Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Xu hướng khỏa thân trong truyền hình thực tế

Xu hướng truyền hình khỏa thân ngày càng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Đi tiên phong trong lĩnh vực này có thể kể đến là chương trình “Naked and Afraid” của kênh Discovery.
Trong chương trình các ứng viên tham gia gồm một đàn ông và một phụ nữ - những người lần đầu gặp nhau và phải cùng vượt qua 21 ngày thử thách trong môi trường hoang dã, để tìm ra người có kĩ năng sinh tồn tốt nhất. Điều đặc biệt thu hút lượt xem của chương trình là các ứng viên vô cùng dũng cảm khi dám khỏa thân hoàn toàn trên truyền hình.
Sau khi lên sóng, “Naked and Afraid” nhanh chóng trở thành chương trình có lượng quảng cáo lớn nhất trong số các kênh truyền hình cáp dành cho nam giới. Trung bình mỗi tập của “Naked and Afraid” có khoảng 2 triệu người theo dõi. Đây quả là con số đáng kể cho một chương trình truyền hình thực tế.

Trước sự thành công của chương trình “Naked and Afraid” thì hàng loạt các chương trình truyền hình thực tế được các nhà đài cho ra đời mà hình ảnh chủ yếu là việc các ứng viên tham gia hầu hết đều khỏa thân như: “Naked Castaway”, “Buying Naked”, “Skin Wars”…
Đầu năm nay, show hẹn hò “Adam Looking for Eve” của Hà Lan khi lên sóng mà không che đậy bộ phận nhạy cảm của các thí sinh khiến khán giả rất sock. Trong chương trình một nam và một nữ, gặp nhau lần đầu, và trong buổi gặp gỡ còn có một người nữa cạnh tranh với nhân vật nam/nữ trong tập đó để giành cảm tình của nhân vật nữ/nam còn lại. Các thí sinh tham gia khỏa thân hoàn toàn giúp cho kết quả rating của “Adam Looking for Eve” chiếm tới 11,4 % tổng tỷ suất xem đài.
Gần đây nhất, ngày 18/7 đài truyền hình cáp VH1 có trụ sở tại New York, Mỹ vừa lên sóng tập đầu tiên của show truyền hình thực tế “Dating Naked”.
Theo đó người chơi khi tham gia “Dating Naked” sẽ hẹn hò với một vài người khác trong vòng vài ngày với tình trạng hoàn toàn khỏa thân giữa một khu resort nhiệt đới tuyệt đẹp. Ngay tập đầu ra mắt, “Dating Naked” thu hút đến hơn 3 triệu lượt xem bởi hình ảnh không mảnh vải che thân của người chơi.
Tuy nhiên, không phải chương trình có yếu tố khỏa thân nào cũng thành công như ở Mỹ mà còn phụ thuộc vào văn hóa của mỗi quốc gia.
Tại Hàn Quốc, chương trình “Tin tức khỏa thân” được ra mắt vào ngày 23/6/2009 với 2 phiên bản cùng khẩu hiệu “không có gì phải giấu giếm”. Với chương trình dành cho tuổi teen (từ 15 đến 19 tuổi), người dẫn sẽ mặc bikini. Còn trong phiên bản dành cho lứa tuổi trên 19, nữ phát thanh viên để ngực trần.
Chương trình đã gây sốc dư luận Hàn thời điểm khi ra mắt, bởi không phù hợp với văn hóa phương Đông. Chỉ hơn 1 tháng ra đời “Naked News” bị cấm cửa ở Hàn, vì cơ quan kiểm duyệt văn hoá nước này cho rằng nó quá khêu gợi và không chấp nhận được.
Bên cạnh yếu tố thu hút được người xem thì các chương trình khỏa thân cũng gặp phải không ít rắc rối. Và mới đây Jessie Nizewitz (ảnh trên), thí sinh tham gia chương trình thực tế “Dating Naked” đâm đơn kiện kênh truyền hình VH1 vì đã không làm mờ chỗ nhạy cảm trên cơ thể cô khi phát sóng trên truyền hình, như đã ký hợp đồng trước đó.
Hay có những trường hợp tệ hơn như nhiều thí sinh trở nên suy sụp tinh thần, trầm cảm khi rời cuộc thi. Thậm chí, nhiều người đã tìm đến cái chết, Facois - Xavier Leuridan thí sinh tham gia “Secret Story” tự sát ở tuổi 22 vì áp lực tâm lý, hay Gerald Babin thí sinh chương trình “Koh-Lanta 2013” phiên bản tiếng Pháp của “Survivor”, đột tử khi chương trình đang ghi hình.
Có thể nhận thấy một thực tế là các chương trình khỏa thân thường thu hút được sự chú ý của số đông khán giả vì tính tò mò, hiếu kì, nên các nhà đài không ngừng tận dụng để tăng rating cho mình.
Tuy nhiên, nó cũng vấp phải không ít phản ứng mạnh từ phía dư luận. Nhiều khán giả cho rằng nếu các chương trình khỏa thân ngày càng phát triển thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ em, bôi nhọ văn hóa thậm chí làm cho các tệ nạn trong xã hội có nguy cơ bùng phát./Petrotimes

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips