Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Tóm được rùi, sâu bư bự

10 nhận xét:

  1. Tiếp theo tuyên bố mạnh mẽ nhất của ông Nguyễn Phú Trọng sáng hôm qua: cần phải loại bớt một số cán bộ, ngay sáng nay 5/9/2012, được sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ CA, lãnh đạo Tổng cục 6 vừa công bố tin đã bắt được Dương Chí Dũng (nguyên cục trưởng Cục Hàng hải, sếp cũ của Vinalines). Được biết Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia ngày 3/9/2012 (theo tin riêng của chúng tôi) và đang được Cảnh sát quốc tế Interpol di lý về Việt Nam. Hồi tháng 5/2012, Dương Chí Dũng bị truy nã và đã trốn sang Campuchia bằng đường bộ. Bị can này có mối quan hệ đặc biệt với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Để đảm bảo di lý an toàn tuyệt đối bị can này về đến Việt Nam, hiện Bộ CA vẫn phải đề phòng các thế lực ngầm giở quẻ nên tạm thời chưa công khai quốc gia mà Dũng bị bắt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo một nguồn tin (chưa kiểm chứng, nhưng thường đáng tin cậy) của THD(*) thì Dương Chí Dũng bị bắt ở Hải Phòng, không phải ở Campuchia.
      (*) GS Trần Hữu Dũng - Chủ trang Vietstudies

      Xóa
  2. Sáng nay, 5/9/2012, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về việc CA đã bắt được ông Dương Chí Dũng. Các bản tin còn nhanh nhạy dẫn lời của cơ quan công an còn nói rằng: ông Dương Chí Dũng bị bắt khi đang lẩn trốn tại một nước trong khối ASEAN. Sau khi bị bắt giữ, ông Dương Chí Dũng "đã bị dẫn độ về Việt Nam".

    Đến đầu giờ chiều ngày 5/09, hầu hết báo chí nhà nước đã chỉnh sửa lại nội dung bản tin về vụ bắt giữ. Các chi tiết nói rằng ông Dũng bị bắt tại nước ngoài theo lệnh truy nã của Interpol và việc "đã bị dẫn độ về VN" đã không còn được xuất hiện. Hầu hết các báo đã tự gỡ bỏ những thông tin này, thay vào đó là bản thông báo đăng lại từ cổng thông tin điện tử Bộ CA.

    Bản thông báo từ Cổng thông tin điện tử Bộ CA là một bản tin hết sức mập mờ và không rõ ràng, nội dung đa số chỉ lặp lại những điều đã được biết đến. Nếu đã bắt được Dương Chí Dũng thì tại sao không đưa ra thêm bằng chứng?

    Đối với truyền thông, báo chí, liệu đã có sự chỉ đạo nào khiến các báo phải sửa tin cho giống thông báo chính thức của CA?
    Ngoài ra, Cổng thông tin điện tử Bộ CA còn nói rằng: Ngay sau vụ bắt giữ, ông Thượng tướng - Bộ trưởng Bộ CA Trần Đại Quang "đã khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích bắt giữ Dương Chí Dũng". Phải chăng Bộ trưởng Quang khen thưởng Interpol? Hay ông Quang muốn nói rằng chính CA Việt Nam là "tập thể" đã có "thành tích" bắt Dương Chí Dũng?

    Hiện nay, trên trang nhà của Tổ chức Interpol vẫn còn giữ tình trạng "nếu có thông tin gì (về DCD) xin liên lạc". Chưa có thông tin chính thức của Interpol về vụ ông Dương Chí Dũng bị bắt.

    Như vậy, Dương Chí Dũng đã bị dẫn độ về Việt Nam hay chưa? Và đang bị giam giữ ở đâu?

    Theo nguồn tin riêng của trang blog Cầu Nhật Tân, ông Dương Chí Dũng bị bắt giữ tại Campuchia hôm 3/9. Cho đến thời điểm này, thông tin của trang blog Cầu Nhật Tân dường như có thể tin tưởng được.

    Trả lờiXóa
  3. Ông Dương Chí Dũng là con trai của ông Dương Khắc Thụ - Nguyên Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng trong thập kỷ 70-80. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông đi lao động xuất khẩu ở Cộng hòa dân chủ Đức. Sau vài năm ông về làm việc tại văn phòng Công đoàn Cảng Hải Phòng.
    Trong khoảng năm 1994, ông về làm cán bộ tại Tổng công ty XD đường thủy ( lúc đó là Liên hiệp các xí nghiệp nạo vét ) do ông Nguyễn Văn Trường(Trường Kính) làm Tổng giám đốc. Trong năm 1994, ông được đưa về Công ty nạo vét Sông 1 làm Phó giám đốc sau đó lên làm giám đốc. Trong khoảng thời gian này, ông học lớp tại chức ngắn hạn ngành Kinh tế vận tải biển (3 năm) tại Trường Đại học Hàng hải. sau khi tốt nghiệp, ông làm luôn Tiến sĩ tại Trường Đại học Thương mại.
    Ông Dương Chí Dũng có em trai là Dương Tự Trọng, nay đang là Phó Giám đốc Sở Công an thành phố Hải Phòng và em rể tên là Kiên, hiện đang là Cục Phó Cục an ninh, em gái là bà Băng Tâm là công an PC 25 Hải Phòng...
    Đây là bài thơ của Bà em Tâm PC25 kêu gọi Ông anh Dũng Cục bớt ra đầu thú:
    Anh hãy về đi
    Anh hãy về đi anh ơi
    Anh về để chứng minh công, tội
    Giữa đúng, sai, lỗi lầm, chiến lợi
    Giữa khách, chủ quan, giữa tiếng khóc, cười
    Anh hãy về đi anh ơi
    Cho dù giọt máu của trái tim rơi
    Cho dù lòng anh nhức nhối
    Đau đến tận cùng, khổ đến tận tâm
    Thổn thức, xót xa, ân hận...
    Em ngồi đây sau dư chấn của anh
    Mà trái tim chuyển thành màu xanh dại
    Thương bố mẹ già tê tái
    Từng dạy con tay vững lái con thuyền
    Oai hùng như rừng và biển
    Tiến về bến đỗ vinh quang
    Em chẳng trách đâu hai nghĩa hèn, sang
    Kệ cho đời khen, chê, chửi
    Anh là anh của em, em thương mãi
    Anh ngã em nâng, trang trải
    Những vui, buồn, oan trái của ngày qua
    Chống gậy tìm phía đường xa
    “Vô thường” trong mưa màu xanh lá mạ
    Mơn mởn đến già thành rạ
    Chỉ vậy thôi
    Và trong mơ anh đã bước qua rồi.
    - Dương Thị Băng Tâm

    Trả lờiXóa
  4. Vụ bắt giữ ông Dương Chí Dũng là một thông tin rúng động nhiều ngày qua. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn không có thêm bất cứ thông tin gì từ bộ CA ngoài sự im lặng bất thường. Trong khi đó, lại xuất hiện một bức ảnh loan truyền trên mạng Internet ghi lại hình ảnh cảnh sát Campuchia bắt giữ Dương Chí Dũng tại nơi ẩn náu ở Phnôm Pênh. Đây là một bức ảnh ghép, giả mạo! Vậy có đúng là Dương Chí Dũng đã bị bắt, và bị bắt tại Campuchia hay không?

    Sáng ngày 5/09, hàng loạt các trang báo tại Việt Nam đưa tin ông Dương Chí Dũng bị bắt giữ theo lệnh truy nã của Interpol khi đang lẩn trốn tại một nước trong khối ASEAN.

    Sau bản tin trên Danlambao về việc chưa có thông tin gì từ Interpol, vài tiếng sau chi tiết nói rằng ông Dũng bị bắt tại nước ngoài theo lệnh truy nã của Interpol và việc "đã bị dẫn độ về VN" đều đã bị các báo tháo gỡ. Thay vào đó là một bản tin giống hệt nhau từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an.

    Sự kiện tháo gỡ tin này cũng đã được trang Danlambao phân tích với hình ảnh minh chứng trong bài: Mập mờ tin bắt Dương Chí Dũng?

    Cũng trong thời điểm này, trang báo điện tử Năng Lượng Mới của đại tá Nguyễn Như Phong bất ngờ cho đăng tải bản tin khẳng định: Dương Chí Dũng bị bắt giữ tại Campuchia hôm 3/9. Bản tin này cũng chung số phận "chết yểu" ngay sau đó. Dù TBT Nguyễn Như Phong đã âm thầm gỡ bỏ bản tin trên trang nhà Petrotimes.vn,
    Đến tối ngày 7/09, đài RFA đăng tải bản tin nói rằng "Campuchia không biết vụ bắt ông Dương Chí Dũng", cùng với lời khẳng định của Phnom Penh "thông tin ông Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia thiếu cơ sở và không chính xác".

    Cũng trong bản tin của phóng viên Quốc Việt, RFA còn đăng tải một hình ảnh lấy nguồn từ trang Koh Santepheap Daily với lời chú thích: Hình ảnh ông Dũng lúc bị bắt được phổ biến tên internet với chú thích như sau: Ông Dương Chí Dũng đã bị bắt giữ tại nơi ẩn náu số 67 đường Oknha Chhun, Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, vào ngày 1/9/2012. Trích nguồn: kohsantepheapdaily.com.kh
    Click tiêu đề xem toàn bài

    Trả lờiXóa
  5. Vụ bắt cựu lãnh đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines Dương Chí Dũng hồi đầu tuần này đã đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa của nó trong bối cảnh chống tham nhũng và cải cách rộng lớn hơn ở Việt Nam.

    Sau khi có tin ông Dương Chí Dũng bị bắt hôm 5/9, BBC đã điện thoại phỏng vấn nhà quan sát Việt Nam có tiếng Carl Thayer từ Học Viện Quốc phòng Úc. Trước hết ông cho biết đánh giá về động cơ của vụ bắt:
    Nhìn nhận đầu tiên của tôi là đây là động thái giảm thiểu tác hại. Không nghi ngờ gì về chuyện có mối liên hệ giữa chiến dịch chống tham nhũng và việc cải cách ngành ngân hàng ở Việt Nam.

    Nhưng những đại công ty [ở Việt Nam] là con đẻ của thủ tướng và ông là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng.

    Các nhà lãnh đạo Đảng ở Việt Nam luôn nói, mặc dù chỉ nói suông, họ sẽ truy cứu những người tham nhũng bất kể họ giữ chức vụ cao tới đâu.

    Nhưng họ luôn dừng ở các cấp thấp hơn nhiều so với ủy viên bộ chính trị, có thể là đến cấp thứ trưởng hoặc ủy viên trung ương nhưng không bao giờ lên mức cao hơn thế.

    Trong trường hợp này thủ tướng đang chịu sức ép rất lớn khi để tồn tại môi trường kinh doanh lỏng lẻo trong đó các tổng công ty và Ngân hàng Nhà nước muốn làm gì thì làm, họ không bị kiểm toán.

    Bản thân các đại công ty cũng không tự kiểm toán đúng đắn.

    Khi người ta tham nhũng thì không phải là thủ tướng ra lệnh cho họ làm như vậy và có liên quan trực tiếp.

    Người ta có thể nói rằng ông là người được hưởng lợi gián tiếp từ một mạng lưới lớn hoạt động dưới trướng của ông.

    Vậy nên nếu giờ có những bằng chứng về các vấn đề tài chính lớn [ở các tổng công ty] thì ông [Dũng] không thể bảo vệ họ được nếu ông muốn vô tội.

    Chính vì vậy những tay chân của ông đã bị bỏ mặc, bỏ rơi.
    Click tiêu đề xem toàn bài

    Trả lờiXóa
  6. BBC: Trong các vụ có liên quan tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông nhận xét thế nào về thái độ của Chủ tịch nước [Trương Tấn Sang] và liệu ông có nuôi tham vọng gì không?

    Những người ủng hộ ông và cả một số cựu đại sứ mà tôi sẽ không nêu tên nói rằng ông [Sang] thực ra là người có đầu óc cải cách. Đây là vấn đề không rõ ràng. Liệu ông có phải là người chủ động có những bước đi cải cách hay ông chỉ phản ứng lại trước sức ép. Tôi thiên về điều thứ hai [phản ứng trước sức ép].

    Mỗi khi tôi nói chuyện với những quan chức của Bộ Ngoại giao, họ vẫn nói rằng Chủ tịch nước muốn có nhiều quyền hơn trong chính sách đối ngoại. Thực ra ông Sang muốn kết hợp hai chức chủ tịch nước và tổng bí thư.

    Ông muốn có quyền lực và sẽ không chịu đứng thứ hai sau Thủ tướng. Mặc dù văn phòng chủ tịch nước ít quyền lực hơn văn phòng thủ tướng nhưng ông cũng ở trong Bộ Chính trị và điều này củng cố vị trí của ông.

    Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào thời gian đại hội Đảng sắp tới chỉ có một người trong Bộ Chính trị đủ tuổi ở lại, những người khác sẽ phải có ngoại lệ mới có thể tiếp tục [trong Bộ Chính trị].
    Chính vì vậy tôi không nghĩ ông Sang có tham vọng gì khác.

    Sự cạnh tranh quyền lực [giữa ông Sang và ông Dũng] luôn có nhưng tôi chưa bao giờ thấy nó tới mức người này muốn hạ bệ người kia.

    Trong lịch sử hậu 1975 của Việt Nam chỉ có duy nhất một ủy viên bộ chính trị bị phế truất là ông Trần Xuân Bách nhưng vì lý do khác.

    Ông [Bách] khi đó là ngoại lệ khi ông là người có đầu óc cải cách và không thay đổi suy nghĩ của mình.

    Việt Nam muốn có sự cân bằng, họ muốn ông Dũng lùi bước và chia sẻ bớt quyền lực cho những người nằm ngoài mạng lưới của ông và điều này sẽ khiến ông Sang và những người khác hài lòng.

    Vụ ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng [từ dưới quyền ông Dũng sẽ về dưới quyền Bộ Chính trị] là một ví dụ.

    Việt Nam cũng đã tham gia hệ thống toàn cầu và họ sẽ không thể cạnh tranh được nếu có nền kinh tế yếu kém, tham nhũng tràn lan và hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất.

    Cho dù anh là phe cải tổ hay bảo thủ, một khi anh đã chọn hướng đi chiến lược thì phải đảm bảo nó hoạt động hiệu quả.

    Theo tôi đây là điều ông Sang theo đuổi bên cạnh sự cạnh tranh với ông Dũng nhưng những người dưới trướng ông Sang có thể có những mục tiêu khác.

    Trả lờiXóa
  7. Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ bị khai ở tòa đã báo tin cho Dương Chí Dũng chạy trốn
    Đôi lời: Vậy là đã rõ! Một, hoặc nhiều vụ án nữa sẽ được mở ra? Tòa sẽ trả hồ sơ về để điều tra lại? Thứ trưởng Ngọ sẽ bị triệu tập tức thì, rồi khả năng bị bắt tại tòa, v.v..?
    Các báo sẽ đưa tin sao đây, khi bên Dân trí vào lúc này thì thông tin có khác, và có triệu chứng tòa muốn “lảng chân giò” trước lời khai của Dương Chí Dũng, khi lôi cả Thủ tướng vào cuộc:
    Theo Dương Chí Dũng, người này thông báo luôn: “Chiều nay Thủ tướng có nghe báo cáo về việc của chú”. Vì vậy, chiều đó Dũng loanh quanh khu vực nhà người này. Cuối giờ chiều, “ông anh” này gọi điện báo “Thủ tướng chấp thuận lệnh khởi tố bắt tạm giam chú, chú trốn đi một thời gian. Giờ chú tắt điện thoại đi”.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Xin nhắc lại về những bình luận của chúng tôi từ 1 tháng trước, người được thăng cấp được nói tới khi đó chính là ông Phạm Quý Ngọ, tháng 7/2013, lên Thượng tướng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo Tuổi Trẻ Online vừa công bố một đoạn clip khá đầy đủ về lời khai của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa ngày 7/1/2014. Trong vai trò nhân chứng, ông Dũng đã cung cấp thêm nhiều thông tin, bằng chứng về các khoản hối lộ lên 1,5 triệu đô-la cho thứ trưởng bộ công an Phạm Quý Ngọ. Ngoài ra, một số nhân vật đang giữ các vị trí quan trọng trong bộ công an và cả giới tài phiệt cũng đã được nêu đích danh tên tuổi, chức vụ.
      Đáng chú ý, bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang cũng xuất hiện trong lời khai của ông Dương Chí Dũng liên quan đến khoản hối lộ 20 tỷ, tức 1 triệu đô-la Mĩ cho tướng Ngọ. Bộ trưởng Quang được nói là người đã 'nêu ý kiến với anh Ngọ' để 'anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho danh nghiệp'.
      Trong lời khai tiếp theo, ông Dương Chí Dũng kể lại buổi tiếp xúc và trao đổi riêng với ông Trần Đại Quang tại nhà bộ trưởng. Tuy nhiên, khi đang nói tiếp những vấn đề liên quan đến bộ trưởng công an Trần Đại Quang thì phía hội đồng xét xử lập tức lên tiếng cắt lời.
      Dưới đây là nội dung lời khai của ông Dương Chí Dũng tại tòa có liên quan đến tướng Phạm Quý Ngọ và bộ trưởng Trần Đại Quang:
      (Click tiêu đề xem toàn bài)

      Xóa
  8. Tòa án nhân dân TP Hà Nội, với thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có thẩm phán - chủ tọa phiên tòa: ông Trương Việt Toàn. Các hội thẩm nhân dân: ông Nguyễn Văn Nhiên, ông Hoàng Quang Ngạc.
    - Căn cứ vào điều 13, điều 100, điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự,
    - Căn cứ vào pháp lệnh số 30 ngày 28-12-2000 về bảo vệ bí mật nhà nước của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định số 33 ngày 28-3-2002 của Chính phủ chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, quyết định số 13 năm 2010 ngày 13-12-2010 của Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật và tối mật trong lực lượng công an nhân dân
    - Căn cứ vào lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn, của nhân chứng Dương Chí Dũng và tài liệu có trong hồ sơ vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm bị VKSND Tối cao truy tố về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
    - Căn cứ vào kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa ngày 7, 8-1-2014, căn cứ vào đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội tại phiên tòa,
    Hội đồng xét xử xét thấy có dấu hiệu phạm tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước theo quy định tại điều 263 Bộ luật hình sự.
    Quyết định
    1. Khởi tố vụ án hình sự về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước theo quy định tại điều 263 Bộ luật hình sự
    2. Quyết định này được gửi đến VKSND TP Hà Nội
    Chủ tọa thay mặt hội đồng xét xử
    Thẩm phán Trương Việt Toàn (đã ký)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips