Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Giá điện, nước tăng và lòng nhân ái của ông nghị rau muống

... Nghĩ cũng lạ lùng. Ngoài việc phải chịu một tỷ lệ tổn thất cao nhất nhì thế giới, những người Việt đang sống trong thời kỳ suy thoái đang phải trả tiền túi cho những yếu kém trong quản lý của ngành điện. Những người mua hàng, không được phép mặc cả, phải trả tiền cho phần hàng hóa mà họ không hề được sử dụng.
Nhưng sự phi lý không phải chỉ ở câu chuyện “điên nặng”. Khung giá nước, tăng tối đa lên 18.000 đồng/m3 cũng đã được Bộ Tài chính “bật đèn xanh” để có thể “tăng bất cứ lúc nào” kể từ sau 1-7.
Còn tệ hơn cả điện, tỷ lệ thất thoát nước, chẳng hạn ở TP HCM, lên tới 38,42%. Theo Tuổi trẻ, số tiền “trôi theo dòng nước” mỗi ngày thấp nhất 2,8 tỷ, cao nhất 6,4 tỷ. Tức là 2 nhà máy nước 1.000 tỷ cỡ Tân Hiệp chỉ sản xuất ra để… thất thoát. Tức là những “người tiêu dùng thông thái” cứ dùng 1 m3 thì phải trả tiền cho gần 1,5 m3. Tức là nguyên nhân tăng giá do chính tỷ lệ thất thoát, chứ không chỉ là chuyện “giá xăng”.
Chuyện “thất thoát” điện, nước liên quan trực tiếp đến sự “thất thoát” tiền túi của người dân, nhưng có vẻ lại là cơ hội kiếm tiền của nhân viên những ngành độc quyền. Bởi căn cứ theo thông tư liên tịch 75 vừa được ban hành, đơn vị cấp nước nào giảm được tỷ lệ hao hụt thấp hơn quy định sẽ được giữ lại 100% số tiền thu được, để, 30% trong số đó dùng để... thưởng.
Ông nghị rau muống Đỗ Văn Đương: Theo tôi là như thế. Chúng ta nên quy hoạch những khu phố đèn đỏ. Nhưng thời điểm bây giờ mà đưa ra, chắc chắn chị em phụ nữ Việt Nam không chấp nhận điều đó, nó dễ gây phản cảm. Nhưng theo tôi cần có một biện pháp mềm dẻo, tế nhị nào đó để quản lý.
Vấn đề quan trọng nhất là quản lý xã hội bằng pháp luật, đưa hoạt động đó có một trật tự kỷ cương và nó mang tính chất minh bạch. Hiện nay cấm cũng không được vì rất nhiều nhà hàng, khách sạn vẫn hoạt động chui lủi, gây nguy hiểm cho xã hội.

Đã đến lúc phải thay đổi cách nghĩ để làm thế nào ta không ủng hộ cái đó nhưng phải quản lý như thế nào, chứ không để cho mại dâm hoạt động tùy tiện, tự phát như vậy.
Trước đây, tôi đã đề nghị đối với gái mại dâm phải phạt lao động công ích, đưa ra đường phố quét rác để thấy nhục nhã. Nhưng đáng tiếc là chưa thể đưa vào trong luật này được. Chắc chắn việc này còn phải cân nhắc, nghiên cứu sao cho phù hợp với công ước của thế giới về nhân quyền.
Đề xuất này xuất phát từ nghiên cứu thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm của một số nước. Kết quả rất khá bởi vì một người phụ nữ xinh đẹp mà đeo một chiếc biển gái bán dâm ở trước ngực đi quét rác thì quá nhục nhã. Đáng tiếc là chưa thể đưa ra đợt này được.

Phải xử phạt như thế họ mới sợ được, không chỉ xấu hổ cho bản thân mà cho cả bố mẹ, anh em ruột thịt nơi cư trú. Đôi mắt xã hội nhìn vào đó, dư luận xã hội lên án còn mạnh mẽ hơn nhiều. Thông qua những chế định pháp luật, mượn dư luận xã hội lên án rất quan trọng, nó đồng điệu giữa quy phạm nhà nước và quy tắc xã hội.

Nếu không công khai, hợp pháp hóa mại dâm mà vẫn ngăn cấm thì biện pháp đó là hiệu quả nhất.

2 nhận xét:

  1. Anh Nice Cow Boy vừa phản hồi rất bức xúc về bài viết trên Phụ Nữ Today. (Rất lạ cho tờ báo nửa tây nửa ta này, Phụ Nữ viết tiếng Việt nhưng Today bằng tiếng Anh – bà con ở quê đọc lại tưởng là Phụ nữ TO và DÀY).

    Vị đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương cho rằng “bán dâm là một nghề phi pháp, mua dâm thì không” gây rất nhiều tranh cãi.


    Thú thật, Tổng Cua không bán mà cũng chẳng mua, nên chịu không biết bình luận thế nào. Nhưng phát biểu của anh Đương cũng cần có đôi lời, vì liên quan đến uy tín của nghị viên và những người bầu ra các vị đại biểu Quốc hội.

    Phàm đã vào tới Quốc hội nếu không “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” thì ít nhất cũng hiểu chút về luật pháp, về kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử. Thật đáng buồn, một số vị đại diện cho quyền lực tối cao của nhân dân mà chẳng hiểu gì về “điện”.

    Anh Cao Bồi lôi “lý lịch và IQ” của anh Đỗ Văn Đương với phát biểu năm ngoái (7-2011) tại kỳ họp QH khóa 13 về rau muống và lạm phát.

    Chuyện thế này. Trong báo cáo của Chính phủ lo lắng về lạm phát và các đại biểu khác thi nhau chất vấn, thì bỗng đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) nói “không hoàn toàn nhất trí hay cơ bản tán thành”.

    Anh Đương nói “Không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực. Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn”.

    Sau vụ đó, đại biểu Đỗ Văn Đương được gán nick “nghị viên rau muống”. Nhiều người than, đã vào đến QH mà sao có những người “rau muống” – ý nói dốt đến thế.

    Trả lờiXóa
  2. Năm nay, để chứng tỏ trình độ “rau muống” của mình, khi bàn về nạn mại dâm, nghị viên Đương thẳng thừng “Trước đây, tôi đã đề nghị đối với gái mại dâm phải phạt lao động công ích, đưa ra đường phố quét rác để thấy nhục nhã. Đề xuất này xuất phát từ nghiên cứu thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm của một số nước. Kết quả rất khá bởi vì một người phụ nữ xinh đẹp mà đeo một chiếc biển gái bán dâm ở trước ngực đi quét rác thì quá nhục nhã . Đáng tiếc là chưa thể đưa ra đợt này được ”

    Anh Đương còn nói thêm ”Phải xử phạt như thế họ mới sợ được, không chỉ xấu hổ cho bản thân mà cho cả bố mẹ, anh em ruột thịt nơi cư trú. Đôi mắt xã hội nhìn vào đó, dư luận xã hội lên án còn mạnh mẽ hơn nhiều.”

    “Nhà kinh tế rau muống và lạm phát” Đỗ Văn Đương đưa ra kiến nghị cụ thể về chế tài phạt gái mại dâm “Theo tôi, ngoài quy định chung phạt từ 5 – 10 triệu đồng, đối với một số đối tượng bán dâm thu nhập cao từ 500-1.000 USD trở lên thì mức phạt phải là 200 triệu – 300 triệu, làm sao vượt qua ngưỡng thu nhập hàng tháng, hàng ngày, hàng năm mới có sức răn đe được, để cho họ thấy rằng hành vi của mình sẽ bị pháp luật răn đe rất nặng. Như vậy mới có ý nghĩa ngăn ngừa.”

    Nghe nói anh Đỗ Văn Đương ở trong ban Tư pháp của Quốc hội. Nói như trên nghĩa là anh chẳng biết gì về luật pháp, thế mà ngồi vào Ban quan trọng này. Biết nói gì hơn, ở nước mình nó thế.

    Để cho công bằng, Tổng Biên tập Cua Times cùng các còm sỹ đề nghị như sau (xin sửa lại chút lời anh Đương):

    Những ai đã vào tới Quốc hội mà phát biểu hàm hồ, lẫn lộn các khái niệm kinh tế cơ bản, như dùng giá rau muống ở quê và tại Thượng Hải để chứng minh nước mình không lạm phát, thì cũng cần bị phạt bằng…dư luận.
    Mức phạt là 200 đến 300 triệu đồng “ảo”, vượt qua mức thu nhập hàng năm của nghị viên, mới có sức răn đe những lời nói vô trách nhiệm. Mục đích cho họ biết rằng hành vi của họ sẽ bị dư luận lên án rất nặng.
    Nếu gái mại dâm bị đeo biển thì đại biểu cũng cần có “huy hiệu” chứng tỏ sự khác biệt, chẳng hạn “nghị viên rau muống” để không bị lẫn lộn giữa những vị thực sự đại diện cho dân khác.
    Phải đeo huy hiệu như thế họ mới sợ, không chỉ xấu hổ cho bản thân mà cho cả những người bầu lên tại nơi ứng cử. Đôi mắt xã hội nhìn vào đó, dư luận xã hội lên án còn mạnh mẽ hơn nhiều.
    Đề xuất này xuất phát từ nghiên cứu thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm của một số nước. Kết quả rất khá bởi vì một nghị viên mà đeo một chiếc biển “Tôi ủng hộ mua dâm không cần công khai” ở trước ngực đi trong khu phố thì thế nào nhỉ.
    Theo bạn đọc, đề nghị thế này đã thỏa đáng cho cả hai phía chưa?

    HM. 3-7-2012

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips