Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Chiều nay 19/3 Tân Giáo hoàng Francis chính thức đăng quang

Toàn cảnh khu tổ chức Lễ khai mạc
Theo một thông cáo từ Tòa Thánh, mọi người tín hữu và tất cả những ai quan tâm đều được mời đến tham dự Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ 30 sáng, ngày 19 tháng 03 năm 2013 (tức là lúc 15g30 chiều ngày 19-3, giờ VN), thông cáo này thay cho thư mời.
Mặc dù không có thư mời chính thức, nhưng theo BBC, nhiều vị nguyên thủ quốc gia hoặc đại diện nguyên thủ quốc gia và các tổ chức quốc tế đã và sẽ đến Vatican để tham dự Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Về phía Châu Mỹ, phó tổng thống Mỹ Joe Biden, một tín hữu Công giáo, đã đến Roma vào chiều Chủ nhật 17/3; tổng thống Argentina Cristina Kirchner và tổng thống Brazil Dilma Vana Rousseff đã đến Rome hôm 17/3. Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, phó Tổng thống Uruguay Danilo Astori và cựu Tổng thống Colombia Cesar Gayiria cũng sẽ có mặt ở Vatican.
Về phía Châu Âu, thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nằm trong số những nhà lãnh đạo châu Âu hàng đầu sẽ tham dự lễ đăng quang cùng với chủ tịch Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy và chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barosso.
Các vị khách hoàng gia có thể đến dự lễ đăng quang là Vua Albert II của Bỉ cùng với Hoàng hậu Paola, Đại Công tước Henri của Luxembourg cùng với phu nhân Maria Teresa và Công tước xứ Gloucester của Anh quốc.
Theo hãng thông tấn Ý Ansa, tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, người đang bị Liên minh châu Âu cấm cửa vì những vi phạm nhân quyền cũng sẽ tham dự. Ông Mugabe, đã từng đến Vatican hồi tháng 5 năm 2011 để dự lễ phong Chân phước cho Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Phát ngôn viên Tòa thánh Cha Lombardi không đưa ra lời nhận định nào cho việc này vì theo ngài, Tòa Thánh không gửi thư mời riêng cho ai cả, bất cứ người nào muốn đến tham dự đều có thể đến.
BBC cho hay Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cũng dự định đến Vatican bất chấp phản đối của Trung Quốc. Đài Loan có quan hệ ngoại giao với 23 quốc gia, đa phần là với các quốc gia Mỹ Latinh, Phi Châu và nam Thái Bình Dương. Vatican là quốc gia duy nhất ở Châu Âu có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, vốn là điều mà Trung Quốc luôn cực lực phản đối. Hồi năm 2005, tổng thống Đài Loan khi đó là Trần Thủy Biển cũng từng đến tham dự tang lễ Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đặc biệt, trong một nghĩa cử đại kết chưa từng có kể từ cuộc đại ly giáo vào năm 1054, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của giáo hội Chính Thống Giáo Hy Lạp kiêm Giáo chủ danh dự của toàn giáo hội Chính Thống đã tuyên bố rằng ngài sẽ tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng (Theo báo The Catholic World Report)
Buổi lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng này dự kiến sẽ thu hút rất đông tín hữu trên toàn thế giới, đặc biệt là các tín hữu hành hương từ Mỹ Latinh, nơi chiếm đến 40% số tín đồ Công giáo trên toàn thế giới mặc dù Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi các đồng bào của Ngài hãy để dành tiền bạc để cứu giúp người nghèo thay vì bay đến Roma/Vietcatholic.
Hôm qua 18-3-2013, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố huy hiệu của ĐGH Phanxicô.
Nòng cốt huy hiệu này giống huy hiệu Tổng Giám Mục của ngài.Huy hiệu gồm có mũ Giám Mục có 3 nấc, với hai giải mầu đỏ, cùng với hai chìa khóa: một vàng một trắng được nối với nhau bằng một giây màu đó. Ở giữa là phần huy hiệu GM cũ của ĐTC gồm một thuẫn nền xanh da trời, ở giữa là hình mặt trời chiếu sáng ở trung tâm có hình thánh giá với 3 chữ viết tắt IHS, nghĩa là Chúa Giêsu Đấng Cứu Nhân. Đây cũng là biểu hiệu dòng Tên, xuất xứ của ĐTC. Dưới 3 chữ đó là 3 cái đinh màu đen. Bên dưới có hình ngôi sao và một bông hoa hương cam tùng (nardo). Ngôi sao tượng trưng Đức Mẹ Maria Mẹ Chúa Kitô và Giáo Hội; bông hoa hương cam tùng chỉ thánh Giuse bổn mạng Giáo Hội hoàn vũ, vì theo truyền thống hình ảnh Tây Ban Nha, thánh Giuse được tượng trưng bằng một nhành cây hoa hương cam tùng. Qua các biểu hiệu này, ĐTC muốn biểu lộ lòng sùng mộ đặc biệt đối với Mẹ Maria và Thánh Giuse.Khẩu hiệu
Dưới các biểu hiệu đó là khẩu hiệu của ĐTC cũng là khẩu hiệu GM của ngài: Miserando atque Eligendo (Cảm thương và chọn)
Đức Thượng phụ Bartholomew I, (thứ 2 - trái qua) Cựu Giáo hoàng Benedict XVI trong một cuộc họp hòa bình ở phía trước của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô Assisi, miền trung Italy năm 2011.
Trong khi ở Rome chờ lễ khai mạc của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Phó Tổng thống Joe Biden đã gặp các nhà lãnh đạo Ý, ảnh trên ông Biden đang bước vào phòng Tổng thống Ý Giorgio Napolitano.
Nữ tổng thống Brazil Dilma Vana Rousseff đã đến Rome hôm 17/3
Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto phu nhân Angelica Rivera đến Rome hôm qua
 Nữ tổng thống Argentina Cristina Kirchner đồng hương với Giáo Hoàng Francis

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips