Ôi chao, sáng nay trang Ba Sàm điểm mấy tin này:
- Hiếp pháp - Nỗi đau đâu chỉ riêng của Tiền Phong (Phair Zios). - Hiếp pháp thể hiện tâm nguyện: TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN (TP/ FB Sơn Trần). - Hiến pháp bị hiếp dâm nên gọi tắt là Hiếp pháp? (Phương Bích). - Ảnh: Không chỉ là HIẾP pháp mà là có sự thay đổi lớn ở Việt Nam
Cứ ngỡ thiên hạ châm biếm đảng-nhà nước cho dzui...
Té ra là chuyện "cậu đánh máy" báo Tiền Phong, đánh nhầm N sang P...
Xem bài của Phương Bích thấy bờ-lốc-gơ này phát hiện thêm mấy "cậu đánh máy" nữa ở vài báo mạng khác. Sai một ly đi một xị, bọn "cậu đánh máy" này "nhầm lẫn" thật hay là "đột phá" mới của nhà nước ta, mời xem thêm hàng loạt trang lề phải nhất tề muốn thay HIẾN thành HIẾP:
Sáng nay dân mạng Việt Nam bắt đầu sôi sục từ nhan đề bài viết “Hiếp pháp thể hiện tâm nguyện TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN” trên báo Tiền Phong. Tôi thậm chí đã cho rằng làm sao lại có thể có một lỗi chính tả ngớ ngẩn đến vậy? Và đó hẳn là sản phẩm Photoshop của một anh chàng lề trái nào đó. Song câu chuyện không dừng lại ở đó, người ta đã tìm thấy trên Google thêm nhiều chứng minh rằng câu chuyện đó là thật và lỗi "Hiếp pháp" không hề mới. "Hiếp pháp" đã từng xuất hiện nhan nhản từ các trang chính phủ đuôi gov.vn, đến vov.vn, vnexpress.net...
Trả lờiXóaTrong một ngữ cảnh khác, điều này có thể chỉ làm người ta quan ngại về tính cẩu thả của cánh nhà báo.
Nhưng hiện nay, trong bối cảnh nhà nước Việt Nam đang tiến hành lấy ý kiến của người dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, sự phát hiện này quả tình rất nhạy cảm.
Tôi không nhớ đã đọc và nghe ở đâu, nhưng nói nhịu hay viết nhịu có những lý do của nó. Người ta sẽ nói nhịu hay viết nhịu khi họ chưa rõ ràng về điều được nói, các suy nghĩ lộn xộn chưa được tổ chức lại thành câu từ... và điều không nên nói cũng vô thức được tiết lộ. Những suy nghĩ và những từ đó có thể không nhất thiết gắn liền với câu chuyện được đề cập. Nói cách khác, ở đây, tôi cho rằng một cách vô thức, hiến pháp VN trong trí não cánh nhà báo đã được liên tưởng tới chữ hiếp, hay "dùng sức mạnh, quyền thế bắt phải chịu thua thiệt". Hoặc cũng có thể trong lúc viết những bài đó, anh ta đang bị ai đó ức hiếp, bắt nạt, mà cái tâm ý đó ảnh hưởng vào bài.
Nói nhịu hay viết nhịu, đều thường để lại hậu quả ghê gớm cho chủ thể của nó. Có những người suốt đời bị chê cười hay mang một cái biệt danh vì trót lỡ lời hoặc bị lỡ lời. Trong trường hợp "Hiếp pháp", nó đã đưa ra một sự cảm thán "sao lại đúng đến thế" đối với những người đã từ lâu chỉ trích Hiến Pháp VN và một sự băn khoăn cho đa số người còn lại. Và chủ thể đang gánh chịu áp lực nhầm lẫn này không phải nhà báo trót lỡ tay mà chính là chính quyền VN, đảng CSVN, những người đang chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp.
Nói nhịu hay viết nhịu, không chỉ là những suy tư bị che giấu, sự vô thức đôi khi còn mang màu sắc huyền bí của dự đoán. Dự đoán được nói ra, sẽ có nhiều khả năng thành sự thật hoặc cũng có thể là cảnh báo để chủ thể điều chỉnh. Người VN đa phần duy tâm, khi nhìn thấy mấy chữ "Hiếp pháp" kia, chắc đều có cùng cái lo toan ấy cả... Những kiến nghị của 72 trí thức, kiến nghị của nhóm sinh viên luật Hà Nội, tâm ý muốn xây dựng một Hiến pháp của dân, không lệ thuộc vào một đảng phái chính trị nào... và đối lại là lời kết luậncủa tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói nhiều đóng góp sửa đổi Hiến pháp của dân là 'suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức'. Điều đó quả tình làm những công dân nghiêm túc băn khoăn và e ngại.
Sửa đổi hiến pháp đợt này liệu sẽ tạo ra bước đột phá tới tương lai hay sẽ nghìn đời mang tiếng là HIẾP PHÁP, tất cả đều đang nhìn vào động thái của chính quyền và đảng CSVN cả.
LÊ NGỌC TÚ