Đức Giáo Hoàng khiêm cung của dân nghèo...
Việc đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio được đưa lên ngôi Giáo hoàng mang nhiều ý nghĩa sâu xa không chỉ riêng với người Công giáo.Mật nghị Hồng y có ý thức toàn cầu khi bỏ phiếu cho một vị Hồng y của Mỹ châu La tinh vào vai trò chủ chăn của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Trong thế giới ngày nay, lục địa này có nhiều giáo dân Công giáo hơn là tại Âu châu, ít ra đến 200 triệu. Chiều hướng này còn tiếp tục vì Âu châu ngày càng có nhiều người hoài nghi, xa lánh, bỏ đạo và không muốn có con vì nhiều lý do, trong khi dân số Mỹ châu La tinh sẽ còn tăng nhờ sinh suất cao hơn. Tại lục địa Nam Mỹ, Giáo hội Công giáo còn thấy sự bành trướng của các giáo hội Tin lành lẫn nhiều giáo phái khác của dân Nam Mỹ gốc Phi Châu.
Việc đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio được đưa lên ngôi Giáo hoàng mang nhiều ý nghĩa sâu xa không chỉ riêng với người Công giáo.Mật nghị Hồng y có ý thức toàn cầu khi bỏ phiếu cho một vị Hồng y của Mỹ châu La tinh vào vai trò chủ chăn của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Trong thế giới ngày nay, lục địa này có nhiều giáo dân Công giáo hơn là tại Âu châu, ít ra đến 200 triệu. Chiều hướng này còn tiếp tục vì Âu châu ngày càng có nhiều người hoài nghi, xa lánh, bỏ đạo và không muốn có con vì nhiều lý do, trong khi dân số Mỹ châu La tinh sẽ còn tăng nhờ sinh suất cao hơn. Tại lục địa Nam Mỹ, Giáo hội Công giáo còn thấy sự bành trướng của các giáo hội Tin lành lẫn nhiều giáo phái khác của dân Nam Mỹ gốc Phi Châu.
Gia đình Tân Giáo Hoàng Francis I - chụp lúc ngài mới là linh mục (từ trái qua, hàng cuối, thứ 2) |
Thuần về lý luận địa dư chính trị – Giáo hội Vatican mặc nhiên xác nhận một sự chuyển dịch toàn cầu và ưu thế suy giảm của các định chế tôn giáo Âu châu. Năm trăm năm sau khi Columbus tìm ra "tân thế giới" (1492), Âu châu lu mờ dần kể từ khi một siêu cường của lục địa này là Liên Xô bị tan rã vào năm 1991. Việc vị Giáo hoàng mới là người đã sống và hành đạo ngoài Âu châu có đánh dấu chiều hướng này.
Bây giờ mới nói đến đức Hồng y Bergoglio.
Ngài theo một dòng tu lớn nhất của Công giáo là Dòng Tên, lên đến vị trí lãnh đạo và là tu sĩ đầu tiên của dòng Tên lên ngôi Giáo hoàng. Được thành lập từ thế kỷ 16, Dòng Jesuit có đặc tính cải cách ("thiên tả" là một lối gọi khác), trí thức và góp phần quảng bá Công giáo rất mạnh tại Nam Mỹ và Đông Nam Á – kể cả Việt Nam – qua các tổ chức giáo dục.Những đặc tính ấy khiến Dòng Tên đã từng đụng độ các nền quân chủ Âu châu ngày xưa và gây khó cho các chế độ độc tài ngày nay. Hơn hẳn nhiều dòng tu khác, Dòng Tên cũng tích cực trong lãnh vực chính trị và có chủ trương "cải tạo xã hội", với ý nghĩa khác hẳn của chữ "cải tạo": tử tế hơn nhiều!
Bây giờ mới nói đến đức Hồng y Bergoglio.
Ngài theo một dòng tu lớn nhất của Công giáo là Dòng Tên, lên đến vị trí lãnh đạo và là tu sĩ đầu tiên của dòng Tên lên ngôi Giáo hoàng. Được thành lập từ thế kỷ 16, Dòng Jesuit có đặc tính cải cách ("thiên tả" là một lối gọi khác), trí thức và góp phần quảng bá Công giáo rất mạnh tại Nam Mỹ và Đông Nam Á – kể cả Việt Nam – qua các tổ chức giáo dục.Những đặc tính ấy khiến Dòng Tên đã từng đụng độ các nền quân chủ Âu châu ngày xưa và gây khó cho các chế độ độc tài ngày nay. Hơn hẳn nhiều dòng tu khác, Dòng Tên cũng tích cực trong lãnh vực chính trị và có chủ trương "cải tạo xã hội", với ý nghĩa khác hẳn của chữ "cải tạo": tử tế hơn nhiều!
Hồng y Bergoglio và vợ chồng Kirchner Tổng thống Á Căn Đình |
Các chế độ hung đồ độc tài nên lo sợ yếu tố ngoài thần học hay giáo lý này...
Thuần về giáo lý, Hồng y Bergoglio thuộc khuynh hướng bảo thủ - may quá – mà không cực đoan. Ngài bảo vệ quan điểm truyền thống của Giáo hội về các vấn đề cổ điển như phá thai, ngừa thai, hôn nhân đồng tính nhưng có tinh thần khoan dung với người đồng tính và chủ trương thực tiễn hơn về việc phân phối phương tiện ngừa thai. Truyền thông báo chí theo xu hướng phóng túng về đạo lý thì chú ý đến khía cạnh này và sẽ còn khai thác để công kích tân Giáo hoàng. Đó là chuyện bình thường, và với người viết này, không đáng kể.
Chuyện đáng kể là Hồng y Bergoglio là người Á Căn Đình, Argentina hay "Ạc-hăng-ti-na" nói theo người Hà Nội.
Trăm năm trước, Argentina là một cường quốc Nam Mỹ, một trong 10 nước giàu nhất thế giới, người dân có lợi tức đồng niên ngang bằng dân Đức và Pháp, xấp xỉ dân Mỹ. Ngày nay, xứ này là một nước "đang phát triển" - mạt rệp. Đấy là phép lạ của nhiều thế hệ lãnh đạo mị dân, kể từ nhà độc tài Juan Perón và các bà vợ lãnh tụ đến Tổng thống Nestor Kirchner rồi bà vợ là Phó Tổng thống nay là đương kim Tổng thống Cristina Kirchner.
Thuần về giáo lý, Hồng y Bergoglio thuộc khuynh hướng bảo thủ - may quá – mà không cực đoan. Ngài bảo vệ quan điểm truyền thống của Giáo hội về các vấn đề cổ điển như phá thai, ngừa thai, hôn nhân đồng tính nhưng có tinh thần khoan dung với người đồng tính và chủ trương thực tiễn hơn về việc phân phối phương tiện ngừa thai. Truyền thông báo chí theo xu hướng phóng túng về đạo lý thì chú ý đến khía cạnh này và sẽ còn khai thác để công kích tân Giáo hoàng. Đó là chuyện bình thường, và với người viết này, không đáng kể.
Chuyện đáng kể là Hồng y Bergoglio là người Á Căn Đình, Argentina hay "Ạc-hăng-ti-na" nói theo người Hà Nội.
Trăm năm trước, Argentina là một cường quốc Nam Mỹ, một trong 10 nước giàu nhất thế giới, người dân có lợi tức đồng niên ngang bằng dân Đức và Pháp, xấp xỉ dân Mỹ. Ngày nay, xứ này là một nước "đang phát triển" - mạt rệp. Đấy là phép lạ của nhiều thế hệ lãnh đạo mị dân, kể từ nhà độc tài Juan Perón và các bà vợ lãnh tụ đến Tổng thống Nestor Kirchner rồi bà vợ là Phó Tổng thống nay là đương kim Tổng thống Cristina Kirchner.
Hồng y Bergoglio thăm và hôn chân một bệnh nhân HIV - năm 2001 |
Biệt tài của đám lãnh đạo u mê là gây ra lạm phát.Như trong 25 năm từ 1975 đến 1991 đã làm vật giá tại Argentina tăng 20 tỷ lần, nôm na là 300% một năm. Họ đổi tiền một lần vào năm 1983, một peso mới ăn một vạn đồng cũ (10.000) và sau khi thấy lạm phát lên tới 12.000% thì năm 1992 lại đổi tiền lần nữa, cũng lại vạn đồng cũ ăn một đồng mới!
Chuyện ấy ăn nhập gì đến đức Giáo hoàng?
Lạm phát là sắc thuế mù quáng mà cũng sáng nhất vì đánh không trật mục tiêu: trên đầu dân nghèo. Chính sách kinh tế mị dân nghèo của nhiều lãnh tụ Argentina – y như Hugo Chavez tại Venezuela – gây thiệt hại nhất cho dân nghèo. Lãnh đạo giáo phận Bueno Aires tại Argentina, Hồng y Bergoglio thường xuyên đụng độ với vợ chồng Nestor và Cristina Kirchner vì chuyện ấy.Truyền thông thiên tả và mù quáng của Mỹ - tại Hoa Kỳ, hai chữ này gần như đồng nghĩa - chỉ nói đến tinh thần bảo thủ của đức Hồng y Bergoglio về kỷ cương gia đình, phá thai hay hôn nhân đồng tính. Họ phớt lờ yếu tố quan trọng kia: ngài thường xuyên phê phán nhược điểm bất công xã hội của các chính quyền Kirchner.
Chuyện ấy ăn nhập gì đến đức Giáo hoàng?
Lạm phát là sắc thuế mù quáng mà cũng sáng nhất vì đánh không trật mục tiêu: trên đầu dân nghèo. Chính sách kinh tế mị dân nghèo của nhiều lãnh tụ Argentina – y như Hugo Chavez tại Venezuela – gây thiệt hại nhất cho dân nghèo. Lãnh đạo giáo phận Bueno Aires tại Argentina, Hồng y Bergoglio thường xuyên đụng độ với vợ chồng Nestor và Cristina Kirchner vì chuyện ấy.Truyền thông thiên tả và mù quáng của Mỹ - tại Hoa Kỳ, hai chữ này gần như đồng nghĩa - chỉ nói đến tinh thần bảo thủ của đức Hồng y Bergoglio về kỷ cương gia đình, phá thai hay hôn nhân đồng tính. Họ phớt lờ yếu tố quan trọng kia: ngài thường xuyên phê phán nhược điểm bất công xã hội của các chính quyền Kirchner.
Thánh Phanxicô thành Assisi - tác giả bài nổi tiếng |
Khi chọn pháp danh là Francis, đức Giáo hoàng mới càng nhấn mạnh đến điều ấy.Thánh Phanxicô thành Assisi là người chăm lo và cứu giúp dân nghèo. Hồng y Bergoglio lấy tên của ngài làm danh hiệu cho giáo triều của mình cũng với tinh thần đả phá bất công xã hội và cứu giúp dân nghèo, bảo vệ môi sinh và muôn loài muôn chúng. Là người lãnh đạo Giáo hội Công giáo Hoàn vũ, Giáo hoàng Francis sẽ không chỉ để ý đến tệ nạn bất công của xứ Argentina.Đấy là lúc ta nói đến kinh tế chính trị học!
Trong năm năm qua, không chỉ có Mỹ châu La tinh mới sợ cảnh lầm than. Bất ổn kinh tế toàn cầu và chính sách ứng phó bất cập đã gây vấn đề cho dân nghèo tại Âu châu, Trung Quốc và Hoa Kỳ với nạn thất nghiệp, lạm phát và sự suy sụp lợi tức của thành phần cùng khốn. Danh hiệu của đức Giáo hoàng mới cho thấy ngài sẽ nêu vấn đề về hiện tượng này – và gián tiếp tham gia vào cuộc tranh luận về chính sách kinh tế.
Là người khiêm cung và khắc khổ, tiếng nói của Giáo hoàng Francis sẽ có trọng lượng khác.
Trong năm năm qua, không chỉ có Mỹ châu La tinh mới sợ cảnh lầm than. Bất ổn kinh tế toàn cầu và chính sách ứng phó bất cập đã gây vấn đề cho dân nghèo tại Âu châu, Trung Quốc và Hoa Kỳ với nạn thất nghiệp, lạm phát và sự suy sụp lợi tức của thành phần cùng khốn. Danh hiệu của đức Giáo hoàng mới cho thấy ngài sẽ nêu vấn đề về hiện tượng này – và gián tiếp tham gia vào cuộc tranh luận về chính sách kinh tế.
Là người khiêm cung và khắc khổ, tiếng nói của Giáo hoàng Francis sẽ có trọng lượng khác.
Tân Giáo Hoàng và sứ mạng bảo vệ các nhà thờ bị bức hại |
Tổng thống Barack Obama đã chứng tỏ sự thiển cận của loại chính khách theo mùa. Trong thông điệp chào mừng của Tổng thống Mỹ, họ nhấn mạnh đến việc Giáo hoàng là người Mỹ châu đầu tiên (of the Americas) và còn xin tý điểm lẻ của dân Latino (Hispanic-Americans) mà không nhìn thấy viễn kiến sâu xa hơn của Giáo hoàng Francis: phải chăm lo cho dân nghèo.
Thông điệp mị dân và rẻ tiền ấy khiến ta nên chú ý đến hai khía cạnh kinh tế chính trị học của xã hội Hoa Kỳ.Trong cuộc bầu cử năm ngoái, gần một phần tư cử tri Mỹ là các bà mẹ độc thân, một thành phần bỏ phiếu đang tăng trong xã hội. Hai phần ba số này bỏ phiếu cho Obama và mặc nhiên ủng hộ sự lệ thuộc nhiều hơn vào nhà nước. Quyền phá thai hay hôn nhân đồng tính không giải thích tất cả. Vai trò bao cấp của nhà nước hơn là nỗ lực của cá nhân mới được nhiều người cho là giải pháp. Nước Mỹ đang từ bỏ truyền thống tự trọng, tự lực và tự cường.
Cũng từ mấy năm qua, gần 49 triệu người Mỹ phải nhận phiếu thực phẩm và thành phần sống nhờ trợ cấp tăng hơn gấp đôi số người kiếm ra việc làm (bốn triệu bảy so với hai triệu ba). Chính sách kinh tế áp dụng từ năm 2009 không thúc đẩy tăng trưởng sản xuất bằng đà gia tăng của những người lệ thuộc vào công quỹ.Kẻ mị dân, hay "dân túy", thì gọi đây là chính sách kinh tế cho dân nghèo. Thật ra, nó làm người dân túy lúy với chế độ bao cấp. Nó làm người dân bị nghèo đi và phải trông chờ vào người khác. Như tại Argentina, Venezuela hay Âu châu... Báo chí kinh doanh Mỹ chỉ nói đến chỉ số Dow Jonea đang lập kỷ lục mới mà ít ai nói tới lợi tức và đồng lương sa sút của dân nghèo. Nghịch lý phi thường của nước Mỹ là tỷ phú tại Wall Street sẵn sàng chi tiền cho chế độ đắc dụng này, y như người nghèo cũng sẵn sàng bỏ phiếu cho cái chính quyền đang cưu mang họ!
Hình như là việc Giáo hoàng Francis đăng quang có nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là chúng ta thường nghĩ.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Thông điệp mị dân và rẻ tiền ấy khiến ta nên chú ý đến hai khía cạnh kinh tế chính trị học của xã hội Hoa Kỳ.Trong cuộc bầu cử năm ngoái, gần một phần tư cử tri Mỹ là các bà mẹ độc thân, một thành phần bỏ phiếu đang tăng trong xã hội. Hai phần ba số này bỏ phiếu cho Obama và mặc nhiên ủng hộ sự lệ thuộc nhiều hơn vào nhà nước. Quyền phá thai hay hôn nhân đồng tính không giải thích tất cả. Vai trò bao cấp của nhà nước hơn là nỗ lực của cá nhân mới được nhiều người cho là giải pháp. Nước Mỹ đang từ bỏ truyền thống tự trọng, tự lực và tự cường.
Cũng từ mấy năm qua, gần 49 triệu người Mỹ phải nhận phiếu thực phẩm và thành phần sống nhờ trợ cấp tăng hơn gấp đôi số người kiếm ra việc làm (bốn triệu bảy so với hai triệu ba). Chính sách kinh tế áp dụng từ năm 2009 không thúc đẩy tăng trưởng sản xuất bằng đà gia tăng của những người lệ thuộc vào công quỹ.Kẻ mị dân, hay "dân túy", thì gọi đây là chính sách kinh tế cho dân nghèo. Thật ra, nó làm người dân túy lúy với chế độ bao cấp. Nó làm người dân bị nghèo đi và phải trông chờ vào người khác. Như tại Argentina, Venezuela hay Âu châu... Báo chí kinh doanh Mỹ chỉ nói đến chỉ số Dow Jonea đang lập kỷ lục mới mà ít ai nói tới lợi tức và đồng lương sa sút của dân nghèo. Nghịch lý phi thường của nước Mỹ là tỷ phú tại Wall Street sẵn sàng chi tiền cho chế độ đắc dụng này, y như người nghèo cũng sẵn sàng bỏ phiếu cho cái chính quyền đang cưu mang họ!
Hình như là việc Giáo hoàng Francis đăng quang có nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là chúng ta thường nghĩ.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét