Nguyễn Hải Hoành/VHNA
...Nước Mỹ đứng đầu thế giới về tai họa do súng gây ra: trung bình hàng năm có khoảng 100.000 người thương vong bởi súng, trong đó chết chừng 30.000 (năm 1997 có 32.436 người chết). Tổng số người Mỹ chết vì tai nạn súng trong nước nhiều hơn tổng số lính Mỹ chết trong tất cả các cuộc chiến tranh ở ngoài nước. Tự tử bằng súng là một vấn nạn lớn. Tổng thống Obama thừa nhận cứ 36 giờ thì có 12 người Mỹ trẻ chết vì tội phạm bạo lực...
...Nước Mỹ đứng đầu thế giới về tai họa do súng gây ra: trung bình hàng năm có khoảng 100.000 người thương vong bởi súng, trong đó chết chừng 30.000 (năm 1997 có 32.436 người chết). Tổng số người Mỹ chết vì tai nạn súng trong nước nhiều hơn tổng số lính Mỹ chết trong tất cả các cuộc chiến tranh ở ngoài nước. Tự tử bằng súng là một vấn nạn lớn. Tổng thống Obama thừa nhận cứ 36 giờ thì có 12 người Mỹ trẻ chết vì tội phạm bạo lực...
...Những tai họa thảm thương nói trên không thể không liên quan tới việc từ xưa
tới nay tất cả các đời chính phủ Mỹ đều để cho dân chúng được quyền sở hữu và
mang súng theo người.
Trên thế giới không nước nào dân chúng sở hữu súng với mức độ cao như nước
Mỹ. 314 triệu dân Mỹ hiện nay làm chủ hơn 270 triệu súng các loại; bình quân mỗi
người lớn có hơn 1 khẩu súng...
...Khi tuyên bố về vụ Thảm sát kinh hoàng ở Colorado hai ứng viên Tổng thống là Obama và
Romney cũng không nói gì tới việc phải sửa đổi luật kiểm soát súng cho chặt chẽ
hơn. «Quan điểm của Tổng thống là chúng ta có thể tiến hành các biện pháp nhất
định để cách ly súng đạn khỏi tay những kẻ không nên có súng dưới các điều luật
hiện hành» — người Phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney chỉ nói thế khi Obama tới
Colorado để tưởng niệm các nạn nhân. Nhưng Obama không nói rõ đó là những biện
pháp nào. Romey nói ông tôn trọng quyền người dân mang theo vũ khí.
Tờ Washington Post viết: «Chúng tôi không kỳ vọng vụ thảm sát sẽ dẫn tới sự
xiết chặt luật lệ. Chúng tôi hiểu bầu không khí chính trị hiện nay», và kết
luận: «Luật súng của Mỹ hiện thật khó chấp nhận». Bầu không khí tờ báo muốn
nói là nếu bây giờ ứng viên Tổng thống nào đề nghị cấm súng thì chẳng khác gì tự
sát về chính trị. Trong vụ xả súng tại bang Arizona năm ngoái, nghị sĩ Gabby
Giffords của bang này bị thương nặng nhưng chính quyền Arizona đâu có vì thế mà
tăng cường kiểm soát súng.
Rõ ràng nước Mỹ không cấm được súng. Vì sao vậy? Để trả lời câu hỏi này, cần
xem xét các yếu tố lịch sử và văn hóa của nước Mỹ...
...Hiến pháp Mỹ thông qua năm 1789 chỉ có 7 điều nhưng lại có tới 27 điều Bổ sung
(Amendment, còn dịch là Tu chính án); trong đó 10 điều Bổ sung đầu tiên gọi là
Luật về Quyền lợi (Bill of Rights). Điều Bổ sung số II có tiêu đề
Quyền giữ và mang vũ khí, được thông qua ngày 15/12/1791 bảo đảm các
công dân Mỹ có quyền sở hữu và mang súng. Về sau chính quyền hơn một nửa số bang
ở Mỹ tán thành Học thuyết Castle, tức học thuyết chủ trương cho phép cá
nhân được tự vệ chính đáng kể cả sát thương thay vì rút lui khi bị tấn công, và
thể hiện nó bằng luật Stand your Ground (Đứng nguyên tại chỗ, nếu không
tôi sẽ bắn), tức luật cho phép nổ súng khi bị đe dọa...
...Ngày 13/9/1994, Tổng thống Clinton ký lệnh cấm súng tấn công (là loại có thể sát
thương nhiều người cùng một lúc), nhằm mục đích giảm thương vong do các tai nạn
súng, quy định việc buôn bán 19 loại súng tấn công quân dụng và hộp đạn trên 10
viên là bất hợp pháp. Nhưng lệnh có kèm một điều là chỉ có thời hạn 10 năm, sau
đó nếu Quốc hội không ủy quyền kéo dài thời hạn thì lệnh cấm này tự động hết
hiệu lực. Năm 2004 (thời Tổng thống Bush con), dưới sức ép của NRA, Quốc hội Mỹ
không tuyên bố kéo dài thời hạn thi hành lệnh trên, như vậy nghĩa là lệnh cấm đó
thất bại. Hậu quả là những loại súng như AK-47, súng lục TEC-9 là những vũ khí
tấn công vốn chỉ cảnh sát mới được dùng, nay cũng được bán cho dân...
...Người nước ngoài đến Mỹ đều vô cùng ngạc nhiên khi thấy súng đạn được bày bán
khắp nơi như một mặt hàng bình thường. Người mua chỉ cần có đủ các điều kiện về
tuổi quy định, không có tiền sử phạm tội hoặc bệnh tâm thần và được cảnh sát cho
phép thì có thể được mua súng và cấp Giấy phép sở hữu súng. Người mua chỉ cần tự
khai vào một biểu mẫu. Người bán gửi bản khai đó cho cảnh sát; sau khi đối
chiếu với hệ thống hồ sơ lưu trữ toàn quốc về nhân thân của công dân Mỹ, cảnh
sát sẽ trả lời có cho phép mua súng hay không (mọi liên lạc đều qua mạng); nếu
thấy có vấn đề, cảnh sát lập tức đưa người đó về đồn thẩm tra. Nơi bán súng
thường có bãi thử súng. Ai chưa biết cách dùng súng thì không được mua súng.
Người mua súng phải qua sát hạch tương tự khi lấy bằng lái xe: sát hạch lý
thuyết rồi sát hạch thực tế khả năng dùng súng. Có giấy phép rồi hàng năm phải
trình xét...
Cali Today News - Một vụ nổ súng giết người lại xảy ra trong một siêu thị Pathmark ở New Jersey sáng thứ sáu 31/8 làm ít nhất 3 người thiệt mạng, kể cả hung thủ nã súng, theo tin của truyền thông địa phương cho hay.
Trả lờiXóaTại siêu thị nói trên của thành phố Old Bridge, cách New York City khoảng 35 dặm vào lúc 4 giờ sáng thứ sáu, khi các nhân viên vừa chuẩn bị mở cửa siêu thị thì người ta nghe nhiều tiếng súng nổ.
Theo đài ABC tường thuật thì cảnh sát đến nơi thấy có 2 cửa sổ bị vỡ toang. Báo Star-Ledger trích thuật lời của Thị Trưởng Old Bridge là ông Owen Henry thì “hung thủ là một cựu nhân viên bất mãn của cửa hàng”
Ông Henry nói: “Đây là kiểu điện thoại báo tin tồi tệ nhất mà một Thị Trưởng phải cầm nghe. Bạn có thể chuẩn bị tinh thần cho loại tin như thế này nhưng bạn không không làm sao ngăn được chúng sẽ diễn ra”
Vụ tàn sát mới nhất xảy ra trong lúc Hoa Kỳ vẫn còn bàng hoàng về các vụ bắn giết bừa bãi trong các tuần lễ trước đó. Các nhà quan sát xã hội Hoa Kỳ cho là “trung bình vài ngày hay vài tuần lại xảy ra một vụ nổ súng giết người”
Trong tháng 7 một tên sát nhân đã nổ súng trong một rạp hát ở Colorado giết chết 12 người và đầu tháng 8 thì vụ tàn sát vì thù hận chủng tộc và tôn giáo tại một đền thờ người Sikh ở Wisconsin làm 7 người chết.
Trong tuần trước, một người đàn ông nổ súng giết chết một đồng nghiệp của mình ở ngay tại trung tâm Manhattan trước khi bị cảnh sát New York bắn chết.
Các nạn nhân ở siêu thị của New Jersey bao gồm 1 thiếu nữ 18 tuổi, 1 thanh niên 24 tuổi, cả hai đều là cư dân của Old Bridge còn hung thủ là thanh niên 23 tuổi. Cả ba là đồng nghiệp làm ca đêm cùng với từ 12 đến 14 người khác. Hung thủ đã tự sát sau đó.
Trần Vũ theo Reuters, KTVU và NBC News