Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Cải ủng hộ anh Thải

Vnexpress - Trong hội nghị giao ban quận, huyện về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý đất đai sáng 27/9, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo (hỗn danh Nguyễn Phế Thải) cho rằng việc người dân đi khiếu kiện là bày tỏ nguyện vọng cá nhân, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, cầm khẩu hiệu đòi đất đã "làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao".

Trích một vài còm trên trang anhbasam:
- Ngày đầu Thảo về ra mắt HĐND TP lên truyền hình mọi người đã xì xào: Chủ tịch HN gì mà xấu trai thế! Môi thâm, mồm dẩu, lông mày trụi thùi lụi! đôi mắt híp hệt 1 tên khựa! Kết cục sau mấy năm trị vì Hà Thành thanh lịch xuống cấp 1 cách thảm hại! Khi phỏng vấn Thảo hay chọn phông nền tranh sơn dầu hay 1 căn phòng ấm cúng và mở miệng là nói về thành tích nâng cấp tạo dựng những công trình, tác phẩm văn hóa trước khi nói về các thành tích kinh tế nhằm to vẽ phông nền tươi đẹp, phóng đại thành tích của mình! Cái kim lâu ngày cũng lòi ra, bây giờ mọi người biết thẩm mỹ của Thảo đến đâu rồi!

- Hình ảnh thủ đô, rợp màu áo đỏ
“Đẹp” vô cùng, tổ quốc ta ơi!
Bắt thang lên hỏi ông trời
Dân oan khiếu kiện, thằng nào gây ra?

- Bảo đảm 100% thằng cha nội Thế Thảo là dân choác chuyên nghiệp, nhìn cái môi tái đen thùi lùi cũng có thể chẩn được tên này là một con nghiện lâu năm. Trông mặt hắn là mọi người có thể mường tượng ra hình ảnh Thủ Đô ngày nay, nhớp nháp, nhầy nhụa, nhơ nhớp.
Vì Thủ Đô sạch đẹp, tại sao người dân ở đây chưa bắt tên này tống vào trại Phục Hồi Nhân Phẩm dài hạn nhẩy? Chẳng lẽ ai ai cũng “tỉnh bơ như người Hà Lội” hoài sao?
- Thưa ông Thảo:
1. Mặc áo màu quốc kỳ là người dân muốn bày tỏ sự công bằng trước Tổ quốc chung mà họ đã có công bảo vệ và xây dựng. Mặc áo cờ chính là họ còn tin tưởng phần lương tri còn lại của các ông đấy. Hay ông muốn người dân mặc áo đen có đầu lâu?
2. Khiếu kiện chỉ vì họ bị oan ức quá thể chứ họ không rồ mà đi khiếu kiện. Có quá nhiều người đi khiếu kiện chứng tỏ có quá nhiều bất công, điều đó các ông phải xem lại mình trước hết.
3. Lẽ ra chí ít có thể giảm khiếu kiện đông người khi họ cùng có một vụ việc, một nguyện vọng như nhau, nhưng chính các ông, bằng một cái nghị định gì đấy, bắt họ mỗi người một đơn, vậy mà các ông lại đổi cho dân “tập trung đông người”.
4. Lẽ ra đông đến mấy cũng có thể giải quyết nếu cơ quan nhà nước làm đúng pháp luật. Nhưng các ông lại đùn đẩy, trốn tránh, khiến đơn thư bị đá hết cơ quan này đến cơ quan khác, thành những vòng tuần hoàn không bao giờ hết và càng ngày càng đông.
5. Đông đến mấy cũng vẫn có thể trật tự nếu các ông tử tế tiếp dân, đằng này các ông lại nạt nộ, quát tháo, và đặc biệt cho công an bắt bớ, đánh đập. Biết bao người dân oan đã bị chửi, bị đánh, bị giam cầm. Oan ức chồng lên oan ức.
Các ông phải biết xấu hổ, vì tất cả những cái đó do các ông gây ra.

- Khi ông Nguyễn Thế Thảo từ Bắc ninh về làm chủ tịch Hà nội, quả thật tôi cũng có cảm tình, vì dù sao ông ấy cũng là người có học. Tôi và rất nhiều người dị ứng với các loại giáo sư TS Mác – leenin vì mấy ông này giáo điều, bảo thủ và không có suy nghĩ cuả dân ”có hoc”. Tuy nhiên, sau mấy năm ông ấy làm chủ tịch HN, thì thấy rằng HN ngày càng tồi tệ: Y tế, giáo dục, Văn hóa, đầu tư, xây dựng cơ sở Hạ tầng. Nói thật, nếu ông Nguyễn Thế Thảo mà so với sự quản lý của ông Nguyễn Bá Thanh (Đà nẵng) và ông Nguyễn Sự ( Hội an), thì ông Thảo chẳng được % nào. Đặc biệt ông Thảo ban hành lệnh khống chống biểu tình, vi phạm Hiến pháp và gọi người đi biểu tình chống Trung quốc xâm lược là phản động, thì hình ảnh của ông Nguyễn Thế Thảo hoàn toàn sụp đổ trong con mắt của mọi người (trừ nhóm lợi ích của ông).
Nay, ông lại cho rằng mặc áo in cờ Tổ quốc làm xấu đi hình ảnh Thủ đô, thì thật là hết nhẽ. Bên Mỹ phụ nữ mặc quần lót có hình quốc kỳ. Đó là yêu nước. Ở HN, tại sao người dân phải làm vậy, trách nhiệm đó của chính ông.
Hết khóa này chắc là cũng về làm dân đen thôi, khi ông chết có để nhân dân tỏ lòng tiếc thương, hay mọi người bảo nhau: Một tên Hán gian và tham nhũng đã đi chầu diêm vương.
Cải có quan hệ bà con đồng... âm với anh Thải nên hết sức ủng hộ ý kiến của anh, chắc anh ThảiCải đều thích ăn mặc như thía này mới đẹp thủ đô anh Thải nhở

2 nhận xét:

  1. Hầu hết đất công nếu không bị chiếm dụng, sử dụng trái phép trong đó bao gồm cả công viên, nhà hát, bảo tàng, di tích lịch sử... không còn chỗ nào công cộng là không bị các nhóm lợi ích chia chác cướp, bán trái phép hoặc chiếm dụng kinh doanh trái phép.

    Thử điểm vài nơi cụ thể: Bia hơi Lan chín tại bảo tàng Cách mạng, sân sau Nhà hát Lớn vớí cà phê, Rạp xiếc với bia hơi Xanh, còn tí nữa bị bán cho tập đoàn ma cô xây khách sạn, công viên Tuổi trẻ với các kiôt cho thuê, Cột cờ Hà nội với ca fe, công viên Thủ lệ vơi nhà hàng, quán xá bao quanh, công viên hồ Thành công với Dầu khí chiếm xây trụ sở, đất Báo Nhân dân cho các ngân hàng, ki ôt thuê kinh doanh, công viên đẹp nhất Hà đông cho tư nhân Thanh hóa - anh em Lã Vọng - thuê làm ca fe, quán bia nhậu nhẹt...

    Chưa kể các đất vàng đã bị ma cô thâu tóm: bánh tôm hồ tây, khách sạn Deawoo, Hilton, Sông Nhuệ, Hoàn Kiếm, Metropole... thông qua trò cổ phần tự chúng định đoạt giá rẻ để cướp những tài sản vàng của Nhân dân, thu vào tay đám tư bản đỏ.

    Không biết sau đại hội TW 6 này có làm lại như thời cải cách không: qui địa chủ những đám tư bản đỏ cướp tài sản của Đất nước, của Nhân dân rồi xét xử, thu về trả cho Nhân dân không?
    Xuân VN

    Trả lờiXóa
  2. Những người dân thủ đô không phải ai cũng có bằng tiến sĩ nhưng ai cũng biết ai là mới thực sự là “Nguyễn Phế Thải”

    Tại kỳ họp HĐND TP chiều 10-12- 2010, phản ứng trước ý kiến của các đại biểủ cho rằng chất lượng các công trình 1000 năm Thăng Long – Hà Nội không tốt, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bức xúc: “Có công trình tốt, có công trình chưa tốt, có hạng mục tốt, hạng mục chưa tốt, song nếu đánh giá chất lượng công trình không tốt là không công bằng”. Ông còn nói thêm rằng: “Chỗ này sụt lún, mẻ vữa vài viên gạch mà đánh giá cả công trình chưa tốt là không khách quan. Chủ nghĩa hình thức giờ đã không còn”.

    Ông Chủ tịch cáu cũng là phải, bởi mới 2 tháng sau Đại lễ mà đã nói đến chuyện “chất lượng” các công trình mà “hoa khánh thành còn chưa kịp héo”, kể cũng là “khiếm nhã”, hoặc “lo bò trắng răng”. Nhưng giờ đây, có lẽ Chủ tịch Thảo chắc sẽ nghĩ lại bởi sau 2 năm, nhiều “lún sụt”, nhiều “mẻ vữa” đến mức nó giống với biểu hiện của “chủ nghĩa thành tích” tại hầu hết các công trình gắn mác “1000 năm”.

    Tại công trình “biểu tượng cho sự lãng phí” mang tên Bảo tàng Hà Nội sai phạm xảy ra trong công tác chọn nhà thầu, quản lý đầu tư dự án, lựa chọn vật liệu…Chính UBND TP đã có “lựa chọn không đúng” khi thay đổi chủ đầu tư nên gây ra nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng. Kết quả là đến khi dự án hoàn thành nhưng tổng dự toán công trình vẫn chưa được phê duyệt.

    Nhưng, lớn hơn cả gần 7 tỷ đồng sai phạm, là việc 54.000 m2 và tòa nhà cao 30m với vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng này đang trở thành “căn nhà hoang khồng lồ nhất Thủ đô”. Hàng xóm của Bảo tàng Hà Nội, công viên Hòa Bình, được xem là thiết kế đẹp nhất, hiện đại nhất thủ đô, xuống cấp ngay khi vừa hoàn thành. Và giờ, đá xanh ngả vàng; lún nứt khắp nơi, trở thành một thứ “công viên nước” dành cho bọ gậy tập bơi. Ngược ra sông Hồng, “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”, từng được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới chính thức tuyên bố và trao bằng công nhận lập kỷ lục là bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới giờ đang thất thanh kêu cứu với “nứt toác, bong tróc, thậm chí có những bức tranh “tuột” hẳn khỏi triền đê. Thật đau khổ, con đường gốm sứ, con đường Guinness vừa “vô chủ”, vừa “hữu sinh vô dưỡng” đến nỗi nó trở thành, “con đường xú uế”...
    Xem tiếp

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips