BBC - Chính quyền Hong Kong đã nhượng bộ và thôi các kế hoạch bắt buộc học sinh phải học các lớp học về giáo dục công dân về 'tinh thần yêu nước' Trung Quốc, sau nhiều tuần lễ diễn ra các cuộc biểu tình phản đối ở đây. Lãnh đạo đặc khu hành chính Hong Kong, ông Lương Chấn Anh, nói các lớp học nay sẽ có tính chất tùy chọn đối với các trường học.
"Các trường được trao quyền để quyết định thời điểm và cách thức mà họ muốn đưa môn giáo dục đạo đức và quốc dân vào học", người được Bắc Kinh chỉ định vào vị trí lãnh đạo Hong Kong nói. Giới chỉ trích cho rằng các kế hoạch là một nỗ lực để tẩy não trẻ em Hong Kong bởi chính quyền Bắc Kinh.
Còn Chính phủ nói rằng môn học này là quan trọng để thúc đẩy lòng yêu nước và bản sắc dân tộc của công dân.Tâm lí bài Bắc Kinh đang gia tăng gần đây ở đặc khu bán tự trị Hong Kong, một thành phố có 7 triệu dân.
Tự do
Chương trình giáo dục, trong đó có môn giáo dục công dân đại cương, với nhiều bài học gây tranh cãi về lịch sử Trung Quốc, được đề xuất và dự kiến đưa vào các trường tiểu học từ tháng 9/2012 rồi tiếp tục đưa vào các trường trung học cơ sở vào năm 2013.
Theo hãng tin AFP, sách giáo khoa môn học vốn được chính phủ tài trợ xuất bản đã ca tụng công lao của chính quyền độc đảng, đồng nghĩa nền dân chủ đa đảng với sự hỗn loạn, và che đậy những sự kiện lịch sử như vụ đàn áp Thiên An Môn và nạn đói khổng lồ dưới chế độ Mao Trạch Đông.
Hàng vạn người, đặc biệt là các em học sinh đã biểu tình thâu đêm
Truyền nước cho các em tuyệt thực, phản đối dạy 'yêu nước Trung Quốc'
Một cuộc khảo sát được công bố tuần trước cho thấy 69% học sinh phản đối các bài học giáo dục này. Bước nhượng bộ của chính quyền Hong Kong được
đưa ra chỉ một ngày sau khi các nhà hoạt động nói hơn 100.000 người biểu
tình đã tập hợp tại trụ sở của chính quyền thành phố. Không giống như phần còn lại của Trung Quốc,
Hong Kong được hưởng một mức độ tự do cao, trong đó có tự do báo chí,
quyền hội họp và minh bạch thông tin, cũng như các tổ chức tự quản. Phóng viên BBC ở Hong Kong nói vụ tranh cãi này
là ví dụ mới nhất về khoảng cách văn hóa, xã hội và chính trị vốn tồn
tại lâu nay giữa Hong Kong và đại lục. Cuộc phản đối cũng làm nổi bật sự nghi ngại sâu sắc mà nhiều người dân Hong Kong tiếp tục nhìn nhận về chính quyền Trung Quốc.
Những khẩu hiệu được in trên giấy A4: "Tự do tư duy", "Không tẩy não"
Xem thêm:
Dan-Hong-Kong-bieu-tinh-phan-doi-ap-dat-giao-duc-kieu-Trung-Quoc
Lãnh
đạo Hong Kong đối phó biểu tình
Hoãn
'giáo dục công dân' kiểu TQ
Một cuộc khảo sát được công bố tuần trước cho thấy 69% học sinh phản đối các bài học giáo dục này. Bước nhượng bộ của chính quyền Hong Kong được
đưa ra chỉ một ngày sau khi các nhà hoạt động nói hơn 100.000 người biểu
tình đã tập hợp tại trụ sở của chính quyền thành phố. Không giống như phần còn lại của Trung Quốc,
Hong Kong được hưởng một mức độ tự do cao, trong đó có tự do báo chí,
quyền hội họp và minh bạch thông tin, cũng như các tổ chức tự quản. Phóng viên BBC ở Hong Kong nói vụ tranh cãi này
là ví dụ mới nhất về khoảng cách văn hóa, xã hội và chính trị vốn tồn
tại lâu nay giữa Hong Kong và đại lục. Cuộc phản đối cũng làm nổi bật sự nghi ngại sâu sắc mà nhiều người dân Hong Kong tiếp tục nhìn nhận về chính quyền Trung Quốc.
Những khẩu hiệu được in trên giấy A4: "Tự do tư duy", "Không tẩy não"
Xem thêm:
Dan-Hong-Kong-bieu-tinh-phan-doi-ap-dat-giao-duc-kieu-Trung-Quoc
Lãnh đạo Hong Kong đối phó biểu tình
Hoãn 'giáo dục công dân' kiểu TQ
Xem thêm:
Dan-Hong-Kong-bieu-tinh-phan-doi-ap-dat-giao-duc-kieu-Trung-Quoc
Lãnh đạo Hong Kong đối phó biểu tình
Hoãn 'giáo dục công dân' kiểu TQ
Hoan hô phụ huynh và các em học sinh Hồng Kông. Tuy vậy, đây mới chỉ là "thắng lợi bước đầu". Lương Chấn Anh cùng với Bắc Kinh chắc chưa chịu ngồi yên!
Trả lờiXóaĐược đàng chân rồi sẽ lên đàng đầu, một Republic of Hong Kong; 香港共和國 cũng có thể lắm chứ.
Trả lờiXóaTrông người ngẫm ta mà thấy buồn buồn: tại sao họ lại làm được như vậy?