Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

CÔNG hay CÔN...? - Dạ xin 2 chữ BÌNH AN...!

TỤI BÂY MUỐN GÌ?
Phải chăng đã đến lúc Bộ Công an cũng như chính quyền phải cấm tiệt các hành vi truy đuổi, sử dụng vũ khí quân dụng để đối xử với một hành vi vi phạm hành chính của lương dân, một hành vi có thể nhìn thấy bằng mắt thường...
Cánh cửa phòng bảo vệ bị công an đập vỡ và một phần tường bị đạn bắn vào
Nạn nhân
Ngày 20.3, ở Pleiku, Gia Lai, hơn chục cán bộ công an và dân quân tự vệ xã Trà Đa đuổi bắt, thậm chí “vào tận trong nhà máy để tìm kiếm”, “lên đạn súng AK, rút súng ngắn chĩa vào đầu” một người dân. Và quát hỏi “Tụi bây muốn gì?”. Bị đánh tới tấp, anh nạn nhân “chạy vào phòng bảo vệ đóng cửa trốn”, nhưng bị các cán bộ dùng dùi cui và báng súng đập vỡ cửa kính để mở cửa vào. Không dừng lại đó, nhóm công an xã này còn dùng súng bắn vào phòng.
Lỗi của anh này là “Không đội mũ bảo hiểm”. Và tư thế của anh với những nhà chức trách là tư thế quay lưng, cắm cổ, để chạy, chỉ vì thiếu một cái mũ.
Ở Đà Nẵng, “người dân và CSGT chỉ mặt nhau khẩu chiến" khi một sĩ quan cảnh sát, bụng bự, mặt đỏ gay vung tay vung chân chỉ mặt dân vô cùng phản cảm...
Và ở Hà Nội, trật tự đô thị “múa gậy” chặn xe người dân giữa phố.
“Tụi bây muốn gì” ư?
Chúng tôi chỉ xin 2 chữ bình an mà đáng lẽ ra, những người ăn lương từ thuế các anh phải là người bảo vệ.
Cơm thêm cho những ai chưa hài lòng với lời kết trên và muốn hỏi lại: CHÚNG MẦY MUỐN GÌ?

 Bắn cho giỏi nhé - mai này được phép bắn người, quyết không để tốn đến viên thứ hai
 Khen tay họa sĩ vẽ mặt anh Công an đạt quá
Ngày 20/11/2012, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới đã tổ chức Họp báo công bố Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức”. Báo cáo đánh giá bốn ngành và lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông (CSGT), quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.
… Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An không đồng tình với kết luận đó. Theo ông Tuyến, đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng: “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”. (VTC, 23/11/2012)
Thông tư 27 của Bộ Công an về việc cấp chứng minh nhân dân mới có ghi tên cha, mẹ bắt đầu từ ngày 1/7 đã gây nhiều phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, khẳng định vẫn tiến hành triển khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu mới. Theo đó, việc thực hiện thí điểm trên 3 quận, huyện của Hà Nội là Hoàng Mai, Tây Hồ, Từ Liêm sẽ bắt đầu từ tháng 9 tới.(VOV, 23/8/2012)
Tới tháng 12/2012, tại phiên họp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phải nhìn nhận khuyết điểm về quy trình thẩm định thông tư về mẫu chứng minh thư mới có ghi tên cha mẹ. (Vnexpress, 24/12/2012)
Nhưng sang tới tháng 1/2013, Bộ CA vẫn tiếp tục việc thí điểm cấp giấy chứng minh theo mẫu mới:
"Chúng tôi có văn bản xin ý kiến Thủ tướng về việc để tên cha mẹ trên chứng minh nhân dân. Nếu Thủ tướng yêu cầu chỉnh sửa, Bộ sẽ sửa lại mẫu in ra, không ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai", đại diện Bộ Công an nói. (Vnexpress, 24/1/2013)
TRẦN NGÂN (Xem toàn bài)

1 nhận xét:

  1. Sau tết nguyên đán 2013, báo chí và dư luận trong nước cũng không kém bức bối trước một đề xuất về cái được gọi là “quyền được bắn”, hay theo ngôn ngữ phim hành động là “quyền nổ súng” - nằm trong một dự thảo nghị định của Bộ công an, dự kiến sẽ trình cho Chính phủ.

    Nếu nghị định cho lực lượng chức năng được bắn người chống đối, có nghĩa là người thi hành công vụ đã được quyền phán xét tính mạng người khác thay tòa án - một nhận định của thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao TP.HCM Phan Công Hùng.

    Còn hơn cường độ và liều lượng của công luận phản biện về bài viết của đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước, “quyền được bắn” của Bộ Công an đã gây một chất men phản ứng mạnh mẽ cả trong và ngoài nước.

    Khá trùng với thời điểm dự thảo nghị định của Bộ Công an được trưng ra, đã xảy ra một vụ tấn công công của nhóm thanh niên làm một số công an và dân phòng bị thương.

    Nhưng trước đó, lại đã diễn ra không ít vụ việc lực lượng cảnh sát lạm dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ gây thương tổn nặng nề cho “kẻ chống đối”, trong đó có những trường hợp chưa được kết luận minh bạch về việc người bị bắn hoặc bị đánh có thực sự chống đối hay chỉ biểu hiện hành động tự vệ chính đáng.

    Trên tất cả, vụ án một trung tá công an giao thông tên Ninh đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng vào đầu năm 2011 ở Hà Nội là một minh chứng quyết liệt cho việc viên công an kia vẫn cố sát mà chưa cần phải dùng đến vũ khí.

    Cảnh sát giao thông lại là lực lượng biểu lộ điển hình cho bộ mặt của ngành công an ngoài xã hội. Nhưng qua nhiều năm, bất chấp quá nhiều tai tiếng từ nạn nhũng nhiễu và mãi lộ, cơ chế xử lý các cảnh sát giao thông “có vấn đề” vẫn luôn chìm ẩn trong một chủ đề chưa bao giờ được tiết lộ công khai.

    Hiển nhiên, nếu “quyền nổ súng” thuộc về cảnh sát giao thông và được “một bộ phận không nhỏ” trong số này lạm dụng để đòi “đạn”, vô hình trung ngành công an sẽ rước lấy những phiền toái vô cùng tận từ phản ứng của người dân - vốn đã quá uất ức trước cảnh ăn tiền công khai của những sắc phục bị coi là “đứng đường”, và có thể từ cả chính phủ hoặc ban bí thư - những lãnh đạo không muốn gầy dựng thêm bất kỳ “điểm nóng chính trị” nào trong bối cảnh đã quá thừa thãi các loại điểm nóng.

    Công an đánh dân!” – một khẩu ngữ nhuốm tính tự phát và bị coi là kích động của người dân – cũng vì thế có nguy cơ được diễn biến một cách chẳng mấy hòa bình sang “Công an bắn dân!”.

    Một chuyển biến xáo động dữ dội như thế từ phía người dân có thể sẽ làm cho uy tín của ngành công an, bao gồm cả lực lượng an ninh vốn không mấy liên quan đến “quyền được bắn” và luôn bị cách biệt với lớp “đứng đường” bởi hố phân hóa giàu nghèo rất đáng kể, bị giảm sút đến khó lường trong lý trí của nhân dân và cả trong con mắt nhân quyền quốc tế.

    Một cách nào đó, có thể hiểu thái độ tự tin khi nêu ra đề xuất cũng chính là sự tự mãn và cả tự tôn của chủ thể kiến nghị.

    Trong xã hội Việt Nam đương đại, thái độ tự tôn như thế cũng đang diễn ra trong một vấn nạn mà người dân gọi là “kiêu binh”.

    Thích quyền lực và tận dụng cơ hội để giương cao ngọn cờ quyền lực, thái độ tự tôn này đã trở nên một hình ảnh quá thiếu ánh sáng trong bầu không khí xã hội đang chực chờ nhiều bóng đen xung đột.

    Chứng nhận hình ảnh những công an viên và dân phòng nghênh ngang hoạt náo trước tượng chúa Jesus trong nhà thờ, khối tín đồ Công giáo thành kính mới có thể nhận chân vì sao chính những nhân viên thừa hành công vụ nhiệt thành ấy, chứ không phải ai khác, mới vươn tới xác tín “lòng tin chở được núi lớn” nhanh chóng đến thế.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips