Quyền tư hữu đất đai qua cái nhìn của một nông dân Anh thế kỉ
16
Vào ngày mùng 8 tháng 6 năm 1549, tại một góc nhỏ kín đáo của một hạt tỉnh Norfolk, người ta chứng kiến một cảnh tượng gây choáng váng và kích động. Những người nông dân san phẳng các hào nước và nhổ những hào rào phân định ranh giới đất đai. Đây không phải một chuyện thời sự hàng ngày, nó là một cuộc biểu tình. Và tâm điểm chỉ trích của cuộc biểu tình là âm mưu biến đất công thành đất tư của tầng lớp quý tộc nhỏ và các chủ thái ấp.
Vào ngày mùng 8 tháng 6 năm 1549, tại một góc nhỏ kín đáo của một hạt tỉnh Norfolk, người ta chứng kiến một cảnh tượng gây choáng váng và kích động. Những người nông dân san phẳng các hào nước và nhổ những hào rào phân định ranh giới đất đai. Đây không phải một chuyện thời sự hàng ngày, nó là một cuộc biểu tình. Và tâm điểm chỉ trích của cuộc biểu tình là âm mưu biến đất công thành đất tư của tầng lớp quý tộc nhỏ và các chủ thái ấp.
Cuộc tụ họp dưới "Cây sồi cải cách" |
Robert Kett, một tiểu chủ nhỏ được trao quyền sự dụng một thái ấp đất công, là một trong những mục tiêu đầu tiên của đám đông người biểu tình. Nhưng khi họ tới gần, anh ta không tấn công hay kháng cự. Anh ta nói, lắng nghe, và sau khi truy xét lương tâm, anh quyết định san phẳng các rãnh hào, lật đổ các hàng rào và dẫn đám đông huyên náo đến một cây sồi trên đỉnh bãi hoang Mousehold nhìn ra toàn thành phố Norwhich. Tại đó, họ thành lập ra một hội đồng. Tin đồn lan truyền rất nhanh. Những người nông dân, các thợ thủ công và tầng lớp nhân công từ Norwhich, Norfolk và những tỉnh lân cận bèn đến cắm trại để gia nhập. Số lượng của họ lớn dần lên, vượt qua cả dân số của Norwhich và chỉ kém mỗi London. Tại đó, họ thảo luận về những lời phàn đối, bàn bạc chiến lược và bỏ phiếu cho một cuộc cải cách cho đến khi đạt được một sự đồng thuận chung.
Lâu đài Kett |
Ở bên dưới “Cây sồi Cải cách” đó, họ cẩn trọng cân nhắc cho đến khi hoàn thành bản yêu cầu 29 điều, bao gồm việc di dời toàn bộ các hàng rào và lập lại Quỹ đất chung, hạ thấp giá cả, hoàn chỉnh một hệ thống đo lường, thuê lao động và trả lương thay vì thu tô thuế, quyền được giữ gia súc, phân tách nhà nước và tôn giáo, dân chủ và bỏ phiếu phổ thông, sự giải thoát khỏi tiền lương nghèo nàn và các hình thức bóc lột khác, quyền câu cá, cấm thu hoa lợi hàng năm trên đất của nông dân, hủy bỏ việc đánh thuế thập phân, sử dụng minh bạch tiền đóng thuế, một chính phủ minh bạch và trách nhiệm, đánh giá và cải cách lại toàn bộ luật về đất bởi một ủy ban đại diện cho người dân được bầu ra một cách dân chủ. Sự táo bạo của họ, lòng dũng cảm và sự khéo léo có thể so sánh với những người dân thuộc địa – chỉ chấp nhận chết hoặc được sống tự do - vào 227 năm sau trong cuộc Cách mạng Mỹ. Những yêu sách này đã được tóm tắt một cách hùng hồn bởi nhà nghiên cứu lịch sử và học giả người Anh, Alexander Nevylle, người đã chứng kiến cuộc nổi dậy và ghi lại bài diễn văn của một người biểu tình mà ông đã nghe vào năm đó:
"Cây sồi cải cách" vẫn "trơ gan" cùng tuế nguyệt cho đến ngày nay |
“Hãy nhìn lại hoàn cảnh của chúng ta: toàn bộ quyền lực ở trong tay họ, và họ sử dụng chúng nhiều đến mức không thể chịu đựng nổi. Họ không chừa lại một thứ gì cho chúng ta ngoại trừ sự bần cùng. Còn họ, họ sống thừa thãi trong xa hoa, vây quanh họ là sự sung túc. Và khi đã chán ngấy với việc hưởng lạc, thì họ lại được đánh thức bởi tình trạng mệt mỏi và sự bạc nhược bởi cái thói tham lam hung bạo và sự thèm muốn mãnh liệt. Còn chúng ta, chúng ta sống như thế nào? Chúng ta gần như chết bởi công việc khắc nghiệt và dai dẳng. Chúng ta, bằng hành động và niềm tin, mong muốn được ăn bánh mì làm ra bởi mồ hôi và nước mắt, và toàn bộ cuộc sống của chúng ta phải trải qua không gì khác ngoài quỷ đói, khát và lạnh. Và ai sẽ nói rằng đó không phải là lỗi của một nhà nước tồi tệ và không xứng đáng chứ? Thực sự nó xứng đáng là một nhà nước tồi tệ và không xứng đáng nhất. Nhưng nó sẽ còn tồi tệ như thế chừng nào chúng ta tiếp tục chịu đựng, nếu tầng lớp quý tộc, bị mụ người bởi những thú vui và luôn luôn dương dương tự đắc, không mắng nhiếc chúng ta liên tục. Thật đáng thương hại những kẻ bất hạnh khốn cùng”.
“Đó là sai phạm mà chúng ta đã nhận ra, và kiểu đối xử như vậy là cái mà chúng ta phải phản đối. Bị thúc đẩy bởi tính kiêu căng ngạo mạn, và cả việc quá nhàn rỗi, cẩu thả không để tâm đến điều họ đang làm, họ đang chế giễu sự đau khổ của chúng ta, như thể hiển nhiên nó phải thế, giáng sự đau đớn lên tâm trí chúng ta, và làm ô nhục tên tuổi của chúng ta. Không còn một cái gì có thể tồi tệ hơn được nữa , không còn điều gì bất công hơn nữa để chịu đựng. Lại lần nữa, hãy nhìn lại cách mà chúng ta có thể giữ mảnh đất của chúng ta: chúng rõ ràng mang tính cách hạ nhục, nó có lẽ hợp với nô lệ hơn là đối với những con người tự do. Chúng ta có thể giữ mảnh đất của chúng ta, điều đó là sự thực nhưng trên cung cách nào? Chỉ khi nó làm vừa ý và đem lại sự vui thú cho một vài người có quyền lực. Nhưng hãy để một kẻ bất hạnh thử xúc phạm những con người cao quý xem. Điều gì xảy đến với anh ta? Tại sao, anh ta lại bị tước đoạt, bị xua đuổi và bị cưỡng chế mọi thứ. Bao nhiêu lâu chúng ta phải chịu như vậy? Bao nhiêu lâu rồi những tâm trí thống trị như thế không bị trừng phạt?”
“Không chỉ vậy, giới quý tộc vẫn chưa thỏa mãn dù họ đã đi đến đỉnh cao về sự bạo tàn và thói tham lam, dù họ đã chiếm đoạt tất cả, lấy được tất cả những gì họ muốn bằng lừa lọc và vũ lực, để sử dụng trong ham mê và lạc thú. Họ hút cạn xương máu của chúng ta. Quỹ đất chung, vốn được để lại từ thế hệ cha ông để nuôi sống bản thân chúng ta và gia đình, bị cưỡng đoạt. Những mảnh đất, vốn trong trí nhớ của cha chúng ta được mở rộng tất cả cho mọi người, thì nay bị bao vây bởi hàng rào và hào nước. Những đồng cỏ bị vây kín đến mức không ai có thể bước lên. Con chim trên trời, con cá dưới biển và mọi trái cây hoa quả được trao tặng vô hạn bởi thiên nhiên, nhưng giới quí tộc nhìn những thứ đó như thể của chúng là của riêng họ và sử dụng chúng như thể chúng chẳng phải của ai khác”
“Thiên nhiên, với tất cả sự dồi dào và phong phú, thật không thể nào thỏa mãn chúng, và rồi chúng nghĩ đến một loại thú vui khác, như nước hoa và dầu thơm, pha mọi thứ ngọt ngào và tìm kiếm mọi nơi bất kể thứ gì có thể làm hài lòng ham muốn và thói xa hoa. Nhưng những kẻ nghèo hèn đã luôn phải sống như thế nào? Thức ăn của họ là gì? Cỏ dại và rễ cây, và phải thừa nhận rằng bằng việc làm quần quật không ngơi nghỉ, chúng ta may ra còn có thứ đó để ăn”.
“Thật biết ơn rằng chúng ta có thể sống và thở mà không có sự cho phép của họ ngay cả khi họ tức giận về điều đó. Phải, họ căm tức rằng chúng ta hít thở bầu không khí chung, hay ngắm nhìn bầu trời xanh cao, mà không phải hỏi hay xin lời cho phép. Chúng ta không thể chịu đựng hơn nữa sự xỉ nhục tàn bạo và to lớn đến thế; Mà nếu không bị kích động bởi những điều như thế, thì khi nhìn thấy sự xấc láo của giới quý tộc, chúng ta cũng sẽ sớm thôi tự đưa mình vũ khí và hòa lẫn trời và đất trong hỗn độn, hơn là phải chịu đựng sự hung bạo đó. Từ khi thiên nhiên tạo ra chúng ta cũng như tạo ra họ, và cũng đưa cho chúng tâm hồn và xác thể, chúng ta nên tự hỏi rằng rằng đó có phải là điều chúng ta mong đợi từ bàn tay của mẹ thiên nhiên”.
“Nhìn vào chúng và nhìn vào chúng ta: Chúng ta có cùng một ngoại hình không? Chúng ta có sinh cùng một kiểu cách không? Vậy tại sao, cách thức sống và số phận của chúng khác xa chúng ta nhiều đến thế? Chúng ta nhìn thấy rõ ràng rằng mọi vấn đề đã đi đến cùng cực, mọi biện pháp khắc nghiệt chúng ta chắc chắn đã trải qua. Chúng ta sẽ đạp đổ hàng rào chắn, san phẳng những rãnh hào, mở cửa trở lại khu đất công và mở rộng khu đất bất kể giới hạn nào mà chúng đã lập ra không biết đến hổ thẹn cũng như sự nhẫn tâm và hèn hạ. Chúng ta sẽ trói buộc mình vào sự ám ảnh những gánh nặng lên người chúng ta, không còn phải chịu sự xỉ nhục khi chúng ta làm việc, nếu, chúng ta già nua bởi chịu đựng những thứ đau đớn đó, chúng ta để lại cho con cháu một sự bần cùng và khốn khổ tuyệt đối, và trong một hoàn cảnh còn tồi tệ hơn chúng ta bây giờ”.
“Chính vì lẽ đó, chúng ta sẽ bằng mọi cách đòi lại quyền của chúng ta, chúng ta sẽ không từ bỏ cho đến chừng nào những điều chúng ta mong muốn phải được thiết lập. Cái chúng ta muốn là tự do, và quyền lực, và tận hưởng chung món quà của thiên nhiên với những kẻ mà chúng ta gọi “tầng lớp cao hơn”. Thực sự là mong ước của chúng ta sẽ không thể hoàn thiện nhưng có điều chắc chắn là những mong muốn dấn thân của chúng ta sẽ chỉ kết thúc với cuộc sống của chúng ta”.
về cái chết Robert Kett |
Vào ngày 21 tháng 7, Công tước xứ Somerset, người nhiếp chính trong thời kì chờ đợi sự trưởng thành của vua Edouard VI sau cái chết của Vua Henri VIII, gửi một thông tín tới khu cắm trại đề nghị ân xá, Kett từ chối. Anh ta chưa bao giờ làm phản, Kett nói rằng không có lý do để ân xá. Một cuộc đối thoại hòa bình với những người hàng xóm không đủ lý do cấu thành lên tội phản tội và lời từ chối đó cùng với sự cương quyết đã biến anh ta trở trành kẻ thù của chính phủ, những người đồng hành sẽ bị xử lý như kẻ địch trên chiến trường. Thay vì tan rã, Kett và 12 nghìn người dân, rất nhiều trong số họ đến từ xứ Norwhich, tấn công quân đội hoàng gia với cung và pháo cối, lội qua sông Wensum và chiếm thành phố.
Mười ngày sau, William Parr, Hầu tước Northhampton, gửi 1500 quân tiếp viện đến đè bẹp quân phản loạn. trong đó có lính đánh thuê Ý. Thay vì tăng cường thành lũy, quân nổi loạn mở cổng lối vào thành phố, chờ khi màn đêm xuống và nghiền nát quân địch trong hai ngày bằng chiến thuật du kích trong thành phố. Sự thất bại của Hầu tước khiến Công tước kêu gọi lời giúp đỡ từ Bá tước Warwick, John Dudley, người gửi đến 14000 lính, bao gốm lính đánh thuê từ xứ Wales, Đức và Tây Ban Nha mà quân nổi dậy phải kháng cự trong vài ngày trước khi quân đội hoàng gia được bổ sung với 1500 xạ thủ Đức và lính giáo dài. Vào ngày 27 tháng 8, hai đội quân đối mặt trên mặt trận bên cạnh thung lũng của bãi hoang. Hàng nghìn người lính Anh đã chết vì chính vị vua, giới quý tộc và những chúa đất của họ, và một nửa quân đội được gọi tới để tiễu trừ quân phản loạn là lính đánh thuê. Hàng trăm quân phản loạn bị hành hình sau trận chiến “Cây sồi Cải cách”. Kett bị bắt ngày hôm sau và bị treo cổ tại tháp Norwhich vào này 7 tháng 12 năm 1549.
Mười ngày sau, William Parr, Hầu tước Northhampton, gửi 1500 quân tiếp viện đến đè bẹp quân phản loạn. trong đó có lính đánh thuê Ý. Thay vì tăng cường thành lũy, quân nổi loạn mở cổng lối vào thành phố, chờ khi màn đêm xuống và nghiền nát quân địch trong hai ngày bằng chiến thuật du kích trong thành phố. Sự thất bại của Hầu tước khiến Công tước kêu gọi lời giúp đỡ từ Bá tước Warwick, John Dudley, người gửi đến 14000 lính, bao gốm lính đánh thuê từ xứ Wales, Đức và Tây Ban Nha mà quân nổi dậy phải kháng cự trong vài ngày trước khi quân đội hoàng gia được bổ sung với 1500 xạ thủ Đức và lính giáo dài. Vào ngày 27 tháng 8, hai đội quân đối mặt trên mặt trận bên cạnh thung lũng của bãi hoang. Hàng nghìn người lính Anh đã chết vì chính vị vua, giới quý tộc và những chúa đất của họ, và một nửa quân đội được gọi tới để tiễu trừ quân phản loạn là lính đánh thuê. Hàng trăm quân phản loạn bị hành hình sau trận chiến “Cây sồi Cải cách”. Kett bị bắt ngày hôm sau và bị treo cổ tại tháp Norwhich vào này 7 tháng 12 năm 1549.
Hàng ngàn người bỏ mạng để mang đất nước của mình đến bên bờ cải cách, và rồi giọt nước làm tràn ly chỉ là cái cọc hàng rào đất.
140 năm sau, John Locke viết một tác phẩm có tiêu đề “Một vài suy nghĩ về giáo dục”, được xuất bản dưới tên gọi “Hai bản tiểu luận về chính quyền”, mà trong đó ông ca ngợi quyền tư hữu và đả kíchsự hoang phí của đất công. Bài tiểu luận của Lock rất có thể đã rung chuông báo hiệu sự kết thúc củaquyền lợi người dân thường, mặc dù sự đấu tranh của những người bình dân đã tiếp tục kéo dài nhiều năm – chừng nào còn có sự bất công, bất bình đẳng, nô lệ (bao gồm cả cảnh nô lệ của thợ thuyền) và sự thiếu vắng cải cách dân chủ và sự minh bạch của nhà nước. - Tạp chí Phía Trước (Xem toàn bài)
140 năm sau, John Locke viết một tác phẩm có tiêu đề “Một vài suy nghĩ về giáo dục”, được xuất bản dưới tên gọi “Hai bản tiểu luận về chính quyền”, mà trong đó ông ca ngợi quyền tư hữu và đả kíchsự hoang phí của đất công. Bài tiểu luận của Lock rất có thể đã rung chuông báo hiệu sự kết thúc củaquyền lợi người dân thường, mặc dù sự đấu tranh của những người bình dân đã tiếp tục kéo dài nhiều năm – chừng nào còn có sự bất công, bất bình đẳng, nô lệ (bao gồm cả cảnh nô lệ của thợ thuyền) và sự thiếu vắng cải cách dân chủ và sự minh bạch của nhà nước. - Tạp chí Phía Trước (Xem toàn bài)
"Cây sồi cải cách" trên Kett
House
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét