Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Phong trào đối lập Cuba ngày càng mạnh lên

Guillermo Farinas là một trong những nhà đối lập hàng đầu của Cuba. Từ một sỹ quan quân đội cộng sản, ông đã dấn thân trên con đường đấu tranh chống độc tài đấy gian nan, khúc khủyu. Ông đã đặt cả sinh mạng của mình vào cuộc đối đầu với chế độ cộng sản...
Guillermo Farinas cùng một số nhà đối lập của Cuba đã đến Ba Lan theo lời mời của Viện Lech Walesa. Nhân dịp này, phóng viên Maciej Stasinski của nhật báo WYBORCZA đã phỏng vấn Farinas.
Qua bài phỏng vấn, chúng ta thấy được tầm nhìn và cách tổ chức đấu tranh của những người đấu tranh chống chế độ độc tài cộng sản Cuba. Họ cũng đi qua những bước phân tán, hành động đơn lẻ. Họ lập ra nhiều tổ chức. Các tổ chức này quá nhỏ yếu, lại không thể kết hợp hoạt động vì một mục đích chung. Giờ đây họ đã nhận ra, muốn thắng được chế độ độc tài cộng sản, họ cần có một mặt trận (một mặt trận chứ không phải một đảng) đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia đấu tranh.

Yoani Sanchez và "Anh hùng diệt Cộng" cựu tổng thống Ba Lan Lech Walesa
Maciej Stasinski: Tại sao chính quyền Cuba cho phép các nhà đối lập ra nước ngoài? Hai tuần trước đây, blogger Yoani Sanchez đã đến đây để nhận giả thưởng nhân vật năm 2013 của nhật báo Wyborcza. Hôm nay thì đến ông.
Guillermo Farinas: Chế độ độc tài muốn đánh bóng hình ảnh của mình trước các quốc gia dân chủ phương tây. Họ sẽ cần nguồn tài chính và đầu tư từ Mỹ và châu Âu. Họ hiểu rằng, Venezuela, chiếc phao cứu nạn cuối cùng cho chế độ cộng sản của Cuba sẽ sụp đổ. Họ chuẩn bị cho kịch bản, khi hàng tỷ đô la từ Venezuela không còn chảy sang Cuba nữa. Chế độ độc tài Cuba đã từ lâu biết rằng, Hugo Chavez sẽ chết vì ung thư và cái gì đang chờ đợi họ.
Chủ nghĩa cộng sản Cuba vẫn đang được những người theo cánh tả ở châu Mỹ Latinh ủng hộ, nhưng điều đó chưa đủ, nền kinh tế của họ cần được cấp cứu khẩn cấp. Vì vậy họ thử nghiệm một hành động để tranh thủ cảm tình của Mỹ và EU. Họ thả các tù chính trị, cho phép các nhà đối lập ra nước ngoài.
Farinas ngất xỉu trong một cuộc tuyệt thực, tháng 3/2010
Nhưng trước đây họ đã phớt lờ những yêu sách này của phương tây.
- Nhưng giờ đây Fidel đã không còn lãnh đạo nữa, Raun đã thay thế. Đó là hai con người hoàn tòan khác nhau. Fidel coi mình như một ông thánh, tự quyết định mọi việc, không cần giải thích cho bất cứ ai, hậu quả những người thừa hành phải trả giá. Tự cho mình là người chỉ huy thiên tài, Fidel chỉ yêu có bản thân mình. Ác quỷ sẽ mất việc, khi Fidel chết.
Raul là một con người bình thường, nhưng rất coi trọng chức vụ. Tàn nhẫn nhưng biết nghe ngóng, làm việc theo tập thể, yêu quý gia đình. Trong 6 năm đã kiên trì thay thế tay chân của Fidel bằng người của mình. Hiện nay nắm giữ chặt chẽ hai bộ quốc phòng và nội vụ.
Fidel sẵn sàng đón nhận sự bùng nổ của của xã hội. Đối với nó, điều quan trọng là quyền lực cá nhân chứ không phải tương lai của đất nước.
Raul muốn lợi dụng thời gian, chờ cho đến khi ông anh chết, sẽ nhượng bộ để giữ chính quyền. Vài năm gần đây, chế độ độc tài đã nghiên cứu những kinh nghiêm của các nước Nga, Ukraina, Belarusia và Mehico. Họ xem xét mô hình chính quyền của các đảng trong các quốc gia nói trên. Đặc biệt họ rất quan tâm đến chủ nghĩa Putin.
Farinas (cầm nạng) bị bắt trong một lần biểu tình đòi nhân quyền, tháng 1/2011
Không phải mô hình Trung Quốc?
- Không, vì Trung Quốc vẫn chỉ có một đảng cầm quyền. Raul biết rằng, Cuba với mô hình Trung Quốc không thể thuyết phục được Mỹ và Châu Âu. Dân chủ hình thức và mị dân, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền là mô hình mà Raul muốn chọn lựa. Bởi vậy, người đương chức phó thủ tướng Miguela Diaz-Canela, 51 tuổi, bàn tay chưa dính máu là người Raul chọn để kế cận.
Có ai đó giống Gorbachev?
- Không, chỉ có người giống như Aleksander Lukasenko của Belarusia. Raul Castro đã nói rằng, sau 5 năm nữa sẽ không ra ứng cử chức chủ tịch một lần nữa. Đó muốn nói đến Diaz-Canela sẽ thay thế và gửi tín hiệu đến các nhà đấu tranh cho dân chủ, đến những Kiều bào, đến thế giới: Các anh hãy chờ đợi! Đừng phiêu lưu, sau một vài năm nữa Fidel chết, chúng tôi sẽ bắt đầu công cuộc chuyển đổi được kiểm soát.
Hiện nay chính quyền còn đang xây dựng chủ nghĩa Putin. Thực hiện cải tổ một vài chính sách: Cho phép người dân buôn bán nhà cửa, ô tô, sử dụng internet, điện thoại cầm tay, nông dân được canh tác cá thể. Qua đây, chính quyền muốn người dân hiểu rằng, chế độ cộng sản Cuba sẽ chuyển sang thể chế mới, mềm dẻo hơn.
Tang lễ lãnh tụ đối lập Osvaldo Pai Sardinas
Những người đối lập sẽ làm gì trước tình hình này?
- Chúng tôi không cho phép họ. Giống như cuộc đấu vật đang chờ đợi chúng tôi. Họ muốn cho rất ít, còn chúng tôi muốn tối đa, trong khả năng có thể của mình.
Đối lập đã thay đổi. Cho đến thời điểm này còn yếu, chia rẽ và rất ít tiếng tăm. Chúng tôi phải chấm dứt tình hình này. Chúng tôi phải xây dựng phong trào đối lập rộng khắp, lần đầu tiên hiện diện trong tất cả các địa phương của đất nước, dưới sự chỉ đạo có trách nhiệm. Chúng tôi phải chấm dứt tình trạng, mỗi một người đối lập là một lãnh tụ nhỏ của một đảng nào đấy và hoạt động chỉ để tồn tạiđi định cư ở nước ngoài.
Chúng tôi phải ở lại hòn đảo và sát cánh bên nhau cùng đấu tranh. Tổ chức mới LIÊN MINH YÊU NƯỚC được chỉ đạo bởi 16 người. Chúng tôi đã có 5000 hội viên, đây là một sự kiện chưa từng có ở Cuba.
Từ đâu mà có sự thay đổi này?
- Những người Cuba tự nhận ra rằng, sự phân tán sẽ không dẫn đến đâu. Đầu những năm 90, tôi đã tham gia trong 11 dự án thống nhất đối lập, tất cả đều đổ vỡ vì luôn gặp phải vấn đề khó khăn nhất, ai sẽ là người đứng đầu. Sau cái chết của Osvaldo Pai Sardinas (chủ tịch Phong Trào Giải Phóng Cơ Đốc Giáo), do an ninh gây ra trong tai nạn giao thông, đã chứng tỏ rằng, toàn bộ phong trào đối lập không thể chỉ dựa vào một người. Khi tôi được trao giải thưởng Sakharov, những người bạn ở các tổ chức đối lập khác, mong muốn củng cố phong trào đối lập nói với tôi: "Anh sẽ là lãnh tụ". Tôi trả lời: "Sẽ không có việc đó, anh phải chịu trách nhiệm trước nhóm của anh, chúng ta phải hoạt động cùng nhau. Giải thưởng Sakharov giúp chúng ta thực hiện điều này".
Đấu tranh là công việc chung. Chỉ khi nào chính quyền chấp nhận thương lượng, lúc đó chúng ta mới nghĩ đến việc lựa chọn người đứng đầu, theo phương pháp bầu cử dân chủ. Chúng tôi phải chuẩn bị cho thời điểm này. Khi đó, chúng tôi sẽ tập trung các nhóm lại để bàn bạc.
Lần đầu tiên, chúng tôi đã kết hợp các lực lượng đấu tranh cho dân chủ của các thế hệ khác nhau. Từ những người sáng lập đến những thanh thiếu niên ủng hộ dân chủ. Những người ở tuổi từ 60 đến 80 như: Hector Palacios, Rene Gomez Manzano, Elizardo Sanchez, Felix Bonne. Họ đã giúp đỡ những người đối lập trẻ thống nhất lại. Họ là những cố vấn, nhũng người che chở cho LIÊN MINH YÊU NƯỚC. Đó là sự thay đổi chất lượng mang đặc tính Cuba.
Poster giải Sakharov 2010, năm Farinas được chọn trao
Nỗi sợ hãi trước đây làm tê liệt nhân dân nay đã biến mất?
- Đúng, nỗi sợ hãi đã giảm đi rất nhiều. Chúng tôi không sợ bị giết hay bị đưa vào nhà tù, nhưng chúng tôi sợ tư tưởng nóng vội, phân tán, không tập trung cho mục tiêu chính, không đấu tranh kiên trì đến chiến thắng hoàn toàn. Giờ đây, chiến thắng đang điểm từng giờ. Hãy đừng thêm một người nào rời khỏi Cuba. Chúng tôi phải vượt qua kỳ sát hạch để có giấy chứng nhận và những kinh nghiệm cho những người đi sau chúng tôi.
Các ông cần đạt tới những mục tiêu nào?
- Chúng tôi có 5 yêu cầu mang tính nguyên tắc.
Thứ nhất, thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị, hiện có 82 người. Thứ hai, chính quyền phải phê chuẩn và thực hiện Tuyên Ngôn Phổ Quát Quyền Con Người và Công Dân. Thứ ba, mọi người dân Cuba phải được tự do tiếp cận với thông tin, internet, được quyền có báo chí, truyền thông tư nhân độc lập, Thứ tư, tự do thành lập các đảng phái chính trị và các tổ chức độc lập. Thứ năm, cho phép tất cả những người Cuba ở trong nước và định cư ở nước ngoài tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của đất nước.
Tức là hòa giải với những người đã bỏ nước ra đi?
- Đúng như vậy. Tôi đã đến Miami bang Floryda. Tôi đã gặp gỡ tất cả những người Cuba ở đó, từ thành phần cứng rắn đến ôn hòa. Ở mọi nơi tôi đều thấy sự đồng thuận, họ ủng hộ chúng tôi. Họ nói: "Các anh có lý, chúng tôi ủng hộ các anh, giúp đỡ các anh"
Không một ai bác bỏ những dự kiến hoặc đặt điều kiện đối với chúng tôi. Họ đặt câu hỏi, chúng tôi có yêu cầu gì đối với họ. Chúng tôi, những người đang sống trên hòn đảo hiểu rằng, chúng tôi cần phải cất cái đầu cải tổ quá nặng nề lên. Họ cũng biết như vậy. Không phải những kiều dân sẽ giải phóng cho chúng tôi, chính chúng tôi phải tự giải phóng mình, họ chỉ giúp đỡ.
Farinas đã không ngồi được trên chiếc ghế dành cho người được giải Sakharov 2010
Chế độ Raul Castro coi trọng các ông?
- Hiện tại thì chưa. Chế độ độc tại mong muốn yên ổn ngự trị đến năm 2018. Chúng tôi bác bỏ ý định này. Cần thiết cuối cùng là huy động lực lượng quần chúng. Những ngày ở Ba Lan, trong Viện Lech Valesa, chúng tôi mong muốn tìm hiểu, bằng cách nào mà SOLIDARNOSC (Công Đoàn Đoàn Kết) trong những năm 80 phát triển đến hàng triệu đoàn viên. Chỉ khi nào làm được như vậy, chúng tôi mới buộc chính quyền ngồi vào bàn đàm phán. Cách đây nửa năm, chúng tôi có 2000 hội viên, hiện nay hơn 5000, hết năm 2013 chúng tôi muốn có 10000.
Chúng tôi sẽ áp dụng nhiều biện pháp: tổ chức xuống đường phản đối, thành lập các nhóm nhà báo độc lập, các tạp chí in giấy và điện tử. Chúng tôi sẽ tổ chức mạng lưới phân phối báo và đĩa CD từ tay người này đến tay người khác, từ nhà này đến nhà khác. Yoani Sanchez huấn luyện những người đối lập sử dụng internet và dự định ra tờ báo mạng hàng ngày. Chúng tôi sẽ làm chương trình bằng video và phát tán trên hòn đảo.
Càng ngày Twitter và Facebook càng phát triển rộng rãi ở Cuba. Khi công an đánh đập hoặc đóng các trang của một blogger nào đó, tin tức lan truyền với khẩu hiệu: "Chúng ta đi đến đồn công an để đòi hỏi giải thích". Ngoài những hành động phản đối, chúng tôi phải sử dụng hình thức thuyết phục bằng lý lẽ.
Raul: Tôi sẽ truyền ngôi cho tay này Diaz Canela
Ông nói, chế độ đã phát đi tín hiệu?
- Hiện nay là thời điểm đặc biệt. Xã hội bất bình và giận dữ cao độ mà tôi chưa từng thấy. Người dân đã hết sợ hãi, chế độ độc tài chưa bao giờ yếu như hiện nay. Bắt đầu đặt sợi dây và tự thắt cổ mình. Giờ đây, họ đã ngừng nhắc đến chủ nghĩa Mark-Lenin, đến chủ nghĩa xã hội một cách triệt để, bởi họ đang thử nghiêm cải tổ tự do. Để mị dân, họ thay những người giáo điều bằng những người trung thành.
Trong lãnh đạo quân đội, có hai xu hướng. Những người trẻ muốn thương lượng sau khi Fidel chết, những người già không muốn có bất cứ một sự nhượng bộ nào vì bàn tay họ đã vấy máu. Đại diện cho hai xu hướng này là tướng trẻ Alvaro Lopez Miera và tướng già Anton Enrique Luzon Battle. Cả hai đều muốn duy trì chế độ Raul Castro. Ai sẽ thắng, chúng tôi không thể đoán trước được, nhưng chúng tôi phải chuẩn bị đối phó với cả trường hợp, nếu hàng loạt những nhà hoạt động của chúng tôi sẽ đi ngồi tù.
Vai trò của nhà thờ thế nào?
- Nhà thờ hiện nay đóng vai trò thật ô danh. Cách đây 3 năm hồng y Jaime Ortega (ảnh trên với Raul Castro) và các cơ quan của nhà thờ đã muốn chiếm đoạt thành quả thả các tù chính trị. Nhà thờ đã không hoạt động gì để giúp đỡ những tù nhân đấu tranh bằng tuyệt thực. Làm lễ cầu nguyện cho Fidel Castro, nhưng từ chối làm lễ cầu nguyện cho Orlando Zapata Tamayo, một tù nhân chính trị đã tuyệt thực đến chết năm 2010. Các linh mục đã cầu nguyện cho sức khỏe của Hugo Shaveza, nhưng hồng y Ortega đã cấm các linh mục làm lễ cầu nguyện cho Larua Pollan, một người lãnh đạo một tổ chức đấu tranh cho dân chủ chết.
Hồng y đã quá tuổi 75 cách đây hai năm, nhưng không về hưu. Ông đã yêu cầu giáo hoàng để tiếp tục tại vị. Chúng tôi không chấp nhận nhà thờ với một người lãnh đạo như vậy. Nhà thờ đã trở thành cơ sở hợp tác với chế độ độc tài.
Canela: Bà con yên tâm, 5 năm nữa thôi
Ông đã từng là một người trung thành của quân đội, con người của chiến tranh, Nay ông tuyên bố con đường đi đến thương lượng hòa bình với chế độ độc tài?
- Chủ nghĩa Mark-Lenin đã chỉ dậy cho tôi biết căm thù. Khi tôi rời bỏ chế độ, tôi trở thành người kito giáo thực hành. Tôi đã đọc kinh thánh, tôi hiểu rằng, phải biết tha thứ cho kẻ thù của mình, không có con đường nào khác. Tôi không muốn trả thù, tôi muốn phải giải quyết mọi việc theo luật pháp.
Nếu tôi không thay đổi, giờ đây tôi có thể là một đại tá, một kẻ vô liêm sỉ, một kẻ mà tương lai của những người đồng hương, của đất nước không hề làm mình bận tâm. Hoặc không đủ dũng khí để trở thành người đối kháng. Tôi biết như vậy vì tôi có những người bạn là đại tá, cùng lứa tuổi với tôi, họ cũng đã nói với tôi như thế.
ĐINH MINH ĐẠO
Bài gốc: (Ác quỷ sẽ thất nghiệp khi Fidel Castro chết)

6 nhận xét:

  1. ĐUỔI KỊP ĐỐI LẬP CUBA - GIỚI BLOGGER VN TRUYỀN TIN VỤ BIẾN ĐỘNG TRẠI TÙ XUÂN LỘC SÁNG NAY 30/6....lúc 20:02 30 tháng 6, 2013

    * Nguồn tin thân cận vừa gửi đến Danlambao cho biết: Khoảng 8 giờ sáng nay, 30/06/2013, các tù nhân tại trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) đã đồng loạt nổi dậy để phản đối chế độ lao tù CS khắc nghiệt. Cuộc phản kháng bùng phát tại phân trại số 1 (K1) với sự tham gia của 1000 tù nhân. Sau khi làm chủ hoàn toàn phân trại, các tù nhân đã phá cửa và bắt giữ một viên thượng tá - giám thị làm 'con tin'.
    -Dân Báo
    * NÓNG! 13h35′ – Tin từ Facebook của Nguyễn Lân Thắng: “Có thông tin gấp: Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ anh Trần Huỳnh Duy Thức vừa xảy ra bạo loạn toàn phân trại từ lúc 7-8h sáng nay 30/6/2013.
    Nguyên nhân: anh em tù nhân bị đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, v.v…
    Hiện anh em tù nhân đang giữ làm con tin ông Hồ Phi Thắng là giám thị trại Xuân Lộc phía bên trong. …”
    -Ba Sàm
    * SOS
    Có thông tin gấp:
    Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ anh Trần Huỳnh Duy Thức vừa xảy ra bạo loạn toàn phân trại từ lúc 7-8h sáng nay 30/6/2013.
    Nguyên nhân: anh em tù nhân bị đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, v.v...
    Hiện đang anh em tù nhân đang giữ làm con tin ông Hồ Phi Thắng là giám thị trại Xuân Lộc phía bên trong.
    Các anh em tù vừa dùng số điện thoại: 0962467908 (tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Cường) để liên lạc ra ngoài.
    Hiện anh em tù nhân đang làm chủ tình hình bên trong, công an không xâm nhập vào được. Cần sự lên tiếng gấp từ truyền thông hải ngoại để hỗ trợ và tránh bị đàn áp.
    Các bạn share thông tin gấp cho các đài RFA, BBC, VOA và các media bên ngoài gọi vào số điện thoại này để phỏng vấn và đưa tin hổ trợ gấp...
    -Lân Thắng
    * Theo nguồn tin Dân Luận vừa nhận được, lúc 7h sáng ngày 30/6/2013 đã xảy ra bạo loạn toàn phân trại tại Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai.
    Nguyên nhân vụ bạo loạn là vì những tù nhân ở đây thường xuyên bị đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, v.v...
    Hiện tại các tù nhân đang giữ làm con tin là ông Hồ Phi Thắng, giám thị trại Xuân Lộc phía bên trong.
    Đây cũng là nơi giam giữ nhiều tù nhân lương tâm, bao gồm Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường...
    Những người tù đã dùng số điện thoại: 0962467908 để liên lạc ra ngoài. Số điện thoại này sau đó đã bị cắt.
    Sau khi bạo loạn diễn ra, các tù nhân đã làm chủ được tình hình bên trong, công an chưa xâm nhập vào được. Các blogger bên ngoài đang thúc giục truyền thông lên tiếng sớm về vụ việc để hỗ trợ và tránh cho các tù nhân bị đàn áp.
    Tin mới nhất cho biết công an đã chặn các ngả đường tới trại giam Xuân Lộc.
    Dân Luận sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin về vụ việc này.
    -Dân Luận


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một vụ nổi dậy của tù nhân chính trị tại phân trại 1, trại tù Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai diễn ra sáng ngày hôm nay 30 tháng 6 năm 2013.
      Nổi dậy cướp điện thoại báo ra ngoài
      Thông tin từ cuộc gọi của điện thoại mang số 962467908 được chuyển ra ngoài cho biết một số tù nhân chính trị đang thụ án tại phân trại 1 của trại Z30A Xuân Lộc bắt giám thị có tên Hồ Phi Thắng làm con tin. Mục đích được nói nhằm phản đối việc đánh đập tù nhân và phần ăn bị cắt xén…

      Chúng tôi nhiều lần gọi điện vào số điện thoại vừa nói từ lúc 11:30 sáng đến lúc 1 giờ chiều, nội dung cuộc gọi như sau:
      Gia Minh: Có phải ông Hồ Phi Thắng không?
      Trả lời: đang bận ăn cơm, chốc nữa gọi lại sẽ nói; 30 phút nữa gọi lại.
      Theo như hẹn đúng 30 phút sau chúng tôi gọi lại nhưng máy đã bị cắt không thể liên lạc được.

      Trong số những người tù chính trị đang bị giam tại phân trại 1, trại tù Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai, có ông Nguyễn Ngọc Cường bị kết án về tội rải truyền đơn chống Nhà Nước.
      Người con của ông là Nguyễn Ngọc Trường Thi cũng từng bị giam tại đó ba tháng, cho biết nay ông bố là Nguyễn Ngọc Cường cũng ở đó với sáu tù chính trị khác trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang…
      Tháng vừa rồi gia đình có đi thăm và biết bố đang bị nhốt chung với các anh em tù chính trị, gồm 6 người, trong một khu khoảng 100 mét vuông. Trong đó có những người là Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang…

      Cựu tù nhân chính trị Lê Thăng Long, người từng bị đưa ra xét xử trong cùng vụ án với ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung cho biết bản thân ông nhận được thông tin từ máy điện thoại mang số 962467908 về cuộc nổi dậy vào sáng ngày 30 tháng 6 vừa như sau:
      Khoảng 11 giờ 30 tôi nhận được một cuộc điện thoại từ phân trại 1, trại giam Xuân Lộc gọi ra. Anh em trong đó thông báo cho tôi biết tình hình của trại giam: lúc khoảng 7-8 giờ sáng nay, anh em tù nhân đã nổi dậy và bắt giữ ông giám thị của Z30A, Hồ Phi Thắng. Nguyên nhân là việc đối đãi trong tù không được tốt; đặc biệt là đánh đập tù nhân, cắt xén khẩu phần ăn của tù nhân, cũng như không đáp ứng những yêu cầu chính đáng của anh em tù nhân.
      Phân trại 1, tức K1 của trại giam Z30A trại giam Xuân Lộc là nơi có một số tù nhân lương tâm đặc biệt như ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng…

      Cho đến lúc 11:30 và sau đó anh em trong đó vẫn làm chủ tình hình và giữ ông Hồ Phi Thắng.
      Khu trại có mấy lớp tường và hàng rào xung quanh, biệt lập.
      Theo kinh nghiệm ở những cuộc nổi dậy tương tự ở những trại khác, nếu lực lượng bên ngoài không dùng bạo lực thường họ đàm phán để trao đổi về các yêu sách của anh em tù nhân và sau đó diễn ra các bước tiếp theo để hai bên có những thỏa thuận, đáp ứng yêu cầu anh em tù nhân.

      Khắc nghiệt với tù chính trị
      Ông này cũng trình bày lại tình hình điều kiện nhà tù khi ông bị giam:
      Khi tôi ở trại tạm giam điều kiện tương đối khắc nghiệt hơn. Đặc biệt trong thời gian đầu tôi không được tiếp xúc gì với gia đình hết. yêu cầu gặp luật sư cũng không được. Đó là những quyền căn bản nhưng không được đáp ứng; người ta lấy lý do vì an ninh quốc gia. Nhưng theo tôi đây là việc sử dụng những điều luật về an ninh quốc gia mơ hồ để hạn chế quyền của công dân. Những tù nhân chính trị khác cũng bị trường hợp này. Trong thời gian này còn bị gây sức ép rất nhiều như mớn cung, ép cung. Như trường hợp anh Thức họ nhốt vào xà lim kín khiến anh ngộp thở và sắp nguy hiểm đến tính mạng.
      Khi vào tù thì cũng có những khắc nghiệt như yêu cầu phải nhận tội thì mới được điều kiện thăm nuôi của gia đình, hay giảm án…
      Ông Lê Thăng Long cũng nhắc lại một trường hợp các tù nhân nổi dậy ở Trại giam A2 của Bộ Công An tại Khánh Hòa hồi ngày 28 tháng tư năm ngoái. Một số tù nhân sau vụ nổi dậy đó bị chuyển về trại Z30 A Xuân Lộc và kể lại cho ông này.

      Xin được nhắc lại tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là nơi từng giam giữ những tên tuổi như blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hài, Tạ Phong Tần trước khi bị chuyển ra bắc.

      Xóa
    2. TIN NHANH SỐ 1: Vào khoảng 8 giờ sáng Chủ nhật 30/6/2013 tại phân trại K1 thuộc trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đống Nai đã xảy ra cuộc đấu tranh của các tù nhân trong trại để phản đối cách đối xử phi nhân của toàn ban cai tù.
      Trại này hiện giam nhiều tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị như các ông Trần Huỳnh Huy Thức, Việt Khang, Trần Hoàng Giang, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, Huỳnh Minh Trí v.v... Đây là khu được xem là ác độc nhất trong 6 phân trại trong cách đối xử với tù nhân, nằm ngay gần cổng chính vào trại tù Xuân Lộc.
      Hiện nay những người bị giam giữ tại phân trại K1 đang buộc đại tá công an Hồ Phi Thắng là giám thị trại Xuân Lộc phải ngồi ở giữa sân trại và đòi nói chuyện với cấp cai tù cao hơn ông Thắng.
      Mọi người đều biết sẽ bị công an trả thù nặng nề sau sự việc này nhưng vẫn chấp nhận tranh đấu đòi quyền con người, không thể chấp nhận cách cai tù khai thác và hành hạ họ như trước nữa.
      Công an đã kéo đến rất đông và bao vây phân trại. Thân nhân của một số tù nhân lương tâm khi biết tin đã kéo đến tìm hiểu nhưng bị ngăn chận từ xa.
      Sau đây là lời tường thuật và tâm nguyện của các tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Cường, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Minh Trí từ trong trại tù K1, Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Công an đang gia tăng các biện pháp phá sóng.
      Hạ Long, Vĩnh Quyên tường thuật
      12 giờ trưa ngày 30/6/2013 (giờ VN)
      TIN NHANH SỐ 2:
      Hầu hết các tù nhân lương tâm và chính trị bị giam giữ tại phân trại K1. Họ bị hành hạ bằng nhiều hình thức và ở mức độ còn ngặt nghèo hơn cả 5 phân trại còn lại tại đây.
      Từ trại giam K1 Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã tường thuật sự việc qua người bạn cùng chí hướng với anh là nhà dân chủ Lê Thăng Long.
      TIN NHANH SỐ 3:
      Theo tin cập nhật thì cả công an giám thị Hồ Phi Thắng và công an phó giám thị Thái Duy Hồng đều đang bị các tù nhân lương tâm tại phân trại K1, Xuân Lộc, Đồng Nai khống chế. Riêng ông Thắng bị bắt ngồi ở giữa sân trại để chờ cấp công an cao hơn đến đàm phán.
      Hiện 2 viên cai tù này bị khống chế nhưng không bị đánh đập hay vi phạm gì về thể chất.
      Theo nhà dân chủ và cựu tù nhân chính trị Phạm Văn Trội thì đây là bước tiến đấu tranh mới của các tù nhân chính trị và lương tâm. Bản thân anh Trội cũng chỉ mới ra tù ngày 11/9/2012 và biết rõ chính sách đối xử với các tù nhân chính trị của nhà cầm quyền.
      TIN NHANH SỐ 4:
      Cảm nghĩ của ông Trần văn Huỳnh, thân phụ tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, về cuộc đấu tranh của các tù nhân phân trại K1, trại tù Xuân Lộc, đòi phía các cai tù tôn trọng các quy chế trại giam.

      Xóa
  2. Hàng chục phạm nhân đập phá, khống chế giám thị: Khoảng 8 giờ 30 phút ngày 30/6, tại phân trại số 1 trại giam Xuân Lộc (xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) thuộc Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8 - Bộ Công an), khoảng 50 phạm nhân đập phá trại giam, khống chế giám thị trại để gây áp lực ra yêu sách.

    Sự việc xảy ra khi cán bộ quản giáo tổ chức cho một số phạm nhân đá bóng tại sân bóng trong khu giam giữ phân trại 1. Phạm nhân Phạm Văn Trí (đội 17) và phạm nhân Phạm Ngọc Hưởng (đội 15) đã la hét, gây rối và dùng đá cục ném về khu vực cổng trại, nơi có một số cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.

    Cán bộ trại giam đã ổn định tình hình và đưa các phạm nhân về khu giam giữ. Trên đường đi, phạm nhân Nguyễn Văn Tân (đội 8) dùng đá và dùi tự chế tấn công trung úy Nguyễn Văn Tuấn làm trung úy Tuấn bị thương.

    Ban giám thị trại đã cử cán bộ xuống giải quyết, tuy nhiên, khoảng 50 phạm nhân hô hào cùng các phạm nhân trong các buồng giam la hét, đập phá hàng rào phân khu và kéo ra khu vực gần cổng trại để gây áp lực với
    cán bộ.

    Ban giám thị xuống thuyết phục, nhưng các đối tượng không chấp hành, đồng thời yêu cầu tất cả cán bộ trại ra khỏi nơi giam giữ, chỉ để đại tá Hồ Phi Thắng, Giám thị trại giam Xuân Lộc, ở lại trong khu giam giữ với mục đích đòi yêu sách. Khi cán bộ, chiến sĩ rút khỏi khu giam giữ, các đối tượng quá khích đã phá cửa nhà kỷ luật và nhà giam, giải thoát cho 19 phạm nhân ra khỏi nhà kỷ luật và khu giam riêng.

    Sau đó, các đối tượng quá khích tiếp tục đập phá cửa căng tin nhà ăn và dụng cụ nhà bếp làm hung khí. Số phạm nhân này sử dụng gậy gỗ và các dụng cụ khác chốt bên trong cửa chính và hai cửa phụ phân trại. Bên trong phân trại, các phạm nhân thu một số màn chiếu để đốt, đồng thời giữ đại tá Thắng, khóa cổng phân trại.

    Sau khi vụ việc xảy ra, Tổng cục 8 điều động cán bộ, chiến sĩ thuộc trại giam Thủ Đức, trại giam Xuyên Mộc, trại Huy Khiêm đến tăng cường. Thiếu tướng Hồ Thanh Đình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 8, vào khu giam giữ để lắng nghe tâm tư phạm nhân sau đó yêu cầu họ chấp hành pháp luật. Đến 16 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng ổn định được tình hình. Đại tá Thắng an toàn sau nhiều giờ tiếp xúc, khuyên nhủ các phạm nhân.

    Thiếu tướng Đình cho biết, vụ việc do một số đối tượng cầm đầu kích động. Cơ quan chức năng sẽ điều tra làm rõ và xử lý những đối tượng này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trả lời chúng tôi về việc có hay không những “người đứng phía sau” vụ việc và vì sao phạm nhân trong trại có thể liên lạc bằng điện thoại ra ngoài, đại tá Thắng cho biết: “Hoàn toàn không có việc ai giật dây hay động cơ chính trị nào đứng phía sau vụ việc gây rối này. Nguyên nhân ban đầu được xác định rất rõ là xuất phát từ mâu thuẫn trong khi đá bóng giữa hai buồng giam. Do trại Z30A là nơi tập trung các phạm nhân có mức án cao, hầu hết đã có nhiều tiền án nên việc chấp hành ý thức kỷ luật trại giam, quy định pháp luật kém. Thông tin việc một số phạm nhân đang thụ án tại đây do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền chống phá chính quyền là người giật dây là không đúng. Các phạm nhân này được giam riêng theo quy định, trong khi các phạm nhân gây rối bị giam riêng, cách xa và không liên lạc được với nhau”.

      Về chiếc điện thoại, ông nói: “Chúng tôi đã thu được một chiếc điện thoại ở lề đường đi từ khu sân bóng vào khu buồng kỷ luật, không có sim và chưa xác định chính xác được ai sở hữu, sử dụng chiếc điện thoại này. Việc để lọt điện thoại vào trong khu vực giam giữ là do sơ suất khi kiểm tra hàng tiếp tế và thân thể phạm nhân. Chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý”.

      Thiếu tướng Hồ Thanh Đình, phó tổng cục trưởng Tổng cục VIII, cũng khẳng định khi ông có mặt, một số phạm nhân thông báo với ông là do chế độ ăn uống của trại không đảm bảo, đăng ký mua đồ trong căngtin của trại phải hai ngày sau mới có, đồ mua được cũng không đảm bảo chất lượng. Các phạm nhân phản ảnh có phạm nhân bị đánh đập và mục đích của họ là muốn được tự nấu ăn trong nhà giam.

      Tuy nhiên, các cán bộ của trại giam Xuân Lộc thì khẳng định do những phạm nhân vi phạm nội quy, bị kỷ luật chứ không có việc bị đánh đập. Phạm nhân đòi hỏi tự nấu ăn trong trại giam là vi phạm quy định, không được chấp thuận.
      (Click tiêu đề xem toàn bài)

      Xóa
    2. Nhìn Thức hốc hác trông thấy, nên gia đình hỏi thăm về sự việc hôm chủ nhật. Thức nói cả ngày hôm qua cho tới trưa hôm nay mới bỏ bụng một phần cơm trắng với canh không. Thức kể hôm 30/6 bạo động rất dữ dội, các tù nhân ở khu thường phạm đã cầm dao, gậy gộc tìm đến khu kỷ luật giải thoát cho các phạm nhân đang bị xiềng xích ở đó rồi di chuyển đến khu giam riêng nơi Thức cùng mấy anh em tù chính trị ở và phá rào, phá cửa xông vào.
      Họ đề nghị mấy anh em tù chính trị có hiểu biết về quyền con người giúp họ đứng ra thương lượng với các quản trại. Thức nói có dặn họ kiềm chế, không được gây thương tích cho người khác. Tuy nhiên, Thức chỉ kể được tới đó thì một an ninh trại Xuyên Mộc cắt ngang. Người này nói gia đình thăm gặp chỉ nên hỏi chuyện sức khỏe, sinh hoạt thường ngày của phạm nhân, đừng hỏi những việc không liên quan.
      Sau sự việc tại trại giam Xuân Lộc vừa qua, dựa trên lời con tôi kể và các anh em tù nhân lương tâm tại đây, tôi tin rằng cuộc nổi dậy hôm 30/6 của các tù nhân thường phạm xuất phát từ yêu cầu trại giam đáp ứng các điều kiện sống chính đáng và đảm bảo quyền con người của họ. Dù là phạm nhân nhưng họ vẫn là con người với phẩm giá và các quyền cơ bản cần được tôn trọng bất kể tình trạng pháp lý. Vì vậy, tôi kêu gọi cộng đồng hãy lên tiếng để vụ việc tại trại giam Xuân Lộc được giải quyết công khai, minh bạch, công bằng và phù hợp với luật pháp quốc tế lẫn trong nước. Sức mạnh thực chất của xã hội dân sự chỉ tương đồng với khả năng danh nghĩa của nó khi mỗi người trong chúng ta nhận thức và hành động.
      TRẦN VĂN HUỲNH (thân phụ anh TRẦN HUỲNH DUY THỨC)
      (Click tiêu đề xem toàn bài)

      Xóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips