“Tôi có thể lên Facebook, tải về một vài bản nhạc... và tôi có thể trò chuyện với gia đình mình ở Italia” - Luis Alonso, một sinh viên 18 tuổi ngồi ở một trong 118 điểm truy cập internet công cộng mới mở ở Cuba - cho biết. Những người Cuba không thể truy cập internet từ nhà, giờ đã có thể tới những điểm nối mạng công cộng, nhưng với giá khá cao.
1. Cuba hiện là nước có tỷ lệ sử dụng internet thấp nhất ở Mỹ Latin: 2,6 triệu trong dân số 11,1 triệu người vào năm 2011, theo thống kê chính thức. Chỉ bác sĩ, nhà báo và một số ngành nghề khác được phép truy cập internet từ nhà. Chính quyền Cuba giải thích họ không thể gia nhập vào mạng lưới cáp quang quốc tế dưới biển do những lệnh cấm vận của Mỹ, được áp đặt từ năm 1962 tới nay, buộc Cuba phải kết nối internet qua thiết bị vệ tinh chậm hơn nhiều. Chính quyền cũng giải thích giới hạn băng thông buộc Cuba phải phân phối nguồn lực internet sao cho hiệu quả nhất, ưu tiên cho những hoạt động phục vụ cộng đồng như các trường đại học, bệnh viện hay trung tâm nghiên cứu.
2. Nhưng hiện giờ tình hình đang thay đổi, ít ra là cho những người đủ tiền trả cho internet. Nhận được đường cáp quang dưới biển từ Venezuela, Cuba đã mở một số điểm truy cập internet công cộng do công ty điện thoại nhà nước Etesca quản lý.
Mức phí truy cập internet là 4,5 USD một giờ, đã giảm so với mức 6 USD một giờ trước đó. Với hầu hết người Cuba, từ bác sĩ cho tới nhân viên quét dọn, những người có lương khoảng 20 USD mỗi tháng, giá giảm như thế là chưa đủ và hiện giờ có vẻ chỉ những người Cuba nhận tiền từ nước ngoài hoặc có thu nhập cao trong ngành du lịch mới có thể tiếp cận internet công cộng.
“Dù giá đã giảm, vẫn còn cao so với lương của chúng tôi” - Tania Molina, một bác sĩ nói - “Nên chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục như trước kia”.
Nhưng giá cả không phải là vấn đề duy nhất với việc sử dụng internet ở Cuba. Vài năm trước, thống kê của tờ The Economist cho thấy tốc độ truy cập internet ở Cuba chậm hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mayotte - quần đảo thuộc Pháp ở phía Tây Bắc Madagascar tại Ấn Độ Dương với 200.000 dân.
“Điều khó nhất với tôi là tải ảnh lên Facebook, tôi cho rằng do kích cỡ tập tin quá lớn” - Alonso nói. Anh là một trong vài người đang truy cập Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác ở một điểm internet công cộng mới mở ở tòa nhà Focsa, trung tâm Havana.
Yoeldis Rodriguez, 34 tuổi và là nhân viên của Viện Phát thanh và Truyền hình Cuba, nói giá mới giúp cô có thể kiểm tra thư điện tử hay sử dụng mạng nội bộ của ngành truyền thông Cuba. “Tôi hiểu chính quyền phải thu hồi vốn từ khoản đầu tư, nhưng giá vẫn cao quá” - cô nói - “Với một người Cuba bình thường thì rất khó. Nhưng đây vẫn là bước tiến quan trọng vì trước kia chúng tôi còn không có internet”.
3. Theo hãng tin AFP, các điểm internet công cộng không bị kiểm duyệt nội dung, dù trước khi vào các điểm internet, người dùng phải trình chứng minh thư.
Nhưng giá cả không phải là vấn đề duy nhất với việc sử dụng internet ở Cuba. Vài năm trước, thống kê của tờ The Economist cho thấy tốc độ truy cập internet ở Cuba chậm hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mayotte - quần đảo thuộc Pháp ở phía Tây Bắc Madagascar tại Ấn Độ Dương với 200.000 dân.
“Điều khó nhất với tôi là tải ảnh lên Facebook, tôi cho rằng do kích cỡ tập tin quá lớn” - Alonso nói. Anh là một trong vài người đang truy cập Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác ở một điểm internet công cộng mới mở ở tòa nhà Focsa, trung tâm Havana.
Yoeldis Rodriguez, 34 tuổi và là nhân viên của Viện Phát thanh và Truyền hình Cuba, nói giá mới giúp cô có thể kiểm tra thư điện tử hay sử dụng mạng nội bộ của ngành truyền thông Cuba. “Tôi hiểu chính quyền phải thu hồi vốn từ khoản đầu tư, nhưng giá vẫn cao quá” - cô nói - “Với một người Cuba bình thường thì rất khó. Nhưng đây vẫn là bước tiến quan trọng vì trước kia chúng tôi còn không có internet”.
3. Theo hãng tin AFP, các điểm internet công cộng không bị kiểm duyệt nội dung, dù trước khi vào các điểm internet, người dùng phải trình chứng minh thư.
Hiện nhu cầu internet ở nhiều tỉnh thành tại Cuba vẫn còn rất lớn. Tại Holguin ở miền Đông, một hàng 15 người đứng đợi bên ngoài một điểm internet mới mở. Tại một điểm khác ở Cienfuegos, 20 người đang đợi.
Tuần trước, một quan chức cấp cao của chính quyền bác bỏ những cáo buộc nói tiếp cận internet ở Cuba bị giới hạn vì lý do chính trị, khẳng định rằng đó chỉ là “vấn đề kỹ thuật và tài chính”.
“Hiện giờ chưa thể có internet cho tất cả mọi người”, Thứ trưởng Bộ Truyền thông Cuba Wilfredo Gonzalez nói trên báo Granma./HẢI MINH/thethaovanhoa
“Hiện giờ chưa thể có internet cho tất cả mọi người”, Thứ trưởng Bộ Truyền thông Cuba Wilfredo Gonzalez nói trên báo Granma./HẢI MINH/thethaovanhoa
Truy cập mạng không dây trong một khách sạn ở Havana
Chờ đợi tại các điểm dịch vụ công cộng
Thu nhập của người Cuba chỉ khoảng 15 - 20 đô la/tháng, bất kể là thầy hay thợ
Hôm 6/6, hơn 130 blogger Singapore đã đóng cửa tượng trưng trang mạng của họ để phản đối các quy định mới chính phủ trong việc cấp phép các trang tin. Ngày 7/06/2013, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo lên án quy định mới mang lại «phiền hà» cho giới truyền thông độc lập.
Trả lờiXóaCác quy định mới, được chính phủ Singapore thông qua vào ngày 1/06, buộc các trang tin có đông người truy cập phải được chính quyền cấp giấy phép. Cụ thể là các trang tin có ít nhất 50.000 người truy cập từ Singapore hàng tháng và có ít nhất một tin về xã hội sở tại hàng tuần trong vòng hai tháng trở lên, sẽ phải xin giấy phép hoạt động hàng năm. Các trang mạng được cấp phép có nghĩa vụ phải rút những nội dung nào xâm phạm đến «sự hài hòa tôn giáo và chủng tộc», trong vòng 24 giờ, sau khi Media Development Authority (MDA) - cơ quan quản lý truyền thông quốc gia – yêu cầu.
Hôm qua, hơn 130 blogger đã đóng cửa trang mạng của mình để phản đối. Thay cho trang nhà của họ là một màn hình màu đen với dòng chữ «Free My Internet» (Trả tự do cho internet của tôi). Các blogger Singapore cũng hẹn nhau sẽ biểu tình vào hôm nay, thứ Bảy 08/06.
Theo một người phát ngôn của phong trào «Free My Internet», Choo Zheng Xi, «đây không chỉ là một phong trào của các blogger chính trị xã hội», cả các trang ẩm thực hay mốt cũng tham gia vào ngày phản kháng này. Ông Choo Zheng Xi là người đồng sáng lập trang mạng chính trị The Online Citizen, một địa chỉ được đông người truy cập.
TRỌNG THÀNH