải nghiêm túc trước đã.
Có lẽ từ tư duy không “trầm trọng” đó ông tiếp tục áp dụng Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT đã có từ hai năm trước trong thời của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát xuất từ lúc Nguyễn Thiện Nhân còn làm Bộ trưởng Giáo Dục. Ông Nhạ quen với cách nghĩ sinh viên rồi sẽ không khác mấy với các cô giáo bị “điều” đi rót rượu cho quan chức, hình ảnh thu nhỏ của các chị em bia ôm, nhưng ông Nhạ lại nhìn một cách lệch lạc đi và quy kết các cô giáo ấy do im lặng nên UBND Hồng Lĩnh mới dám làm những công việc tệ hại đến thế.
Lần này thì sinh viên sư phạm cũng sẽ im lặng trước cái thông tư “điếm đàng” do chính Bộ Giáo dục và Đào tạo sáng tác. Sinh viên sư phạm bị đánh đồng là những cô gái bán dâm dự khuyết. Vì là ngành sư phạm nên các cô phải bị quản lý chặt hơn, theo dõi sát xao hơn để khi ra trường các cô sẽ có một bản thành tích trong sáng hơn trong phạm vi làm gái. Các cô sẽ hãnh diện vì mình không có lần thứ tư bán dâm trong mái trường xã hội chủ nghĩa và đã cầm được mảnh bằng tốt nghiệp nên khi nhận nhiệm sở tại các trường làng các cô sẽ dạy cho các em bài học về sự chịu đựng khi bị làm nhục tập thể.
Các cô sẽ không bao giờ dạy cho các em phản ứng hay kiến nghị mỗi khi bị quan to dày xéo lên cơ thể hay tâm hồn, bởi hơn ai hết các cô biết giá trị của một người dân dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, từng cá thể chỉ đáng nhận một lời xin lỗi đểu cáng sau khi bị cướp bóc, hành hung hay thậm chí hiếp dâm nếu bị phát hiện. Bài học bán dâm đến lần thứ tư dạy cho các cô thế nào là nền pháp trị của nơi mà các cô đang sống. Quyền hành làm luật của mỗi cơ quan đã giúp cho người dân thấy thêm được sự tù ngục của chính mình trong cái trại tập trung treo đầy mỹ từ có liên quan đến “tính đảng” chung quanh.
XóaCon số 4 đối với Bộ Giáo dục của ông Nhạ là một “ân huệ” cho sinh viên lầm lỡ. Con số 4 ấy đối với các sinh viên bất kể trường nào, nam hay nữ, đều cảm thấy sự sỉ nhục đè lên tâm hồn của họ. Con số 4 ấy đối với xã hội là vết chém vào lòng tự trọng, là chén muối sát vào vết thương văn hóa vốn đang làm mủ trong tâm hồn từng người. Con số 4 ấy là tận cùng của sự thoái hóa tư duy đã và đang lây lan như dịch bệnh trong tất cả mọi cơ quan nhà nước mà cộng đồng không có cách nào tiêu diệt nó.
Bản dự thảo được viết ra từ những cái đầu rỗng tuếch phẩm chất con người, vì chỉ có con người mới được Thượng đế ban cho lòng tự trọng và phẩm hạnh để sống. “Con người” không được áp dụng cho những kẻ nghĩ ra cái dự thảo phản đạo đức mang tên lần thứ 4, bởi ai cũng thấy dự thảo này chà đạp nhân phẩm con người một cách triệt để nhất.
Ông Phùng Xuân Nhạ bị kết án vì ông chính là kẻ chịu trách nhiệm sau cùng khi cho phép nhân viên dưới quyền mang chúng công khai trên trang nhà của Bộ Giáo dục. Ông xứng đáng được nhận huy chương cao quý của ngành vì sự cống hiến danh dự của mình để người dân chà đạp. Ông xứng đáng được ghi tên vào lịch sử giáo dục nước nhà vì có công xem nữ sinh viên là một tập thể có tiềm năng bán dâm cần phải được giúp đỡ cho các em vượt qua khó khăn nhất định bằng cách cho phép các em được ba lần bán dâm hợp pháp.
Những lần còn lại các em cố mà học cho bằng được “Nước vỏ lựu, máu mào gà” để chứng tỏ mình còn trong vòng kiểm soát.
Các em phải cám ơn ông Nhạ và cả cái Bộ Giáo dục của ông vì đã “giáo dục” các em những bài học đắt giá về lĩnh vực bán dâm, lĩnh vực mà các em chưa bao giờ nghĩ tới cho dù có nghèo nàn rách rưới. Bộ Giáo dục đã tặng cho các em cẩm nang vào đời để mai kia khi gặp khó khăn trong nghề giáo các em sẽ không cần ai chỉ dẫn để gia nhập vào cộng đồng “đèn đỏ” đầy rẫy khắp mọi miền đất nước. Các em cũng sẽ không bao giờ lấn cấn trong việc mình bán dâm có sai trái hay không bởi bài học “ba lần được phép” như một tấm giấy thông hành giúp các em yên tâm đặt chân lên vùng đất đầy cạm bẫy mà không cần phải suy tư về mỹ từ đạo đức, hay phẩm hạnh của một nữ nhân.
Thà như vậy đi các em còn có tương lai hơn, kể cả tương lai của một cô giáo bán dâm còn hơn nếu ngay bây giờ nghe lời ông Nhạ dâng kiến nghị hay phản ứng đối với bản dự thảo thì các em sẽ đối diện với bức tường đá lì lợm của sự im lặng. Các em sẽ bị ghi tên vào sổ đen của trường và chắc chắn ngày ra trường của các em sẽ xa ngai ngái…..
Nhưng nên nhớ, chỉ ba lần thôi nhé, các sinh viên sư phạm đáng thương của đất nước.
CÁNH CÒ
Quy định gây sốc!
Trả lờiXóaMạng xã hội vẫn đang “dậy sóng” trước nội dung về việc sinh viên bán dâm 4 lần sẽ bị buộc thôi học, được quy định trong Dự thảo quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy, do Bộ GDĐT soạn thảo.
Đặc biệt, sinh viên sư phạm - những "khổ chủ" trong dự thảo tỏ ra ngỡ ngàng, bức xúc.
Nguyễn Xuân Xuân (Ngành Sư phạm Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: "Em cảm thấy rất sốc trước nội dung dự thảo này. Quy định bán dâm đến 4 lần mới bị đuổi học rất bất hợp lý, chẳng khác nào gật đầu tặc lưỡi cho sinh viên qua mấy lần đầu".
Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Anh (Khoa Công tác Xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội) bức xúc: "Sinh viên sư phạm cũng giống như sinh viên trường khác. Việc ra dự thảo với riêng sinh viên sư phạm là không công bằng".
Không chỉ ngao ngán trước dự thảo "trời ơi đất hỡi" này, Đào Thùy Linh (Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) cảm thấy thất vọng và buồn. Đồng thời, đặt ra hàng loạt băn khoăn: Tại sao không phải cấm ngay lần thứ nhất vi phạm? Tại sao dự thảo không áp dụng với sinh viên nói chung mà lại chỉ mặt điểm tên sinh viên sư phạm? Dự thảo này rồi sẽ đi về đâu, giảng viên hay ai sẽ đi đếm được số lần bán dâm của sinh viên đây?
Đưa dự thảo cần chứng minh tiền lệ xấu
Đa số sinh viên sư phạm đều cho rằng việc đưa dự thảo này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của những nhà giáo tương lai.
"Quy định chỉ mặt điểm tên riêng sinh viên sư phạm rất phản cảm. Thậm chí, em còn cảm thấy bị xúc phạm trước dự thảo "trời ơi đất hỡi" này.
Bản thân em thấy chưa có tiền lệ xấu về tệ nạn này trong đời sống của sinh viên sư phạm. Về nề nếp tác phong, sinh viên ngành sư phạm được đào tạo bài bản. Việc gắn mác sinh viên sư phạm luôn khiến chúng em biết tự điều chỉnh bản thân mình sống đúng đạo đức, mà không hiểu sao lại được đưa vào dự thảo một cách bất đắc dĩ như vậy" - Phạm Thị Ngọc (sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội) bày tỏ.
Cũng chung quan điểm đó, Đặng Mỹ Linh (Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng từ trước đến nay, sinh viên sư phạm luôn được đánh giá ngoan ngoãn, mẫu mực, lối sống giản dị. Mỹ Linh kiến nghị nên rút lại dự thảo vì còn nhiều điểm bất hợp lý, gây ra dư luận xấu đối với sinh viên sư phạm.
AN AN