Ngày 18/6 tại Los Cabos (Mêhicô), trước một rừng
camera, nét mặt căng thẳng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, và Tổng thống Mỹ
Barack Obama, cho thấy họ bất đồng với nhau về vấn đề Xyri. Theo ông Guillaume
Lagane, viên chức cao cấp, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng, trong cuộc nội
chiến đang làm rung chuyển Xyri, Nga kiên quyết ủng hộ chế độ Bashar al-Assađ.
Như các cuộc thương lượng tại Giơnevơ cho thấy, Matxcơva dường như quyết định
không thực sự gây sức ép với chế độ Đamát để tìm lối thoát chính trị cho cuộc
khủng hoảng. Nhận xét trên tạp chí “Đại Tây Dương”, ông nói quả thực là mối
quan hệ Nga-Xyri có nhiều khía cạnh cần tính tới.
Lý do đầu tiên được đưa ra để giải thích tại sao Nga
ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad, mang tính thưong mại và chiến lược. Đamát được
xem là đồng minh cuối cùng của Nga trong vùng. Sau khi Irắc của Saddam Hussein
sụp đổ (năm 2003) rồi đến Libi của Gaddafi (năm 2011), Xyri là di tích cuối
cùng của Trung Đông những năm 1970. Với sự thống trị của các chế độ theo khuynh
hướng “dân tộc chủ nghĩa Arập” ở Cairô (Ai Cập), Đamát (Xyri) và Bátđa (Irắc),
thành trì đó là kẻ thù của Ixraen, thù địch với phương Tây và ủng hộ khối Xôviết.
Sau khi Ai Cập chuyển hướng vào năm 1979, ảnh hưởng của Nga bắt đầu suy giảm ở
khắp nơi…, trừ ở Xyri.
Đamát là quân cờ cuối cùng còn tồn tại trong ván cờ
“Mùa Xuân Arập”. Mátxcơva quả quyết rằng Bashar al-Assad, người kế nhiệm cha
mình vào năm 2000, nếu giành chiến thắng quân sự sẽ chặn đứng được phong trào
dân chủ hóa đang làm rung chuyển toàn vùng. Trong con mắt của Nga, các cuộc nổi
dậy ở các nước Arập dẫu sao cũng chỉ là một chiến dịch quy mô lớn nhằm gây bất ổn
định thế giới Arập, gieo rắc tình trạng mất trật tự và chuẩn bị cho phái Hồi
giáo cực đoan lên nắm quyền. Nhãn quan của Nga khiến người ta nhớ lại việc
Matxcơva phản đối các cuộc “cách mạng sắc màu” ở Grudia và Ucraina vào đầu những
năm 2000, được coi là mưu đồ của CIA. Như vậy, việc Tổng thống Vladimir Putin ủng
hộ chế độ Đamát có thể cho thấy lăng kính chống Mỹ của Nga và là phương tiện
giúp Nga làm nhụt chí người biểu tình năm 2011 lần đầu tiên xuống đường ở
Matxcơva.
Phát biểu tại thành phố Reno, tiểu bang Nevada, Tổng thống Obama tuyên bố: "Căn cứ vào kho vũ
khí hóa học của chế độ (Syria), chúng ta sẽ phải hành động sao cho Assad và giới
thân cận của ông ta hiểu được rằng họ đang bị thế giới theo dõi, và họ sẽ phải
trả lời trước cộng đồng quốc tế và Hoa Kỳ nếu họ dám phạm lỗi lầm bi thảm là sử
dụng loại vũ khí này".
Trước tuyên bố của tổng thống Mỹ ít lâu, chính quyền
Damas lần đầu tiên công nhận là họ có vũ khí hóa học, và sẵn sàng dùng đến phương
tiện này trong trường hợp nước ngoài can thiệp quân sự vào Syria. Tuy nhiên, chính
quyền Syria khẳng định là vũ khí hóa học sẽ không được sử dụng chống lại người
dân nước này.
Cho đến nay, Syria được cho là sở hữu kho vũ khí hóa
học lớn thứ tư trên thế giới. Các loại vũ khí chính là hơi cay, khí độc sarin và
khí XV gây loạn thần kinh.
Chế độ độc tài của Assad ở Syria khởi sự sụp đổ toàn bộ
Trả lờiXóaDAMASCUS - Trưa hôm qua, Thứ Tư, 25 tháng 7, một tin tức đã được xác nhận là thêm một Đại Sứ nữa của Syria vừa đào tẩu khỏi chế độ của Tổng Thống độc tài Bashar al-Assad. Theo các nguồn mà đài TV Ả Rập Al-Jazeera tiếp xúc: Đại Sứ Abdel Latif Dabbagh của Syria ở Liên Hiệp Ả Rập Emirate đã quyết định rời bỏ chế độ-Assad.
Ông cùng với người vợ, Lamia al-Hariri cũng là Đại Sứ của Syria ở Chypre, hôm qua đã đào tẩu một lượt. Thông tấn xã Reuters viết, theo một thành viên của phe đối lập thuộc Hội Đồng Quốc Gia Syria (SNC/Syrian National Council), ông bà cựu Đại Sứ này hiện tạm cư tại Qatar.
Nội trong tháng 7 này, cả thảy đã có 3 Đại Sứ của Syria rời bỏ chế độ.
Việc đào tẩu của nữ Đại Sứ Hariri được nhận định là tối quan trọng, bởi vì bà là cháu của Phó Tổng Thống Farouk al-Sharaa. Bà là tín đồ Hồi Giáo Sunni và xuất xứ từ thành phố Deraa, nơi cuộc nổi dậy khởi phát vào tháng 3 năm ngoái.
Chế độ suy yếu hơn nữa
Nadim Shehadi thuộc viện tư duy Chatham House với căn cứ ở London đã nói với thông tấn xã NTB rằng: “Chế độ đã lâm vào một giai đoạn mới với các vụ đào tẩu quan trọng. Chế độ nay càng suy yếu hơn nữa. Chế độ đã khởi sự sụp đổ toàn bộ, tuy nhiên hiện vẫn còn quá sớm để quả quyết là nó sắp chết”.
Ông Shehadi cho là quả tình vẫn khó để cấu tạo một bức ảnh rõ rệt về những gì thật sự đang xẩy ra: “Sẽ có nhiều tính toán để hưởng lợi và nhiều giả thuyết mưu toan. Vậy chúng ta phải chờ xem”.
Chuyên gia về Trung Đông, Kai Kverme tại Viện Đại Học Oslo, đồng ý là hiện còn quá sớm để xác quyết về những hậu quả: “Tuy nhiên rõ ràng đây là thời gian cam go đối với chế độ. Khi các khuôn mặt nặng ký đào tẩu thì đó là một dấu hiệu về sự họ không còn tin tưởng chế độ này có cơ may tồn tại. Sự kiện này đã gửi tín hiệu đến những người còn ở lại với chế độ, tới phe đối lập và tới người Nga”.
Nga nằm trong số những cột trụ chống đỡ mạnh mẽ nhất của chế độ Assad cùng với Iran và nhóm Hồi Giáo Shia Hizbollah ở Lebanon.
Giáo Sư Kai Kverme phát biểu tiếp: “Tạm thời chúng ta chưa thấy những cuộc đào tẩu tập thể như chúng ta đã từng chứng kiến ở Libya. Sự kiện này chưa hẳn chúng ta sẽ được thấy, nhưng trong những ngày gần đây đã có rất nhiều quân nhân đào ngũ. Và điều này có nghĩa đương nhiên là quân đội bị suy yếu”.
(Click vào tiêu đề để xem tiếp)