Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Quà tặng tân giám đốc công an Hà Nội

Ngài Nguyễn Đức Chung, đại tá tân giám đốc CA Hà Nội, 45 tuổi, quê Hải Dương thạc sĩ Luật, cử nhân kinh tế, đại biểu Quốc Hội... Kính chuyển ngài món quà dân sở tại mến tặng nhân dịp thăng quan...

 
Cập nhật 4:50 PM ngày 03/9/2012

6 nhận xét:

  1. TT - Ngày 1-9, Công an Hà Nội cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Đông Anh đã khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích” xảy ra tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, bắt giữ bốn nghi phạm gồm Hoàng Ngọc Tuyên (32 tuổi), phó ban Công an xã Kim Nỗ; Nguyễn Trọng Kiên (21 tuổi), Đoàn Văn Tuyến (29 tuổi), Hoàng Ngọc Thức (24 tuổi), đều là công an viên xã Kim Nỗ, về hành vi trên.

    Trước đó khoảng 8g15 ngày 30-8, UBND xã Kim Nỗ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng của gia đình ông Nguyễn Mậu Diệp tại thôn Đoài, xã Kim Nỗ. Đến khoảng 13g30 cùng ngày, ông Nguyễn Đức Vọng, trưởng Công an xã Kim Nỗ, nhận được tin báo của ông Nguyễn Mậu Phú (55 tuổi, trú ở thôn Đoài) về việc vợ ông Phú là bà Đoàn Thị Bút (54 tuổi) bị ông Nguyễn Mậu Thuận (54 tuổi, con trai ông Diệp) dùng gạch đánh gây thương tích nên phân công Hoàng Ngọc Tuyên và Nguyễn Mậu Thành (công an viên) đến giải quyết vụ việc.

    Thông tin ban đầu cho biết tại trụ sở ban công an xã, các công an viên Nguyễn Trọng Kiên, Hoàng Ngọc Thức và Đoàn Văn Tuyến đã sử dụng còng số 8 khóa tay ông Thuận ra phía sau rồi đưa ông Thuận vào ngồi ghế gỗ trong phòng làm việc. Ông Thuận bị cho là có hành vi chửi bới, lăng mạ và đe dọa lực lượng công an xã nên tiếp tục bị các công an viên này dùng bốn còng số 8 khóa hai chân, hai tay vào chân ghế. Nguyễn Trọng Kiên và Hoàng Ngọc Tuyên dùng dùi cui cao su đánh liên tiếp vào đùi phải và đùi trái ông Thuận. Hoàng Ngọc Tuyên còn bảo Kiên dùng hai cây bút bi kẹp vào các ngón tay của ông Thuận và bóp mạnh. Hoàng Ngọc Tuyên hỏi ông Thuận, yêu cầu Nguyễn Trọng Kiên ghi lời khai nhưng ông Thuận không ký biên bản nên cả hai tiếp tục đánh ông Thuận.

    Đến khoảng 16g cùng ngày, thấy ông Thuận có biểu hiện khó thở, các công an viên này mới tháo còng cho ông Thuận lên giường trong phòng làm việc, dùng tay ép lồng ngực hô hấp nhân tạo cho ông Thuận, đồng thời gọi điện cho Trạm y tế xã Kim Nỗ đến cấp cứu. Sau khi khám, trưởng Trạm y tế Kim Nỗ Nguyễn Thị Hạnh yêu cầu đưa ông Thuận đến Bệnh viện Đa khoa Đông Anh cấp cứu.

    Bệnh viện Đa khoa Đông Anh xác định ông Nguyễn Mậu Thuận được đưa vào viện lúc 16g45 trong tình trạng da lạnh, tím toàn thân, huyết áp không đo được, nhịp thở không thấy, đồng tử giãn tối đa, không có phản xạ ánh sáng, ngừng tuần hoàn ngoại biên, đã tử vong. Qua khám nghiệm pháp y xác định nạn nhân bị gãy xương sườn số 6, 7, 8 bên trái.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trói lại rồi đánh đến chết, còng tay vào ghế trụ sở, tội phạm đã bị vô hiệu hoá hoàn toàn. Không còn khả năng gây nguy hiểm, thậm chí còn dùng bút kẹp tay tội phạm để xoắn tra tấn thì hiển nhiên kẻ phạm tội không còn gây được nguy hiểm nào cho người điều tra. Thế mà vẫn bị đánh chết.

      Bản kết luận có đoạn là ông Thuận đang trong tình trạng say rượu, bị bệnh xơ gan.

      Lại một trò nữa để tung ra giảm nhẹ đầy tính toán. Người ta vẽ lên một nạn nhân hung hãn, say rượu, mang trọng bệnh để khiến thiên hạ nghĩ người này chết cũng có thể nhiều nguyên nhân. Nhưng kết luận này lại rất quan trọng cho những người hiểu luật. Nó chỉ có tác dụng là mê hoặc dư luận chứ người làm luật thì không. Bản kết luận này ý nói ông Thuận say rượu nên hành động hồ đồ nên dẫn hậu quả như vậy. Nhưng nó cũng kết luận quan trọng cho thấy dù biết ông Thuận say rượu nhưng các công an xã Kim Nỗ vẫn cố tình lấy cung, lấy lời khai, thậm chí tra tấn để lấy lời khai và bắt ký nhận.

      Theo bản tin thì 13 giờ 30 công an nhận tin báo, rồi đến 16 giờ ông Thuận được đi cấp cứu. Nhưng trước đó quá trình hỏi cung đã hoàn tất khi bản tin nói ông Thuận không chịu ký nhận vào bản khai.

      Vậy chưa đến 2 giờ 30 phút từ khi nhận tin ở cơ sở, cho người xuống đến nơi mời đối tượng về trụ sở, chỉ trong vòng từng ấy thời gian cuộc hỏi cung đã xong. Biên bản hỏi cung đã kết thúc. Nếu bạn nào từng làm việc với điều tra, đều biết rằng đầu tiên người ta hỏi thân nhân, gia đình, nghề nghiệp mọi thứ ấy đã mất khối thời gian vì cán bộ điều tra phải ghi đầy đủ từng người thân cha mẹ, anh chị en, vợ con làm gì, ở đâu, sinh năm bao nhiêu. Rồi hỏi kể lại chi tiết ở hiện trường bắt đầu thế nào, quần áo màu gì, có ai ở đó, nói gì, hành động gì, nguyên nhân ra sao.... đến một cái biên bản mà bạn vi phạm giao thông bình thường cũng lằng nhằng mất tiếng đồng hồ. Đừng nói chuyện biên bản một sự vụ được hỏi ở đồn công an. Nhất là ở đây điều tra còn kết luận là trong lúc làm việc ông Thuận chửi bới, lăng mạ cán bộ tức là khối thời gian đã mất vào việc đó của ông Thuận nữa.

      Nếu hỏi việc hỏi cung diễn ra nhanh chóng đầy quyết liệt như thế, nhất là với một người say rượu nữa. Chỉ trong từng ấy thời gian, thì chuyện chết người ở đồn công an không phải chỉ là hôm nay.
      (Click tiêu đề xem toàn bài)

      Xóa
    2. Khi đọc kỹ thông tin các báo đưa ra, người đọc dễ dàng thấy rằng, cả 4 người tham gia đánh ông Thuận tuổi đời còn khá trẻ, người lớn nhất sinh năm 1980 (32 tuổi) và người trẻ nhất 1991 (21 tuổi). Điều gì khiến họ thẳng tay như thế với nạn nhân?

      Đánh một người trong tình trạng say rượu? không có khả năng tự vệ (vì bị còng tay vào ghế) đến gãy 3 xương sườn?

      Ông Thuận - nạn nhân trong vụ án trên - không phải là tội phạm nguy hiểm vậy thì lý do gì mà một lúc đến 4 công an viên cùng đánh đập ông dã man, tàn nhẫn đến vậy?

      Trước hết, chính các tình tiết giảm nhẹ của các vụ án làm chết người trong khi thi hành công vụ bị đưa ra xét xử. cùng các bản án đối với những công an viên đã từng đánh chết dân không đủ mạnh để răn đe họ.

      Sau nữa, nghiệp vụ kém cùng những ưu đãi thuộc dạng đặc quyền khiến cho không ít công an viên quên mất chức năng và quyền hạn của mình trong khi làm việc.

      Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có hơn 9 người chết sau khi "được mời" làm việc, hoặc bị tạm giữ tại đồn công an. Có lẽ con số đó là nhỏ nhoi so với tỷ lệ dân số, nhưng tính theo thời gian và tăng dần cấp độ bạo lực nghiêm trọng thì đó là điều đáng phải suy nghĩ với hệ thống luật pháp hiện nay.

      Công an đánh người trong khi nạn nhân không thể tự vệ, điều này không khác nào hành vi cố ý giết người trong cuộc sống thường ngày.
      Đúng - sai, theo tinh thần thượng tôn pháp luật đã có luật pháp phán xét, công an không có quyền sử dụng các hình thức đánh đập để tra tấn nhằm thị uy hoặc ép cung.

      Đặc biệt, với hoàn cảnh hiện tại của hệ thống pháp lý ở Việt Nam khi vai trò của luật sư biện hộ chưa được công nhận ngay từ lúc công dân bị mời, bị triệu tập làm việc với cơ quan chức năng thì việc lực lượng công an sử dụng bạo lực trong khi thi hành công vụ cần phải được xử nghiêm để đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp với tất cả mọi người.

      Mỗi lần đọc được tin công an đánh dân, có người chết trong/sau khi làm việc với công an, mọi người nghĩ gì?
      (Click tiêu đề xem toàn bài)

      Xóa
  2. LOS ANGELES (AP) - Ít nhất năm cảnh sát bị đem ra điều tra, sau khi một phụ nữ bị chết trong lúc vây bắt bằng võ lực.
    Cảnh Sát Trưởng Charlie Beck cho biết, trong tiến trình bắt bớ, có lúc phụ nữ này bị đạp vào chỗ kín. Ông nói: “Tôi xem vụ bắt người gây nên tử vong là chuyện nghiêm trọng và tôi tin là sẽ tìm ra sự thật cho dù đi đến đâu.”
    Phó Cảnh Sát Trưởng Bob Green cho hay, bà Alesia Thomas mới đầu để lại hai bé con 3 tuổi và 12 tuổi tại trạm cảnh sát, bảo rằng bà nghiện ma túy không thể chăm sóc nổi, rồi bỏ đi.
    Cảnh sát tìm đến nơi cư ngụ của người phụ nữ ở ngoại ô phía Nam và bắt bà về tội tình nghi gây nguy hiểm cho trẻ con.
    Một cảnh sát dùng chân quét ngang khiến bà Thomas té nhào xuống đất, trong khi hai cảnh sát khác sấn vào còng tay ra phía sau. Vì là một người lớn con nên thêm hai cảnh sát nữa hiệp lực để đưa vào xe.
    Theo ông Green, trong khi giằng co, một nữ cảnh sát đã đạp vào chỗ kín của bà.
    Khi đưa vào được bên trong xe rồi, máy quay phim gắn sẵn trong xe cho thấy bà Thomas đã tắt thở.
    Ông Green cho biết, hôm Thứ Tư ông có cho thuyên chuyển một đội trưởng cảnh sát nhân biến cố này.
    P/s: Chờ xem vụ này Mỹ xử thế nào

    Trả lờiXóa
  3. Thông tin ban đầu cho biết tại trụ sở ban công an xã, các công an viên Nguyễn Trọng Kiên, Hoàng Ngọc Thức và Đoàn Văn Tuyến đã sử dụng còng số 8 khóa tay ông Thuận ra phía sau rồi đưa ông Thuận vào ngồi ghế gỗ trong phòng làm việc. Ông Thuận bị cho là có hành vi chửi bới, lăng mạ và đe dọa lực lượng công an xã nên tiếp tục bị các công an viên này dùng bốn còng số 8 khóa hai chân, hai tay vào chân ghế.

    Nguyễn Trọng Kiên và Hoàng Ngọc Tuyên dùng dùi cui cao su đánh liên tiếp vào đùi phải và đùi trái ông Thuận. Hoàng Ngọc Tuyên còn bảo Kiên dùng hai cây bút bi kẹp vào các ngón tay của ông Thuận và bóp mạnh. Hoàng Ngọc Tuyên hỏi ông Thuận, yêu cầu Nguyễn Trọng Kiên ghi lời khai nhưng ông Thuận không ký biên bản nên cả hai tiếp tục đánh ông Thuận.

    Đến khoảng 16g cùng ngày, thấy ông Thuận có biểu hiện khó thở, các công an viên này mới tháo còng cho ông Thuận lên giường trong phòng làm việc, dùng tay ép lồng ngực hô hấp nhân tạo cho ông Thuận, đồng thời gọi điện cho Trạm y tế xã Kim Nỗ đến cấp cứu. Sau khi khám, trưởng Trạm y tế Kim Nỗ Nguyễn Thị Hạnh yêu cầu đưa ông Thuận đến Bệnh viện Đa khoa Đông Anh cấp cứu.

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips