Thường thì chỉ những bức tranh đắt giá mới được trưng bày trong bảo tàng để khán giả chiêm ngưỡng. Thế nhưng một bảo tàng ở tiểu bang Massachusetts lại chỉ chuyên đi sưu tầm các loại tranh... xấu. Bảo tàng Nghệ thuật Xấu (Museum of Bad Art) có lẽ là bảo tàng duy nhất trên thế giới mở cửa với tuyên ngôn "nỗ lực mang những tác phẩm nghệ thuật xấu nhất đến với khán giả.”
Hiện bảo tàng đã có ba phòng tranh ở Brookline, Somerville và South Weymouth ở Boston. Ở đây, có đến hơn 70 tác phẩm "kinh khủng" đang được trưng bày. Theo phía bảo tàng, số lượng tranh họ đang có lên đến 600 tác phẩm.
Khởi nguồn của bảo tàng bắt đầu từ năm 1994. Người buôn đồ cổ Scott Wilson khi đó đột nhiên thấy một bức tranh bị ném trong thùng rác, bức tranh xấu kinh điển "Lucy ở đồng hoa" (Lucy in the Field with Flowers). Ông nhặt về và khoe với bạn và được bạn ông gợi ý đi sưu tầm tranh xấu. Thế là Wilson bắt đầu kiếm thêm vài bức xấu không kém và mở triển lãm tại nhà bạn.
Triển lãm của ông được ưa chuộng trong vài năm liền, nhờ đó mà Wilson quyết định chuyển triển lãm từ nhà bạn sang tầng hầm tồi tàn của một nhà hát ở Dedham, Massachusetts. Thế nhưng sau đó nhà hát bị bán và ông chuyển tranh về nhà hát khác ở Somerville (ảnh trên)
Những bức tranh được trưng bày chủ yếu được mua lại từ các cửa hàng đồ cũ, chợ trời hay những đợt bán thanh lý. Thỉnh thoảng, các nghệ sĩ cũng sẽ quyên tặng vài bức tranh xấu xí.
Mặc dù đều bị coi là tranh xấu, nhưng để được nhận triển lãm thì mọi bức tranh đều được xem xét tỉ mỉ. Thứ nhất là ban tổ chức không nhận tranh của trẻ em hay những kiểu vẽ vốn thường bị coi là có phẩm chất kém như vẽ trên vải nhung đen, hay vẽ tranh từ những con số.
"Chúng tôi muốn tìm những tác phẩm mà họa sĩ vốn có ý định biến nó thành một thông điệp nghệ thuật, nhưng rõ ràng là đã có sai lầm đâu đó. Bức tranh phải khiến bạn dừng lại và tự hỏi tại sao họa sĩ vẫn tiếp tục vẽ trên con đường sai lầm đó", ông Micheal Frank, quản lý của bảo tàng cho biết. Hay có lẽ đơn giản hơn, các tác phẩm phải có gì đó khiến người ta thốt lên "Ôi trời ạ".
-Bài gốc/Xem thêm bài tiếng Anh
-Bài gốc/Xem thêm bài tiếng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét