1/ Đọc trước trích đoạn của Vũ Ánh trên Người Việt: Chuyện
hình bìa báo Time bị “Photoshop”:
Hình trang bìa của tuần báo Time số báo tuần đầu tiên Tháng Sáu là hình chụp lốc xoáy ở Oklahoma mới đây với nhan đề “16 minutes: That's how much time you have to save your life - The Story of the Oklahoma tornado,” bài và hình của David von Drehle & Jeffrey Kluger. Tờ Time còn kỹ đến mức ghi dưới bức hình giờ ghi hình và họ tính ra là 6 phút sau khi lốc xoáy giáng xuống thành phố Moore gần Oklahoma City vào ngày 20 Tháng Năm. Tuần báo Time là một tuần báo không những được lưu hành trên khắp nước Mỹ mà còn trên khắp thế giới, số đầu tiên được ấn hành vào ngày 23 Tháng Ba năm 1923 tính ra đến nay đã tồn tại được 90 năm. (Hình trên lấy từ Time magazine covers)
...Nhưng cũng mới đây vào thời gian mà hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Ðinh Nguyên Kha ở Việt Nam bị bắt và bị tòa án tỉnh Long An khép án tù sáu năm và tám năm, thêm ba năm quản chế, vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước XHCN, theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự,” trong cộng đồng mạng lại thấy xuất hiện một hình bìa khác của tuần báo Time, số báo tuần đầu tiên Tháng Sáu hình chụp nữ sinh viên Phương Uyên trước vành móng ngựa.Thú thực, vốn là người không biết, không hiểu gì về photoshop cả và dù trước mặt có số báo Time tuần này đề ngày 3 Tháng Sáu 2013, nhưng tôi cũng giật mình: Người không bao giờ nhìn thấy hay biết về tờ tuần báo thời sự này sẽ không nhận ra thế nào là thật, thế nào là giả. Gọi đến mấy ông bạn thân rành về photoshop và nhiếp ảnh, họ mắng tôi ngay: “Thằng cả đẫn, đi lấy ngay một lớp photoshop cho chúng tao nhờ. Thế mày không nhận cái hàng chữ chủ đề cho trang bìa có cái font chữ và màu sắc mà tao chưa thấy tờ Time sử dụng bao giờ. Nó ‘mập’ hơn nhiều. Thằng làm hàng giả có lẽ chỉ lo săm soi bức hình Phương Uyên thôi, không để ý đến chi tiết này.” (Hình thấy trên trang này)
...Vụ hình bìa báo Time lớn hơn vì hình ảnh ghép lại liên quan đến một người trẻ đang tranh đấu chống lại chế độ độc tài ở Việt Nam và đang ngồi tù. Do được lưu hành trong thế giới ảo qua rất nhiều email chuyển đi cho nên khó có thể truy nguyên ra nguồn gốc tác giả món hàng giả này và nay đang tạo ra một cuộc tranh cãi với phần đông là những lời lẽ thiếu lịch sự. Không biết sinh viên Nguyễn Phương Uyên đang nằm trong tù ở Việt Nam có biết hình mình bị đăng trên một bìa báo “mạo danh báo Time” không, nhưng rõ ràng cuộc tranh đấu của cô, những cái giá mà cô và gia đình cô phải trả đã bị đem ra gán ghép vào một thứ hàng mạo danh. Cứ thử tưởng tượng một ngày nào đó, đám chấp pháp ở Việt Nam gọi cô lên “làm việc” và trưng cho cô xem một hình bìa báo Time thật, một hình bìa giả trên đó có hình của cô thì tôi không hiểu Phương Uyên sẽ thất vọng như thế nào và cảm tình của cô đối với cộng đồng này ra sao?
Tác giả của “hình bìa báo Time giả” có thể ở Việt Nam, có thể ở trong các cộng đồng người Việt hải ngoại. Có khi hàng giả này là một trò đùa thiếu ý thức, có khi là một dụng ý, hậu ý, thật khó lòng biết được. Nhưng rõ ràng bức hình đã gây thêm tác hại cho uy tín của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Ðây không thể là chuyện nhỏ được khi uy tín và danh dự cộng đồng chống Cộng bị thử thách rất nghiêm trọng, vì có kẻ đã chơi hàng giả hoặc từ bên Việt Nam hàng giả truyền thông đã được đẩy sang cộng đồng mạng của người Việt hải ngoại. Hiện nay do sự phát triển của Internet và kỹ thuật photoshop khiến người ta chỉ có thể ngăn chặn được từng vụ, chứ không thể kết thúc hẳn các cuộc tấn công khi tính sĩ diện chỉ thích vơ vào gương thành công và nhất là khi cố tật “chỉ nhìn thấy nhà người khác có rác” vẫn còn được biểu lộ mạnh trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. (hết trích)
2/ Hậu sinh lạm bàn:
Kính bác Vũ Ánh (nếu bác chính là người được giới thiệu ở đây)
Cháu sống ở Sài goòng, "ý tại ngôn ngoại" nên chỉ xin gạch mấy cái đầu bờ:
- Chỉ có mỗi cái bìa "giả mạo" mà bác đã liên đới được nhiều câu chuyện và viết được hẳn một bài báo dài (đúng là nhà báo). Đọc xong cháu thấy bác chỉ "lo bò trắng răng", đã thế bác lại còn "nâng quan điểm" ghê quá... không biết kiều bào ta phản ứng thế nào? Chứ cháu thì thấy chẳng có gì phải ầm ĩ...
- Để khỏi bị gọi là "thằng cả đẫn" và cũng chẳng cần "lấy ngay một lớp Photoshop" mần gì cho tốn xèng, bác cứ vào trang này theo cháu, thế là tha hồ có ngay hàng tấn ảnh... giả mạo:
Kính bác Vũ Ánh (nếu bác chính là người được giới thiệu ở đây)
Cháu sống ở Sài goòng, "ý tại ngôn ngoại" nên chỉ xin gạch mấy cái đầu bờ:
- Chỉ có mỗi cái bìa "giả mạo" mà bác đã liên đới được nhiều câu chuyện và viết được hẳn một bài báo dài (đúng là nhà báo). Đọc xong cháu thấy bác chỉ "lo bò trắng răng", đã thế bác lại còn "nâng quan điểm" ghê quá... không biết kiều bào ta phản ứng thế nào? Chứ cháu thì thấy chẳng có gì phải ầm ĩ...
- Để khỏi bị gọi là "thằng cả đẫn" và cũng chẳng cần "lấy ngay một lớp Photoshop" mần gì cho tốn xèng, bác cứ vào trang này theo cháu, thế là tha hồ có ngay hàng tấn ảnh... giả mạo:
- Nếu như bác mong mọi người đều có thể nhận ra ngay bìa báo Time có hình Phương Uyên là giả mạo thì cháu lại mong những ai nhìn những tấm hình giả mạo trên đều tin là thật hoặc mong được như thật...
P/s: Cháu chỉ xin trừ tấm này:
P/s: Cháu chỉ xin trừ tấm này:
Trước đây ông Vũ Ánh từng nêu nghi vấn rằng nếu Miền Nam thắng cộng sản thì có thể người cộng sản sẽ bị người quốc gia đày đọa, hành hạ, ngược đãi còn hơn người cộng sản đã hành xử đối với người quốc gia sau ngày 30/04.
Trả lờiXóaMới đây, Ông lại có bài viết về cuốn sách Đức, A reporter’s love for a wounded people/Đức, Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều đau thương. Tác giả sách này là Uwe Siemon-Netto, một phóng viên chiến trường gốc Đức. Sau đây là trích đoạn thứ nhất từ bài viết của ông Vũ Ánh: “Những phụ nữ và trẻ thơ chết trong Tết Mậu Thân ở khắp nơi tại miền Nam hay ở miền Bắc từ sự độc ác của bất cứ phe nào trong cuộc chiến đều đáng thương cả. Họ đều là những thường dân!“.
Tác giả hành văn thiếu chính xác: dịp Tết Mậu Thân chỉ có phụ nữ và trẻ thơ ở miền Nam là nạn nhân, ở miền Bắc không có thảm cảnh đó. Ông Vũ Ánh chứng tỏ có triệu chứng dysgraphie, loạn năng viết.
Trích đoạn thứ hai: “Cái ác này (cái ác trong vụ Mỹ Lai) cũng không thua gì cái ác khi những đạn pháo kích của Cộng quân bắn một cách bừa bãi vào trường tiểu học Cai Lậy năm 1971 hay vào bất cứ khu vực đông dân cư nào thời chiến tranh. Ấy thế mà khi sang đây, ở đất nước Mỹ, ở thời đại văn minh của các phương tiện truyền thông mà còn có một cựu ký giả như tác giả cuốn sách nói trên phân biệt cái ác có chính sách và cái ác không phải là chính sách. Phân biệt nặng nhẹ từ những hành động tàn ác thì không nói làm gì, nhưng thiên lệch và biện minh cho cái ác là điều khó chấp nhận.“...
Chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã cưu mang, đào tạo, ưu đãi ông Vũ Ánh. Từ tận cùng vô thức, từ vực sâu tàng thức, Ông dành cho chế độ Miền Nam nhiều cảm tình. Ông biết ơn chế độ quốc gia. Nhưng nay Ông bỗng dưng quay lại chống báng tập thể tỵ nạn, đả kích cộng đồng lưu vong, phê phán Vietnamese diaspora. Hiện giờ nơi bệnh nhân Vũ Ánh tồn tại cùng một lúc hai tình cảm, hai thái độ trái ngược nhau đối với đồng hương quốc ngoại. Ông vừa yêu vừa ghét cùng một đối tượng tâm lý. Chung qui cũng vẫn lại là ambivalence. Thực ra tính hai chiều của tình cảm vốn là bình thường nhưng nếu không vượt qua được mâu thuẫn tâm thần thì nó trở thành bệnh lý...
BS TRẦN VĂN TÍCH QYHD/9
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, vừa đột ngột qua đời tại tư gia ở quận Cam, California, vào trưa ngày Thứ Sáu, 14 tháng Ba, 2014, thọ 73 tuổi.
Trả lờiXóaSau khi miền Nam sụp đổ, ông bị bắt đi tù “cải tạo” 13 năm. Trong lúc ở tù, ông làm tờ báo “chui” có tên Hợp Đoàn. Vì hoạt động này, ông bị cùm biệt giam với tổng thời gian đến sáu năm.
Ra tù, ông làm nhiều nghề khác nhau tại Sài Gòn, từ xẻ gỗ, dạy Anh Văn, cho đến đạp xích lô.
Ông sang Mỹ định cư theo diện H.O. vào năm 1992.
Định cư tại Hoa Kỳ, ông làm việc cho nhiều cơ quan truyền thông khác nhau. Ông từng là Chủ Bút Nhật Báo Viễn Đông do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sáng lập.
Khi làm việc tại nhật báo Người Việt, ông đảm nhiệm vị trí Tổng Thư Ký, sau đó là Chủ Bút, trong nhiều năm. Ngoài ra, ông từng cộng tác và là trụ cột của nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Quận Cam, trong đó có nhật báo Việt Herald, đài phát thanh VNCR, đài truyền hình SBTN.
Những năm cuối đời, ông cộng tác và đặc biệt nâng đỡ tuần báo “Sống,” do một số nhà báo trẻ chủ trương. Cuộc hẹn hàng tuần của ông để ăn trưa cùng các đồng sự tại “Sống” đã không thể diễn ra.
Vũ Ánh là một nhà báo yêu nghề và say mê với công việc. Ông qua đời tại phòng làm việc tại tư gia; bài báo cuối cùng của ông mang tựa đề "Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí," được gởi đến Nhật Báo Người Việt lúc 11:37 phút sáng của ngày cuối cùng trong cuộc sống ông. Bài báo được đăng trong trang A1 của số báo hôm nay, trên mục “Sổ Tay” hàng tuần.
Nhà báo Vũ Ánh là người cương trực nhưng rất thân thiện với đồng nghiệp, bằng hữu, và có tinh thần nâng đỡ đồng nghiệp trẻ tuổi.
Ông cũng là một nhà báo chống Cộng triệt để theo cách suy nghĩ và quan điểm độc lập của riêng mình.