Nhiều
người bày tỏ sự thất vọng và phẫn nộ khi ông Phùng
Quang Thanh, bộ
trưởng Quốc Phòng Việt Nam gọi Trung Quốc là “bạn” và so sánh xung đột
chủ quyền Việt-Trung như “mâu thuẫn gia đình.”
Phành tướng toàn diện
Phành Thung là cha, thèng nài là con Phài Hủng - hiện đeo lon Đại Té
Mà giả dụ, giả dụ thôi nhé. Mình có liên can đến anh Chí Phèo một tí cũng chả sao. Còn hơn liên can với cái tay tướng họ Phùng mà lại Tẹt như pháo gặp nước, Quang Thanh bộ Cuốc phòng Cuốc Lủi gì đó. Thanh mà chẳng Xanh, quang mà lại Xám. Mặt mày chưa gì đã Xanh Xám như đít bù toọc mới chết cho dân cho nước chứ. Hắn xuất thân xuất xứ bề bề thế thế là thế. Còn hoàn cảnh thì chẳng thể chê vào đâu được. Ở đời dễ có mấy ai?... Ngồi dưới một vài thằng, ngồi trên vài vạn thằng, oai phong cóc chết thế thì thôi chứ còn gì nữa. Đời đẹp như mơ. Ấy vậy mà...
Trả lờiXóaMẹ tiên sư nó! Đúng là Phùng thật. Nhìn mặt hắn kìa! Chả còn chỗ nào để cho thịt và mỡ phùng ra được nữa. Do phùng ra quá nên cổ có nọng ra, mặt hắn ngắn lại trông hệt cái Thủ Lợn (Đầu Heo), cặp mắt của hắn nhìn đờ đẫn như vừa mới ăn đớp, tiệc tùng một trân no nê xong. Nên trông hắn lờ đờ như tắc kè say thuốc lào thì lấy đâu ra sự can đảm, tinh anh từng trải của một người làm tướng chứ! Khí phách hiên ngang làm gì có trong cái thủ lợn ấy các bác nhỉ!... Nhìn kỹ cả cái khổ người của hắn thật không thể nào gia cố cứu vãn được nữa. Vừa lùn vừa mập. Cái thân hình tròn trịa phì nhiêu màu mỡ ấy, quả là phù hợp với cái thủ lợn cắm lên trên cái cổ rụt ấy, để tạo ra cái hình hài tên tướng, một tên Tướng Rùa rụt đầu rụt cổ. Sao ai mà khéo sinh khéo đẻ ra hắn thế nhỉ?...
PHỀU
Nhưng thật cũng chớ trêu của lịch sử, trong những ngày giặc Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào lãnh hải Việt Nam, một vị tướng 4 sao, một người đứng đầu Bộ quốc phòng Việt Nam, một tổng chỉ huy Hải, Lục, Không quân Việt Nam lại qùy gối trước TQ, lại rụt cổ trước TQ, lại phát biểu vô trách nhiệm tại Diễn đàn an ninh Shangri-La 5/2014, trước tình hình vận mệnh dân tộc ngàn cân treo sợi tóc:
Trả lờiXóa"Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi."
"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng".
Ông Thanh, tôi sẽ không nhắc lại lời ông phát biểu tại Quốc hội vài năm trước, khi ngư dân Việt Nam bị TQ o ép, đánh đập trên lãnh hải Việt Nam.
Hôm nay, tôi nói thẳng với điều này:
Câu phát biểu của ông là câu phát biểu của một đại tướng hèn nhát, của một Lê Chiêu Thống, một Trần Ích Tắc chứ không phải câu phát biểu của 1 người thống lĩnh quân đội Việt Nam suốt 4 nghìn năm luôn cự giặc Tầu, và luôn chiến thắng chúng.
Giặc đã vào nhà, ăn cướp của cải Việt Nam tại lãnh hải 200 hải lý, mà ông còn nhận giặc làm cha thì ông quả là một vị tướng bán nước vô liêm sỉ.
NGUYỄN NGHĨA
Chính sách đầu hàng trong sĩ diện hảo đối với thế giới và mị dân đối với quần chúng Việt Nam là chính sách nhất quán của đảng cộng sản Việt Nam. Chính sách này không chỉ mới thể hiện trong giai đoạn "giàn khoan HD981" mà đã kéo dài nhiều năm tháng. Giàn khoan HD981 chỉ là một hệ quả tất yếu cũng như nhiều "giàn khoan xâm lược" khác sẽ là những hệ quả tất yếu - tiếp tục được Tàu cộng đặt để lên Việt Nam cho đến khi Bắc Kinh hoàn thành giấc mộng bá quyền.
Trả lờiXóaChính sách đầu hàng và thuần phục này đã được thể hiện rất nhất quán bởi Phùng Quang Thanh, người chỉ huy lực lượng đại diện cho sức mạnh của tổ quốc trong việc bảo vệ chủ quyền.
Đây là người trong lúc cả nước vừa lo âu vừa phẫn nộ trước hành vi xâm lược của Bắc Kinh thì đã bắt tay và thần phục với Bộ trưởng quốc phòng Tàu cộng Thường Vạn Toàn rằng: "Đảng, Chính phủ và quân đội Việt Nam cực kỳ coi trọng phát triển đoàn kết và hữu nghị với Trung Quốc, quân đội Việt Nam sẽ không áp dụng hành động làm phức tạp tình hình, sẵn sàng cùng với Trung Quốc duy trì trao đổi về các vấn đề liên quan."
Đây cũng là người chỉ huy quân đội đã từng nói với Tôn Quốc Tường, Đại sứ Trung Quốc trước đây tại Việt Nam rằng: "Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc; Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, đều kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và là hai nước xã hội chủ nghĩa, có nhiều điểm tương đồng. Việt Nam mãi mãi biết ơn sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam trong những năm qua."
Đây là người mà trước đây, trong lúc người Việt khắp nơi đang lên án Trung Quốc cắt dây cáp tàu Bình Minh, thì tại hội nghị đối thoại Shangri-La ở Singapore đã cúi đầu nói với Bộ trưởng quốc phòng Tàu cộng lúc đó là Lương Quang Liệt rằng: "Hai nước Trung Việt là anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt (4 tốt), quân đội hai nước có truyền thống quan hệ tốt đẹp. Trước sau quân đội hai nước cần tăng cường các lãnh vực giao lưu và hợp tác, cùng nhau bảo vệ khu vực này hòa bình ổn định."
Đây là người đã xác định thái độ phục tùng trước sau như một với quan thầy Tàu cộng, khi nhân kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Tàu cộng đã phát biểu trong buổi tổ chức gặp mặt đại biểu các thế hệ cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam được đào tạo bởi Tàu cộng qua các thời kỳ: “Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam”.
VŨ ĐÔNG HÀ
Với Việt Nam, kẻ cô đơn trong Asean, đối tượng đầu tiên để TQ thí nghiệm bằng cách dấy động “binh đao” cho khát vọng “tầm ăn dâu” bá quyền khu vực là thế, nhiều quốc gia văn minh trên thế giới đã cảnh báo chỉ ra điều này, rõ nhất là dư âm trong Đối thoại Shangri-La Singapore 2014 khi tuyệt đại đa số công luận thế giới đều cảnh báo về sự vi phạm công pháp quốc tế gây bất ổn trong khu vực của Trung Quốc, ấy vậy mà người cầm đầu quân đội VN Phùng Quang Thanh vẫn lại “ru ngủ” toàn dân, toàn quân với ngôn từ: “Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc đang phát triển tốt đẹp”!?.
Trả lờiXóa“Tốt đẹp” về cái gì? Khi mà phía VN ông Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết đến nay, chỉ gần một tháng nhưng có khoảng 20 cuộc giao thiệp với phía Trung Quốc đã diễn ra. VN đề nghị phía Trung Quốc phải “rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực”, nhưng chẳng những giàn khoan HD 981 không nhúc nhích mà tàu hải giám TQ còn tông ủi chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng VN!?. Sao ông BT/QP Phùng Quang Thanh cường điệu khoác lác không có dẫn chứng như thế?
Có thể ông ta biện minh ở chốn riêng tư rằng đó là luận điệu để dĩ hòa vi quí tránh chiến tranh với TQ. Nếu nói như thế thì trong cái mớ bã đậu bầy nhầy của não trạng ông không còn lưu trữ hình ảnh quá khứ chiến tranh bắc biên giới năm 1978 không có lý do chính đáng nào nhưng TQ vẫn huy động nữa triệu quân chiến đấu và hậu cần, vượt biên tấn công Việt Nam? Và hình như ông cũng không hề biết rằng trong thời bình giữa hai quốc gia có quan hệ hữu nghị tốt đẹp (như lời ông Thanh) theo phong tục phổ quát ngoại giao, không có một lý do thỏa đáng nào biện minh cho một hành vi tụ tập động binh sát biên giới nước láng giềng như thế, cho dù đó là luyện tập.
HOÀNG THANH TRÚC
Vả lại, tôi vừa đọc qua các tuyên bố của thủ lĩnh quân đội Việt Nam, tướng Phùng Thanh. Theo ông, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn rất tốt đẹp, có vài xích mích nhỏ nhưng là chuyện riêng của gia đình, người ngoài không nên “xía mõm” vào (lời nhắc khéo ông Chuck Hagel, bộ trưởng quốc phòng Mỹ). Nếu ông tướng Thanh là người nắm hết các bí mật quốc gia và trách nhiệm về an ninh toàn vẹn lãnh thổ mà ông cho biết vậy, thì chúng ta nên yên tâm ngủ ngon.
Trả lờiXóaTrước đó, thì ngài Vũ Mảo, một quan chức cao cấp khác, cho biết quan điểm của một bộ phận không nhỏ trong chính quyền, là “16 chữ vàng, 4 cái tốt” vẫn là cái “mong muốn muôn thuở” của toàn dân, như bác Hồ đã dầy công vun đắp và phát triển bao năm trời.
Còn về mặt kinh tế thì một ngài bộ trưởng nào đó vừa nói, chuyện Biển Đông nhỏ như con thỏ, không có nhiều ảnh hưởng đến kiến trúc vĩ mô hay FDI. Không những không cần điều chỉnh chính sách, mà chúng ta cứ thế tiến tới như trong vài năm qua, chỉ đến cuối năm là bình minh nở rạng, mang một chu kỳ thịnh vượng mới cho toàn dân Việt.
Tóm lại, mọi việc đã an bài và mọi thứ “hồng” như ngày đại thắng 1975. Các bạn BCA không nên nhốn nháo mà hỏi, “từ bên Mỹ, bác thấy thế nào, quê hương chúng ta sẽ đi về đâu?” Các bạn cứ nghiêm chỉnh học tập tấm gương đạo đức của bác Mao, bác Stalin, bác Hồ… một ngày gần đây thôi, các bạn sẽ được đến đích cùng với các bác.
Do đó, dù muốn nói chuyện chánh trị, tôi cũng không có gì để bàn thêm. Khi một đất nước tự sướng về chỉ số hạnh phúc như Việt Nam, thì mọi vấn đề chính trị coi như đã biến mất (literally). Kể cà các thế lực thù địch từ Đông Tây Nam Bắc. Trong khi các quan đang ăn nhậu vui mừng, đừng ai lăng nhăng gây áp lực, quấy rối (lời ông tướng Thanh).
Nói cho cùng, mọi chuyện của chúng ta đều là “viễn vông” hết mà. Theo các triết gia, đời người như bóng câu, chẳng mấy chốc, ta lại mừng 100 năm của “hoang tưởng” và “dối trá”.
Alan Phan
Ông Thanh kêu gọi các cường quốc đề cao trách nhiệm giữ gìn môi trường hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp quốc, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp... Hiểu ngầm thì chủ yếu là ông kêu gọi chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, kẻ đang tham vọng bá chiếm Biển Đông và không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính Việt Nam. Sao mà ngây thơ và ảo tưởng thế!
Trả lờiXóaÔng Thanh lại ví giữa các nước láng giềng còn tồn tại tranh chấp về biên giới hoặc va chạm là không tránh khỏi (là bình thường) với mâu thuẫn trong mỗi gia đình. Những mâu thuẫn trong gia đình mà người khỏe nhất vác dao chém người anh, em yếu hơn để tranh giành tài sản thì lại là chuyện không bình thường. Ông Thanh đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chả khác nào một gia đình nọ, khi bọn cướp mang đao kiếm và sắp chém người để cướp của thì gia chủ lại đề nghị các anh rút đi!!!
Tệ hại hơn nữa là ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp. Lẽ nào ông Thanh quên: năm 1979, “nước bạn Trung Quốc” huy động 60 vạn quân sang giết hại nhân dân và tàn phá triệt để các tỉnh biên giới của chúng ta; năm 1988, “nước bạn Trung Quốc” đã chiếm bãi đá Gacma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, giết hại 64 cán bộ và chiến sĩ ta. Bao nhiêu năm nay “nước bạn Trung Quốc” liên tục gây tội ác với ta ở Biển Đông, thường xuyên phái thương lái sang phá hoại kinh tế nước ta: đặt mua dừa non rồi mua lá điều với giá cao, mua rễ hồ tiêu, mầm thảo quả, mua đỉa, mua ốc bươu vàng, v.v. Họ mua rừng, mua bãi biển, thuê dài hạn các cảng Vũng Áng, Cửa Việt, nhằm xây dựng căn cứ quân sự, họ lập huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta, đưa ra cái lưỡi bò phi lý, phi pháp nhằm chiếm trọn Biển Đông. Đấy là quan hệ phát triển tốt đẹp của ông “bạn vàng” Trung Quốc ư? Phải chăng ông cố tình nhắm mắt trước mọi sự thật, đổi trắng thay đen để nịnh vị tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc đương có mặt tại Hội nghị? Ông còn nói đàm phán các cấp hai nước để giải quyết tranh chấp. Chúng ta đã đàm phám với Trung Quốc hàng chục lần, có giải quyết được gì đâu. Gần đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn sang gặp Tập Cận Bình để cầu xin rút giàn khoan mà Tập Cận Bình cũng không nhận tiếp.
Mới đây, trước những biện bạch dối trá của Đại sứ Trung Quốc, Đại sứ nước ta tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy và Đại sứ nước ta tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã đập lại một cách rành rẽ, lập luận vững vàng, có căn cứ đầy tính thuyết phục gây được ảnh hưởng rộng rãi trong dư luận.
Có thể nói tính chiến đấu của ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh không bằng hai Đại sứ Xuân Thủy và Quốc Cường./.
NGUYỄN TRỌNG VĨNH
Tờ Người Cao tuổi vừa “tự ý đục bỏ” phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa”.
Trả lờiXóaPhóng sự này vạch trần sự kiện Nguyễn Quốc Đức, “thiếu gia” của ông Nguyễn Quốc Thanh, người trở thành tỉ phú nhờ buôn phế liệu, vào lính không phải vì yêu nước, tình nguyện ra Trường Sa không phải vì muốn “bảo vệ chủ quyền biển đảo” như nhiều cơ quan truyền thông, trong đó có cả Đài Truyền hình Việt Nam ca ngợi, mà do bất trị, chỉ ăn chơi, chẳng lo học hành. Mục tiêu thật của chuyện vào lính, ra Trường Sa chỉ nhằm giúp đương sự “tu tâm, dưỡng tánh”.
Điều khiến mình bận tâm qua câu chuyện của Nguyễn Quốc Đức là hoạt động của hệ thống quân đội, thuộc phạm vi trách nhiệm của ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng.
Theo mô tả của tờ Người Cao tuổi, dù chỉ là binh nhì nhưng trên đảo Trường Sa Lớn, Nguyễn Quốc Đức hành xử như một ông trời con. Thường xuyên say sưa, quậy phá mà vẫn bình an vô sự vì cha mẹ có nhiều “hỗ trợ” cho đơn vị. Một số nhà báo khi đến thăm đảo Trường Sa Lớn, chỉ muốn gặp Nguyễn Quốc Đức để chụp ảnh, viết bài ca ngợi như một tấm gương mà thanh niên Việt Nam cần noi theo.
Đóng ở Trường Sa nhưng Nguyễn Quốc Đức thường xuyên được cha mẹ đến thăm. Cha đi tàu, mẹ dùng trực thăng. Cậu đãi cả phân đội pháo của mình bằng Chivas 18. Hãnh tiến, vô kỷ luật nhưng Nguyễn Quốc Đức đang được báo chí xem như một tấm gương.
Tuy nhiên với mình, điểm đáng chú ý nhất trong phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa” của tờ Người Cao tuổi là trong khi trước nay, việc tuyển quân ở Việt Nam chỉ được thực hiện theo đợt thì không rõ vì sao, tuy chẳng phải là cá nhân có khả năng đặc biệt, Nguyễn Quốc Đức lại được tuyển chọn riêng lẻ, không theo đợt nào cả. Bất kể theo các quy định hiện hành, ngoài yếu tố có khả năng đặc biệt, việc tuyển chọn riêng lẻ như vậy còn phải do Tổng Tham mưu trưởng quyết định.
Tờ Người Cao tuổi còn tiết lộ thêm rằng, những năm gần đây, nhờ gia đình có quan hệ nào đó, một số thanh niên nghiện ma túy đã được đưa vào các đơn vị đóng ở quần đảo Trường Sa để cai nghiện, rèn luyện!
Ai cũng biết Trường Sa là một tiền đồn giữa biển. Trong bối cảnh như hiện nay, lính Trường Sa không chỉ đối diện với gian khổ mà phải chuẩn bị cả tâm lý để đối đầu với lựa chọn giữa sống và chết khi cần. Cũng vì vậy mà lính Trường Sa được quan tâm và trân trọng.
Sự quan tâm và trân trọng đó trở thành vô nghĩa khi ở đó có những “thiếu gia” như Nguyễn Quốc Đức.
Phân biệt đối xử giữa nghèo và giàu, giữa quyền thế và cô thân có thể nhan nhản ở đất liền nhưng không được phép tồn tại ở các tiền đồn như Trường Sa, nơi mà chắc chắn từ sĩ quan, hạ sĩ quan đến lính trơn đều phải tự hỏi tại sao lại là họ phải ở đó, giữa sống với chết thì họ cần lựa chọn ra sao, vì lẽ gì (?).
Xét về phương diện tâm lý, không có gì khiến sĩ quan, hạ sĩ quan, lính tráng đang đóng ở Trường Sa thối chí, tủi thân, hoang mang, thậm chí bất mãn nhanh và nhiều hơn qua việc đặc cách tuyển chọn, biệt đãi, thậm chí tung hô những thiếu gia như Nguyễn Quốc Đức.
Nhiều nhà báo và nhiều cá nhân đã đến thăm Trường Sa. Mình tin họ thấy nhưng không kể nhiều điều. Vì sao vậy?
Ca ngợi và lờ đi những điểm bất ổn không phải là cách để củng cố những tiền đồn như Trường Sa. Đó là tiếp tay với kẻ thù bào mòn nhuệ khí của lính Trường Sa.
Có thể tờ Người Cao tuổi bị buộc đục bỏ phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa” chứ không phải “tự ý đục bỏ”. Nếu đúng thì điều này quá tệ. Những kẻ ra lệnh này có thể bưng bít, che giấu sự thật với đa số công chúng song làm sao có thể tẩy rửa nhận thức của lính Trường Sa khi họ đã chung đụng, đang và sẽ còn chịu đựng sự thật trần trụi đáng nguyền rủa đó. Dù tinh vi đến đâu thì tuyên truyền cũng thành vô nghĩa.
Đó cũng là lý do mình muốn hỏi ông Phùng Quang Thanh rằng ông đã biết chuyện chưa? Chưa biết thì thật đáng ngại khi ông còn đảm nhận vai trò Bộ trưởng Quốc phòng. Còn biết rồi thì ông thật sự muốn gì, khi thay vì phải điều tra, xử lý rạch ròi để những người lính vững tâm, ông lại chấp nhận bưng bít cho họ thêm nản lòng.
ĐỒNG PHỤNG VIỆT
Nhân chuyện thượng tướng Phương Minh Hòa bán đất quốc phòng (may mà chưa bán nước) lại giật mình về những ông tướng.
Trả lờiXóaHồi nhỏ đọc sử, cứ nghe tới những tướng như thượng tướng Trần Quang Khải, tướng Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật (nhà Trần), Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn, Lê Sát... (nhà Lê), tướng Hoàng Kế Viêm, Nguyễn Hữu Chỉnh (Tây Sơn, Nguyễn)... là mình say luôn, phục lăn. Còn bé tí, còi xương nhưng cứ mơ sau này nhớn lên làm tướng. Thày mình bảo muốn làm tướng thì trước hết phải đi học, chăm học, chứ không chịu học chỉ có về đi cày. Mình nghe lời, học thẳng một mạch, kiếm được cái bằng cử nhân nhưng giấc mơ làm tướng vẫn là mơ.
Làm tướng trên đời không khác gì ngôi sao trên trời, sáng lấp lánh. Tướng mà đạt mức "chết giữa sa trường, da ngựa bọc thây" thì được dựng tượng trong lòng nhiều thế hệ.
Nói chung, tướng hiếm lắm. Tướng đồng nghĩa với đẹp, kính nể.
Ấy là chuyện ngày xưa. Càng về sau, tướng càng nhạt, thậm chí biến thành tướng trong quân bài tam cúc, vô tác dụng, gọi là tướng đi ỉa. Hầu hết tướng thời hiện đại chết trong váy đàn bà, quẩn quanh chốn xôi thịt, không còn khái niệm sa trường lẫn da ngựa như xưa nữa.
Rồi tới cái thời mua sao bán vạch, tướng thành món hàng theo giá thị trường. Tranh nhau quyền bán tướng, thủ tướng vớ bẫm, rồi chủ tịch nước cũng vội giành, mạnh ai nấy phong, mạnh ai nấy bán. Một nước nhỏ, lại sống hòa bình nhưng tướng nhiều như lợn con. Có lúc người ta thống kê, cả công an lẫn quân đội ngót nghét nghìn ông tướng. Không phải đi đánh nhau, chỉ ngồi phòng lạnh ngắm nhau cũng đủ mệt.
Đã lắm tướng nhưng lại còn phải con gà hơn nhau tiếng gáy. Thiếu tướng chả là gì, cứ phải leo lên trung tướng, thượng tướng mới oai. Có một dạo, đại tướng nhung nhúc. Có ông chả đánh nhau trận nào, chưa qua binh nhì, chưa từng quân ngũ, thậm chí không biết bắn, nhảy một phát lên hẳn đại tướng. May mà xứ này chưa có nguyên soái chứ nếu có chắc lại phải làm khung kính cho vài chục ông. Rất kinh.
Trong cuộc đấu đá nhau, làm sạch nội bộ vốn rất bẩn (được gọi là chống tham nhũng, tự gột rửa), họ thỉnh thoảng lại lôi ra được vài ông tướng. Lâu nay, quân đội và công an là vùng cấm, đụng đến hơi ngài ngại nên các tướng nhà ta cứ tự tung tự tác, coi trời bằng vung, "anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta", "súng đẻ ra chính quyền". Nói thế để thấy rằng khi tướng cũng bị lôi ra xử có thể coi là một bước tiến. Nhưng cũng chả ăn thua gì, phần lớn mới chỉ dám mon men chạm tới "nguyên tướng", tướng về hưu hoặc tướng bét dem như Phan Văn Vĩnh, Phương Minh Hòa, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thanh Hóa, chứ loại tướng đang đeo súng lục thét ra lửa dường như vẫn ngoài vòng pháp luật.
Dưới mắt dân bây giờ, càng tướng, càng tướng to thì càng đáng khinh, không hơn gì lũ xôi thịt "cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai". Nuôi đám tướng ấy chỉ chết dân.
NGUYỄN THÔNG