Nhờ Wikileaks mà thế giới biết được một vụ tham nhũng hàng triệu đô la
tại Á châu. 17 quan chức cao cấp ở Úc, Việt Nam, Mã Lai và Nam Dương đã
nhận rất nhiều tiền hối lộ. Trong số đó có Trương Tấn Sang, chủ tịch nhà
nước Việt nam, thủ tướng Mã Lai Najib Razak, tổng thống Nam Dương
Susilo Bambang Yudhoyono và cựu nữ tổng thống Magawati Sukamoputri.
Những nhân vật này đã được doanh nghiệp in tiền tệ Note Printing
Australia and Securency (NPAS) thuộc Ngân hàng dự trữ Úc đút lót trong
thời gian từ 2001 đến 2011 để bẻ gẫy thế thượng phong của công ty Đức
Giesecke & Devrient ở Munich hầu dễ dàng nhận được hợp đồng in tiền ở
Á châu.
Thế giới chỉ biết tin này khi Wikileaks vào ngày 29/07/2014 vừa qua
đã công bố lệnh của một tòa án ở Melbourne (Úc). Theo đó ngày
19/06/2014 một thẩm phán ở đây đã phán quyết theo đơn của bộ ngoại
thương – thương mại cấm mọi tường thuật về vụ tham nhũng và sử phạt nếu
phổ biến lệnh cấm. Lý do: chi tiết về vụ hối lộ và những viên chức trách
nhiệm trong Ngân hàng trung ương sẽ là mối đe dọa an ninh quốc gia và
các quan hệ quốc tế.
Nhờ Wikileaks truyền thông Úc mới mạnh bạo đưa tin và qua Internet,
thế giới biết thêm các chi tiết bẩn thỉu. Tuy nhiên, một công dân ở Úc
nếu chuyển bằng E-Mail hay SMS đường link dẫn đến bài báo về đề tài này
có thể bị phạt.
In tiền tệ là một thị trường kiếm tiền bạc tỉ: Công ty Giesecke
& Devrient ở Munich (München), Đức, đã đạt doanh thu khoảng 2 tỉ đô
la trong năm 2013. Tiền mới của A Phú Hãn phát xuất từ nhà in này. Là
thị trường dễ kiếm tiền nên nhiều công ty, kể cả các doanh nghiệp in
tiền của Úc đều muồn tham gia ăn phần, Úc đã muốn in tiền cho Irak trong
thời gian Saddam Hussein cầm quyền dù nước này bị cấm vận./Calitoday
1. Trừ khi có lệnh tòa khác, không được tiết lộ, bằng việc xuất bản hay dưới một hình thức nào khác, về những thông tin (cho dù dưới dạng điện tử hay in trên giấy) xuất phát từ hay được chuẩn bị cho các mục đích tố tụng của vụ án này (bao gồm cả những điều khoản của những lệnh tòa án ở đây, và trong bản khai có tuyên thệ của Gillian Elizabeth Bird đã được xác nhận vào ngày 12 tháng 6 năm 2014) nhằm công bố, hàm ý, gợi ý hay khẳng định bất kỳ đối tượng nào trong số những người nằm trong phạm vi áp dụng của lệnh tòa này:
Trả lờiXóa• nhận hoặc có ý đồ nhận hối lộ hay những khoản chi trả bất chính;
• đồng tình với hay cố tình làm ngơ với bất kỳ cá nhân nào nhận hoặc có ý nhận hối lộ hay những khoản chi trả bất chính; hoặc
• là những cá nhân có ý định hoặc được đề nghị nhận hối lộ hay nhận những khoản chi trả bất chính.
2. Trừ khi có lệnh tòa khác, lệnh tòa số 1 sẽ được áp dụng với các đối tượng sau:
• Thủ tướng đương nhiệm hoặc tiền nhiệm của Malaysia (bao gồm cả cách sử dụng danh từ viết tắt PM (Prime Minister)
• Phó Thủ tướng đương nhiệm hoặc tiền nhiệm của Malaysia (bao gồm cả cách sử dụng danh từ viết tắt DPM (Deputy Prime Minister)
• Bộ trưởng Bộ tài chính đương nhiệm hoặc tiền nhiệm của Malaysia (bao gồm cả cách sử dụng từ viết tắt FM (Finance Minister);
• Mohammad Najib Abdul Razak, Thủ tướng đương nhiệm (từ 2009) và Bộ trưởng Bộ tài chính đương nhiệm (từ 2008) của Malaysia;
• Abdullah Ahmad Badawi (còn được gọi là Pak Lah), cựu Thủ tướng của Malaysia (2003-2009) và cựu Bộ trưởng Bộ tài chính (2003-2008)
• Puan Noni (còn được gọi là Bà Noni hay Nonni), chị vợ của Abdullah Ahamd Badawi;
• Mahathir Mohamed, cựu Thủ tướng (1981-2003) và cựu Bộ trưởng Bộ tài chính (2001-2003) của Malaysia;
• Daim Zainuddin, cựu Bộ trưởng Bộ tài chính của Malaysia (1984-1991; 1999-2001);
• Raidah Aziz, cựu Bộ trưởng Bộ thương mại của Malaysia (1987-2008);
• Hamid Albar, cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao (1999-2008) và cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2008-2009) của Malaysia;
• Susilo Bambang Yudhoyono (còn được gọi là SBY), Tổng thống đương nhiệm của Indonesia (từ 2004);
• Megawati Sukarnoputri (còn được gọi là Mega), cựu Tổng thống của Indonesia (2001-2004) và là thủ lĩnh hiện tại của Đảng chính trị PDI-P;
• Laksamana Sukardi, cựu Bộ trưởng Indonesia (2001-2004; thành viên nội các của chính phủ Sukarnoputri)
• Trương Tấn Sang, Chủ tịch đương nhiệm nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ 2011);
• Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đương nhiệm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 2006);
• Lê Đức Thúy, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2007-2011) và cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999-2007), và
• Nông Đức Mạnh, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (2001-2011).
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Tổng thống Indonesia, ông Susilo Bambang Yudhoyono, đã kêu gọi chính phủ Úc phải giải thích lệnh cấm báo chí đưa tin về những cáo buộc hối lộ quốc tế, và nói rằng ông bị sốc khi thấy tên các chính trị gia Indonesia bị nêu trong lệnh.
Trả lờiXóaLệnh cấm đưa tin của chính phủ Úc - với mục đích ngăn chặn "quan hệ quốc tế" bị tổn hại trong quá trình xét xử ở tòa - tỏ ra đã tạo ra một vấn đề lớn hơn, khi ông Yudhoyono yêu cầu phải có một lời giải thích.
Tổng thống Indonesia đã mở một cuộc họp báo vào cuối ngày thứ Năm để khiếu nại về việc các quan chức Indonesia có tên trong lệnh cấm, hãng thông tấn Antara và tờ Jakarta Post đưa tin.
"Chúng tôi đang bị sốc bởi báo cáo của WikiLeaks. Theo những thông tin mà tôi được biết... thì bản báo cáo làm chúng tôi cảm thấy bị tổn thương", ông Yudhoyono nói.
"Việc Úc thi hành một chính sách che dấu một số cá nhân bên ngoài nước Úc được cho là có liên quan là một điều tôi cảm thấy không thoải mái, bởi vì thay vào đó nó tạo ra sự nghi ngờ và những cáo buộc", ông Yudhoyono được cho là đã phát biểu như thế.
"Tôi biết rằng loại tin tức như thế này sẽ được phát tán rất nhanh chóng", ông nói. Ông Yudhoyono bổ sung thêm rằng đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì nó liên quan đến danh dự và nhân phẩm của các chính trị gia Indonesia được nêu tên.
Ông đã nói mọi điều tra của chính phủ Úc phải cởi mở và minh bạch.
Đại sứ quán Australia tại Jakarta đã buộc phải đưa ra tuyên bố trấn an rằng lệnh cấm này chỉ nhằm để bảo vệ các nhân vật cấp cao khỏi "sự ám chỉ".
Lệnh của tòa tối cao tiểu bang Victoria ngăn cấm đăng tải nội dung của vụ án, và cả nội dung của lệnh cấm, trong lãnh thổ nước úc, nhưng nó đã được báo chí trong khu vực đưa tin rộng rãi sau khi WikiLeaks đăng tải trên trang web của họ.
Bộ Ngoại giao tuyên bố cực lực phản đối Tòa án tối cao bang Victoria của Australia nêu tên một số quan chức cấp cao Việt Nam khi ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ in tiền polymer.
Trả lờiXóaTrong thông cáo phát đi chiều 7/8, Bộ Ngoại giao cho biết, đã mời Đại sứ Australia tại Hà Nội lên trao công hàm phản đối Toà án Tối cao bang Victoria ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Công hàm nêu rõ: "Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân Lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Australia giải thích nghiêm chỉnh Lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật".
Theo Bộ Ngoại giao, Đại sứ Australia đã ghi nhận ý kiến và cho biết Chính phủ Australia sẽ xem xét vấn đề một cách nghiêm túc...
PHẢN HỒI CỦA ĐẠI SỨ ÚC:
XóaLệnh cấm công khai thông tin là một lệnh pháp lý do tòa án ban hành nhằm ngăn ngừa việc công bố một số thông tin tại tòa.
Đại sứ quán nhấn mạnh rằng lệnh cấm công khai thông tin mà phía Việt Nam nhắc đến không được công bố rộng rãi bởi Tòa án Tối cao bang Victoria.
Chính phủ Australia đặc biệt quan tâm tới việc vi phạm lệnh cấm này và vụ việc này đã được chuyển cho cảnh sát để điều tra.
Lệnh cấm công khai thông tin được ban hành bởi Tòa án Tối cao bang Victoria theo đề nghị của Chính phủ Australia. Chính phủ Australia đã có được lệnh này để ngăn ngừa việc công khai thông tin mà có thể dẫn đên việc hiểu rằng có sự liên quan đến vụ việc tham nhũng của một số quan chức chính trị cấp cao cụ thể có tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Chính phủ Australia cho rằng lệnh cấm này là cách tốt nhất để bảo vệ các quan chức cấp cao này khỏi nguy cơ bị ám chỉ không có cơ sở.
Một rừng lá chắn báo chí lập tức cực lực phản đối và bao bọc cho những kẻ cắp tình nghi có lùm xùm trong vụ hợp tác in tiền Polimer với Úc, phản đối Tòa án tối cao bang Victoria của Australia nêu tên một số quan chức cấp cao Việt Nam khi ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ in tiền polymer. VTV1 trưa không đưa tin.
Trả lờiXóaQuan chức cấp cao Việt Nam lớn cỡ nào không ai dám nêu đích danh.
Hàng trăm bài báo có cỡ trong hệ thống tuyên huấn đảng cầm quyền VN nhân bản một cách đáng kinh ngạc cả về tốc độ và nội dung thông tin này.
Dù sao thì cũng phải hết sức bình tĩnh, trước sau thì kẻ cắp cũng phải gặp bà già, hữu xạ tự nhiên hương, ở dơ tự nhiên thối.
Một số báo đưa bài sớm nhất:
- Vov: Việt Nam cực lực phản đối Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polyme tại Australia
- Báo Đất Việt: Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt vụ in tiền của Australia
- Tiền Phong: Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt liên quan in tiền polymer
- Vtc: Việt Nam phản đối Lệnh kiểm duyệt liên quan vụ in tiền polymer
- Vnexpress: Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ tiền polymer
- thanhnien: Việt Nam phản đối tòa án Úc ra lệnh kiểm duyệt trong vụ in tiền polymer.
Kịch bản 16 tỷ đồng ăn hối lộ từ nhà thầu JTC Nhật Bản còn đó, một bầy hạm đội ăn bẩn thề thốt chối nhem nhẻm trong sạch, cuối cùng phải đối mặt với đất nước Nhật minh bạch về pháp luật, bài học nhớ đời cho những loại cán bộ đảng viên chung lòng tàn phá đất nước và một hệ thống bao che sống chung với trộm cướp.
TRẦN VĂN TRỘN