Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Niềm hy vọng cho nghĩa quân Syria

Trong vòng 2 tháng qua, cán cân lực lượng đang nghiêng về phía quân đội Syria, khi nhóm Hezbollah nhảy vào vòng chiến tiếp sức cho ông Assad, liên tiếp mở nhiều cuộc tấn công chiến lược vào quân nổi dậy. Trong những tuần gần đây, họ đã và đang bị tấn công dữ dội tại thành phố Aleppo – thành phố lớn nhất Syria. Do đó, lực lượng này đã nhiều lần kêu gọi phương Tây gởi vũ khí đến cho họ một cách nhanh chóng, để có thể thay đổi cục diện chiến trường.
Cuộc nội chiến dài 2 năm tại Syria, khiến 93,000 người chết và hàng triệu người mất nhà cửa, đang càng lúc càng trở thành một cuộc chiến tranh sắc tộc giữa người Hồi giáo Sunni và Shiite, và đang đe dọa sự ổn định của các quốc gia láng giềng.
Mãi đến cuối tuần này, Mỹ mới quyết định gia tăng viện trợ quân sự cho quân nổi dậy Syria, bao gồm vũ khí hạng nhẹ, đạn, và có thể và các loại vũ khí chống xe tăng, đồng thời đã lên kế hoạch thiết lập “vùng cấm bay giới hạn” ở miền nam, bắt đầu từ biên giới với Jordan và trải rộng hơn 40 km trong lãnh thổ Syria. Những khẩu đội tên lửa phòng không Patriot và chiến đấu cơ F-16 của Mỹ đang có mặt tại Jordan có thể giữ vai trò chính trong kế hoạch này.
Quả là những tin vui lấy lại tinh thần cho nghĩa quân Syria tưởng chừng như đã rơi vào tuyệt vọng...

Hãy xem những vũ khí "tối tân" tự chế của nghĩa quân để hiểu và chia sẻ với họ những trước những tổn thất vừa qua.
Xem thêm hình (tại đây)

8 nhận xét:

  1. TT Nga Putin đã va chạm với tất cả các lãnh đạo các cường quốc trong Hội Nghị G-8 về chuyện làm sao giải quyết chiến cuộc Syria và ngăn chặn mọi cố gắng đưa ông Assad ra đi.

    Ngay cả TT Obama cũng không sao thuyết phục được ông Putin là phải làm sao để tình hình Syria có chuyển biến bằng cách ép ông Assad phải ra đi. Nga nhất quyết bảo vệ chế độ Asad đến cùng.

    Hội Nghị G-8 định ra một tuyên bố sau hai ngày hội họp về Syria, trong đó phải có một đường hướng giải quyết số phận ông Assad, nhưng ông Putin một mình đương cự với tất cả và không thay đổi lập trường ủng hộ ông Assad.

    Thứ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố bên lề Hội Nghị G-8 như sau: “Chúng tôi không chấp nhận để tên ông Assad vào tuyên bố chung vì cho là như thế là sai trái và có hại”

    Hoa Kỳ và Nga đồng ý là tất cả các bên tham chiến ở Syria phải ngồi lại trong một hội nghị hòa bình vào tháng 7, nhưng thời gian biểu chưa được giải quyết xong và có nguồn tin còn cho hay hội nghị như thế sẽ bị hoãn cho đến tháng 8.

    Tuy sự cô đơn tuyệt đối của Nga tại Hội Nghị G-8 có thể làm hại đến hình ảnh của nước Nga trên thế giới, nhưng nó cũng có thể củng cố hình ảnh “người hùng” Putin, một mình chống cả thế giới nếu cần, và những kẻ ủng hộ ông ta ở Nga chắc chắn sẽ vỗ tay hoan nghênh.
    TRẦN VŨ

    Trả lờiXóa
  2. * Ngày 28/6, lực lượng nổi dậy Syria từ khu vực biên giới Jordan đã tiến đánh và chiếm giữ một vị trí quân sự chiến lược ở thành phố miền Nam Daraa.
    Giám đốc SOHR Rami Abdel Rahman nói: "Họ đã chiếm hai tòa nhà ở thủ phủ của Daraa, nơi lực lượng chính phủ đang án ngữ để giám sát toàn bộ thành phố này. Đây là vị trí quân sự quan trọng nhất mà lực lượng nổi dậy chiếm được ở Daraa" trong cuộc xung đột kéo dài 27 tháng qua của quốc gia Trung Đông này.
    -Xem tiếp

    * Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) vừa bắt đầu chuyển vũ khí tới Jordan và có kế hoạch bắt đầu vũ trang cho các nhóm nhỏ những chiến binh nổi dậy kỳ cựu của Syria trong vòng một tháng, tờ Wall Street Journal hôm qua (27/6) đưa tin.
    “CIA dự kiến sẽ dành tới 3 tuần để đưa các loại vũ khí hạng nhẹ và có thể là cả tên lửa chống tăng tới Jordan”, tớ báo trên cho biết trong một bài báo, trích dẫn nguồn tin từ các nhà ngoại giao và quan chức Mỹ.
    Bên cạnh đó, A-Rập Xê-út cũng đang có kế hoạch cung cấp vũ khí phòng không cho lực lượng đối lập Syria. Tuy nhiên, các thủ lĩnh nổi dậy Syria cho biết họ cần vũ khí vào lúc này vì thời điểm tháng 8 sẽ là quá muộn để sử dụng lô vũ khí mới cho cuộc chiến then chốt sắp diễn ra nhằm giành giật thành phố Aleppo.
    -Xem tiếp

    * Nga đã rút tất cả quân nhân đang hoạt động tại Syria, bao gồm cả những binh lính từ căn cứ hải quân ở thành phố Tartus trên bờ Địa Trung Hải do những quan ngại về cuộc xung đột ngày càng leo thang ở quốc gia Trung Đông này. Đây là căn cứ hải quân nhỏ và duy nhất của Nga tại Trung Đông nằm ngoài các nước cộng hòa Xô viết cũ.
    -Xem tiếp

    Trả lờiXóa
  3. Quân nổi dậy Syria hiện được chia thành 9 đến 11 nhóm khác nhau, trong đó có nhóm liên kết với al-Qaeda, có nhóm do lực lượng Taliban ở Pakistan chỉ huy và có những nhóm theo Mỹ đang chia rẽ trầm trọng có nguy cơ biến xung đột tại Syria thành một vũng lầy khó có thể cứu vãn.

    Các nhóm phiến quân Syria hiện nay hầu như không có gì chung ngoài thái độ thù địch với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, không chung ý thực hệ tôn giáo hay chính trị, ngay cả những gì chống chế độ Assad của mỗi nhóm cũng khác nhau.

    Tồi tệ hơn, một trong những nhóm mạnh nhất của phiến quân Syria, Al-Nusra đã công khai tuyên bố trung thành với al-Qaeda trong khi lực lượng Taliban từ Pakistan xâm nhập vào Syria đã làm phức tạp thêm cục diện cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này.

    Điều này sẽ gây ra 2 hậu quả tai hại đối với Mỹ, nước cầm đầu chủ trương vũ trang cho các nhóm nổi dậy Syria lật đổ chính quyền Bashar al-Assad. Đầu tiên, dù có lật đổ được Assad như mong muốn Mỹ cũng khó chủ trì thành lập một chính phủ đoàn kết trên cơ sở 11 nhóm phiến quân Syria.

    Hậu quả thứ 2 trở nên tệ hơn là sẽ xảy ra tình trạng các nhóm phiến quân Syria quay ra đánh lẫn nhau và có thể dẫn tới nguy cơ Syria bị kiểm soát bởi các nhóm Hồi giáo cực đoan như những gì đã xảy ra tại Afghanistan sau khi Liên Xô cũ rút quân.

    Trong bối cảnh đó không có gì đảm bảo được vũ khí Mỹ sẽ không rơi vào tay các nhóm Hồi giáo cực đoan. Các nhóm Hồi giáo cực đoan từ một bộ phận nhỏ trong phiến quân Syria đã trở thành lực lượng kiểm soát hầu hết các khu vực quân nổi dậy Syria chiếm giữ ở miền Bắc Syria.

    Ngoài ra, lực lượng quân chính phủ Assad lại đang giành lại thế thượng phong trên thực địa. Chiến thắng của quân Assad tại thị trấn chiến lược Qusayr tháng trước tạo lợi thế đáng kể cho quân chính phủ được sự ủng hộ của Hezbollah.

    Hiện tại vũng lầy Syria dường như không có cách tháo gỡ mặc dù các cường quốc thế giới can thiệp từ mọi phía, ngay cả Mỹ cũng đang trở nên bị mắc kẹt tại quốc gia Trung Đông này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm thứ Năm chính phủ Anh đã quyết dịnh không tiếp tế vũ khí cho quân nổi dậy ở chiến cuộc Syria và vì thế người ta cho là chính thể Assad sẽ còn kéo dài một thời gian nữa.

      Trong tuần trước Quốc Hội Anh thúc giục các nhà lập pháp Anh cần biết rõ chuyện gì đang xảy ra trước khi có quyết định gửi vũ khí và giờ đây mọi chuyện đã rõ là Anh quốc sẽ không tiếp tế vũ khí cho phe nổi loạn.

      Lý do chính là vì dư luận Anh lo ngại số vũ khí này có thể lọt vào tay các phiến quân Hồi giáo cực đoan ở Syria. Dân chúng Anh cho thấy họ chống lại sự can thiệp của chính phủ Anh vào chiến tranh ở Syria.

      Cũng chính Thủ Tướng Anh David Cameron là người từng đi đầu, cùng với Pháp, vận động một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhằm bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Syria, để dọn đường tiếp tế cho quân nổi dậy chống lại quân đội syria.

      Sau khi được Hezbollah ủng hộ và liên tiếp dành thắng lợi trên chiến trường, có phần chắc chắn là ông Assad sẽ không đối thoại và phương Tây cũng bất lực không sao có kế hoạch kết thúc nhanh chóng chiến cuộc đã làm cho 100,000 người thiệt mạng.

      Xóa
    2. Thông tin khủng khiếp nhất xuất hiện mới đây từ các khu vực người Kurd ở phía Đông Bắc Syria. Đã có khoảng 450 con tin bị giết hại, trong đó tới 120 nạn nhân là trẻ em, còn lại hầu hết là phụ nữ và người già. Những người này là thành viên gia đình của lực lượng dân quân người Kurd đang cầm súng chống các phần tử cực đoan. Ở phía Bắc Aleppo, băng nhóm khủng bố bao vây khu vực người Kurd, khoảng một triệu người bị phong tỏa. Trước tình huống này, Liên minh dân chủ của người Kurd ở Syria đã công bố tổng động viên.

      Tại sao phiến quân Syria lại tỏ ra dã man tàn bạo như vậy?
      Chuyên gia Viện nghiên cứu chiến lược và phân tích Nga, ông Sergey Demidenko đồng tình rằng, một người bình thường khó thể hiểu nổi logic hành động của chiến binh Syria. Ông nói: “Chúng giết phụ nữ và trẻ em, bắt cóc dân thường làm con tin… không phải vì hy vọng làm như vậy có thể lật đổ được Tổng thống Bashar al-Assad. Lý do duy nhất là bởi từ trước tới nay, chúng không biết cách hành động nào khác. Chúng đã làm việc như vậy ở Algeria, Iraq, Libya. Chúng đang tự phá hủy nền tảng xã hội nhưng không hề nghĩ về điều này”.

      Phát biểu tại Damascus ngày 5/8, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố rằng cuộc đối thoại chính trị với các chiến binh phe đối lập là không thể và kêu gọi dùng "bàn tay sắt" trấn áp những kẻ khủng bố. Ông tuyên bố Syria sẽ tiêu diệt hết chiến binh trong vòng vài tháng.
      Nhưng theo nhận định của ông Vyacheslav Matuzov, Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác kinh doanh với các nước Arập, thời hạn vài tháng mà Tổng thống Assad nêu ra là không thực tế: “Theo tôi đã tới lúc phương Tây ngừng hỗ trợ cho lính đánh thuê và phe đối lập Syria. Cuộc chiến được bắt đầu cũng là nhờ vào hoạt động tiếp tay tài chính của các quốc gia mạnh nhất phương Tây. Nhưng sự hỗ trợ này đang dần suy giảm. Tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nga, Trung Quốc và các nước khác trong BRICS không cho phép phương Tây công khai can thiệp vào cuộc nội chiến thông qua phe đối lập và lực lượng đánh thuê. Trong khi cán cân thế lực ở Syria nghiêng về chế độ Assad”.

      Chuyên gia Nga nhận định hòa bình không thể đến với Syria trong vòng một vài tháng. Mặc dù sụt giảm nhưng sự tiếp tay từ nước ngoài dành cho phe đối lập và lính đánh thuê vẫn còn diễn ra. Hoạt động này chỉ kéo dài thêm thảm kịch Syria và tăng con số nạn nhân vô tội.

      Xóa
  4. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp lãnh đạo đối lập Syria, ông Ahmad Jarba, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào hôm nay 25/07/2013. Thứ ba, Ahmad Jarba đã được tổng thống Pháp tiếp đón tại Paris. Các nguồn tin từ quốc hội Mỹ tiết lộ là Hoa Kỳ sắp cung cấp vũ khí cho phe chống chính quyền Damas.

    Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hôm qua tuyên bố: Ngoại trưởng John Kerry sẽ gặp chủ tịch và các thành viên của Liên minh quốc gia Syria vào hôm nay 25/07/2013 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc.

    Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ gặp lãnh đạo đối lập Syria từ khi ông Ahmad Jarba được bầu hồi tháng 6 năm nay. Theo lời phát ngôn viên Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry sẽ thông báo «lời cam kết tiếp tục trợ giúp cho đối lập Syria hùng mạnh hơn».

    Hai ngày trước tại Paris, lãnh đạo đối lập Syria hội kiến với Tổng thống François Hollande. Trong phái đoàn đối lập còn có tướng Selim Indris. Người chỉ huy quân sự của đối lập võ trang cho biết «làm việc với Âu Châu và Mỹ để được giúp đỡ về kỹ thuật, y tế, nhân đạo và hy vọng nhận được vũ khí».

    Hãng tin Asia News cho biết thêm một số thông tin như sau: Lãnh đạo đối lập Syria thẩm định là các thành phần chống chế độ Damas đã đạt được đồng thuận và đoàn kết hơn bao giờ hết. Đây là một trong những điều kiện để được Tây phương viện trợ vũ khí.

    Hôm thứ hai, chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers cho biết là các dân biểu Mỹ cũng đạt được «đồng thuận» để tiến hành kế hoạch viện trợ quân sự của Tổng thống Obama tuy vẫn còn «rất thận trọng».

    Về phía hành pháp, đại tướng Mỹ Martin Demsey, tham mưu trưởng liên quân, đã trình bày với Thượng viện về những nguy cơ, thiệt hại và tốn kém có thể xảy ra trong trường hợp quân đội Mỹ phải can thiệp trực tiếp.

    Bản phúc trình của Thượng viện cho phép suy diễn là giới lãnh đạo tại Washington đã đồng thuận giúp vũ khí cho đối lập Syria.
    TÚ ANH

    Trả lờiXóa
  5. Tấn công Qardaha – thành phố quê hương của Tổng thống Bashar al-Assad cũng là thành trì kiên cố nhất của chính quyền Syria, phe nổi dậy đang “tung” đòn đánh thách thức nhất từ trước đến nay nhằm vào Nhà lãnh đạo Assad.

    Trong bối cảnh phe nổi dậy đang bị thua “liểng xiểng” ở một loạt chiến trường thì việc lực lượng này đánh đến sát tận “chân” thành trì Qardaha là một sự bất ngờ lớn. Chiến dịch này ít nhiều đã gây hoảng sợ cho chính quyền Syria và tăng cường khí thế cho lực lượng nổi dậy.

    Liệu việc đánh thẳng vào thành phố Qardaha có phải là một chiến thuật tuyên truyền về quân sự nhằm khích lệ tinh thần cũng như dũng khí cho phe nổi dậy sau khi lực lượng này thua trận và mất quyền kiếm soát ở một loạt khu vực chiến lược như Qusayr, Daraa và các vùng ngoại ô của thủ đô? Hay đây là một phần nằm trong chiến lược của phe nổi dậy nhằm đánh chiếm khu vực bờ biển sau đó tiến dần tới bao vây chính quyền sau khi Quân đội Syria Tự do giành được quyền kiểm soát gần như toàn bộ khu vực biên giới hồi năm ngoái?

    Nếu chiến dịch tấn công mới nhất vào quê hương của ông Assad thực tế chỉ là đòn tuyên truyền thì nó chắc chắn đã đạt được mục đích. Đợt tấn công vừa rồi đã giúp phe nổi dậy quên đi những thất bại cả về mặt quân sự và chính trị mà lực lượng này phải hứng chịu trong suốt vài tháng qua. Hơn nữa, chiến dịch tấn công vừa rồi cũng ít nhiều gây hoảng sợ cho chính quyền của Tổng thống Assad, khiến ông này phải “tung ra” lực lượng Không quân thiện chiến.

    Các chiến binh nổi dậy đã chứng minh rằng, họ không phải đang ở trong tình trạng thoái lui mà vẫn đang chiến đấu mạnh mẽ hơn lực lượng chiến binh Iraq, Iran và Hezbollah đang chiến đấu bên cạnh Tổng thống Assad từ hồi đầu năm đến giờ. Chiến dịch tấn công vào Qardaha cũng đã giúp tăng cường khí thế cho phe nổi dậy đang rơi vào tình thế hoang mang, tuyệt vọng vì một loạt thất bại trước đó.

    Tuy nhiên, vấn đề duy nhất ở đây là hiệu quả tuyên truyền của chiến dịch trên sẽ không kéo dài lâu trừ khi giới lãnh đạo phe nổi dậy có thể đạt được tiết bộ hay thành công nhất định trên các mặt trận quan trọng hơn thành phố Qardaha. Damascus, Aleppo và Homs là những mặt trận có tính quyết định có thể chứng tỏ sức nặng trên chiến trường đang nghiêng về lực lượng nào. Đánh chiếm được một trong những thành phố trên đồng nghĩa với việc phe nổi dậy tạo được sự nguy hiểm cho sự tồn tại của chính quyền Assad bởi điều này có thể là một điểm khởi đầu cho tiến trình bao vây và lật đổ chính quyền.

    Tấn công thành phố Qardaha và những thị trấn xung quanh chỉ phục vụ sự nghiệp của phe nổi dậy ở cấp địa phương và chiến thắng đó sẽ không thể kéo dài lâu do sự thống trị của các lực lượng và người trung thành của ông Assad ở những khu vực này.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  6. Dư luận quốc tế đã có phản ứng trái chiều về những cáo buộc cho rằng quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công phe nổi dậy ở Damascus. Trong khi phương Tây hối thúc Liên hợp quốc tiến hành điều tra thì Nga cho rằng các cáo buộc như vậy làm xói mòn khả năng tổ chức hội nghị hòa đàm ở Geneva.

    Ngày 21/8, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết ông hy vọng các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria sẽ “cảnh tỉnh” những người ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad về bản chất của chế độ này.

    Bình luận của ông Hague được đưa ra trong bối cảnh Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) chuẩn bị họp liên quan tới cáo buộc của Liên minh Dân tộc Syria (SNC) đối lập rằng hơn 1.300 người đã thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/8 tại các khu vực của quân nổi dậy gần thủ đô Damascus. Anh và Pháp sẽ gửi một bức thư chung tới Tổng thư ký LHQ để đề nghị cho phép nhóm chuyên gia của LHQ tại Syria tới hiện trường điều tra vụ việc.
    - Xem hình ảnh

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips