SỨC MẠNH NÀO SAU TẤM THẢM CHẤN ĐỘNG CHÍNH TRƯỜNG (ĐỨC)
Ngày 20.5.2012, sân bay Schönerfeld, Đức, nhộn nhịp máy bay cất hạ cánh như thường nhật, chỉ khác trong số đó, tại khu vực được an ninh phong toả, đáp xuống phi trường một chiếc én bạc xám Dessault Falcon 900EX, biển hiệu D-AZEM chở Gerhard Schindler Giám đốc Tình báo Đức BND biệt phái từ Afghanistan trở về – quan chức duy nhất ở Đức được sử dụng riêng 1 máy bay cho các chuyến đi bí mật.
Từ khoang chưá đồ, bên cạnh hành lý của Giám đốc, cần vụ kéo xuống 1 khối hình trụ nặng 30 kg, bên cạnh đã đợi sẵn một xe chuyên dụng của Bộ Hợp tác và Phát triển Liên bang. Khối hình trụ trên không phải đồ đoàn gì bí mật của cơ quan tình báo mà là 1 tấm thảm rộng 9 m2.
Vụ giao nhận diễn ra như trong chớp mắt, tài xế nhanh chóng rời phi trường phóng thẳng hướng trung tâm, không hề qua bất cứ kiểm tra nào của cảnh sát hay hải quan. Trong khi đó, mọi hàng hoá xuất nhập cảnh theo đường hàng không bị giới hạn trọng lượng, nếu quá phải trả cước phí cao. Thảm, đồ mỹ nghệ từ Afgahnistan, nếu gửi bưu điện về Đức, chưa kể bị kiểm tra ngặt nghèo, còn phải trung chuyển qua Dubai, thời gian kéo dài từ 4 – 6 ngày. Khi tới Đức, hàng hoá phải khai báo, đóng phí Hải quan và nộp thuế giá trị gia tăng 19% hoặc 7% (với hàng thực phẩm) nếu trị giá vượt quá mức 430 Euro được miễn thuế. Cước phí vận chuyển tấm thảm trên được Hãng vận tải DHL sau này cho biết biểu giá 3.840 Euro, thuế giá trị gia tăng theo biểu thuế Bộ Tài chính hết 200 Euro.
Ngày 20.5.2012, sân bay Schönerfeld, Đức, nhộn nhịp máy bay cất hạ cánh như thường nhật, chỉ khác trong số đó, tại khu vực được an ninh phong toả, đáp xuống phi trường một chiếc én bạc xám Dessault Falcon 900EX, biển hiệu D-AZEM chở Gerhard Schindler Giám đốc Tình báo Đức BND biệt phái từ Afghanistan trở về – quan chức duy nhất ở Đức được sử dụng riêng 1 máy bay cho các chuyến đi bí mật.
Từ khoang chưá đồ, bên cạnh hành lý của Giám đốc, cần vụ kéo xuống 1 khối hình trụ nặng 30 kg, bên cạnh đã đợi sẵn một xe chuyên dụng của Bộ Hợp tác và Phát triển Liên bang. Khối hình trụ trên không phải đồ đoàn gì bí mật của cơ quan tình báo mà là 1 tấm thảm rộng 9 m2.
Vụ giao nhận diễn ra như trong chớp mắt, tài xế nhanh chóng rời phi trường phóng thẳng hướng trung tâm, không hề qua bất cứ kiểm tra nào của cảnh sát hay hải quan. Trong khi đó, mọi hàng hoá xuất nhập cảnh theo đường hàng không bị giới hạn trọng lượng, nếu quá phải trả cước phí cao. Thảm, đồ mỹ nghệ từ Afgahnistan, nếu gửi bưu điện về Đức, chưa kể bị kiểm tra ngặt nghèo, còn phải trung chuyển qua Dubai, thời gian kéo dài từ 4 – 6 ngày. Khi tới Đức, hàng hoá phải khai báo, đóng phí Hải quan và nộp thuế giá trị gia tăng 19% hoặc 7% (với hàng thực phẩm) nếu trị giá vượt quá mức 430 Euro được miễn thuế. Cước phí vận chuyển tấm thảm trên được Hãng vận tải DHL sau này cho biết biểu giá 3.840 Euro, thuế giá trị gia tăng theo biểu thuế Bộ Tài chính hết 200 Euro.
Gerhard Schindler Giám đốc Tình báo Đức (BND) |
Tấm thảm 30 kg ngang nhiên qua mặt thuế vụ, lại được chuyên chở theo con đường
công vụ, nhanh chóng, không tốn chi phí, vốn là những dấu hiệu vụ lợi chức
quyền, trốn thuế, sao nhãng việc công dành cho tư, lập tức đánh vào ý thức chủ
nhân đất nước của những nhân viên công vụ trực tiếp thực hiện các giao dịch
trên, được họ chuyển thư nặc danh tới Nghị sỹ đảng SPD, Linken và tạp chí uy tín
Focus, đồng nghĩa đưa nó ra ánh sáng chính trường và công luận; ngay lập tức trở
thành tâm điểm truyền thông ra sức khai thác, vốn là động lực sống còn tự nhiên
của nó.
Bởi, dù được coi có sứ mạng tuyên truyền định hướng ghê gớm tới đâu, hay gắn cho sức mạnh quyền lực thứ 4 to tát gì đi nữa, thì truyền thông trên thực tế cũng chỉ là một ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm thông tin cho con người, như nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm, công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất, hàng hoá tiêu dùng, dược phẩm cung cấp thuốc men...
Vì vậy, số phận chúng không do chính chúng hay nhà nước muốn mà được, hoàn toàn do nhu cầu người sử dụng sản phẩm của chúng định đoạt, đặt ra cho truyền thông một động cơ mãnh liệt, phải cạnh tranh vươn lên tìm kiếm cung cấp những sản phẩm thông tin tốt nhất, cả về thời gian, lẫn không gian, số lượng, chất lượng, “bảo hành“ (tự chịu trách nhiệm); giải thích tại sao nhà nước Đức cấp kinh phí cho các kênh truyền hình cả tư nhân lẫn nhà nước tính theo thị phần người xem, xác định bằng tỷ suất ti vi bắt sóng.
Bởi, dù được coi có sứ mạng tuyên truyền định hướng ghê gớm tới đâu, hay gắn cho sức mạnh quyền lực thứ 4 to tát gì đi nữa, thì truyền thông trên thực tế cũng chỉ là một ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm thông tin cho con người, như nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm, công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất, hàng hoá tiêu dùng, dược phẩm cung cấp thuốc men...
Vì vậy, số phận chúng không do chính chúng hay nhà nước muốn mà được, hoàn toàn do nhu cầu người sử dụng sản phẩm của chúng định đoạt, đặt ra cho truyền thông một động cơ mãnh liệt, phải cạnh tranh vươn lên tìm kiếm cung cấp những sản phẩm thông tin tốt nhất, cả về thời gian, lẫn không gian, số lượng, chất lượng, “bảo hành“ (tự chịu trách nhiệm); giải thích tại sao nhà nước Đức cấp kinh phí cho các kênh truyền hình cả tư nhân lẫn nhà nước tính theo thị phần người xem, xác định bằng tỷ suất ti vi bắt sóng.
Niebel, 49 tuổi, thuộc đảng FDP, Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển Liên bang Đức |
Chủ nhân tấm thảm ngay sau khi được Focus công bố danh tính của
ông Niebel, 49 tuổi, thuộc đảng FDP, đương kim Bộ trưởng Hợp
tác và Phát triển Liên bang Đức, giới báo chí lập tức dồn dập liên hệ với chủ
nhân của nó phỏng vấn, được Niebel thẳng thắn xác nhận – một đức tính hành xử
trước truyền thông chính khách bắt buộc phải có, nếu không sẽ bị đào thải dù tài
đức được cho cao siêu tới mấy, mà lỗi đó đã làm cựu Tổng thống Wulff phải từ
chức cách 3 tháng trước là một điển hình.
Niebel giải trình: 2 tháng trước đó, trong một chuyến công vụ tại Kabul, ông đã tranh thủ ngoài giờ mua nó với giá 1400 đô la. Do trở về Đức theo hãng hàng không, không thể mang theo, nên ông gửi lại Đại sứ quán Đức và nhờ khi nào có máy bay Chính phủ qua gửi họ chuyển giùm. Tới giữa tháng 5, một nhân viên Đại sứ quán nhắn email cho một cấp dưới của Niebel thông báo đang sẵn chuyến bay của BND có thể mang theo tấm thảm được. Niebel coi đó là dịp may, nhờ mang hộ, không hề thoả thuận cước phí phải trả khi vận chuyển hàng hoá cho khách hạng VIP. Ông thừa nhận sai phạm, thậm chí mang cả chiếc thảm tới cuộc họp báo giải trình hiện vật, theo đuổi giải toả mọi cáo buộc, ngờ vực do truyền thông đặt ra, gửi tuyên bố tới TTX Đức DAPD: “Tôi rất đau buồn, đã khai báo và nộp thuế, phí Hải quan trễ” và “hưá bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình đối với vụ việc xảy ra, nộp thuế và cả tiền phạt theo quyết định của Hải quan”. “Sẽ không lặp lại lần 2, đồng thời gửi lời xin lỗi đã gây phiền lụy tới Giám đốc BND, ông Schindler”.
Tới lượt Schindler cũng bị liên đới, bị báo chí gọi điện tới tấp phỏng vấn, trả lời tới nay ông mới biết đó là hành lý cá nhân; khi nhận lời mang giúp, ông chỉ nghĩ đó là qùa tặng trong chuyến công vụ của Niebel, được luật pháp cho phép.
Các cuộc phỏng vấn cấp tập cả 2 nhân vật, cộng hưởng nhau trở thành đề tài truyền thông nóng bỏng mang tên vụ Bê bối Tấm thảm, tạo sức ép khủng khiếp, gây hiệu ứng tức thì: Niebel ngay sau khi bị phỏng vấn đã phải tức tốc đệ đơn khai báo Hải quan xin nộp phí và thuế truy thu. Cái sẩy nảy cái ung, lẽ ra hàng Afghanistan vào Đức được ưu đãi miễn phí Hải quan, nhưng do hành vi trốn thuế, Niebel lại bị cắt ưu đãi.
Không dừng ở đó, mục đích truyền thông không nhằm cá nhân hay vụ việc, mà xa hơn tìm kiếm sự thật có ý nghĩa cho toàn dân, đất nước, đặt ra hàng loạt câu hỏi ngỏ cho công luận và chính quyền, Bộ trưởng không thể tự làm một mình, vậy những ai đã trực tiếp tham gia, diễn tiến thế nào? Chi phí vận tải bao nhiêu? Nộp thuế muộn bị phạt hình sự ra sao? Nhà nước vận hành như thế nào để xảy ra bê bối? Ai chịu trách nhiệm?
Cái gì phải đến tất sẽ đến; truyền thông tự do là hàn thử biểu xã hội, phản ảnh tập trung nhất ý kiến, đòi hỏi của dân chúng, lập tức chấn động dây chuyền sang chính trường, tới mọi đảng phái sinh ra chỉ vì lợi ích người dân buộc phải lên tiếng, tới mọi cơ quan công quyền vốn có chức năng công bộc phải giải quyết kịp thời, nếu không sẽ bị coi hoặc thiếu trách nhiệm trước dân, hoặc bất lực không thể đảm đương phận sự.
Viện Kiểm sát Berlin là cơ quan liên đới đầu tiên, phải ra tuyên bố cho điều tra tạm thời xem liệu vụ bê bối có dấu hiệu hình sự hay không để ra quyết định điều tra chính thức. Còn phát ngôn viên Hải quan sân bay Franfurt thì khẳng định về mặt nghiệp vụ: Nếu có trách nhiệm đóng thuế mà không khai báo Hải quan thì đó là một hành vi cấu thành tội danh tìm cách trốn thuế.
Là người chịu trách nhiệm đề cử bộ trưởng, Thủ tướng Merkel phản ứng nhanh chóng đòi Niebel: “Phải thực hiện ngay và đầy đủ trách nhiệm thuế Hải quan”, bởi nếu Thủ tướng không lên tiếng sẽ bị mặc nhiên coi là đồng tình. Tại cuộc họp báo chí Chính phủ, liên quan tới vụ bê bối, Phát ngôn viên của Thủ tướng và Bộ trưởng Niebel phải dành tới 30 phút báo cáo vụ việc và trả lời chất vấn. Khi truyền thông cho biết tiếp, tấm thảm không phải mua ở chợ như Niebel giải thích ban đầu, mà được thương gia mang vào toà Đại sứ chào bán cho nhiều người. Lập tức, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao phải giải trình trước câu hỏi, chẳng nhẽ toà Đại sứ được biến thành cửa hàng tạp hoá?
Là cơ quan quyền lực cao nhất, đóng vai trò trung tâm chính trường, nơi phản ảnh tập trung nhất hoạt động mọi đảng phái, Quốc hội đương nhiên trở thành tâm điểm chấn động. Với tần suất họp chất vấn chính phủ liên tục cách 1 tuần 1 lần vào thứ 4, trước một lực lượng hùng hậu, chuyên nghiệp tới 622 nghị sỹ, được một lực lượng nhân viên giúp việc chuyên môn đông gấp 3 lần thế (1 nghị sỹ có 3 giúp việc), buổi chất vấn Niebel diễn ra ngay trong tuần phát sinh bê bối, sôi sục nghị trường, đòi Niebel phải tường trình tỉ mỉ vụ việc, không được bỏ sót bất cứ tình tiết nào, từ mua tới cất đặt, vận chuyển, thời gian, những ai tham gia, liệu có dấu hiệu vi phạm hình sự hay không?
Mở đầu buổi chất vấn, Niebel lên bục diễn đàn giải trình vụ bê bối 3 phút, thừa nhận sai phạm nhờ BND chở chiếc thảm tài sản riêng và tới Berlin không đóng thuế Hải quan; tiếp đó trả lời các ý kiến chất vấn. Với nghị sỹ phe đối lập có chức năng giám sát, phản biện các chính sách đảng cẩm quyền, vụ bê bối được coi là một bằng chứng cầm quyền yếu kém của bộ trưởng, cần được làm rõ.
Niebel bị chỉ trích từ nhiều góc độ, bị cáo buộc hành xử theo cung cách của một nền kinh tế “gia đình” (lấy lợi ích gia đình làm mục tiêu), gây tổn hại cho BND, một cơ quan nhà nước độc lập. Nghị sỹ đảng SPD thẳng thừng: Trong lịch sử Đức, chưa có bộ trưởng nào lạm dụng điạ vị không biết xấu hổ như Niebel. Liệu chúng ta có đủ uy tín đòi hỏi chính phủ các nước đồng minh phải điều hành tốt, trong khi bộ trưởng chúng ta tới nước họ làm điều ngược lại. Quốc hội họp không phải để giải quyết chiếc thảm mà giải quyết chính vai trò của Bộ trưởng, ông ta phải từ chức. Còn nghị sỹ đảng Linken: Ngài vào một vùng bất ổn với mục đích cứu giúp, nhưng khi ra thì mang theo lợi lộc. Mua thảm không thuộc công vụ, nhất là trong một vùng người dân chết hàng ngày vì chiến tranh. Đảng Xanh: Vụ bê bối là một sự ngu xuẩn làm hỏng chính trị nước Đức. Tại sao ngài không nghĩ được hành vi đó là vụ lợi. Diễn ra ở nước ngoài, nên làm mất cả thể diện nước Đức trên trường quốc tế, chưa nói thảm đó sử dụng cả lao động trẻ em vốn ở Đức bị bài xích.
Niebel giải trình: 2 tháng trước đó, trong một chuyến công vụ tại Kabul, ông đã tranh thủ ngoài giờ mua nó với giá 1400 đô la. Do trở về Đức theo hãng hàng không, không thể mang theo, nên ông gửi lại Đại sứ quán Đức và nhờ khi nào có máy bay Chính phủ qua gửi họ chuyển giùm. Tới giữa tháng 5, một nhân viên Đại sứ quán nhắn email cho một cấp dưới của Niebel thông báo đang sẵn chuyến bay của BND có thể mang theo tấm thảm được. Niebel coi đó là dịp may, nhờ mang hộ, không hề thoả thuận cước phí phải trả khi vận chuyển hàng hoá cho khách hạng VIP. Ông thừa nhận sai phạm, thậm chí mang cả chiếc thảm tới cuộc họp báo giải trình hiện vật, theo đuổi giải toả mọi cáo buộc, ngờ vực do truyền thông đặt ra, gửi tuyên bố tới TTX Đức DAPD: “Tôi rất đau buồn, đã khai báo và nộp thuế, phí Hải quan trễ” và “hưá bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình đối với vụ việc xảy ra, nộp thuế và cả tiền phạt theo quyết định của Hải quan”. “Sẽ không lặp lại lần 2, đồng thời gửi lời xin lỗi đã gây phiền lụy tới Giám đốc BND, ông Schindler”.
Tới lượt Schindler cũng bị liên đới, bị báo chí gọi điện tới tấp phỏng vấn, trả lời tới nay ông mới biết đó là hành lý cá nhân; khi nhận lời mang giúp, ông chỉ nghĩ đó là qùa tặng trong chuyến công vụ của Niebel, được luật pháp cho phép.
Các cuộc phỏng vấn cấp tập cả 2 nhân vật, cộng hưởng nhau trở thành đề tài truyền thông nóng bỏng mang tên vụ Bê bối Tấm thảm, tạo sức ép khủng khiếp, gây hiệu ứng tức thì: Niebel ngay sau khi bị phỏng vấn đã phải tức tốc đệ đơn khai báo Hải quan xin nộp phí và thuế truy thu. Cái sẩy nảy cái ung, lẽ ra hàng Afghanistan vào Đức được ưu đãi miễn phí Hải quan, nhưng do hành vi trốn thuế, Niebel lại bị cắt ưu đãi.
Không dừng ở đó, mục đích truyền thông không nhằm cá nhân hay vụ việc, mà xa hơn tìm kiếm sự thật có ý nghĩa cho toàn dân, đất nước, đặt ra hàng loạt câu hỏi ngỏ cho công luận và chính quyền, Bộ trưởng không thể tự làm một mình, vậy những ai đã trực tiếp tham gia, diễn tiến thế nào? Chi phí vận tải bao nhiêu? Nộp thuế muộn bị phạt hình sự ra sao? Nhà nước vận hành như thế nào để xảy ra bê bối? Ai chịu trách nhiệm?
Cái gì phải đến tất sẽ đến; truyền thông tự do là hàn thử biểu xã hội, phản ảnh tập trung nhất ý kiến, đòi hỏi của dân chúng, lập tức chấn động dây chuyền sang chính trường, tới mọi đảng phái sinh ra chỉ vì lợi ích người dân buộc phải lên tiếng, tới mọi cơ quan công quyền vốn có chức năng công bộc phải giải quyết kịp thời, nếu không sẽ bị coi hoặc thiếu trách nhiệm trước dân, hoặc bất lực không thể đảm đương phận sự.
Viện Kiểm sát Berlin là cơ quan liên đới đầu tiên, phải ra tuyên bố cho điều tra tạm thời xem liệu vụ bê bối có dấu hiệu hình sự hay không để ra quyết định điều tra chính thức. Còn phát ngôn viên Hải quan sân bay Franfurt thì khẳng định về mặt nghiệp vụ: Nếu có trách nhiệm đóng thuế mà không khai báo Hải quan thì đó là một hành vi cấu thành tội danh tìm cách trốn thuế.
Là người chịu trách nhiệm đề cử bộ trưởng, Thủ tướng Merkel phản ứng nhanh chóng đòi Niebel: “Phải thực hiện ngay và đầy đủ trách nhiệm thuế Hải quan”, bởi nếu Thủ tướng không lên tiếng sẽ bị mặc nhiên coi là đồng tình. Tại cuộc họp báo chí Chính phủ, liên quan tới vụ bê bối, Phát ngôn viên của Thủ tướng và Bộ trưởng Niebel phải dành tới 30 phút báo cáo vụ việc và trả lời chất vấn. Khi truyền thông cho biết tiếp, tấm thảm không phải mua ở chợ như Niebel giải thích ban đầu, mà được thương gia mang vào toà Đại sứ chào bán cho nhiều người. Lập tức, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao phải giải trình trước câu hỏi, chẳng nhẽ toà Đại sứ được biến thành cửa hàng tạp hoá?
Là cơ quan quyền lực cao nhất, đóng vai trò trung tâm chính trường, nơi phản ảnh tập trung nhất hoạt động mọi đảng phái, Quốc hội đương nhiên trở thành tâm điểm chấn động. Với tần suất họp chất vấn chính phủ liên tục cách 1 tuần 1 lần vào thứ 4, trước một lực lượng hùng hậu, chuyên nghiệp tới 622 nghị sỹ, được một lực lượng nhân viên giúp việc chuyên môn đông gấp 3 lần thế (1 nghị sỹ có 3 giúp việc), buổi chất vấn Niebel diễn ra ngay trong tuần phát sinh bê bối, sôi sục nghị trường, đòi Niebel phải tường trình tỉ mỉ vụ việc, không được bỏ sót bất cứ tình tiết nào, từ mua tới cất đặt, vận chuyển, thời gian, những ai tham gia, liệu có dấu hiệu vi phạm hình sự hay không?
Mở đầu buổi chất vấn, Niebel lên bục diễn đàn giải trình vụ bê bối 3 phút, thừa nhận sai phạm nhờ BND chở chiếc thảm tài sản riêng và tới Berlin không đóng thuế Hải quan; tiếp đó trả lời các ý kiến chất vấn. Với nghị sỹ phe đối lập có chức năng giám sát, phản biện các chính sách đảng cẩm quyền, vụ bê bối được coi là một bằng chứng cầm quyền yếu kém của bộ trưởng, cần được làm rõ.
Niebel bị chỉ trích từ nhiều góc độ, bị cáo buộc hành xử theo cung cách của một nền kinh tế “gia đình” (lấy lợi ích gia đình làm mục tiêu), gây tổn hại cho BND, một cơ quan nhà nước độc lập. Nghị sỹ đảng SPD thẳng thừng: Trong lịch sử Đức, chưa có bộ trưởng nào lạm dụng điạ vị không biết xấu hổ như Niebel. Liệu chúng ta có đủ uy tín đòi hỏi chính phủ các nước đồng minh phải điều hành tốt, trong khi bộ trưởng chúng ta tới nước họ làm điều ngược lại. Quốc hội họp không phải để giải quyết chiếc thảm mà giải quyết chính vai trò của Bộ trưởng, ông ta phải từ chức. Còn nghị sỹ đảng Linken: Ngài vào một vùng bất ổn với mục đích cứu giúp, nhưng khi ra thì mang theo lợi lộc. Mua thảm không thuộc công vụ, nhất là trong một vùng người dân chết hàng ngày vì chiến tranh. Đảng Xanh: Vụ bê bối là một sự ngu xuẩn làm hỏng chính trị nước Đức. Tại sao ngài không nghĩ được hành vi đó là vụ lợi. Diễn ra ở nước ngoài, nên làm mất cả thể diện nước Đức trên trường quốc tế, chưa nói thảm đó sử dụng cả lao động trẻ em vốn ở Đức bị bài xích.
Dưới sức ép nghị trường, trước đảng viên của mình, Chủ tịch gốc Việt Rösler (ảnh trên) và
nghị sỹ đảng FDP chỉ có thể cố gắng cứu vãn cho Niebel tránh bị buộc từ chức,
vớt vát với lý do, Niebel đã khai báo chịu truy thu thuế và giải trình rõ ràng.
Lý giải cho việc Niebel mua thảm ở toà nhà Đại sứ quán và nhờ họ giúp đỡ chẳng qua do Niebel sau công việc vừa không có thời gian, vừa vì lý do an ninh, nguy hiểm không thể tới chợ được, và toà đại sứ cũng khuyên như vậy.
Tới lượt một nghị sỹ đảng SPD từng làm Quốc vụ khanh của Bộ Tài chính, trước lúc chất vấn đã xem lại các điều luật thuế và đặt câu hỏi điểm huyệt: Ngài đã thanh toán tiền chuyên chở chưa vậy? Còn nếu không, ngài phải nộp thuế khoản tư lợi đó. Ngài đã thực hiện chưa? Niebel lúng túng, ngắc ngứ, tới mức khi kết thúc buổi chất vấn, lên bục diễn đàn than thống thiết, cay đắng: “Tôi đã phạm sai lầm, đã chịu trách nhiệm với nó, và một lần nữa tôi khẳng định điều đó trước Quốc hội hôm nay. Và hỡi các đồng nghiệp thân yêu, cùng các ông các bà đáng kính, các ngài có thể yên tâm rằng, không ai tức giận đau đớn đối với vụ bê bối hơn chính bản thân tôi. Ngàn vạn lần xin cảm ơn các ngài!”.
Hoạ vô đơn chí, dù đã thành thật xin lỗi trước Quốc hội, Niebel vẫn không thể thoát ra khỏi hệ luỵ bê bối. Quy trình điều tra công vụ Đức bao giờ cũng qua tất cả mọi nhân vật liên quan dù ít, dù nhiều. Bức thư Schindler gửi tường trình Quốc hội gồm 16 điểm cho biết: trước khi máy bay cất cánh, nhân viên BND đã ý thức được trách nhiệm gọi điện cho Bộ Hợp tác Phát triển, đòi phải tự lo các thủ tục hàng đi kèm nhập cảnh, nếu không sẽ không chở, đã không được Niebel giải trình càng làm cho phe đối lập tức giận cáo buộc Niebel thêm tội lừa dối, tiếp tục đòi Thủ tướng phải thải hồi.
Hệ lụy không dừng ở đó, khi truyền thông đang bốc lửa như được đổ thêm dầu, chiếc máy bay BND không chỉ chở thảm của Niebel mà cả của chính Schindler được tặng lúc tới thăm một cơ sở Afghanistan. Lập tức truyền thông đặt câu hỏi, liệu còn chiếc thảm thứ 3? Schindler phải viết báo cáo tường trình cho Văn phòng Chính phủ cơ quan giám sát bộ máy hành chính: Tôi cũng chở một tấm thảm quà tặng, nhưng không giữ làm của riêng mà giao cho BND sử dụng, được một nhân viên trong đoàn đề xuất mang kèm về nước. Schindler bị cho là thủ phạm đề xuất chở thảm cho Niebel, và chở cả cho chính mình.
Vụ bê bối tấm thảm rốt cuộc chuyển hướng sang cả Schindler, bị yêu cầu điều trần trước Ủy ban Quốc hội giám sát cơ quan tình báo BND triệu tập bất thường, thành phần bao gồm nghị sỹ các đảng phái, nhằm giải quyết một vấn đề mang tính pháp lý, liệu máy bay đặc dụng có được phép chở thảm?
Chỉ một tấm thảm không xa lạ với cuộc sống thường nhật dân Đức, nhưng cũng đủ tạo nên sóng gió chính trường, bởi như bất kỳ hàng hoá nào, chúng mang trong mình bản chất của một nhà nước và xã hội được thiết chế giám sát tự động không thể không vận hành trước bất kỳ tiếng nói người dân nào cất lên!
Lý giải cho việc Niebel mua thảm ở toà nhà Đại sứ quán và nhờ họ giúp đỡ chẳng qua do Niebel sau công việc vừa không có thời gian, vừa vì lý do an ninh, nguy hiểm không thể tới chợ được, và toà đại sứ cũng khuyên như vậy.
Tới lượt một nghị sỹ đảng SPD từng làm Quốc vụ khanh của Bộ Tài chính, trước lúc chất vấn đã xem lại các điều luật thuế và đặt câu hỏi điểm huyệt: Ngài đã thanh toán tiền chuyên chở chưa vậy? Còn nếu không, ngài phải nộp thuế khoản tư lợi đó. Ngài đã thực hiện chưa? Niebel lúng túng, ngắc ngứ, tới mức khi kết thúc buổi chất vấn, lên bục diễn đàn than thống thiết, cay đắng: “Tôi đã phạm sai lầm, đã chịu trách nhiệm với nó, và một lần nữa tôi khẳng định điều đó trước Quốc hội hôm nay. Và hỡi các đồng nghiệp thân yêu, cùng các ông các bà đáng kính, các ngài có thể yên tâm rằng, không ai tức giận đau đớn đối với vụ bê bối hơn chính bản thân tôi. Ngàn vạn lần xin cảm ơn các ngài!”.
Hoạ vô đơn chí, dù đã thành thật xin lỗi trước Quốc hội, Niebel vẫn không thể thoát ra khỏi hệ luỵ bê bối. Quy trình điều tra công vụ Đức bao giờ cũng qua tất cả mọi nhân vật liên quan dù ít, dù nhiều. Bức thư Schindler gửi tường trình Quốc hội gồm 16 điểm cho biết: trước khi máy bay cất cánh, nhân viên BND đã ý thức được trách nhiệm gọi điện cho Bộ Hợp tác Phát triển, đòi phải tự lo các thủ tục hàng đi kèm nhập cảnh, nếu không sẽ không chở, đã không được Niebel giải trình càng làm cho phe đối lập tức giận cáo buộc Niebel thêm tội lừa dối, tiếp tục đòi Thủ tướng phải thải hồi.
Hệ lụy không dừng ở đó, khi truyền thông đang bốc lửa như được đổ thêm dầu, chiếc máy bay BND không chỉ chở thảm của Niebel mà cả của chính Schindler được tặng lúc tới thăm một cơ sở Afghanistan. Lập tức truyền thông đặt câu hỏi, liệu còn chiếc thảm thứ 3? Schindler phải viết báo cáo tường trình cho Văn phòng Chính phủ cơ quan giám sát bộ máy hành chính: Tôi cũng chở một tấm thảm quà tặng, nhưng không giữ làm của riêng mà giao cho BND sử dụng, được một nhân viên trong đoàn đề xuất mang kèm về nước. Schindler bị cho là thủ phạm đề xuất chở thảm cho Niebel, và chở cả cho chính mình.
Vụ bê bối tấm thảm rốt cuộc chuyển hướng sang cả Schindler, bị yêu cầu điều trần trước Ủy ban Quốc hội giám sát cơ quan tình báo BND triệu tập bất thường, thành phần bao gồm nghị sỹ các đảng phái, nhằm giải quyết một vấn đề mang tính pháp lý, liệu máy bay đặc dụng có được phép chở thảm?
Chỉ một tấm thảm không xa lạ với cuộc sống thường nhật dân Đức, nhưng cũng đủ tạo nên sóng gió chính trường, bởi như bất kỳ hàng hoá nào, chúng mang trong mình bản chất của một nhà nước và xã hội được thiết chế giám sát tự động không thể không vận hành trước bất kỳ tiếng nói người dân nào cất lên!
Ts Nguyễn Sỹ Phương - CHLB Đức/boxitvn
Máy bay Dessault Falcon 900EX, D-AZEM
Những tấm thảm được dệt thủ công và có sử dụng lao động trẻ em - điều cấm kị ở Đức
Phơi thảm ở Afghanistan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét