Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Ra mắt lực lượng trương tuần cưỡi nghẽo

Trông lên là hình ảnh cảnh sát kỵ mã nước ngoài.
Nhìn xuống là một "cảnh chủng" VN mới "ra lò"
Ngựa hay Nghẽo?

5 nhận xét:

  1. Hồi công an khu vực HN sắm xe đạp, mình dự đoán rồi sẽ chả ai đi, y rằng, sau đó mình chụp được mấy cái ảnh khiến cộng đồng mạng phì cười ầm ĩ, là cả đống xe đạp nguyên tem vứt ở gầm cầu thang phường Mai Động phủ bụi hoen gỉ.
    Nhiều khi hình thức và đua đòi, cuối cùng chả ra đâu vào đâu cả

    Vụ cảnh sát cưỡi ngựa rồi cũng thế thôi, chẳng chóng thì chầy, đàn ngựa cũng vào nồi cao mà thôi.

    Chả hiểu ông nào nghĩ ra cái trò vui, hài hài, tếu tếu này. Thực sự là nó chả ra sao cả.

    Cứ cho là hình thức cho nó vui đi. Đầy nước châu Âu cũng thế.

    Nhưng mà, phải xét về lịch sử và văn hoá. Tức là, lịch sử cha ông chúng ta có sống trên lưng ngựa, lấy vó ngựa mở rộng bờ cõi không, hay chỉ ưa nhất trò “quất ngựa truy phong” thôi? Keke

    Lịch sử Việt Nam là kháng chiến du kích. Từ ngàn năm qua đến nay đều vậy. Thời xa xưa hơn nữa, khi địa giới Đại Việt chả rõ thuộc nước nào, thì cưỡi voi.

    Người Việt ít cưỡi ngựa, ko phải vì ko biết cưỡi, mà giống ngựa ở Việt Nam bé quá, nhìn như con lừa, con la, con dê, con hoẵng... Người Việt đã nhỏ, cưỡi lên con ngựa, mà trông ngựa vẫn nhỏ tí xíu. Thời nay, ngựa vẫn nhỏ và người thì to hơn, nên nhảy lên lưng nó nhìn thật sự thảm.

    Thực ra, ngựa ở Việt Nam chủ yếu để thồ hàng, xưa thì kéo xe. Ngày nay, ở miền núi, dân sử dụng thồ bao xi măng, vài cục gạch ở chỗ chưa có đường. Thi thoảng chị em Mông vắt ông chồng say lên lưng ngựa chở về. Chứ, địa hình địa vật miền núi mà người dân cũng chẳng cưỡi ngựa, vì đi bộ còn nhanh hơn cưỡi con ngựa bé tí xíu như con hoẵng.

    Quả thực, nếu muốn có tí hình ảnh công an cưỡi ngựa cho vui mắt, nên làm một đội kỵ binh ở Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai... gì đó, đi tuần biên giới chẳng hạn. Chứ ngựa ở thủ đô, nhìn vừa hài, lại tốn thêm kinh phí nuôi tổ “bưng bô” (hót phân).
    PHẠM NGỌC DƯƠNG

    Trả lờiXóa
  2. Xôn xao đội kỵ binh CSCĐ phóng uế đầy đường
    Truyền thông trong nước đưa tin, sáng nay trước tòa nhà Quốc hội và lăng Ba đình đã có buổi lễ ra mắt Trung Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh, thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công An. Tuy nhiên, những hình ảnh lực lượng kỵ binh phóng uế đầy đường đã gây xôn xao trên mạng xã hội.
    Tiến sĩ Nguyễn Quang A bình luận: “Không thể tưởng tượng nổi sự ngu dốt! Học đòi người ta, tốn tiền, tốn của của dân đóng thuế, nợ nần tăng cao… Rồi Ngân, Phúc cùng bao nghị sĩ (gật) ra phơi nắng hít phân ngựa”.
    Nhà hoạt động Hoàng Dũng, không cần giữ ý tứ khi mô tả sự kiện này bằng câu thành ngữ “Ruồi bu c@c ngựa”. Ông Dũng viết: “Bỏ ra nhiều tỷ đồng nhập ngựa từ Mông Cổ về để thành lập trung đoàn kỵ binh. Để duy trì được nó cũng lại tốn nhiều tỷ đồng hàng năm chỉ để cho đẹp mà hầu như không có hiệu quả, đó chính là nghĩa bóng của thành ngữ ruồi bu c@c ngựa”.
    Nhà hoạt động Mai Phương Thảo thì hoài nghi về lực lượng kỵ binh. Cô Thảo viết: “Hà Nội đang nóng chảy mỡ mà cứt ngựa ỉa đầy đường thế này. Lại nhớ đến cả ngàn tỷ chúng nó đổ vào vụ mua xe đạp để đi tuần tra, giờ thành đống sắt vụn bán thanh lý. Rồi xem, đám nửa ngựa, nửa la này trước sau gì sẽ lại cho vào nấu cao”.
    Nhà báo tự do Nguyễn Lân Thắng cho biết, theo Điểm d, Khoản 1, Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định về hình thức xử lý hành vi để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000. Căn cứ vào quy định này, ông Thắng đề nghị ông Tô Lâm “nộp phạt làm gương”.

    Trả lờiXóa
  3. Nhà chức việc phú lít cho biết lực lượng kỵ binh cơ động có nhiệm vụ trấn áp tội phạm.

    Điều ấy thì ai cũng biết. Không trấn áp tội phạm thì chẳng nhẽ chỉ để diễu chơi làm cảnh. Bao nhiêu tiền của công sức vào cái trại ngựa này chứ có ít đâu.

    Vấn đề là tội phạm nào?

    Bọn mua ma túy chăng? Gớm, bọn ni chúng nó ngồi trong nhà chung cư cao cấp, di chuyển bằng xe tiền tỉ, buôn bán trong hệ thống ngầm, ngựa nghẽo mà làm gì được chúng. Không tin cứ hỏi "anh hùng" Văn Kính Dương và ngọc nữ Ngọc Miu. Cho qua.

    Bọn côn đồ như đám áo cam chạy xe máy kéo nhau tới phá quán ốc hương ở quận Bình Tân hôm nọ chăng? Chúng chỉ hành sự buổi tối, ban đêm, làm ào nhát xong rồi rút mất, điện cũng không nhanh bằng. Khi ấy ngựa kỵ binh đang lờ đờ ngáp ngủ, lắp xong được bộ yên lên lưng nó thì bọn tội phạm đã về nhà khò khò từ tám hoánh rồi. Thôi, dẹp.

    Đám chơi số đề, cờ bạc chăng? Đám này lẻ tẻ ở khắp mọi nơi, lấy đâu đủ ngựa tới dẹp từng đứa. Thu được vài đồng bạc lẻ trên chiếu bạc, chả bù tiền gà bằng ba tiền thóc. Dẹp.

    Đám buôn lậu chăng? Ở nơi rừng núi nhằng nhịt cây cối, lối đi vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh, ngựa có chạy được khối. Ở nơi sông nước kênh rạch như biên giới vùng Nam Bộ, thuyền máy Kohler 5 ngựa còn chửa ăn ai nữa là ngựa Mông Cổ. Dẹp luôn.

    Bọn cướp giật trên đường phố chăng? Gớm, xe nó phân khối lớn, cướp xong chạy ngoằn ngoèo chốn đường sá đông nghịt, đến đội săn bắt cướp Honda 67 của anh hùng Dương Minh Ngọc đuổi theo còn bở hơi tai nữa là ngựa bốn chân. Dẹp.

    Thế thì chỉ còn mỗn loại đối tượng là "thế lực thù địch", mà bọn ấy ở xứ này thì ai cũng biết. Làm chó gì có thế lực thù địch Việt Tân việt tiếc gì. Nếu nó đã thù địch thực sự thì nó trong bóng tối chứ ngu gì chường mặt ra đường phố cho các ông cưỡi ngựa lùn đuổi.

    Vậy thì ai? Chỉ có đám dân chúng bần cùng bị xô đẩy, bị áp bức đi khiếu kiện đòi quyền lợi. Gọi là dân oan, vừa rồi có thêm cả công an oan bổ sung vào đội ngũ. Rồi là những người công khai xuống đường chống bọn bành trướng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, những người mà các anh an ninh thường vặn "đòi Hoàng Sa hả, cho ra Hoàng Sa nhé". Nói chung, đó là dân chúng. Họ là đối tượng "làm việc" của trung đoàn kỵ binh Mông Cổ.

    Nghĩ mãi chả ra thêm kẻ thù nào nữa. Làm dân thời nào cũng khổ.

    NGUYỄN THÔNG

    Trả lờiXóa
  4. Thây xác trưng ra đó
    Còn chưa đủ thối inh?
    Mua chi thêm bầy ngựa
    Cứt vung cả Ba Đình!
    Trần Bang

    Ngày 8 tháng 6 năm 2020, báo chí Nhà Nước đều đồng loạt và hớn hở đi trên trang nhất một tin vui lớn: “Cảnh Sát Cơ Động Kỵ Binh Lần Đầu Ra Mắt.” Nhân dịp này C.T.Q.H Nguyễn Thị Kim Ngân long trọng phát biểu: “Với sự quyết tâm của Bộ Công an, của Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động, sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, không ngại khó, ngại khổ của các cán bộ, chiến sĩ, đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận.”

    Dư luận - buồn thay - lại có những “ghi nhận” hoàn toàn khác, và rất... lạc đề:

    Minh Nguyen Khue: “Lướt qua facebook thấy tin chính hôm nay là Ngựa và cứt Ngựa.”

    Trần Hoàng Hà: “Hôm nay không dám lướt Face book vì trên đó chỉ toàn cứt ngựa.”

    Huynh Ngoc Chenh: “Dân thủ đô chơi íu đẹp, đoàn kị binh oai hùng ra mắt không chụp ảnh ngựa lại chụp phân ngựa và cảnh dọn phân.”

    Vu Dinh Kh: “Binh chủng kỵ binh trân trọng giới thiệu ra quân, dắt ngựa cho ỉa đầy đường.”

    Paul Trần Minh Nhật: “Xã hội đảo lộn, ngày xưa thầy cô bảo "nhỏ không học thì lớn lên có mà hốt c*t". Không ngờ một ngày cơ động mặc cảnh phục lại kiêm luôn nghề hốt cứt.”

    Thiên hạ, xem chừng, đều coi thường cứt ngựa. Dường như không ai biết rằng VN là nơi duy nhất đã từng có người nợ cứt, và phân trâu/phân bò đều là của hiếm! Hổng tin, và nếu rảnh, xin đọc qua vài dòng trong cuốn hồi ký Chiều Chiều của Tô Hoài:

    “Năm ấy, tôi ở một tổ đi thực tế nông thôn, nửa năm về Thái Bình. Tổ tôi có tổ trưởng Hoàng Trung Thông với các tổ viên: Chu Ngọc, Phùng Quán, Trần Lê Văn, Hoàng Cầm... “Chúng tôi bàn việc làm hố phân... Hai người một hố phân xanh. Các nhóm khác hình như cũng làm thế. Hố phân chúng tôi đào ngoài góc vườn chè... Quán kể nông nỗi đi gắp phân như là đọc một mẩu chuyện trên báo. Các đường ngoắt ngoéo trong xóm trổ ra cổng đồng còn tối đất. Những con trâu, con bò ra ruộng làm sớm, thói quen tự nhiên tới rệ cỏ ven hào nước thì đứng lại ỉa. Đến khi sáng hẳn, trẻ con trong xóm mắt nhắm mắt mở lốc nhốc kéo ra, ngồi bĩnh đấy. Hai thanh tre của Quán mở ra gắp lên sọt tuốt cả phân trâu, phân người. Tìm ra những con đường phân này cũng chẳng phải tài giỏi riêng Quán, mà sáng nào cũng có người nhặt phân từ các ngõ xóm ra cổng đồng, đi muộn có khi hết... Cục cứt ở trong ruộng người ta cũng không được đụng vào. Sáng nay thôi, tôi hót bãi phân dưới ruộng, một tên đến sừng sộ ngay. Con trâu hay thằng người ỉa ruộng tôi làm là phân của nhà tôi, anh lên đường cái mà hót...”

    Kể từ cái “năm ấy” cho đến năm nay là một khoảng thời gian không ngắn, cùng với biết bao nhiêu là cay đắng và máu xương (của mấy thế hệ người) VN mới có được một Đội Kỵ Binh diễn hành ngay giữa thủ đô Hà Nội. Trông tuy hơi lùi xùi, và cũng hơi kém vệ sinh nhưng đây vẫn là một bằng chứng hiển nhiên của sự tiến bộ.

    Người dân đi từ hoàn cảnh khó khăn phải làm phân giả, chịu nợ cứt, tranh dành nhau từng bãi cứt trâu... cho đến lúc phân ngựa vương vãi khắp nơi mà không ai thèm nhặt là... một bước tiến rất dài - hay nói theo ông Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội (Hồ Quang Lợi ) là “thế nước đang lên.”

    Cho dù là có “lên hơi chậm” chăng nữa thì đây vẫn là niềm vui và hãnh diện chung của cả nước ta. Mọi lời tiếng châm biếm, mỉa mai (nghe ra) đều vô cùng lạc lõng, và hoàn toàn đi ngược với bánh xe lịch sử!
    TƯỞNG NĂNG TIẾN

    Trả lờiXóa
  5. Nhà nước làm truyền thông cực giỏi bằng cách để dân chửi mình ngu.
    Nó như sau:
    Họ làm hay nói gì đó rất ngu.
    Sau đó đăng tin về cái ngu đó để cho dân chửi “ngu.”
    Phản động chia sẻ cái ngu đó và cười nhà nước ngu.
    Báo chí kiếm tiền quảng cáo bằng nội dung ngu.
    Những vụ việc tai hại khác như tham nhũng hoặc biển đông đều bị lu mờ vì tin tức ngu. Nhưng ai cũng hả hê vì nhà nước ngu. Hỏi, “Ai ngu?”
    PS: Giải thích về sự lan truyền về mấy con ngựa. Nếu bạn nghĩ nhà nước này ngu thì thằng ngu chính là bạn.
    KU BÚA

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips