Luật An ninh mạng đã được thông qua sáng nay 12/6 với 423 trong tổng số 466 nghị gật có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 nghị (chưa dậy) không tán thành; 28 nghị (còn say ke) không biểu quyết.
Hãy đợi đấy !!!
Luật nài được đánh giá là bước đại nhảy vọt...
Hôm nay (12/6/2018), sau khi cái quốc hội bù nhìn của đám đại biểu đảng cử, đảng quán triệt bầu kia thông qua luật An ninh mạng, liệu những tiếng nói phản biện hoặc chỉ đơn giản là những lời oán thán, thở than về cuộc sống ở xứ độc tài này còn tồn tại không?
Trả lờiXóaCÒN CHỨ. Đơn giản bởi vì quyền được viết, được nói, được chia sẻ quan điểm, cảm xúc là quyền gắn bó với từng cá nhân mỗi người từ khi chúng ta ra đời đến lúc chúng ta chết đi. Không thế lực nào có thể làm chúng ta câm miệng được, thần thánh cũng như ma quỷ. Huống chi trong trường hợp này, không phải thần thánh hay ma quỷ gì mà chỉ là một lũ người tăm tối, ngu muội, đang phè phỡn trong thứ quyền lực mà chúng cướp được của nhân dân, và đang vẫy vùng trong quyền lực ấy vào những năm tháng giãy chết của chúng.
Những người nào vốn sợ tà quyền thì đã sợ rồi. Suy cho cùng, chưa có luật An minh mạng thì an ninh cũng đã bắt bỏ tù hàng trăm blogger kia mà. Còn những người nào vốn đã không sợ thì càng chẳng có lý do gì để sợ những kẻ họ đã quá khinh bỉ.
Về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có những cách khả thi để người dùng Internet ở Việt Nam tự bảo vệ mình khỏi luật pháp của tà quyền. (Nghe thật mỉa mai cho hai từ luật pháp, bởi bản chất luật pháp là để bảo vệ tự do của người dân chứ đâu phải công cụ để độc tài thi hành chuyên chính). Tường lửa cao đến mấy cũng có cách vượt, mật mã phức tạp đến mấy cũng có cách giải mã, thì tương tự, cũng chẳng khó khăn đến mức tuyệt vọng cho hàng triệu người dân dùng kỹ thuật giấu IP, tự bảo vệ mình mà vẫn có thể sử dụng mạng để thực thi quyền tự do thông tin, tự do biểu đạt của mình.
Về mặt luật pháp, không ai có thể nắm chặt tay từ tối đến sáng, không kẻ độc tài nào có thể kiểm soát 100% đời sống của nhân dân, kể cả trong chế độ toàn trị như Việt Nam. Đơn giản là chúng không đủ nguồn lực, nhất là trong tình trạng kinh tế sa sút, ngân sách thâm hụt, lòng dân đổ vỡ ở Việt Nam hiện nay. Sau khi luật An ninh mạng được thông qua, liệu an ninh ra quân ồ ạt được mấy tuần? Một vài chục người lên tiếng còn có thể bị bắt lẻ tẻ, tới hàng trăm người lên tiếng thì an ninh còn đủ đồn và lính để bắt dân về “làm việc”, còn đủ nhà tù để nhốt dân, còn đủ tiền để thuê dân phòng, tổ trưởng dân phố hay tổ phụ nữ “xuống cơ sở” giáo huấn dân không?
Về phần mình, tôi biết tôi sẽ chẳng thay đổi gì cả, nghĩa là sẽ tiếp tục đả kích không khoan nhượng cái đảng độc tài đang cầm quyền và những thế lực đang cắm đầu gục mặt bảo vệ nó mà chống lại nhân dân. Tôi cũng sẽ rất vui nếu có thể trở thành một trong những người đầu tiên vào tù vì cái gọi là “luật An ninh mạng” của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Làm dân ở một xứ độc tài nghĩa là có những người phải chấp nhận mất mát chỉ để vạch mặt những tội lỗi của nhà cầm quyền. Như vô số công dân vô tội đã chết, đã ngồi tù hay đã hoá điên vì phải là nạn nhân của những chính sách hay những lần thay đổi chính sách tăm tối, đểu giả của “đảng và nhà nước”. Như hàng chục người ứng cử độc lập đã chấp nhận sự sỉ nhục để tranh cử và chứng minh bản chất đê tiện của đảng Cộng sản cũng như trò hề bầu cử mà đảng bày ra. Như hàng trăm blogger đã và đang ngồi tù để phơi bày sự bạo tàn và hèn hạ của một thể chế chống lại nhân dân. Đó là một điều rất đau đớn nhưng không phải là không có ý nghĩa.
PHẠM ĐOAN TRANG
Hôm nay VTV đã khẳng định, ngày mai, Luật an ninh mạng sẽ được thông qua. Cả hệ thống truyền thông đều diễn trò chơi chữ, họ gọi những cuộc biểu tình là tụ tập đông người. Thì ra, thu giá, tụ nước… chính là bản chất của họ.
Trả lờiXóaTheo cách những gì hệ thống truyền thông nhà nước thể hiện hôm nay, sẽ khó có sự phục thiện nào từ chính quyền. Những chiêu trò giảm thời hạn cho thuê đất xuống dưới 99 năm, hoặc tạm ngưng thông qua luật đặc khu, chẳng qua chỉ là chiêu trò để thông qua luật an ninh mạng, nhằm bịt miệng người dân.
Càng ngày, chính quyền càng chọn con đường đi của nhà cầm quyền Trung quốc. Hãy nhìn những gì mà người Trung quốc lục địa, sản phẩm của chế độ XHCN mang màu sắc Trung quốc, đang thể hiện ở khắp nơi, tại Việt nam, tại bất cứ nước nào mà họ đến, chúng ta thấy con đường đi ấy dẫn đến đâu.
Đó là một xã hội mà sự phát triển của vật chất tỉ lệ nghịch với sự nhân bản và luôn hướng đến sự hủy hoại những giá trị văn minh của nhân loại. Ở đó, khi người ta càng có nhiều tiền bạc, vật chất, người ta càng bộc lộ sự ích kỉ, dã man, vô nhân đạo. Ở đó, mọi giá trị về tinh thần đều phải qui phục trước các giá trị vật chất.
Ngày mai, 12/06/2018, ngày đánh dấu sự ô nhục của dân tộc, khi luật an ninh mạng được thông qua. Kể từ ngày mai, đất nước này sẽ trở thành một đất nước mà ở đó cường quyền được pháp luật bảo trợ để bịt miệng bạn, bắt bạn phải nói điều họ muốn, và chỉ được nói điều họ muốn. Tôi tin rằng ngày mai, họ sẽ sớm công nhận hiệu lực của luật an ninh mạng.
Và rồi, luật đặc khu, và hàng loạt các luật khác, kể cả luật biểu tình, sẽ được thông qua (tối nay VTV thông báo là tháng 10 sẽ thông qua luật đặc khu). Tất cả những lo lắng của chúng ta về sự bành trướng của Trung quốc sẽ thành hiện thực. Khi ấy, có thể chúng ta sẽ chỉ được phép, thậm chí là bắt buộc phải đi biểu tình, để ca ngợi đảng, ca ngợi nhà cầm quyền Trung quốc.
Chỉ còn 10 ngày nữa là đến ngày Nhà báo Việt nam. Với những gì các báo thể hiện ngày hôm nay, tôi nghĩ nên đổi ngày Nhà báo Việt nam sang ngày 11/06 thì phản ánh đúng thực chất của báo chí Việt nam hơn.
VÕ XUÂN SƠN
Tôi sẽ nhớ, hoặc lưu lại danh sách 496 đại biểu Quốc Hội khóa XIV lần này bằng thái độ của một người viết trung dung, ghi lại một thời đoạn buồn bã của đất nước, dân tộc.
Trả lờiXóaChưa bao giờ, người dân lại chứng kiến một khóa QH nặng nề như hiện tại. Thuế khóa, giao thông, giáo dục, y tế… đè nặng lên cuộc sống người dân. Những tư duy áp đặt một chiều đã khiến dân tình bức xúc. Ra đến nghị trường, sự bức xúc ấy không những không được giải tỏa mà còn khuếch đại thêm.
Thậm chí, đôi lúc, nhiều quan chức và đại biểu nói như thể “có thù” với nhân dân. Những “trạm thu giá” của ông Thể, “học giá” của ông Nhạ, “không có Trung Quốc” của ông Dũng, “lót ổ phượng hoàng” của ông Lưu, hoặc những lời nói dối trơ trẻn, xảo trá của ông ông Kiên… Đó là những thái độ “vắt chanh vào tai” nhân dân, coi thường nhân dân. Hậu quả của việc coi thường cảm xúc nhân dân, như các vị đã thấy rõ. Chiếc lò xo nén đã bung ra.
Tôi sẽ chép lại, trong ngày nhân dân xuống đường, 496 vị đại diện cho nhân dân ấy, không một ai đứng cạnh nhân dân. Thậm chí là khi kết luận nhân dân “lệch lạc”, không một vị nào dám cầm tay nhân dân để đối thoại về điều đó. Vẫn là một thái độ lãnh cảm, chuyên quyền và áp đặt suy nghĩ. Ở ‘điểm nóng’ Bình Thuận, đoàn đại biểu có 7 người, tất cả đều bặt tiếng!
Tôi sẽ nhớ rõ từng nút bấm, từng thái độ của đại biểu đối với dự luật an ninh mạng. Vì nó biểu thị rõ nhất chất lượng của từng người và thái độ của từng người đối với quốc gia, với nhân dân.
Trong những ngày “biến cố” này, khi báo chí im tiếng hoặc không dám lên tiếng, các vị đã tiếp nạp thông tin qua mạng xã hội. Có tốt, có xấu, có đúng có sai. Đó chính là sự đa dạng của cuộc sống mà chỉ có kẻ nào be đỡ, bủa vây lợi ích mới nghĩ đến việc cấm đoán. Đại biểu có nằm trong thành lũy lợi ích đó hay không, nút bấm sẽ biểu thị điều đó.
Mạng xã hội là cách mạng thông tin thời đại. Một nút bấm “bạc nhược” hoặc “tư lợi” sẽ kéo đất nước về phía mông lung, thêm một lần chậm lại với thế giới. Sẽ khiến tương lai mờ mịt hơn, trong đó có cả con cháu các vị.
Luật an ninh mạng, có nhiều điều khoản vi hiến và ảnh hưởng cực lớn đến lợi ích quốc gia, như nhiều chuyên gia đã phân tích. Đại biểu QH, những nhà lập pháp, thừa hiểu điều đó. Ai vẫn bấm thông qua tức là chống lại hiến pháp, chống lại lợi ích quốc gia.
Nên nhớ rằng, không phải chính đảng, nhân dân mới là người trả lương cho đại biểu quốc hội để thực thi nguyện vọng, ý chí của họ. Nếu có xung đột giữa chính đảng và nhân dân, thì đại biểu là bên trung gian giải tỏa điều đó và đương nhiên, đặt lợi ích nhân dân lên trên.
Nếu ăn bổng lộc của dân để chống lại dân, thì với tư cách một người dân, thân tôi nói thẳng là không cần các vị
496 nút bấm và hơn 92 triệu số phận. Mong các vị nghĩ đến điều đó!
NGUYỄN TIẾN TƯỜNG
Khi phân tích tác động của Dự luật An ninh mạng, dư luận thường xoáy vào mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, cho rằng chính quyền muốn dùng đạo luật này để kiểm soát người dân. Nhưng thực tế có thể phức tạp hơn thế rất nhiều.
Trả lờiXóaTrong khoảng 5-6 năm trở lại đây, không gian mạng Việt Nam xuất hiện một nhân tố mới: các trang mạng bí ẩn tấn công một số phe phái trong nội bộ đảng cầm quyền. Có hai cái tên đã trở thành huyền thoại: Quan Làm Báo và Chân dung Quyền lực, những trang tin dường như sở hữu rất nhiều tài liệu nội bộ và tập trung hạ uy tín của một số lãnh đạo cấp cao nhất của đảng. Địa chỉ của các trang tin này, khó có thể là nơi nào khác ngoài các phe phái trong nội bộ đảng.
Như vậy, không gian mạng không chỉ là sân chơi phân định giữa chính quyền và người dân nữa, mà còn phân định giữa các phe phái trong chính quyền với nhau.
Nếu Bộ Công an được giao quyền kiểm soát toàn diện đối với không gian mạng như Dự luật An ninh mạng đề xuất, họ sẽ có thể ưu ái cho thông tin của nhân vật này và triệt hạ thông tin của nhân vật kia. Kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra là Bộ Công an loại bỏ thông tin có hại cho một nhân vật, nhưng làm ngơ với thông tin có hại cho đối thủ chính trị của nhân vật đó.
Thông tin có lợi hay có hại mang tính phe phái này có thể nằm ở khắp nơi: báo chính thống, báo độc lập, báo đối lập, các trang mạng xã hội, blog, v.v.
Khi Bộ Công an có quyền sinh sát với thông tin trên mạng, họ, trên thực tế, sẽ trở thành một Ban Tuyên giáo thứ hai, quyết định người dùng Internet được tiếp cận với những thông tin gì.
Khi đó, những chính trị gia nào không “được lòng” Bộ Công an rất có thể sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng. Họ cũng sẽ trở thành nạn nhân của đạo luật An ninh mạng.
LUẬT KHOA
Để bảo vệ cho lũ trộm cắp tài sản quốc gia, ĐCSVN muốn bịt miệng tất cả những tiếng nói chống lại tội ác của ĐCS, trong đó kìm kẹp thêm bằng dự luật an ninh mạng. Không cần úp mở, viên tướng trong QHCS nói thẳng là để ngăn chặn thông tin xấu, độc, ….
Trả lờiXóaThế nào là “xấu, độc”. Đơn giản, tất cả những thông tin về lũ quan tham nhũng như đã từng bị mạng xã hội phơi bày là “xấu và độc”. Tất nhiên xấu và độc với bọn tham nhũng. Nhưng một thực tế, cho đến nay, những thông tin “xấu, độc” về lũ quan tham nhũng, những âm mưu bẩn của quan CS đều đúng. Nếu không có Internet, người dân sao biết được những tên quan tham nhũng ở khắp nơi, từ cao xuống thấp như vừa qua?
Ông Vaclav Havel (cố TT Czech) đã nói chế độ độc tài CS luôn coi Internet là kẻ thù vì chúng rất sợ sự thật.
Nói thật về những tội ác của chúng được định nghĩa là “nói xấu”.
Luật An ninh mạng của Trung Quốc được thông qua vào tháng 11/2016 và có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2017. Cùng với việc siết chặt kiểm soát báo chí và bình luận, luật An ninh mạng còn khiến cho tự do không gian mạng của Trung Quốc càng trở nên hà khắc hơn bao giờ hết.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng mang điều gì đến cho Trung Quốc?
Trước khi có luật An ninh mạng, việc lạm dụng công nghệ để đàn áp các nhà hoạt động và cộng đồng tín ngưỡng vẫn thường xuyên diễn ra tại Trung Quốc. Tuy nhiên, luật An ninh mạng lại cung cấp một nền tảng pháp lý cho những hành vi vi phạm nhân quyền đó. Về cơ bản, có 3 vấn nạn lớn đang xảy ra:
Đầu tiên phải kể tới là việc các tài khoản mạng xã hội đồng loạt bị khóa trên diện rộng. Sự việc này đã xuất hiện trên diện hẹp ở Trung Quốc vào năm 2013, khi tài khoản blog của lãnh đạo các nhóm bất đồng chính kiến với hàng triệu người theo dõi bị đóng. Tháng 3/2014, hàng chục tài khoản WeChat cung cấp thông tin về một số vấn đề nhạy cảm bị đóng hoặc bị đình chỉ. Gần đây, hàng loạt tài khoản WeChat của các nhà báo và trí thức cũng bị xóa. Dưới cái bóng của luật An ninh mạng, hàng triệu tài khoản người dùng trên mạng xã hội có thể bị khóa vì chia sẻ thông tin chính trị không có lợi cho chính quyền ĐCSTQ.
Thứ hai là việc gia tăng các vụ bắt bớ những người dùng trên mạng, nhất là khi các nhà cung cấp dịch vụ buộc phải lưu trữ lại và trao những thông tin cá nhân của người dùng cho chính quyền. Khi dữ liệu của người dùng phải đặt ở một máy chủ bên trong Trung Quốc, mọi thông tin hội thoại, chat, email của họ có thể được chính quyền khai thác để bắt bớ và kết tội. Thậm chí ĐCSTQ đã tuyên bố rất rõ ràng rằng việc xem hay chia sẻ một thông tin được đăng tải trên mạng xã hội cũng có thể dẫn tới việc người dùng đó bị bỏ tù.
Một bản báo cáo của Freedom House công bố tháng 2/2017 cho thấy những người Duy Ngô Nhĩ trẻ tuổi – những người có tín ngưỡng Hồi giáo bị đàn áp – có thể bị bắt chỉ vì xem các video về đạo Hồi; hay những người tập Pháp Luân Công – một môn khí công đang bị đàn áp ở Trung Quốc – đã bị bỏ tù chỉ vì chia sẻ thông tin về việc họ bị đàn áp trên WeChat hay QQ. Cũng trong năm 2017, anh Wang Jiangfeng sống ở Sơn Đông đã bị kết án 2 năm chỉ vì gọi Tập Cận Bình là “Tập bánh bao” trong một tin nhắn trên WeChat.
Thứ ba là chính quyền ĐCSTQ vươn xúc tu kiểm soát hơn nữa đối với các cơ quan truyền thông và báo chí. Thậm chí các cơ quan truyền thông nước ngoài phải có tổng biên tập tại Trung Quốc là người mang quốc tịch Trung Quốc. Đồng thời, các cơ quan này phải cho phép chính quyền Trung Quốc có cổ phần đặc biệt để có thành viên trong hội đồng quản trị của cơ sở tại Trung Quốc...
Phản ứng trước thông tin Quốc hội ở Việt Nam vừa thông qua dự luật An Ninh Mạng có tính chất áp chế nặng nề, trao cho chính quyền sức mạnh lấn lướt để hạn chế tự do trên không gian mạng, Clear Algar, giám đốc vận hành toàn cầu của Ân Xá Quốc Tế nói:
Trả lờiXóa“Quyết định này có khả năng mang lại hậu quả có tính hủy hoại đối với sự tự do biểu đạt tại Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước có môi trường đàn áp khắc nghiệt, thì không gian mạng là một cứu cánh hữu hiệu, nơi mọi người có thể chia sẻ quan điểm và ý tưởng và ít phải lo lắng về sự giám sát của chính quyền.
“Với quyền lực to lớn mà chính quyền vừa nhận được để giám sát các hoạt động trên mạng, kết quả biểu quyết này có nghĩa, từ nay sẽ không còn nơi nào an toàn cho sự tự do ngôn luận của người dân nữa.
“Điều luật này chỉ thực sự hoạt động được khi các công ty công nghệ hợp tác với yêu cầu giao nộp dữ liệu cá nhân từ phía nhà nước. Các công ty này không được tham gia vào việc vi phạm nhân quyền, và chúng tôi kêu gọi họ sử dụng quyền lực đáng kể của mình, trong phạm vi nào đó thách thức nhà nước Việt Nam về điều luật phản tiến bộ này”.
Thông tin thêm:
Luật An Ninh Mạng mới ở Việt Nam đem lại những quyền hạn mới cho nhà nước, cho phép họ ép buộc các công ty công nghệ phải giao nộp số lượng lớn dữ liệu trong đó có thông tin cá nhân, và kiểm duyệt các bài đăng của người dùng.
Ân Xá Quốc Tế đã viết thư cho giám đốc điều hành của Apple, Facebook, Google, Microsoft và chủ tịch SAMSUNG để bày tỏ sự lo ngại của mình về điều luật này và thúc giục các công ty gây áp lực lên chính quyền Việt Nam.
Tôi đến Mỹ vì muốn tìm kiếm cơ hội chạy đua cùng thế giới, nhưng điều mà tôi tìm thấy lại quý giá hơn nhiều lần, đó là sự tự do. Nước Mỹ được như hôm nay là vì hiến pháp và văn hóa tôn trọng tự do của mỗi cá nhân. Ai cũng có quyền nói. Báo chí độc lập, là quyền lực thứ tư, giữ vai trò giám sát Nhà nước cho người dân. Internet không bị tường lửa ngăn chặn. Ở Trung Quốc thì ngược lại hoàn toàn. Vì vậy, mặc dù Trung Quốc đang giàu lên rất nhanh, nhưng người Trung Quốc vẫn muốn thành người Mỹ, chứ người Mỹ không muốn thành người Trung Quốc. Dự thảo Luật An Ninh Mạng có khả năng biến Việt Nam thành một bản sao xấu xí của Trung Quốc.
Trả lờiXóaTôi hi vọng Quốc hội sẽ có một lựa chọn sáng suốt để người dân Việt Nam, chí ít là cá nhân tôi, không phải mong muốn trở thành công dân một quốc gia khác.
DƯƠNG NGỌC THÁI
Vậy là dự thảo luật an ninh mạng đã chính thức được thông qua. Trong khi các nước đang nỗ lực để hoà chung với nhịp thở của cuộc cách mạng 4.0 thì chúng ta đã chính thức tự tay bẻ lái đi 1 hướng khác.
Trả lờiXóaDưới đây là 1 số thay đổi có thể sớm xảy ra khi Luật an ninh mạng có hiệu lực:
1. Facebook và google có thể rời VN nếu họ không chấp nhận các điều kiện như luật ANM đưa ra.
2. Các cty cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và mạng của VN sẽ khó cạnh tranh khi họ không thể cam kết về bí mật thông tin của khách hàng.
3. Cơ quan công an có thể yêu cầu lấy thông tin và dữ liệu cá nhân của bất kỳ ai.
4. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải cung cấp thông tin của khách hàng khi có yêu cầu từ công an.
5. Bất cứ ai cũng có thể bị ngừng cung cấp dịch vụ nếu họ bị cho là “có vi phạm” theo những sự suy đoán không rõ ràng.
6. Bán hàng online có thể sẽ bị xử lý.
7. Người dùng mạng xã hội có thể bị bắt và xử lý hình sự nếu bị cho rằng “tuyên truyền, lôi kéo” hay tung tin “kích động, bôi nhọ” hay “chia sẽ khối đại đoàn kết...” những suy đoán rất mơ hồ.
.....
Bye bye 4.0
LS NGUYỄN DANH HUẾ
HOÃN NGAY LUẬT AN NINH MẠNG- HÀNG NGÀN CHUYÊN GIA TIN HỌC ĐÃ GỬI YÊU CẦU KHẨN CẤP ĐẾN QUỐC HỘI.
Trả lờiXóaĐã đến lúc các nhà chuyên môn về tin học chúng tôi, những người hiểu biết nhất về AN NINH MẠNG đã tập hợp nhau lại, chiều nay gửi thư khẩn cấp đến Quốc Hội và các cấp cao nhất của nhà nước yêu cầu chưa được thông qua Luật An ninh mạng trong kỳ họp này (tức là ngày mai). Các ý kiến chuyên gia , trí thức, nhân dân ...đã không được lắng nghe, buộc chúng tôi, hang ngàn chuyên gia tin học phải cùng nhau lên tiếng. Nếu quý vị đại biểu quốc hội cứ bỏ phiếu , hãy nhớ lấy rằng nếu các vị cứ cố chấp thông qua, các vị đã chống lại trí thức của dân tộc, tội đồ này không phải có thể gột rửa được với lịch sử của dân tộc đâu. Các ban hãy ủng hộ các chuyên gia suôt ngày chỉ cặm cụi đam mê sáng tạo với bàn phím, máy móc, thiết bị... mà nay đã phải đồng lòng lên tiếng phản đối, mới biết thực chất Luật ANM , phục vụ cái gì và phản lại sự phát triển của đất nước chúng ta như thế nào !
Hậu quả cho nền kinh tế sẽ là thiệt hại vô cùng lớn mà tới giờ, những ai đưa ra dự thảo luật rồi những ai ngồi bấm nút, liệu có hình dung hết mọi hậu quả lâu dài và có chịu trách nhiệm nổi không? Khi cả Asean đã tiến những bước dài trên đường chuyển đổi sồ, đưa doanh nghiệp họ tung hoành trên không gian mạng để đẩy Việt Nam lùi dần trong cạnh tranh Kinh tế thương mại, và hôm qua ta vẫn còn lò dò, lẹt đẹt dưới đáy giếng đang cố gắng bò lên, thì hôm nay bị cú ANM này đạp cho một phát, rơi tư do luôn. “Rơi tự do” để thực sự “mất tự do” vì bất kỳ ai cũng có thể buộc tội và trị tội, bịt miệng hãm hại công dân nếu không hoà ca một giọng?
Trả lờiXóaHacker thì ở đâu chả có. Trùm hacker toàn cầu, giỏi nhất, lợi hại nhất là mấy ông Nga và Trung Quốc chứ đâu?
Nhưng với Việt Nam bây giờ, đâu cần tới hacker?
Ví dụ nhỏ thôi, quá rõ ràng để nhận thấy. Họ cứ thản nhiên tấn công An ninh tiền tệ của mình từ bao lâu nay đấy thôi mà có thấy ai phản ứng gì được đâu?
Họ cứ mặc nhiên bảo đại lý Việt Nam chuyển tiền NHÂN DÂN TỆ giao dịch trên đất VN về máy tiếp nhận ở Trung Quốc. Nếu Alipay và Wechat Pay không cho phép thì bố nó cũng không thể chuyển tiền về. Vậy lâu nay đã bảo vệ được an ninh mạng cho các ngành huyết mạch nhất của Việt Nam: chống tiền giả, chống rửa tiền, chống chuyển tiền bất hợp pháp, chưa kể chống mua bán dữ liệu bí mật quốc gia các mặt chưa?
Phải nhìn nhận là thương nhân Việt Nam cũng quá sẵn sàng tiếp tay cho bọn tấn công, chẳng phải vì họ không hề sợ bị luật pháp Việt Nam trừng trị và còn có chỗ dựa an toàn để tiếp tay tội phạm sao? Bối cảnh như vậy mà buông tay với các loại tội phạm, tập trung chống… nói là chống hacker quốc tế (?!?) mà là chống… tiếng nói công dân phản biện, vì mục đích gì trời?
VŨ KIM HẠNH
Thị trường chứng khoán rất nhậy cảm về những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội “nghiêm trọng”. Tuy nhiên, khi Quốc hội quyết định lui thông qua Luật Đặc khu vào thứ hai 11/6/2018 và có nhiều cuộc biểu tình vào chủ nhật 10/6, có một số cuộc vào 11/6 tại nhiều địa phương, riêng biểu tình tại Bình Thuận có nhiều yếu tố “bạo động”, thế nhưng thị trường chứng khoán Việt đến chiều 11/6 vẫn không bị tác động. Điều đó chúng tỏ hai yếu tố chính trị trên không được các nhà đầu tư đánh giá “ảnh hưởng nghiêm trọng”. Thế nhưng, ngay sau khi Quốc hội bấm nút thông qua luật ANM vào 9h57 sáng thứ ba 12/6/2018, thị trường chứng khoán đã bị chao đảo, có lúc giảm gần 30 điểm (giảm gần 3%). Đến phiên chiều có hồi phục chút ít, nhưng cũng giảm 18 điểm (1,8%). Nói cách khác các nhà đầu tư đã khá hoảng loạn trước Luật ANM.
Trả lờiXóaHiện tôi đang nghiên cứu các điều khoản của Luật ANM, và rất tiếc phải thông báo với các bạn doanh nghiệp, đầu tư, khởi nghiệp rằng : Luật này sẽ gây chi phí rất lớn cho các bạn, nhiều rủi ro sẽ luôn rập rình. Các bạn sẽ là người bị ảnh hưởng tiêu cực nhất, chứ không phải quyền tự do ngôn luận của các công dân mạng.
Tôi cho rằng, vì lợi ích của nền kinh tế Việt và giới doanh nghiệp Việt, Luật ANM phải được sửa đổi!
Tôi biết rằng tướng Tô Lâm là một người rất quan tâm đến phát triển kinh tế Việt, ông không phải là người đề xuất Luật này, dù đương kim Bộ trưởng Công an. Chắc chắn nếu giới doanh nghiệp Việt thảo luận với tướng Tô Lâm một cách thẳng thắn, việc sửa đổi Luật ANM sẽ sớm xảy ra.
Cá nhân tôi sẽ sẵn sàng có những buổi thuyết trình về Luật ANM cho giới doanh nghiệp, đầu tư, khởi nghiệp và các nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt nam (ưu tiên và miễn phí cho 5 doanh nghiệp đầu tiên có đề nghị). Tôi cũng xin tiết lộ: hôm qua, ngay sau khi Luật ANM được thông qua, tôi đã trao đổi một nhà tư vấn kinh tế cao cấp của Chính Phủ, vị này cho biết nhiều quan chức cấp cao cũng chưa hiểu rõ hết nội dung và tác động của Luật ANM. Vị đó tỏ đáng tiếc các hiệp hội về công nghệ thông tin, truyền thông tuy phản ứng quyết liệt, nhưng quá muộn (chiều ngày 11/6/2018 mới gửi kiến nghị, trong khi sáng 12/6 Quốc hội đã bấm nút để thông qua Luật ANM). Nhưng hiện Việt nam và EU vẫn chưa hoàn tất thủ tục ký Hiệp định thương mại tự do Việt nam – EU EVFTA. Chắc chắn luật ANM sẽ bị đối tác EU (và cả những đối tác quan trọng khác của Việt nam) soi kỹ.
Thiết nghĩ, nếu luật ANM phải sửa đổi do áp lực trong nước, sẽ chứng tỏ Việt nam độc lập, tự chủ hơn nhiều so với việc phải sửa do áp lực từ bên ngoài. Chắc các nhà lãnh đạo Việt nam cũng sẽ nhất trí quan điểm này?
TRẦN VŨ HẢI