Nhà văn Colombia từng đoạt giải Nobel, Gabriel Garcia
Marquez, qua đời hôm 17/4 tại Mexico ở tuổi 87. Ông nổi danh nhờ thủ bút hiện thực thần bí, pha trộn một cách
độc đáo cái thần kỳ và cái tầm thường để rồi những gì kỳ
lạ trở nên bình dị. (Xem
toàn bài)
Bonus:
Một số tác phẩm kỳ ảo của Marquez qua minh họa của Anton Marrast, một họa sĩ minh họa nổi tiếng người Nga.
Bonus:
Một số tác phẩm kỳ ảo của Marquez qua minh họa của Anton Marrast, một họa sĩ minh họa nổi tiếng người Nga.
"Eva Is Inside Her Cat"
"Bitterness for Three Sleepwalkers"
"Eyes of a Blue Dog"
"The night when hosted bitterns"
Marquez và các tác giả Mỹ Latinh đến được Việt Nam tương đối khó khăn. Trước đây, một số người đọc qua bản dịch tiếng Anh. Việt Nam, nhất là miền bắc Việt Nam (công chúng rộng rãi) biết đến các tác giả Mỹ Latinh, như Marquez, là nhờ một nhóm vài ba dịch giả, nguyên là sinh viên ngữ văn đại học Tổng hợp, khi ra trường công tác tại Thông tấn xã Việt Nam, được cử sang Cuba học tiếng Tây Ban Nha : các anh Nguyễn Trung Đức, Phạm Đình Lợi, Nguyễn Quốc Dũng, Bùi Ngọc Hải… Khi về nước, một số anh, như anh Nguyễn Trung Đức, xin chuyển về Viện Văn học, và từ đấy chuyên chú dịch các tác phẩm Marquez.
Trả lờiXóaTôi nhớ các tác phẩm như "Ngài đại tá chờ thư", "Trăm năm cô đơn", "Ký sự về một cái chết được báo trước", "Tình yêu thời thổ tả"… Càng về sau, các tác phẩm của Marquez càng được cập nhật hơn. Sau khi anh Nguyễn Trung Đức qua đời, cái dòng dịch Marquez có phần bị ngưng lại, vì gần như không có chuyên gia.
Còn có một nguồn nữa để giới nghiên cứu và giới văn học nói chung biết về văn học Mỹ Latinh là thông qua tiếp xúc với văn học Nga, kể cả Nga Xô Viết lẫn Nga hậu Xô Viết. Một số nhà nghiên cứu được học từ Nga về, bàn luận về văn học Mỹ Latinh, về Marquez được giới thiệu ở Nga như thế nào. Anh Phạm Vĩnh Cư chẳng hạn, anh ấy rất tán thưởng cuốn « Mùa thu của trưởng lão ». Nhưng anh Nguyễn Trung Đức, vì một lý do nào đó, đã không kịp dịp dịch cuốn này.
Điều gì đặc biệt hấp dẫn trong tác phẩm Marquez với độc giả Việt Nam?
Truyện của Marquez đối với Việt Nam lạ ở chỗ trong những câu chuyện có vẻ như rất đời thường, lại có những cái ảo, cái kỳ diệu xen vào những cái như thật. Ông ấy miêu tả một thiên thần như một người đời, người đang sống mà chúng ta gặp hàng ngày. Bỗng nhiên gặp một người từ đâu trôi giạt đến, nhưng hóa ra đấy lại là một người có cánh.
Tôi nhớ là cách mà ông ấy trình bày khiến người ta thấy cái ảo như là cái thật. Chuyện không có thật, không thể có thật, nhưng ông ấy viết như là có thật. Trong truyện « Biển của người đã mất », ông ấy nói về những người đang sống với hiện tại, đồng thời quan hệ với cái ngày xưa, cái đã mất rồi, cứ như là thật. Cái kỳ ảo của Marquez khác với những gì các tác giả Việt Nam đã từng viết. (…) Trước đó, thông thường trong dân gian hay với những người viết truyện "ma", những chuyện được kể lại là không có thật, theo kiểu Liêu Trai, rất kỳ lạ, gặp rồi không thấy. Còn ở Marquez rất khác.
Có một sự đồng cảm nào đó của bạn đọc Việt Nam với Marquez?
Xóa"Trăm năm cô đơn" có thể gọi là một bi kịch của một cộng đồng đóng kín. Ở nghĩa chung như thế, độc giả Việt Nam và giới văn học Việt Nam cảm nhận được. Nhưng nhiều vấn đề khác, nhiều tác phẩm khác thì không chắc. Ví dụ như tập truyện ngắn "Đại tá chờ thư"…, trong đó có nhiều cái gắn với lịch sử của Mỹ Latinh, những cuộc chiến tranh, hay nội chiến…
Hay là các tác phẩm sau này ông ấy cập nhật những nội dung mới, như "Tình yêu thời thổ tả", thì tôi thấy người ta tò mò, chứ cũng không phải là nhận ra được nó. Ví dụ như ông ấy có sự miêu tả tương đối cởi mở với vấn đề tính dục. Lúc tác phẩm ấy ra đời và bắt đầu được dịch, vấn đề ấy vẫn còn đang là điều mà thị hiếu của công chúng, cũng như độ khép của kiểm duyệt, vẫn còn gây khó khăn cho việc tiếp nhận.
Sau này khi ông viết một tác phẩm nữa là « Tướng quân giữa mê hồn trận », tôi thấy chắc là người ta có thể sẽ khó khi đoán ra được cái nghĩa thực sự của tác phẩm ấy. Bởi vì tác phẩm ấy in dấu nhiều cách nhìn của Marquez khi thế giới của phái tả, của « thế giới xã hội chủ nghĩa » không còn nữa. Mà đấy lại là nơi trước đây ông gửi gắm niềm tin, các thiện cảm. Tác phẩm này không được dịch ở Việt Nam cũng là đáng tiếc, vì đó là một tác phẩm được coi là viết về đề tài « độc tài ». Đây là một đề tài lớn của văn học Mỹ Latinh.
Cuốn « Mùa thu của trưởng lão », Nguyễn Trung Đức cân nhắc rất lâu, nhưng cuối cùng không dịch, có thể là do ở Việt Nam, công chúng cảm nhận về vấn đề « độc tài » trong chính trị thế kỷ XX rất là hời hợt. Do đó, các dịch giả, các nhà nghiên cứu khi thuyết minh về điều này cũng không nói rõ được. Có lẽ các nhà nghiên cứu, phê bình, khi viết về cái đó cũng quá thận trọng, thành thử ra công chúng Việt Nam cũng chưa nhận ra được đấy là một đề tài vừa rất quan trọng đối với Garcias Marquez, đồng thời là đề tài rất quan trọng đối với văn học tự sự Mỹ Latinh thế kỷ XX.
LẠI NGUYÊN ÂN