Vậy là sau 68 năm kể từ ngày được xuất bản lần đầu tiên ở Anh “Animal Fram”
mới được công khai xuất bản, phát hành ở Việt Nam dưới một cái tên còn nhiều e
sợ “Chuyện ở nông trại” và lạ thay một tờ báo “bảo cộng” hàng đầu – tờ “Quân
đội Nhân dân” cũng có bài giới thiệu...
"Animal Fram" tên nguyên tác tiếng Anh mà đứa trẻ VN nào mới vỡ lòng Anh ngữ cũng đều có thể dịch mà không sợ sai nghĩa: "Súc vật trại" hay "Trại súc vật".
"Animal Fram" thực ra đã đến với người đọc miền Nam từ năm 1957... (nhilinhblog)
và mấy năm gần đây, được phát hành "chui" bởi những nỗ lực và sự dũng cảm của nhà thơ Bùi
Chát
Trại súc vật (tên tiếng Anh trong nguyên bản là Animal Farm) là một tiểu thuyết trào phúng chỉ trích nước Liên Xô thời Stalin của nhà văn Anh sinh tại Ấn Độ tên là George Orwell (1903-1950).Tác phẩm xuất bản ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau được in ở Mỹ. Trước đó George Orwell đã có 9 đầu sách xuất bản với tổng số bản in cả ở Anh và Mỹ là 195.500 cuốn.Sau Thế chiến thứ hai số bản in bị hạn chế do thiếu giấy. Tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng 1 năm 1950 đã có 25.500 cuốn Animal Farm được in ở Anh và 590.000 cuốn được in ở Mỹ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm.Tên nguyên gốc của truyện là Animal Farm: A Fairy Story (Trại súc vật: Một truyện cổ tích), nhưng A Fairy Story đã bị các nhà xuất bản Hoa Kỳ bỏ đi trong lần xuất bản năm 1946. Trong số tất cả những bản dịch khi Orwell còn sống, chỉ bản tiếng Telugu là giữ tên nguyên bản. Các biến thể khác của tên truyện gồm: Một chuyện châm biếm và Một chuyện châm biếm đương đại. Orwell đề nghị dịch tên cho bản tiếng Pháp là Union des républiques socialistes animales, để nhắc lại cái tên Liên bang Xô viết theo tiếng Pháp, Union des républiques socialistes soviétiques, và viết tắt là URSA, có nghĩa "gấu" trong tiếng Latinh.Sau hơn 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới kể cả tiếng Telugu (một dân tộc ở bắc Ấn Độ), tiếng Ba Tư, tiếng Iceland và tiếng Ukraina và thuờng xuyên được tái bản. Tạp chí Time đã chọn cuốn sách này là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005); nó cũng đứng ở vị trí 31 trong Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Nó cũng giành một Giải Hugo quá khứ năm 1996 và cũng có mặt trong Những cuốn sách hay của thế giới phương Tây.Trong tác phẩm, George Orwell đã dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Tác phẩm được hoàn thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những yếu kém của mình. wikipedia
"Trại súc vật" xứng danh là một tác phẩm bất hủ, đặc biệt hơn - trong các quốc gia còn tồn tại cái gọi là CNXH, những mẫu chuyện; những nhân vật trong truyện như vẫn đang có mặt trong mọi ngóch ngách đời sống..., ví dụ nhé:
- Mới nhất là chuyện "tăng, kéo dài tuổi nghỉ hưu" thì đây trong "Trại súc vật" cũng có đoạn tưa tựa:
- Mới nhất là chuyện "tăng, kéo dài tuổi nghỉ hưu" thì đây trong "Trại súc vật" cũng có đoạn tưa tựa:
Ngay từ khi mới thiết lập luật lệ của Trại Súc Vật, đã có qui định tuổi nghỉ hưu của ngựa và lợn là mười hai, của bò là mười bốn, của chó là chín, của cừu là bảy, còn của gà là năm. Chúng cũng đã thống nhất là sẽ không để cho những con về hưu phải thiếu thốn bất cứ thứ gì. Thực ra thì cho đến nay cũng chưa có con nào nghỉ hưu cả, nhưng thời gian gần đây vấn đề này rất hay được đem ra bàn thảo. Bây giờ, khi miếng đất cạnh khu vườn được đem đi trồng lúa mạch rồi thì lại có tin là một góc bãi cỏ dài sẽ được rào riêng ra cho những con già cả. Cũng có tin nói rằng ngựa hưu sẽ được lĩnh hai cân ngũ cốc mỗi ngày, đấy là mùa hè, còn mùa đông thì được bảy cân cỏ khô, ngày lễ thì còn được phát thêm một củ cà rốt hay một quả táo nữa. Sang năm Chiến Sĩ sẽ tròn mười hai tuổi.
- "Trại súc vật" cũng được "cập nhật" trong bối cảnh VN:
Sáng hôm nay không khí của trại súc vật Cô Đồn vừa yên ắng vừa nặng nề. Chung quanh nhà chứa của trại, những con chó đã có mặt gầm gừ canh gác từ lúc tờ mờ sáng. Ba con gà thức giấc sớm, mới mon men ngồi bệt gần nhà chứa, uống cà phê, thì đã bị chụp cổ về chuồng chó. Hơn năm tháng qua, đám vịt ở chuồng bên phải đã cùng với lũ chó chộn rộn chạy rong khắp trại để dẻo mồm tuyên truyền việc bắt giữ bốn con ngựa chiến sĩ về tội âm mưu đòi lật đổ các lãnh đạo lợn. Mấy tháng trước đó, nhiều ngựa khác cũng đã bị tống giam vì lên tiếng chống lại việc đám lợn Khựa từ trại giáp giới phía bắc ngang nhiên cướp giật miếng đất có thác nước đẹp nhất và một phần cái hồ nhiều cá ở phía đông của trại. Cầm đầu những đợt trấn áp này là chó trung tướng Ba Đình và chó thiếu tướng Hồng Kông. Đám gà lắm chuyện ở dãy chuồng bên trái cứ rì rầm Kông thật sự là gốc cẩu Khựa, đến từ trại súc vật ráp ranh.Hôm nay là ngày xử bốn con ngựa chiến sĩ.Trong gian nhà chứa, bốn con chó lớn mắt rằn ri gân máu lầm lì đứng gác ở cửa ra vào. Lũ lợn dáng vẻ trịnh trọng đang đủng đỉnh tiến vào vị trí ngồi. Trong đàn lợn này, có con là cán bộ cao cấp của trại, có đứa ở trong chi bộ đảng cùng địa phương với bốn ngựa bị cáo. Tất cả đều là đảng viên đảng Lộng Cợn. Giữa những hàng ghế, lác đác mấy con vịt chuồng bên phải đang rộn ràng chuẩn bị giấy bút. Khuất phía sau là bầy chuột đang xem xét lại những đường truyền âm thanh. Phía trước là bốn con chó khác mặt quần áo và đội nón màu xanh ô liu đứng nghiêm như đồng. Đám thân mã của bốn ngựa bị cáo và quan khách chọn lọc từ những nông trại khác thì được phối trí đi chân không qua phòng bên cạnh.Đến giờ khai mạc, con chó đồng phục màu ô liu sủa ầm một tiếng, đàn vịt lạp cạp và chủ tọa phiên tòa lợn Lục oai vệ bước ra. Lợn Lục với những chiếc răng nanh thấp thoáng nhưng đã tập được dáng vẽ phúc đức, đảo cặp mắt đầy nét hiền từ qua lại khắp phòng để tăng thêm phần trịnh trọng. Trước ngày chiến thắng mùa xuân, lợn Lục nhiệt tình phục vụ trong đơn vị ném phân thuộc lợn đoàn ba linh năm. Sau bẩy nhăm, lợn Lục hăng hái tham gia công tác đập nước. Hai năm sau, lợn Lục chuyển sang ngành đấu tố, không cần học hành, chẳng phải bằng cấp. Lợn Lục nổi tiếng là tay sát thủ với 17 án tử hình đã ban phát. Từ ném phân qua đập nước đến đấu tố, lợn Lục đã ủn ỉn trèo lên được cái ghế phó chánh chuồng hình sự. Theo sau lợn Lục là lợn Đánh và lợn Kiểng xum xoe đóng tuồng kiểm soát viên.Phiên tòa im phăng phắc khi bốn ngựa bị cáo được bốn con chó điều ra đứng trước vòng móng lợn. Từ trái sang phải gồm: ngựa Kiên Định, ngựa Tỉnh Thức, ngựa Tận Trung và ngựa Phục Long. Sau khi thấy tất cả đã an vị và sẵn sàng lắng nghe, lợn Lục thổi phù phù vào mi cờ rô và bắt đầu phát ngôn:"Thưa các đồng chí, tôi tin rằng tất cả các đồng chí đều tin tưởng một cách sâu sắc và đánh giá cao độ nền pháp lý công bằng, dân chủ, văn minh do đảng ta lãnh đạo. Dựa vào các chuẩn mực quốc tế về quyền súc vật, đạo đức cầm thú, việc xét xử sẽ được tiến hành công bằng, minh bạch nhưng không thoát ly khỏi sự chỉ đạo sáng suốt của đảng. Các đồng chí phải dứt khoát nhớ rằng bất kỳ lúc nào, từ khi các đồng chí súc dân mở mắt lao động cho đến giờ các đồng chí lãnh đạo nhắm mắt lên giường, những thế lực thù địch vẫn luôn luôn rình rập để tìm mọi cách phá hoại thành quả cách mạng của lãnh đạo ta. Chỉ một bước sai lầm là kẻ thù sẽ tấn công ngay. Vì thế, các đồng chí phải tin tưởng tuyệt đối vào kết quả khảo cung vô tư và chứng cớ phạm tội nghiêm trọng của các bị can do các đồng chí công an đệ trình là hoàn toàn chính xác. Trại của chúng ta đang trong thời kỳ quá độ, vết thương chiến tranh vẫn chưa lành lặn, nhưng đã đạt được nhiều thành quả cực lớn dưới sự lãnh đạo tràn đầy sáng tạo của đảng. Thế mà bốn bị cáo ngày hôm nay, do những tuyên truyền của các thế lực thù địch, với những ý đồ cá nhân cực kỳ phản động, đã theo đuổi những ý tưởng phá hoại, âm mưu diễn tiến hòa bình và kích động lật đổ chính quyền súc dân..."Đồng chí lợn Lục phát biểu dài dòng nhưng ý ít. Phiên tòa vừa mới mở đầu xem như đã kết luận. Phần còn lại chỉ để đám vịt dựng phim. Lũ vịt khác thì ngồi bệt lên ghế đánh vần lại bản tường thuật đã được các đồng chí chó trao tận chân từ đêm trước. Bốn ngựa bị can cũng được phát biểu nhưng đa phần những trình bày đầy lí lẽ đều bị lợn Lục chận ngang hay đám chuột cắn nhiễu đường truyền. Có đôi lúc ồn ào một tí thì những con chó mắt gân đỏ đã sủa ầm. Đám thân mã và quan khách phòng bên cạnh ngơ ngác nhưng cũng đoán biết sự tình. Bốn con chó canh cửa suốt buổi lầm lì quan sát hoặc bám theo những kẻ đi vào chuồng xí. Chưa hết ngày và không cần thêm một bữa nữa như dự trù, lợn Lục tuyên bố kết quả bản án: Thức Tỉnh 16 năm tù, quản chế 5 năm tại chuồng. Tận Trung 7 năm tù, quản thúc 3 năm tại chuồng; Kiên Định và Phục Long 5 năm tù và quản thúc 3 năm tại chuồng.*Đã hơn một tuần trôi qua. Sinh hoạt của trại trên bề mặt vẫn đều đặn trôi. Những con gà ở chuồng bên phải rầm rì hơn nhưng cũng cảnh giác hơn. Có vài con trầm ngâm ra mặt và bớt bép xép. Có vài con bức xúc, liều mạng bay lên nóc nhà và đẻ xuống cho trứng vỡ chơi. Cũng có nhiều con gà mới, lâu ngày không gáy, thấp thỏm xà vào nhập bọn lên án đám lợn và chó.Lũ chó thì được phân công gia tăng xách cổ thêm vài con ngựa về chuồng chó và mai phục khắp các tàu ngựa. Nhiều con được bố trí nhảy tỏm vào thùng hắc ín, gắn đầy lông gà lên người, cục ta cục tác trà trộn vào các chuồng gà bên trái để nghe ngóng hay sủa điều hay ho về lãnh đạo Lộng cợn Cô đồn hoặc nhân danh súc dân để văng tục về ngựa chiến sĩ.Những con ngựa bây giờ mỗi lần lên đồi ăn cỏ, xuống ao uống nước đều lủi thủi một mình. Trước đây đám bò hay mon men đến chào hỏi, ngay cả bọn cừu cũng thích lân la. Bây giờ thì biến tất. Trước những cặp mắt đầy gân máu rình rập của đám chó, con nào cũng hãi dù trong lòng thương và phục đám ngựa. Mấy anh chị ngựa cũng tránh không tụ tập thành đàn, cần nhắn gì nhau thì nhờ mấy chú sóc đưa tin.Riêng đám lừa thì khó đoán được tâm trạng. Trước đây chúng là đám tiên phong trong nghĩa vụ giải phóng trại Cô Đồn. Bây giờ, lũ lợn nắm quyền đã mời chúng về vườn sau khi ân cần tống cho mỗi đứa một cái huân chương Chiến Thắng.Còn lại là đám cừu, đông nhất trại và được đám lợn tấn phong là chủ súc của trại từ những ngày khởi nghĩa. Những chủ súc ông này mỗi ngày ngoan ngoãn xếp hàng cho đầy tớ lợn xách ra cạo lông đem bán làm giàu. Nhiều khi lông liếc mới mọc lại lún phún cũng bị đè ra cạo tất. Dao có cắt lậm đến đổ máu chúng cũng cúi đầu im lặng. Nhiều con còn bị đẩy qua các ngoại trại để đám ngoại súc lột da hoặc làm vợ cho lũ dê già ngoại giống. Vậy chứ có ai nói vào nói ra thì lũ cừu nổi xung rống lên "dù gì cũng khá hơn mùa thu năm ấy !!!". Lũ vịt chuồng trái hùa theo "không có lãnh đạo lợn thì đói rã họng !!!". Cũng có các cô cậu cừu không nói năng gì, chỉ quay đuôi bỏ đi và lẩm bẩm tụng "khôn thì sống dại thì chết, khôn thì sống dại thì chết...".Sau ba ngày ăn cỗ và uống rượu vang, lũ lợn ủn ỉn kéo nhau về đại sảnh triều đình họp kín. Đám lợn ngoại giao đập bàn, đá ghế chưởi xoành xoạch vào mặt đám lợn công an đã đổ phân cho chúng hốt, phải miệng gỗ phân bua với các ngoại trại. Đám lợn xanh hùa theo hưởng ứng. Đám lợn công an vung mồm chưởi lại. Không tròng đầu đám ngựa này, lũ cừu trụi lông sẽ chạy theo chúng, các đồng chí trại bắc sẽ phật lòng, và nhất là có một số đồng chí lợn xanh đang tính kế nhảy chuồng với chúng. Đám lợn đỏ nhảy xổm lên bàn vỗ chân phụ họa. Hội nghị chấm dứt trong sự nhất trí sau khi lợn Hoàng đế tuyên bố: lợn bắc lợn tây, lợn đỏ lợn xanh, lợn nào cũng là lợn. Phải bảo vệ vựa cám triều đình !!!.Có điều bất thường là đám vịt ở chuồng bên phải lần này ít càm cạp hơn những lần đấu tố khác của lợn Lục. Lũ gà nhiều chuyện ở chuồng bên trái đang rị mọ tìm hiểu nguyên do.**Mùa xuân. Mất đến ba ngày không ngũ, lừa Công Thần mới lụm khụm chống gậy xuôi về bờ suối cũ nơi chôn xác các đồng chí lừa cách đây đã mấy mươi năm. Lặng im nằm trên đất lạnh, lừa nghe tiếng xung trận của tuổi thanh xuân vọng về. Toàn trại ngày ấy bừng bừng một bản đại hùng ca và hơn bốn nghìn trang lịch sử hào hùng đã được góp lại một cách kỳ diệu trong hai chữ Tiến Lên. Tiến lên đáp lời sông núi. Tiến lên vì độc lập, tự do, hạnh phúc. Bỏ lại sau lưng mẹ già và em thơ, Lừa và lớp lớp các đồng chí khác đã cất bước lên đường. Không một đắn đo. Không mảy may sợ hãi. Chỉ một tâm hồn sạch như tờ giấy trắng và trái tim nóng bỏng. Từng đoàn, từng đoàn. Vài con cáo dẫn đầu. Đám lừa lừng lững nối đuôi. Những con vịt lệt bệt theo sau, khua chiêng gỏ trống gióng lên khúc hát đại đồng và bài ca vô sản. Sau chót là một rừng cừu trụi lông say máu, hồ hởi lao theo cơn lên đồng vĩ đại. Chỉ những con chó dại là vô trật tự, sùng sục tứ tung, hùng hổ cắn cổ những con lần khần.Một cơn gió lạnh thổi qua làm lừa rùng mình và nhớ đến ngày trở về quê cũ, một năm sau ngày chiến thắng đầu tiên. Lừa không còn gặp lại lừa gái đã xuôi nam bên kia con rạch. Còn lại là những nấm mồ vội vã của những con lừa giàu có và tốt bụng trước đây vừa mới bị cắt cổ đồng loạt. Mảnh đất hoang tàn chỉ toàn màu đỏ và mưa. Một chiếc lá rơi xuống chỗ nằm. Lừa nghe tiếng thở cuối cùng của lừa đồng chí trước khi chết trên tay lừa trong một đêm sau tết sáu bẩy; đôi mắt vẫn mở trừng như nhắn nhủ lừa phải tiếp tục tiến bước vì sự nghiệp vinh quang của toàn súc dân.Năm tháng trôi qua, những con lừa gầy ốm thời tiêu khổ kháng chiến nay đã béo tròn. Những khuôn mặt xanh xao, hốc hác của những ngày địa đạo nay đã hồng hào phúng phính nọng mỡ. Nhiều con lừa ngày xưa đã biến thành những con lợn căng nọng vú. Những đêm trằn trọc, lừa muốn làm một điều gì đó. Dù sao lừa cũng là một công thần với bao nhiêu công trạng, thành tích. Có đêm, sau khi đám lợn Khựa cướp đất giật hồ của trại, lừa đã đi đến quyết định. Phải làm thôi! Xương máu của tiền súc và bao đồng chí đã đổ ra để bảo vệ và xây dựng. Không thể được ! Nhưng sáng ra, khi vừa nghe lũ chó râm rang sủa, đám vịt liên tu cạp cạp và mụ lừa cùng ba đứa lừa gái phấn son sửa soạn rời chuồng thì lừa lại lủi thủi chui vào ổ rơm trùm chăn ngủ tiếp.Ngồi dậy, lừa soi bóng mình dưới lòng suối chập chờn theo ánh trăng. Lừa không biết mình có phải là thằng lừa từ lúc lọt lòng mẹ lừa không nữa. Hay là nó là đứa bao năm qua đã đi lừa đồng loại. Hoặc là bao năm qua nó đã bị lừa. Tự lừa? đi lừa? bị lừa? Những ngày cuối đời nó không còn biết nó là ai. Nó chỉ biết rõ rằng tự nó không thể cho nó là ai cả. Chỉ có hành động của nó mới định rõ nó là ai.***Trời đã gần sáng. Những con cừu đang say sưa trong giấc ngủ mê muội. Con lừa già nua vẫn nằm trằn trọc với câu hỏi mình là ai. Chợt có tiếng ngựa hý vọng về. Bốn tiếng vọng nhỏ nhưng như mũi tên xuyên thủng màn đêm. Từ khắp phía nông trại, những tiếng hý khác trổi lên phụ họa. Tiếng hý mang gió đi và làm nghiêng ngả hàng cây. Đám cừu thức giấc ùa ra đứng dưới ánh trăng. Nhìn những thân hình trụi lông của mình và của nhau, nhìn số đông đang đứng thành rừng, đám cừu ngẫng mặt nhìn trăng và đồng họa theo tiếng hý. Con lừa già ngồi bật dậy, mở cửa và chống gậy đi về phía mặt trời sắp mọc.Lừa đã có câu trả lời: lừa muốn là ngựa.
Vũ Đông Hà
Ý: George Owell. Chuyện: ai cũng biết.
Cơm thêm: Các tuyến nhân vật trong "Trại súc vật"
Xem bản dịch tác phẩm của "Phạm Nguyên Trường" hoặc bản tóm tắt "George Orwell và Trại súc vật (phần 1)", "(phần 2)", "(phần 3)"
Xem bản dịch tác phẩm của "Phạm Nguyên Trường" hoặc bản tóm tắt "George Orwell và Trại súc vật (phần 1)", "(phần 2)", "(phần 3)"
Trong “Animal Farm“ của George Orwell, Chương 2 có nhắc tới BẢY ĐIỀU RĂN dành cho các trại viên như sau:
Trả lờiXóa1.Tất cả các loài hai chân đều là kẻ thù.
2.Tất cả các loài bốn chân hoặc có cánh đều là bạn.
3.Không con vật nào được mặc quần áo.
4.Không con vật nào được ngủ trên giường.
5.Không con vật nào được uống rượu.
6.Loài vật không được giết hại lẫn nhau.
7.Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng.
Bảy điều răn này, hay còn được giới phê bình gán cho cái tên mỹ miều “Hiến pháp”, dần dà thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Nhiều lần sửa đổi nhưng tựu chung cũng chỉ phục vụ ý đồ và sở nguyện của đám lợn chóp bu. Cần có những phương châm súc tích, mạnh mẽ và dễ nhớ để đáp ứng nhu cầu của cách mạng, bởi vậy điều 1 và điều 2 gộp thành “Bốn chân tốt, hai chân xấu!”. Theo đề xuất của Tuyết Tròn (Snowball), nhân vật về sau bị lãnh tụ Nã Phá Luân (Napoleon) thanh trừng, cách ngôn mới này được viết to hơn, chồng lên bảy điều ban đầu. Và khẩu hiệu hừng hực hào khí đấu tranh giai cấp này được hô vang liên tu bất tận trong những lần hội họp. (Chương 3)
Tuyên bố bình đẳng phải hiểu một cách tương đối, và ứng dụng linh hoạt tùy theo diễn biến của cách mạng. Khi Nã Phá Luân chuyển từ chuồng heo vào nhà chính và ngủ trên giường cho xứng với vai trò lãnh tụ, có điều tiếng là đồng chí ấy vi phạm điều 4. Tức thì có chỉnh huấn rằng điều ấy đúng ra là “Không con vật nào được ngủ trên giường có trải dra” (Chương 6). Khi Tuyết Tròn cùng đồng bọn bị chụp mũ phản bội và bị xử tử, để dập tắt nghi ngờ lãnh tụ vi phạm điều 6, lập tức có huấn thị rằng điều này nguyên thủy là “Loài vật không được giết hại lẫn nhau nếu không có lí do”, chỉ tại đám súc vật ít chữ đọc thiếu mấy từ cuối (Chương 8). Cũng trong Chương 8 có chuyện tay sai của lãnh tụ vi phạm điều 5, cả trại được nhắc rằng điều đó thực ra là: “Không con vật nào được uống rượu đến say xỉn”
Nhưng rốt cuộc, lần sửa đổi cuối cùng (Chương 10), chỉ còn vỏn vẹn một câu trên bức tường: “MỌI CON VẬT SINH RA ĐỀU BÌNH ĐẲNG, NHƯNG CÓ MỘT SỐ CON BÌNH ĐẲNG HƠN NHỮNG CON KHÁC”
Khi quyền bính đã thâu tóm trong tay, kẻ súc sinh cần chi tới hiến pháp với hiến chương. Từ 7 điều răn ban đầu chỉ còn lại 1 điều, dư sức chi phối đời sống cả Trại súc vật. Và luôn tâm niệm rằng bỏ điều duy nhất thực sự có ý nghĩa đó là “tự sát”.
PHẠM VŨ LỬA HẠ
Một quyển sách như thế mà lại được xuất bản tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam vào năm 2013, khi những tiếng nói kiên định lập trường vô sản vẫn còn vang vang, thì quả là một sự kiện được nhiều người quan tâm.
Trả lờiXóaSách được Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản với sự hợp tác của công ty văn hóa Nhã Nam với số lượng 2000 cuốn. Tên gọi của sách được dịch một cách không chính xác là Chuyện ở nông trại.
Cuốn sách được chào đón một cách đầy xúc cảm của nhiều người. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã thốt lên:
“Đây là cái đất nước cuối cùng của thế giới in quyển sách này. Đọc quyển sách này để chúng ta thưa với nhà cầm quyền rằng chúng tôi là những con người chứ không phải súc vật, nghĩ đến đó mà tôi ứa nước mắt ra”, và ông hy vọng:
“Được in ra trên đất nước những người cộng sản đang cầm quyền là tín hiệu cho tôi hy vọng rằng rồi thì người ta sẽ gọi sự vật bằng tên của nó. Tôi cho đây là cái gì đó như là sự vận động của lịch sử.”
Nói về quyển sách này, giáo sư Tương Lai, nguyên cựu Viện trưởng viện khoa học xã hội nói:
“Tôi phải ngả đầu thán phục tác giả, và tôi vẫn giữ trong nhà một bản in roneo từ lâu lắm rồi để đưa cho bạn bè đọc mà nói rằng đọc đi để thấy ngay từ những năm 40 mà người ta đã nhìn nhận một xã hội tòan trị là như thế nào. Việc xuất bản quyết sách tôi cho là một bước tiến lớn về tự do tư tưởng.”
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Cuối tháng ba trên trang mạng cand.com.vn xuất hiện bài viết của tác giả Hoàng Oanh nhan đề, Nhà văn Anh George Orwell: Lạc đàn chuyên nghiệp. Nội dung bài báo này phê bình chỉ trích nhà văn Orwell và tác phẩm Trại súc vật của ông.
Trả lờiXóaTrong tháng tư, một bài báo khác xuất hiện trên PetroTimes nhan đề Những cuốn sách gây bức xúc của Nhã Nam của tác giả Trúc Vân. Nội dung bài báo này cũng chỉ trích quyển sách Trại súc vật mà công ty Nhã Nam đã ấn hành. Điều đặc biệt là trong hai bài báo trên hai tờ báo khác nhau, hai tên tác giả khác nhau, cách nhau gần một tháng lại có một đọan bình luận giống hệt nhau tới từng dấu phẩy:
“Điều đặc biệt là tiểu thuyết “Trại súc vật” của George Orwell từ nhiều năm nay đã bị đánh giá như một tác phẩm chứa rất nhiều luận điểm sai trái về chủ nghĩa xã hội và nó bị cấm lưu hành ở những quốc gia theo tư tưởng này. Vì thế, mặc dù tiểu thuyết này được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 cuốn sách hay nhất bằng tiếng Anh ở thế kỷ XX nhưng với một đất nước như Việt Nam, việc ấn hành “Trại súc vật” đã gây nên bức xúc to lớn trong dư luận.”
Chúng tôi hỏi chuyện dịch giả Phạm Nguyên Trường, tác giả của bản dịch Trại súc vật lưu hành trên mạng rất lâu trước khi quyển Chuyện ở Nông trại được nhà xuất bản Hội nhà văn và công ty Nhã nam ấn hành. Ông cho biết là vẫn chẳng thấy lệnh cấm gì. Ông cũng phê bình hai tác giả của hai bài báo trên:
“Xin hỏi: họ thấy tác phẩm này "đã gây nên bức xúc to lớn trong dư luận" ở đâu? Tại cuộc họp nào hay cuộc thăm dò dư luận nào chứng tỏ điều đó. Tôi cho là viết báo như thế là không có lương tâm, các đồng nghiệp và bạn đọc nên tẩy chay hai người này.”
Chúng tôi đã hỏi chuyện một người có trách nhiệm ở công ty văn hóa Nhã Nam thì được ông trả lời rằng:
“Tôi đã giải trình chuyện này, và tôi xin phép từ chối trả lời.”
Như vậy chuyện kiểm duyệt không công khai có khả năng có thật.
Chúng ta cũng nhớ rằng đầu năm nay khái niệm Dư luận viên lần đầu tiên được nêu lên công khai bởi các giới chức Việt nam, tức là những người được trả tiền để viết bài bảo vệ đảng cộng sản hay công kích những gì có nguy cơ ảnh hưởng đến sự đúng đắn hay chính danh của đảng cộng sản. Không rõ hai tác giả hai bài báo trên có phải là dư luận viên hay không. Nhưng qua câu chuyện Trại súc vật này thì hình như việc kiểm duyệt cứng rắn đã chuyển qua kiểm duyệt đằng sau. Và nếu như ngòi bút dư luận viên được sử dụng để hỗ trợ cho việc làm đó, thì nên chăng truyền thông nhà nước hãy mở rộng diễn đàn tranh luận để các dư luận viên được chính danh hơn mà so tài, chứ không nên múa gậy vườn hoang một mình.
(Click tiêu đề xem toàn bài)