Cuối cùng thì hôm qua thứ hai, Trung cộng buộc phải ngăn chặn các cuộc biểu tình chống Nhật đã đi quá đà thành bạo loạn ở nhiều nơi trên toàn quốc.
Chính quyền Trung cộng ít khi nào cho phép dân chúng tổ chức biểu tình và các
đợt xuống đường vừa qua rõ ràng là có sự đồng ý ngầm của nhà nước. Tuy nhiên,
giới hữu trách hiện cũng rất cẩn thận để cho dân có cơ hội xả ra những giận dữ
của mình nhưng cũng cùng lúc không để tình hình đi quá đà và trở thành biểu tình
chống chế độ.
Xé cờ Nhật tại Vũ Hán
Đập phá cướp bóc cửa hàng bán sản phẩm Nhật, cũng như tấn công xe cộ mang nhãn
hiệu Nhật trên đường phố. Một số cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc còn
kêu gọi dân chúng chứng tỏ lòng yêu nước bằng cách tẩy chay hàng hóa và hủy các chuyến du lịch
Nhật.
Cuộc biểu tình bùng phát vào cuối tuần rồi về các hòn đảo đang tranh chấp ở
biển Ðông, được xem là cuộc phản kháng chống Nhật lớn nhất xảy ra ở Trung Quốc,
vào lúc mà nhiều công ty Nhật đang hướng đến các nước ở Ðông Nam Á, khi chi phí
lao động ở Trung Quốc đang ngày mỗi cao. Tuy nhiên, Trung Quốc không những vẫn
là bạn hàng lớn nhất của Nhật mà còn là thị trường tiêu thụ đang tăng trưởng
mạnh đối với nhiều ngành kinh doanh của Nhật.
Kyohei Morita, trưởng kinh tế gia Nhật tại Barclays nói: “Tinh thần bài Nhật tăng cao có thể trở thành một tác nhân để cho các công ty Nhật càng muốn rút ra khỏi Trung Quốc, để hướng đến các quốc gia ở Ðông Nam Á.”
Ngay trước khi xảy ra những vụ chống đối gần đây, các công ty Nhật đang bắt đầu cảm thấy Trung Quốc ít hấp dẫn hơn vì đồng lương tăng và dân số trong tuổi lao động lại giảm lần.
Kyohei Morita, trưởng kinh tế gia Nhật tại Barclays nói: “Tinh thần bài Nhật tăng cao có thể trở thành một tác nhân để cho các công ty Nhật càng muốn rút ra khỏi Trung Quốc, để hướng đến các quốc gia ở Ðông Nam Á.”
Ngay trước khi xảy ra những vụ chống đối gần đây, các công ty Nhật đang bắt đầu cảm thấy Trung Quốc ít hấp dẫn hơn vì đồng lương tăng và dân số trong tuổi lao động lại giảm lần.
Những khối đông đáng sợ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét