Ðầu năm nay, khi dư luận nghe nói đến một lực lượng khủng
bố xưng danh Thánh Chiến có tên là “Quốc Gia Hồi Giáo tại Iraq và Syria”
(Islamic State of Iraq and Syria, viết tắt là ISIS), Tổng Thống Barack Obama đã
có lối ví von của kẻ hâm mộ thể thao. “Ðấy chỉ là đội banh học sinh - (JV,
junior varsity)
Vài tháng sau, người
ta biết thêm tổ chức ISIS này cũng có tên là Quốc Gia Hồi Giáo tại Iraq
và Ðông Phương (Islamic State of Iraq and the Levant, viết tắt là ISIL).
Cuối Tháng Sáu, ngay trước mùa chay Ramamdan, tổ chức Ai Dít hay Ai Xin
thu ngắn cái tên thành Islamic State, với tham vọng lập ra Ðế Quốc Hồi
Giáo Toàn Cầu và Duy Nhất, và với thành tích mở rộng vùng chiếm đóng từ
phía Ðông của Syria tới phía Tây Bắc của Iraq.
Sau đó là thành tích
còn đáng tởm hơn, là chặt đầu nhà báo Mỹ trước ống kính
truyền hình để tuyên truyền cho Thánh Ðế Hồi Giáo, Caliphate hay
Khilàfa.
Ðang nghỉ hè và vụt
banh trên sân cù (golf), Tổng Thống Obama phải ra giọng nghiêm và buồn,
mà tuyên bố rằng lực lượng IS này là chứng bệnh ung thư. Rồi đi vụt banh
tiếp.
Trong khi đó, Tổng
Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel và Ðại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Martin
Dempsey liên tục lên truyền hình cho báo chí biết mối đe dọa của lực
lượng IS cho nước Mỹ và rằng Hoa Kỳ chẳng thể đánh bại tổ chức này nếu
không có một khảo hướng toàn diện, “comprehensive approach,” bao trùm
lên cả Syria lẫn Iraq.
Hôm Chủ Nhật 24, Obama đã về thủ đô dưỡng sức sau chín trận banh cù trong hai tuần nghỉ Hè tại khu vực đắt tiền Martha's Vineyard.
Ðấy là cơ hội chúng ta tự hỏi là Hoa Kỳ có đối sách gì với chứng bệnh ung thư mà tổng thống Mỹ đánh giá lầm là một đội bóng tay mơ...
Hôm Chủ Nhật 24, Obama đã về thủ đô dưỡng sức sau chín trận banh cù trong hai tuần nghỉ Hè tại khu vực đắt tiền Martha's Vineyard.
Ðấy là cơ hội chúng ta tự hỏi là Hoa Kỳ có đối sách gì với chứng bệnh ung thư mà tổng thống Mỹ đánh giá lầm là một đội bóng tay mơ...
Trước hết, về địa dư
chính trị, hồ sơ Thánh Ðế IS liên quan đến cả chục quốc gia, như Syria,
Iraq, Iran, Turkey, Saudi Arabia, Qatar, Jordan, Egypt, Lebanon, Libya,
Israel. Bên trong lại có nhiều hệ phái tôn giáo hay sắc tộc liên kết
hoặc xung đột với nhau. Gói ghém cái chuyện nhiêu khê này theo kiểu mì
ăn liền để nói vài phút trên truyền hình là điều bất khả.
Hoa Kỳ nhìn từ bên ngoài, tên của cột mục này, là nơi mà ấn tượng có thể làm nên chánh sách của chính quyền này rồi gieo họa cho chính quyền nối tiếp. Ðối sách với Thánh Ðế IS cũng vậy.
Hoa Kỳ nhìn từ bên ngoài, tên của cột mục này, là nơi mà ấn tượng có thể làm nên chánh sách của chính quyền này rồi gieo họa cho chính quyền nối tiếp. Ðối sách với Thánh Ðế IS cũng vậy.
Ði từ ngắn hạn, cục
bộ và ít rủi ro nhất cho Chính Quyền Obama là mở cuộc không tập vào bộ
phận đầu não của lực lượng IS trong lãnh thổ Syria. Nếu có thông tin
tình báo chính xác thì may ra diệt được cả lãnh tụ Abu Bakr al-Baghdadi.
Muốn được tin tức tình báo thì phải hợp tác với các lực lượng ở tại
chỗ. Nhưng, như Tướng Dempsey nhận định hôm Thứ Năm 21, rằng nếu chỉ
oanh kích thôi thì cũng chưa thể đẩy lui kẻ thù.
Và hợp tác không khéo thì sẽ trao duyên lầm tướng cướp, hoặc can thiệp vào cuộc nội chiến hiện nay tại Syria.
Và hợp tác không khéo thì sẽ trao duyên lầm tướng cướp, hoặc can thiệp vào cuộc nội chiến hiện nay tại Syria.
Giải pháp mạnh hơn
một chút, là mở cuộc không tập vào hạ tầng cơ sở quân sự, năng lượng và
mạng lưới giao liên của quân địch tại Syria và Iraq. Nhưng khi đó, chắc
chắn là nước Mỹ phải nhúng tay vào nội chiến tại Syria. Xứ này đang có
chế độ độc tài của Bashar al-Assad với hệ thống phòng không vẫn còn khả
năng. Ðối nghịch là tổ chức IS và cả chục nhóm dân quân vũ trang chống
al-Assad, nhiều nhóm thì đang lượn và dời đổi lập trường hoặc trao đổi vũ
khí như chong chóng.
Kết quả, hay hậu quả, có khi là phải cộng tác với chế độ al-Assad!
Kết quả, hay hậu quả, có khi là phải cộng tác với chế độ al-Assad!
Chi bằng, giải pháp
thứ ba, là ngầm liên kết với chế độ al-Assad và các giáo chủ tại Iran
lẫn hệ phái Shia tại Iraq để xác định mục tiêu và phương thức tấn công.
Ngoài chiến trường, kẻ thù của kẻ thù có thể là bạn. Miễn là Quốc Hội
hay quốc dân ở nhà không biết. Rủi ro chính trị cho một quyết định quân
sự tầy trời ấy là điều một người đi trên mây như Obama cũng biết sợ.
Huống hồ, hợp tác với Iran cũng có nghĩa là nhượng bộ về hồ sơ vũ khí
hạch tâm và gây lo ngại cho Saudi Arabia và Israel, là hai đồng minh của
Mỹ trong khu vực.
Với sự đồng tình của các lãnh tụ Ðảng Dân Chủ thời ấy (Bill và Hillary Clinton, Joe Biden, Harry Reid, John Kerry, John Edwards, v.v...), năm 2003, Chính quyền George W. Bush nhảy vào Iraq, tiêu diệt chế độ Saddam Hussein và mặc nhiên giải phóng các thế lực hắc ám nhất trong khu vực. Lên kế nhiệm, Chính Quyền Obama đảo ngược quyết định, tháo chạy khỏi Iraq, và tránh can thiệp vào Syria, với hậu quả là phải đứng trên tuyến đầu để chặn đường Thánh Ðế IS rồi cũng lại hợp tác với chế độ hung đồ của al-Assad.
Với sự đồng tình của các lãnh tụ Ðảng Dân Chủ thời ấy (Bill và Hillary Clinton, Joe Biden, Harry Reid, John Kerry, John Edwards, v.v...), năm 2003, Chính quyền George W. Bush nhảy vào Iraq, tiêu diệt chế độ Saddam Hussein và mặc nhiên giải phóng các thế lực hắc ám nhất trong khu vực. Lên kế nhiệm, Chính Quyền Obama đảo ngược quyết định, tháo chạy khỏi Iraq, và tránh can thiệp vào Syria, với hậu quả là phải đứng trên tuyến đầu để chặn đường Thánh Ðế IS rồi cũng lại hợp tác với chế độ hung đồ của al-Assad.
Một giải pháp có vẻ
an toàn hơn vậy về chính trị, là trong ba phe đang lâm chiến tại Syria
(al-Assad, IS và các nhóm dân quân chống al-Assad) thì yểm trợ các nhóm
dân quân này. Nhưng sự an toàn về quân sự lại thiếu bảo đảm vì các lực
lượng vũ trang này rất dễ đổi áo và đưa vũ khí cho tổ chức IS để tấn
công chế độ Assad. Vả lại, họ cũng học được tấm gương kinh doanh của tổ
chức IS là bắt cóc con tin lấy về bạc triệu! Nay có thêm vũ khí thì cũng
tựa như hổ mọc cánh.
Chi bằng học ngón vũ đảo điên của Richard Nixon.
Chi bằng học ngón vũ đảo điên của Richard Nixon.
Là từng bước công
khai hóa việc hợp tác với chế độ độc tài al-Assad qua các quyết định
giải tỏa lệnh cấm vận, thậm chí yểm trợ vũ khí để cùng phối hợp việc tấn
công tổ chức IS. Nghĩa là bỏ rơi các lực lượng dân quân chống al-Assad.
Theo đà này, biết đâu chừng, còn mượn tại khủng bố al-Qaeda để diệt lực
lượng hiếu sát xuất phát từ al-Qaeda? Khi ấy, Chính Quyền Obama phải
thuyết phục được quốc dân cái nhu cầu “dĩ độc trị độc.” Nhưng sẽ nói sao
với các đồng minh như Turkey, Israel và các vương quốc Hồi Giáo trong
vùng vịnh Ả Rập?
Không thể đi vào khảo hướng toàn diện mà tráo trở ấy, Hoa Kỳ chỉ còn giải pháp tạm bợ, ít ra cho qua kỳ bầu cử, là hỗ trợ các lực lượng vũ trang của dân Kurd tại Syria y như lực lượng Peshmerga tại Iraq. Lợi thế của giải pháp này là chứng tỏ rằng Chính Quyền Obama đang làm cái gì đó tại Iraq và Syria. “Làm cái gì đó” vốn dĩ là một sở trường của tổng thống, dù rằng chẳng đi tới đâu.
Có lẽ, Chính Quyền Obama đang theo hướng ấy, khi Tướng Dempsey vừa được lệnh điều chỉnh tác xạ - và phát biểu ngược vào hôm Thứ Hai 25: “Tổ chức IS không có dự tính tấn công Hoa Kỳ hay Âu Châu.”
May quá!
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Không thể đi vào khảo hướng toàn diện mà tráo trở ấy, Hoa Kỳ chỉ còn giải pháp tạm bợ, ít ra cho qua kỳ bầu cử, là hỗ trợ các lực lượng vũ trang của dân Kurd tại Syria y như lực lượng Peshmerga tại Iraq. Lợi thế của giải pháp này là chứng tỏ rằng Chính Quyền Obama đang làm cái gì đó tại Iraq và Syria. “Làm cái gì đó” vốn dĩ là một sở trường của tổng thống, dù rằng chẳng đi tới đâu.
Có lẽ, Chính Quyền Obama đang theo hướng ấy, khi Tướng Dempsey vừa được lệnh điều chỉnh tác xạ - và phát biểu ngược vào hôm Thứ Hai 25: “Tổ chức IS không có dự tính tấn công Hoa Kỳ hay Âu Châu.”
May quá!
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Bài cũ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét