Ngày hôm qua Đức Giáo Hoàng Francis đã đến Hàn Quốc, bắt đầu chuyến
công du châu Á đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng Ba năm 2013.
Phi cơ chở Giáo Hoàng Francis hạ cánh xuống Căn cứ không quân Seoul ở thành phố Seongnam vào 10h15
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đích thân tới căn cứ không quân Seoul tiếp đón Giáo Hoàng Francis. Bà Park bày tỏ hy vọng chuyến thăm của giáo hoàng sẽ "mang lại sự thoải mái, không khí ấm áp, mở ra kỷ nguyên hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên".
Giáo hoàng Francis cho biết ông rất vui mừng khi được tới thăm Hàn Quốc. Ông được chào mừng bằng 21 phát súng danh dự. Trong ảnh, hai em học sinh tiểu học mặc trang phục truyền thống tặng hoa cho giáo hoàng.
Dân thủ đô vui mừng đón Giáo Hoàng
Xem thêm:
-Giáo Hoàng Francis đến Hàn Quốc)
-Dự kiến chương trình của Đức Giáo Hoàng tại Hàn Quốc
-Một thoáng Hàn Quốc và Giáo hội Công giáo Hàn Quốc
Bonus: "OAI" HƠN CẢ GIÁO HOÀNG
-Giáo Hoàng Francis đến Hàn Quốc)
-Dự kiến chương trình của Đức Giáo Hoàng tại Hàn Quốc
-Một thoáng Hàn Quốc và Giáo hội Công giáo Hàn Quốc
Bonus: "OAI" HƠN CẢ GIÁO HOÀNG
Sự lựa chọn phương tiện di chuyển của Ðức Giáo Hoàng Francis trong chuyến viếng thăm kéo dài 5 ngày ở Nam Hàn đã khiến nhiều người dân ở quốc gia có tinh thần trọng bề ngoài này phải ngạc nhiên.
Trả lờiXóaSau khi đến phi trường hôm Thứ Năm, Ðức Giáo Hoàng rời phi trường trong chiếc xe hơi nhỏ, màu đen, hiệu Kia mà nhiều người Nam Hàn coi là quá khiêm nhường cho một nhân vật có tầm vóc quốc tế như ngài.
Trong hình ảnh được trực tiếp truyền hình, Ðức Giáo Hoàng bước vào băng sau của chiếc xe Kia Soul, quay kính xuống và vẫy chào đám đông đón tiếp. Rồi sau đó, bao quanh với các chiếc xe màu đen lớn hơn nhiều, chiếc xe nhỏ của Ðức Giáo Hoàng chạy về hướng Seoul.
Cách sống tằn tiện và giản dị của Ðức Giáo Hoàng Francis trong thời gian qua đã được giới truyền thông Nam Hàn khai thác triệt để, trong một quốc gia mà hình thức bề ngoài, dù là vóc dáng hay sự giàu sang, đều được phô trương tối đa.
Hình ảnh vị giáo hoàng mỉm cười trong chiếc xe nhỏ đã khiến cư dân mạng ở Nam Hàn bàn tán xôn xao. Một người viết rằng “Giáo Hoàng đi xe Tâm Hồn (Soul) vì ngài là người có tâm hồn.”
Ðối với người được gọi là “Giáo Hoàng Của Dân” này thì sự lựa chọn đi xe nhỏ kia rất thích hợp. Ngài bỏ không dùng chiếc xe chống đạn, được gọi là “popemobile” mà những vị tiền nhiệm đã sử dụng trong các chuyến công du ngoại quốc và cũng kêu gọi giới chức giáo hội trên toàn thế giới hãy di chuyển bằng các xe cộ giản dị.
Tại Vatican, ngài dùng một chiếc xe Ford Focus màu xanh đã cũ, và khi ra Quảng Trường Thánh St. Peters, ngài dùng một chiếc xe trắng mui trần để có thể dễ dàng đưa tay ra tiếp xúc với đám đông.
Giới truyền thông Nam Hàn cho hay Ðức Giáo Hoàng yêu cầu cung cấp cho ngài chiếc xe nhỏ nhất chế tạo ở Nam Hàn để ngài sử dụng trong chuyến viếng thăm.
Chiếc Soul là chiếc nhỏ thứ nhì của công ty Kia và có chỗ để chân rộng hơn. Tuy được giới trẻ yêu thích vì tiện dụng, chiếc xe này không hề được giới giàu sang và quyền thế Nam Hàn dùng tới.
Nhưng nói chung, dư luận Nam Hàn yêu thích sự giản dị của vị giáo hoàng.
“Tôi cảm thấy vinh dự vì Ðức Giáo Hoàng Francis không dùng đến xe chống đạn ở nơi đây,” theo lời Shon Cho-eun, một sinh viên 22 tuổi. “Tôi hy vọng ngài sẽ được an toàn và cho chúng tôi những thông điệp tốt lành.” (V.Giang)
Số giáo dân Việt Nam ít ỏi hiện có mặt tại Hàn Quốc cũng trong cùng tâm trạng háo hức đón chào vị cha chung lãnh đạo tinh thần của họ nơi thế gian này.
Trả lờiXóaLinh mục Nguyễn Cao Sâm, Dòng Ngôi Lời, hiện đang phục vụ công tác di dân tại giáo phận Seoul cho biết về chuyến thăm của giáo hoàng Phan xi cô đến Hàn Quốc:
Trước hết khi đức giáo hoàng Phan Xi Cô nhận lời của bà tổng thống Park và Hội đồng Giám mục tại đây đến thăm và dự Đại hội Giới trẻ Á Châu là một niềm vui rất lớn cho giáo hội Hàn Quốc nói riêng và cho Á châu nói chung vì đối với Ngài không biết nếu không có Đại hội Giới trẻ Á Châu ở Hàn Quốc năm nay thì Ngài có tới hay không. Nhưng vì thân tình của Ngài đối với giới trẻ, năm trước qua Brazil, năm này qua Hàn Quốc.
Mục đích chính của Ngài là tham dự Đại hội Giới trẻ và gặp giới trẻ. Nhân tiện Ngài cũng phong thánh cho 124 vị tử vì đạo. Vị đầu tiên là thánh Phao lô Jun Chi-Chung, tiếng Việt dùng tiếng Hán là Doãn Trì Chung. Thánh Phao lô Doạn Trì Chung lại là người đầu tiên tử vì đạo trong lịch sử của Hàn Quốc. Đây là một niềm vui rất lớn cho giáo hội Hàn Quốc và giáo hội Hàn Quốc cũng mong rằng qua biến cố lịch sử này cũng giống như năm 1984 khi đức giáo hoàng Gioan Phao lô đệ nhị qua đây phong thánh cho 103 vị, sẽ thúc đẩy đời sống của người Công giáo tại đây cả về số lượng và chất lượng.
Hàn Quốc và Triều Tiên đang trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nên cũng hy vọng sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng là một sự nối kết, hòa giải nào đó giữa hai miền. Đây là một niềm vinh hạnh và là một sự kỳ vọng lớn khi có sự hiện diện của Đức giáo hoàng tại đây.
Một vị khác hiện đang phục vụ tại khu vực miền nam Hàn Quốc, linh mục Phao lô Trần Minh Hải, Dòng Đức Mẹ Lên Trời, cũng cho biết sự chuẩn bị tham gia của nhóm giáo dân do ông phụ trách như sau:
Đại diện của cộng đoàn Việt Nam cũng như những cộng đoàn ngoại quốc ở Gwangjiu tham gia với giáo phận, tham gia với chương trình lễ giới trẻ cũng như chương trình phong thánh cho các thánh tử đạo Hàn Quốc vào ngày thứ bảy, và ngày chủ nhật.
Sự tham gia cùng với giáo phận địa phương chứ không thể tổ chức riêng được vì các cộng đồng Công giáo Việt Nam ở đây không có điều kiện.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Hán Thành trên một chuyến bay của hãng hàng không Hàn Quốc để quay lại Rôma kết thúc chuyến thăm năm ngày của ngài. Chiếc máy bay sẽ hạ cánh tại sân bay quân sự Ciampino trước 6 giờ chiều, giờ địa phương, vào tối thứ Hai 18 tháng 8.
Trả lờiXóaTrải qua những tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự thịnh vượng về vật chất, tại Hán Thành, người ta thật dễ dàng quên rằng Hàn Quốc vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh với Bắc Triều Tiên. Trong 60 năm qua bán đảo được chia làm đôi bởi một dải đất dài đến 4 km không có người nào được bén mãng gọi là vùng khu phi quân sự với những tháp canh, binh sĩ có vũ trang, và những hàng rào thép gai trùng điệp xa tít tầm mắt.
Để nhắc lại một cách biểu tượng về sự đau đớn và đau khổ gây ra bởi sự phân chia đó, một vòng gai, được làm từ hàng rào kẽm gai lấy từ vùng phi quân sự, đã được đặt dưới chân tượng Đức Mẹ Fatima bên trong nhà thờ Minh Đổng của thủ đô Hán Thành, với dòng chữ bằng tiếng Latin: "Ut Unum sint" - "Để chúng nên một".
Thánh Giá đã là hình ảnh trung tâm trong bài giảng của Đức Thánh Cha: "Những gì dưới con mắt loài người là không thể được, không thực tế và thậm chí có lúc là phản cảm thì Chúa Kitô làm cho có thể và sinh hoa trái nhờ sức mạnh vô biên của Thánh Giá ".
Trước sự hiện diện của Tổng thống Hàn Quốc, Phác Chung Huệ, và các nhà lãnh đạo các tôn giáo tại Đại Hàn, Đức Thánh Cha Phanxicô thách thức người nghe "mạnh mẽ khước từ thứ tư duy hình thành bởi sự ngờ vực, đối đầu và cạnh tranh, và thay vào đó là hình thành một nền văn hóa hun đúc bởi giáo huấn của Tin Mừng và các giá trị truyền thống cao quý nhất của người dân Hàn Quốc."
Ngài cũng khích lệ lời cầu nguyện “cho sự nảy sinh những cơ hội mới cho cuộc đối thoại, gặp gỡ và giải quyết các khác biệt, cho sự hào phóng tiếp tục trong những viện trợ nhân đạo cho những người cần, và cho sự công nhận mạnh mẽ hơn nữa rằng tất cả người Hàn Quốc đều là anh chị em với nhau, là các thành viên của một gia đình, một dân tộc. "
Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã chào đón một nhóm bảy người phụ nữ lớn tuổi, ngồi xe lăn trước bàn thờ. Đây là cuộc gặp gỡ được nhiều người Triều Tiên trông đợi. Họ là những người phụ nữ bị bắc cóc, bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản trong Thế chiến II. Họ đã yêu cầu phía Nhật Bản một lời xin lỗi và bồi thường thiệt hại, nhưng chưa bao giờ thành công. Như thường lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe họ một cách chăm chú, trong khi nắm đôi tay run rẩy trong tuổi già của họ.
Rõ ràng là hòa bình và hòa giải mà những người phụ nữ này tìm kiếm khác biệt với ý định của buổi lễ là cầu nguyện cho hòa bình và hoà giải của hai miền Nam Bắc Triều Tiên, nhưng không vì thế mà điều tìm kiếm của những phụ nữ này không có giá trị.
Chính vì thế Đức Thánh Cha nhắc nhở tất cả mọi người trong bài giảng của ngài: "Sức mạnh của Thiên Chúa san bằng mọi chia rẽ. .. và chữa lành mọi vết thương".