Voltaire Riding a Horse - Huber Jean
|
Nhiều người rất thích thú với câu nói nổi tiếng
của Voltaire: “Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói nhưng tôi sẵn sàng chết
để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó”
Dân Đen có lẽ là người thích thú nhất. Hắn bèn dẫn
một con sói đến trước mặt Voltaire và nói: “Thưa ông đây là một con cừu.”
Voltaire lắc đầu: “Đó không phải là con cừu. Đó là con sói. Nhưng tôi sẽ chết
để bảo vệ quyền anh được nói rằng đó là một con cừu”.
Nghe vậy Dân Đen liền dắt chiếc xích lô đạp đến mời bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên xe, đạp thẳng tới chỗ Voltaire.
Nghe vậy Dân Đen liền dắt chiếc xích lô đạp đến mời bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên xe, đạp thẳng tới chỗ Voltaire.
Bà Doan nói: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những
tinh hoa dân chủ của các nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển
lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư
sản."
Voltaire lại lắc đầu: ”Tôi không đồng ý, nhưng tôi sẽ chết để bảo vệ quyền bà chị được nói rằng nền dân chủ ở Việt Nam cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”.
Lần này Dân Đen vừa bỏ đi vừa nói: ”Còn tôi, tôi
không việc gì phải chết vì những lời nói ấy...”
LỜI BÌNH CỦA KIM THÁNH THÁN:
LỜI BÌNH CỦA KIM THÁNH THÁN:
Tất nhiên Voltaire không đến nỗi ngu mà chết một cách lãng nhách như vậy đâu, nhưng câu nói của ông sẽ khiến nhiều người suy diễn sai lạc rằng ai muốn nói kiểu gì thì nói, chúng ta đều phải tôn trọng tuốt luốt hết (kể cả những lời xằng bậy, ác độc nhất). Câu nói của Voltaire còn tạo ra một căn bệnh tâm lý rất tai hại, đó là: tỏ ra mình là người có văn hóa, người biết tôn trọng kẻ khác, người cao thượng.
Cái thứ tâm lý ấy sẽ dung dưỡng cho kẻ ác khuynh đảo dư luận, lừa bịp quần chúng và làm cho những người thiếu khả năng suy luận dễ bị rối mù, không thể phân biệt phải trái, dẫn tới thái độ dửng dưng, đứng ngoài cuộc.
Không cần bản hiến pháp
Trả lờiXóaĐể trích dẫn về nhân quyền
Tôi, người dân đen
Cũng có thể nói về nạn cướp đất, cướp rừng, cướp biển.
Không cần nhà báo Hoàng Khương
Chỉ cần một người chạy xe ôm
Cũng có thể kể về mãi lộ
Không cần nhà văn chuyên nghiệp
Để dạy người khác phải viết lách theo kiểu “hàn lâm”
Để chê người kia viết sai chính tả
Chỉ cần biết đọc biết viết
Thậm chí chỉ cần biết một chữ i chữ tờ
Thậm chí dốt đặc cán mai một chữ bẻ đôi cũng không biết
Miễn là biết liêm sỉ
Miễn là biết xót cho đồng bào mình bị đánh chết
Miễn là biết xót đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân
Bị đem ra xài phí vô độ
Bị đem ra chia chác hàng ngày
*
Có dốt đặc cán mai cũng không sao
Miễn còn được cái miệng để hô to:
Đả đảo tham nhũng!
Đả đảo Trung Quốc xâm lược!
*
Không cần ly cà phê “cứt chồn”
Không cần ngồi ở HighLand hay Terrace
Để xem biểu tình
Và chê họ làm chuyện ruồi bu, vô bổ
Chỉ cần ly cà phê bắp rang và cơm cháy
Chỉ cần ngồi vỉa hè
Để đứng dậy khi cần nhập cuộc
Dù kẻ ác có súng và rất hung bạo
Dù kẻ ác có thể đá văng ly cà phê
Dù kẻ ác có thể vật ta xuống
Dù kẻ ác có thể đạp vào mặt ta
Ta vẫn là người Việt Nam
Không bao giờ là chó săn
Dẫu ta chỉ đủ tiền uống một ly cà phê cơm cháy.
LỜI BÌNH CỦA KIM THÁNH THÁN:
Từ xa xưa, tâm lý quần chúng Việt Nam thường trông chờ vào kẻ sĩ để gánh vác chuyện xã hội, chuyện “quốc gia đại sự”. Ngày nay “sĩ khí rụt rè gà phải cáo” nếu như Dân Đen có trông chờ vào trí thức thì anh ta cũng chỉ “ngậm miệng ăn tiền”. Có người còn làm ra vẻ khệnh khạng nói năng cao ngạo, viết lách “sang trọng” dân đen đọc không hiểu.
Bù lại, vì cái ác lộng hành quá, tràn lan khắp nơi nên ngay cả anh nông dân, chị bán hàng rong, bác phu xích lô đạp cũng đều thấy rõ tim đen của cái xã hội này. Trước đây người ta “làm cách mạng” bằng máu của dân đen. Vậy mà khi “thắng cuộc” rồi, họ lại cũng dùng chính máu ấy để làm giàu.
Trí thức dấn thân là lực lượng đáng quý. Nhưng Dân Đen là thành phần nòng cốt, không thể xem thường.
ĐÀO TUẤN - Nhật ký dân đen (phần 2)
Lại một câu nói nổi tiếng: “Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật.”
Trả lờiXóaChuyện ngụ ngôn “Những người mù xem voi” đã minh họa một cách sinh động câu nói trên. Người sờ chân voi thì bảo voi giống hình cây cột nhà, người sờ tai voi thì bảo voi giống hình chiếc quạt…
Như thế, mặc dù chân voi, tai voi đều là “thật” cả, nhưng nó chỉ là “một phần” của “sự thật” do đó các đáp án: voi giống cây cột nhà, hoặc voi giống chiếc quạt… đều sai cả.
*
Chúng ta không mù. Chúng ta nhìn thấy con voi bằng xương bằng thịt. Nó đang đứng trước mặt. Nhưng liệu chúng ta có biết “con voi” thực tế là như thế nào không? Chẳng qua chúng ta cũng chỉ nhìn thấy cái lớp da, cái “ngoại hình” của nó mà thôi, còn bao nhiêu thứ quan trọng khác như tập tính bầy đàn, đời sống sinh lý, dinh dưỡng, các bộ máy bên trong như tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… thì chúng ta mù tịt.
Vậy thì cái mà chúng ta tự hào là đã biết sự thật về con voi cũng chỉ hơn những người mù chút đỉnh, cũng chỉ là “trong thế giới người mù, kẻ chột làm vua” mà thôi.
*
“Một nửa sự thật không phải là sự thật”
Chưa thấy ai lên tiếng phản bác nó. Nhưng trong từng phút từng giây, trên khắp thế giới, câu nói ấy luôn luôn bị thực tế phản bác. Trong rất nhiều trường hợp “một nửa sự thật”, một phần trăm sự thật, thậm chí không có chút sự thật nào mà vẫn được cho là sự thật.
*
“Một nửa sự thật không phải là sự thật”
Nhưng hình như trên đời này SỰ THẬT LUÔN CHỈ CÓ MỘT NỬA.
Tôi chưa thấy có sự thật nào toàn vẹn. Sự thật của phe này luôn là sự giả của phe đối nghịch, điều tốt của người này lại là cái xấu đối với người kia. Chính quyền thì nói: ”Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân” nhưng nhân dân lại nói: “quốc hội chỉ là bù nhìn”. Nhà nước mô tả quan hệ Việt-Trung là “bốn tốt: láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” nhưng nhân dân lại nói: “Trung quốc xâm lược”.
*
“Sự thật” giống như nước: không thể nắm bắt nó được, nó chảy, nó trơn tuột, nó không có hình dạng nhất định. Nó là một con quái vật vừa vô hình vừa hữu hình, lúc ở bên trái, lúc bên phải, lúc sáng, lúc tối, khi có màu đỏ, khi có màu xanh, màu vàng, khi tròn, khi vuông, khi tuôn chảy, khi yên tĩnh, khi gầm thét, khi trầm lặng.
*
Đừng mong tìm ra sự thật nếu chúng ta không biết mình đang đứng ở đâu. Chỉ cần chọn sai góc nhìn bạn sẽ thấy sự thật thành sự sai lầm và ngược lại. Khi đã chọn đúng góc nhìn thì cho dù chúng ta có cầm trong tay một nửa sự thật thì nó vẫn là sự thật. Trong trường hợp ngược lại, cho dù chúng ta có cầm trong tay một trăm “sự thật” thì nó cũng chỉ là đồ giả mà thôi.
ĐÀO HIẾU - Nhật ký dân đen (phần 4)