Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Cung thỉnh: kinh... thủm

- Cung thỉnh tượng Bác trước trụ sở UBND TP HCM về nơi khác (NLĐ). Đưa cụ đi đâu hay lại đưa cụ vào chùa? Mời xem lại: Đức Pháp chủ chủ trì lễ yên vị tượng Bác Hồ tại Học viện Biên phòng (PGVN). Khi chết, cụ di chúc bảo thiêu cụ thì lại xây cái lăng to đùng để nhốt cụ lại, không cho cụ đi đầu thai. Cụ không tin Phật, Chúa, thánh thần thì lại đưa cụ vào chùa. Không hiểu con cháu cụ “Học tập và làm theo…” cụ cái kiểu gì vậy?
Bổ sung, hồi 7h20′: không hiểu sau lời bình trên, NLĐ có “nhột”, mà đã đổi cái tựa thành “Dời tượng Bác …“? Còn trên Tuổi trẻ thì vẫn Cung thỉnh tượng “Bác Hồ với thiếu nhi” về Nhà Thiếu nhi TP.HCM. Có lẽ quyết định này cũng là “nhất cử lưỡng tiện”, vừa có thêm tiền cho các bên đang… cần tiền, vừa đỡ gây phản cảm khi đặt bức tượng ở vị trí lâu nay.
Đọc tới đây, xin các tín đồ của “Đạo bác Hồ” chớ vội nóng gáy. Nói “gây phản cảm” là có cái lý chớ không phải “xúc phạm lãnh tụ” gì đâu. Vì trước khuôn viên một cơ quan công quyền lớn nhất thành phố, lại “mang tên bác” nữa, không thể để hình ảnh bác cứ tối ngày không chịu làm việc, mà nô đùa với con trẻ, gây ồn ào ảnh hưởng công việc, tới tính nghiêm minh của cơ quan được. Nếu vẫn say mê dựng bác khắp hàng cùng ngõ hẻm để dọa tụi con cháu bác nay hư đốn nhiều quá, thì nên dựng tượng bác đang ngồi làm việc thì hơn. Có lẽ các vị trong Ủy ban cũng cùng chung suy nghĩ này, khi thấy bao năm nay đám cán bộ đảng viên làm việc thì ít, chơi nhiều… nên mới quyết định vậy?
Còn riêng về ngữ nghĩa, thử tìm từ “cung thỉnh” coi nó được dùng trong những trường hợp nào. Tra mỏi mắt Từ điển tiếng Việt, của Trung tâm Từ điển học, 2007, thì không thấy từ này. Chạy qua cuốn Từ điển Từ và Ngữ của GS Nguyễn Lân … A đây rồi! “Cung thỉnh: (Cung: kính cẩn; Thỉnh: mời). Mời một cách kính cẩn” (tr.453). Vậy thì xin “giải mã” cho cái tựa của NLĐ và TT, sẽ là: “Kính cẩn mời tượng ‘Bác Hồ và với thiếu nhi’ về Nhà Thiếu nhi TP.HCM”. Điên!
“Giản yếu Hán Việt Từ điển, NXB Khoa học Xã hội 1992 của Học giả (Cụ) Đào Duy Anh giải thích: Cung: Kính cẩn. Thỉnh: Xin người trên; hỏi; mời; cầu nguyện yết kiến. Cung thỉnh: Kính cẩn mà xin”. Vậy nếu theo nghĩa này thì từ “cung thỉnh” mà các báo dùng bữa qua lại càng sai lạc. Có lẽ họ muốn có một từ nghe có vẻ trang trọng, nhưng đã nhầm với từ “cung nghinh”, sát nghĩa hơn.
Tuy nhiên, qua vụ “cung thỉnh”, “cung nghinh” tượng Hồ Chí Minh này, cần phải tiếp tục phê phán một thói ham muốn bệnh hoạn làm hỏng thêm hình ảnh lãnh tụ HCM của những người CSVN. Từ việc cố đem tượng của ông “ấn” vào các chùa chiền miếu mạo, cho ngồi “chung một chiếu” với Đức Phật là quá bậy bạ ngu xuẩn. Giờ trên ngôn ngữ báo chí, cũng cố kiếm những ngôn từ dân gian thường dùng cho các hoạt động tôn giáo, để đem ra “áp” vào người cộng sản vô thần HCM, cũng thật lố lăng. Phải chăng một khi càng nhận ra chính thứ chủ thuyết mà mình theo, cũng như chính mình đã quá mất “thiêng” trong lòng người dân, nên cố bấu víu vào những hình tượng nào đó còn giữ được tình cảm trong dân, rồi kế đến là bôi sơn vẽ phấn lòe loẹt thêm cho  hình tượng đó, hy vọng nó được “thiêng” hơn nữa? Thối!
BASAM tin-thu-tu-12-06-2013
Bài cũ:

'Buôn thần, bán thánh' nở rộ ở Việt Nam

Bác còn sống mãi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips