Ngày hôm qua, 16/5, tòa án tỉnh Long An đã
kết án nặng nề sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, 6 năm tù và 3 năm quản
chế, và sinh viên Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, 8 năm tù, cùng 3 năm quản chế về tội
“tuyên truyền chống Nhà nước”. Chúng tôi xin đăng lại bản Kiến nghị với 157 chữ
ký của các công dân, đã đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 2/11/2012.
Kiến nghị ấy không vô ích. Nó cho thấy thời thế đã thay đổi: người dân Việt Nam nay công khai bênh vực người bị chính quyền kết án phản động! Nó đánh thức lương tâm của những người Việt Nam khác và qua đó gửi cho họ một thông điệp tối quan trọng: Đừng sợ! Chế độ toàn trị nào cũng cần sự sợ hãi làm chất bôi trơn để cỗ máy vận hành êm ả. Không có sự sợ hãi, bất cứ cỗ máy toàn trị nào, dù “hoàn hảo” đến đâu, cũng sẽ cọ xát cho đến lúc tự tan rã như một tất yếu. Do đó, các chế độ toàn trị rất quyết liệt sản xuất sự sợ hãi. Nhưng thời thế đã đổi thay như một nghịch lý: càng cố dùng bạo lực để đàn áp, thì càng nhanh chóng kết thúc!
Đăng lại, để thấm thía hơn cái cùng quẫn
của những kẻ tưởng có thể dựa vào các biện pháp (nói mỹ miều là) “chuyên chính”
hòng cứu chế độ toàn trị đang lao dốc. Đăng lại, để thấy cái phi lý của một nền
tư pháp bất chấp công lý. Và đăng lại, để bày tỏ lòng cảm phục và niềm hy vọng
vào tương lai của đất nước khi vẫn còn có lớp trẻ biết lo lắng cho dân
tộc.
Từ cụ già thuộc thế hệ U100 như Đặng Văn
Việt đến người trẻ măng bị hành hạ trong tù như Phương Uyên, hoàn cảnh khác hẳn
nhau, nhưng không ai bảo ai đều ngẩng cao đầu. Điều đó báo hiệu một sự đột biến
về chất trong tư duy của dân tộc về vận mạng đất nước. Niềm hy vọng cho chúng ta
là ở đấy chứ không phải là ở những quyết định cử người này và không cử người kia
vào Bộ Chính trị – một đồng một cốt cả – như ai đó đã lầm tưởng.
Bauxite Việt Nam
Bauxite Việt Nam
Tôi thích nụ cười ngạo nghễ của Võ Thị Thắng, tôi cũng thích sự bình thản trong suốt của Phương Uyên, cả hai đều ở tuổi hai mươi. Một bản án quá nặng nhưng không lạ, ở cái nơi “dân chủ vạn lần hơn” thường vẫn có những bản án như thế. Bản án chắc chắn không có răn đe được ai. Nó càng làm chất cao thêm niềm uất hận và càng chứng tỏ khẩu hiệu vì dân do dân thảm hại đến thế nào.
- Hai
bị cáo rải truyền đơn chống phá nhà nước lãnh 14 năm tù (NĐT).
- Nguyễn Phương Uyên bị tuyên 6 năm tù vì chống phá Nhà nước (DV).
- Nguyễn Phương Uyên bị tuyên 6 năm tù vì chống phá Nhà nước (DV).
- Phỏng vấn LS Hà Huy Sơn: ‘Phương
Uyên không vi phạm điều 88’ (BBC).
- Có án tù trong vụ xử Phương Uyên (BBC).
- Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Các bị cáo không phạm tội chống Nhà nước (RFI).
- Hai sinh viên Việt chống Trung Quốc bị án tù về tội “chống nhà nước” (RFI).
- Phải trắng án cho Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên (Nguyễn Tường Thụy).
- Có án tù trong vụ xử Phương Uyên (BBC).
- Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Các bị cáo không phạm tội chống Nhà nước (RFI).
- Hai sinh viên Việt chống Trung Quốc bị án tù về tội “chống nhà nước” (RFI).
- Phải trắng án cho Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên (Nguyễn Tường Thụy).
- Nguyễn
Phương Uyên và hình ảnh đẹp trước tòa (Trương Duy Nhất).
- Tuyệt vời tuổi trẻ Việt Nam! (Quê Choa).
- Huyết thư (Nguyễn Thông).
- Tanh như máu bà đẻ các người ơi! (Bà Đầm Xòe).
- Tuyệt vời tuổi trẻ Việt Nam! (Quê Choa).
- Huyết thư (Nguyễn Thông).
- Tanh như máu bà đẻ các người ơi! (Bà Đầm Xòe).
“Một mức án nặng mà phàm ai còn là con người thì khó mà tưởng tượng ra được. Hành động ‘phạm tội’ của hai em này chí là viết truyền đơn phản đối Trung Cộng xâm lược và lên án, chống lại một bầy sâu (cáo trạng gọi là chống đảng, mà luật của Việt Nam không có điều luật nào quy định phạm tội về hành vi chống đảng“.
- Chị
Nguyễn Thị Nhung: Cảm ơn thượng đế vì người đã ban cho con Phương Uyên (DLB).
Nguyễn Phương Uyên: “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm“. Đinh Nguyên Kha: “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu Dân Tộc tôi. Tôi không hề chống Dân Tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội“.
- Việt
Nam tuyên án tù 2 sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha (RFA)
LM Đinh Hữu Thoại: “Nghe chị Nhung diễn tả lại thì khi Phương Uyên nói với Thẩm phán, mấy ông trong hội thẩm, công tố thì nét mặt họ rất nhục nhã. Đối với một đứa bé như vậy mà cả một hội đồng xét xử đều lớn hết rồi ở địa vị đó mà để cho đứa bé nó chất vấn nó bào chữa rất tuyệt vời. Nó bác bỏ câu chuyện video trước đây nhà nước công bố nó nhận tội thì hoàn toàn trái ngược. Hôm nay khi phiên tòa diễn ra thì hoàn toàn trái ngược với video kia thì không biết họ phải hiểu sao”.- Bản chất ti tiện của người cộng sản qua bản án xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha(DLB).
- Tiến sĩ Đặng Huy Văn xin đi tù thay Phương Uyên và Nguyên Kha
(Nguyễn Tường Thụy). “Nhưng hai cháu Uyên, Kha là hiền nhân của Tổ Quốc/ Có sức
trẻ và chí khí kiên cường có thể cứu được núi sông/ Ông hãy lấy quyền làm vua để
bắt tôi đi tù thay hai cháu/ Tôi 70 đã lẫn rồi, sống làm gì thêm khốn khổ thưa
ông!”
– NHỮNG VẦN THƠ VIẾT VỘI GỬI PHƯƠNG UYÊN (Tễu).
– NHỮNG VẦN THƠ VIẾT VỘI GỬI PHƯƠNG UYÊN (Tễu).
- Vụ
Phương Uyên: Món quà đắt chào đón ngoại xâm (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
“Những lời biện hộ đanh thép trước tòa, là những lời kết tội đám người cố tình nhắm bắt, bịt tai trước lẽ phải và những tiếng nói lương tri của người dân Việt Nam. Bản án nặng nề dành cho hai em trong phiên tòa hôm nay, món quà quý dâng cho ngoại bang nhân ngày bọn chúng ra lệnh cấm đánh cá trên biển Việt Nam, liệu có làm vừa lòng bọn quan thầy đang muốn thôn tính cả đất nước ta, đưa dân tộc ta vào vòng nô lệ?“
- Dư
luận sau phiên xử hai thanh niên yêu nước (RFA). LS Hà Huy Sơn: “Tôi muốn
nhắc vào đúng 12 giờ trưa ngày 16 tháng 5 lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc
trên vùng biển của Việt Nam có hiệu lực và diễn ra phiên tòa xử những người chống
Trung Quốc như thế; thì tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước sẽ biết về
phiên tòa này, và hội đồng xét xử phải có ‘lương tâm và chịu trách nhiệm’ về
hành vi hôm nay”.
- Tòa
án qua góc nhìn mẹ Phương Uyên (BBC).
- Việt Nam tuyên án nặng 2 sinh viên chống Trung Quốc (VOA). Phương Uyên: “Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước”.
- Việt Nam tuyên án nặng 2 sinh viên chống Trung Quốc (VOA). Phương Uyên: “Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước”.
- Viêt Nam kết án 2 sinh viên 6 và 8 năm tù vì phân
phát tài liệu chống TQ: Vietnam
sentences 2 students to 6 and 8 years in prison for distributing anti-China
leaflets (AP/ WP).
- Khi yêu nước đồng nghĩa với tội phạm!? (DLB).
- Đại Vệ Chí Dị – Một cổ mấy tròng (Vietinfo). “Gặp đúng lúc Sản và Ích hục hặc, cả hai muốn lấy lòng thiên triều nhà Tề. Bèn bắt bọn trẻ và kết án tù khổ sai nhiều năm. Sau đó cả hai đều lập tức dâng sớ sang Tề nhận công, xin chứng nhận lòng trung son sắt với thiên triều. Tề Bá Vương Tạp Cặn nhận sớ, khen cả hai phe đều là trung nghĩa“.
- Khi yêu nước đồng nghĩa với tội phạm!? (DLB).
- Đại Vệ Chí Dị – Một cổ mấy tròng (Vietinfo). “Gặp đúng lúc Sản và Ích hục hặc, cả hai muốn lấy lòng thiên triều nhà Tề. Bèn bắt bọn trẻ và kết án tù khổ sai nhiều năm. Sau đó cả hai đều lập tức dâng sớ sang Tề nhận công, xin chứng nhận lòng trung son sắt với thiên triều. Tề Bá Vương Tạp Cặn nhận sớ, khen cả hai phe đều là trung nghĩa“.
Tôi có linh cảm rằng, trong tuơng lai không xa, khi Việt Nam thật sự được tự do và dân chủ thì tên hai em này (và những người như hai em) sẽ là những dấu son trong lịch sử, còn những người hiện "ủng hộ Điều 4", dù họ có là những giáo sư tiến sĩ học hàm học vị cao đến bực nào, danh tiếng trong ngành của họ có lẫy lừng đến đâu, sẽ nhiều lắm là được ghi tên trong một cước chú ngắn (a footnote to history!), mà khi đọc lại thì chính những người ấy (mà tôi nghĩ rằng vẫn còn chút lương tâm) sẽ thấy tự xấu hổ suốt cả đời, một tì vết không bao giờ phai trong sự nghiệp khoa học của họ.
Trả lờiXóaTRẦN HỮU DŨNG
Nước Mỹ là quốc gia hay dùng hồ sơ nhân quyền để áp lực các quốc gia khác. Trường hợp gần đây nhất là việc Mỹ đang thúc đẩy Hà Nội phải giải quyết các hồ sơ nhân quyền như là một điều kiện tiên quyết để bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Nhưng chính vụ các tù nhân tuyệt thực ở trại tù Guantanamo Bay của Hoa Kỳ để phản đối việc họ bị giam giữ quá lâu mà không được xử đã khiến cho Tổng Thống Obama phải lên tiếng nhìn nhận vụ này làm cho Mỹ khó ăn, khó nói với nước khác về nhân quyền.
Trả lờiXóaChúng ta cứ thử tưởng tượng coi nếu như ông Michael Posner, phụ tá bộ trưởng ngoại giao đặc trách nhân quyền, đưa ra lời yêu cầu Hà Nội thả blogger Ðiếu Cày hay sinh viên Nguyễn Phương Uyên ra mà Nguyễn Tấn Dũng trả lời: “Tôi mới bắt có vài người mà các ông làm toáng lên, thế còn các ông bắt bao nhiêu người từ các quốc gia khác về giam tại Guantanamo Bay không chứng minh được tội trạng của họ và cũng không đưa họ ra tòa xét xử được thì các ông tính sao đây. Các ông nên bớt bớt cái miệng, chúng ta tiếp tục đi đêm với nhau về vấn đề này để có lợi cho cả đôi bên có phải hay hơn không nào?”... thì không biết Michael Posner hay ông John Kerry sẽ trả lời ông Dũng sao đây?
VŨ ÁNH
Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ về Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên
XóaChúng tôi quan ngại về việc một toà án Việt Nam đã kết án Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam và Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam với các tội danh chống chính quyền.
Các bản án này phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.
Những việc làm này trái với quyền tư do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trọng Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới.
Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hoà.
Hết tuyên bố
17/5/2013
Chỉ xin nói với hai cháu và các bạn lứa tuổi 2 cháu rằng:
Trả lờiXóaHÃY NHỚ LẤY NGÀY NÀY: 12 GIỜ NGÀY 16/5/2013 LÀ NGÀY MÀ BỌN ĐẠI HÁN BÀNH TRƯỚNG CHÍNH THỨC TUYÊN BỐ BIỂN CỦA TA LÀ CỦA CHÚNG NÓ, CẤM NGƯ DÂN TA ĐƯỢC LUI TỚI KIẾM SỐNG HÀNG NGÀY!
VÀ SAU ĐÓ, 16giờ, BỌN TAY SAI CỦA CHÚNG Ở VIỆT NAM, NHƯ ĐỂ HƯỞNG ỨNG, ĐÃ BỎ TÙ 2 CHÁU TRẺ NHẤT TRONG HÀNG NGŨ NHỮNG NGƯỜI ĐẤU TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC VÀ HÁT TRÊN SỰ ĐAU KHỔ CỦA DÂN TA DƯỚI KIẾP CAI TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN NGOẠI LAI TÀN ĐỘC DÃ MAN
…..HÃY NHỚ LẤY! NHỚ LẤY TỘI ÁC TẦY TRỜI NAY ĐỂ KHI CÓ HÀNG VẠN CHÁU KHA, CHÁU UYÊN KHÁC NHẬN THỨC RA NỖI ĐAU MẤT NƯỚC NÀY CÙNG ĐỨNG LÊN TIẾP BƯỚC KHA UYÊN …SẼ GÁC MỌI NỖI SỢ ĐỂ VÙNG LÊN HỎI TỘI CHÚNG NÓ! …
TÔ HẢI
Năm 2019, em Nguyễn Phương Uyên sẽ ra tù sau khi thi hành án 6 năm. Phương Uyên ở tuổi 27 sẽ còn trẻ để làm lại cuộc đời.
Trả lờiXóaCác UV BCT khi đó hầu hết đã lên cụ, thời gian chẳng còn nhiều trên thế gian này. Nếu ai đó có hối hận vì đã giam cháu Uyên thì cũng đã quá muộn để thay đổi.
HIỆU MINH
Trước ngày ra tòa Cộng Sản, không ít người nghĩ rằng giới lãnh đạo CSVN chắc cũng “giương cao đánh khẽ thôi” vì hai em còn trẻ, nhất là Nguyễn Phương Uyên không những là một cô bé khi bị bắt mới 20 tuổi mà còn là một cán bộ đoàn trường của đoàn Thanh Niên Cộng Sản Đại học Công nghiệp Thực phẩm. Đất nước khó khăn, lòng người ly tán. Chưa bao giờ Việt Nam đứng trước hàng trăm ngàn thử thách như ngày nay. Ngoài biển, như Việt Khang thét lên trong dòng nhạc của em “Giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta, Hoàng Trường Sa, đã bao người dân vô tội, chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu” và bên trong là một căn nhà đang đổ nát, một quốc gia bị phân liệt đến mức tận cùng, một nền kinh tế đang trên đà phá sản, giới lãnh đạo đảng CS dù độc ác, bất nhân, ti tiện, ngu xuẩn bao nhiêu cũng phải biết ngừng tay đao phủ để cứu vớt non sông và cứu vớt chính bản thân đảng. Nhiều người nghĩ thế.
Trả lờiXóaTrước ngày ra tòa Cộng Sản, không ít người có thể đã nghĩ hai em sẽ xin tha, sẽ tự thú, sẽ đầu hàng. Các em còn nhỏ và đời sống còn dài. Cuộc tranh đấu giữa các em và chế độ độc tài như trò chơi cút bắt. Bắt được xin tha, tha xong lại tranh đấu tiếp theo kiểu “vừa đánh vừa đàm” của người lớn. Nhiều anh chị của các em trước đây đã chơi trò chơi đó vì họ nghĩ muốn làm gì trước hết cũng cần phải sống, cần phải có mặt, cần phải có điều kiện để viết, để nói, và muốn thế hãy tạm thời thú nhận, có chết chóc ai đâu, chẳng người nào, cơ quan nào, tổ chức nào, dù quốc tế hay Việt Nam, tin một lời tự thú trong chế độ CS độc tài. Nhiều người nghĩ thế.
Cả hai nhóm người tiên đoán như trên đều lầm.
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không khuất phục.
TRẦN TRUNG ĐẠO
Bằng Kiều, Thu Phương từng bị cấm cửa về vì phản đối các chính sách của nhà nước trong buổi họp báo ở Mỹ, có treo cờ vàng 3 sọc Việt Nam Cộng Hòa. Thu Phương đành ngậm đắng nuốt cay, muốn gặp con phải đi Thái Lan rồi người nhà mang con từ Hà Nội qua cho mẹ con thăm nhau. Ngược lại, từng có ca sĩ của Thúy Nga về Việt Nam hát cho một chương trình lễ hội có treo cờ đỏ sao vàng; đã bị ngừng hát khi trở lại Mỹ. Còn nhớ, năm 1999 lá cờ đỏ sao vàng và chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện ở Little Saigon - Cali, trong cửa tiệm băng đĩa của ông Trần Văn Trường đã khiến cộng đồng người Việt ở Mỹ biểu tình phản đối suốt 56 ngày đêm, cho tới khi tiệm bị cảnh sát vào lập biên bản tịch thu hết băng đĩa, dụng cụ kinh doanh vì lý do “in sang băng lậu”. Trần Văn Trường sập tiệm và sau đó còn ra tòa lãnh án tù 3 tháng, tội làm ăn bất hợp pháp.
Trả lờiXóaLá cờ là biểu trưng cao nhất của một quốc gia. Bất kỳ một chế độ nào đi nữa, việc sử dụng cờ của một chính thể đối lập hay một chế độ không được công nhận; những chuyện xảy ra như vậy là thường tình. Yếu tố cờ vàng 3 sọc trong vụ Phương Uyên dễ khiến dư luận hiểu theo hướng "bị các thế lực phản động hải ngoại giật dây, lợi dụng". Với một cán bộ Đoàn, được cho đã trưởng thành và có đầy đủ ý thức chính trị, thậm chí vượt trội hơn những bạn bè đồng lứa; thì không thể không hiểu những chuyện sơ đẳng như vậy!
Tui tham gia mạng xã hội gần 8 năm, từ blog Yahoo!360 đến Multiply rồi facebook, cũng từ mạng xã hội tui phải trãi qua 2 vụ án, một ra tòa dân sự (Phương Thanh) và một án hình sự, tạm giam 3 tháng (tướng CA Nguyễn Khánh Toàn); đã chịu nhiều đau đớn và ngột ngạt đến cùng cực của đời người. Bản thân có khá nhiều chuyện uất ức, nhưng không phải chuyện gì cũng chia sẻ được. Khi nhìn thấy Phương Uyên trong chiếc áo trắng gắn phù hiệu ra tòa, tui lập tức đánh giá cao cô bé 20 tuổi này, rất thông minh và hoàn toàn làm chủ về tình thế của mình.
Có một chuyện chưa từng kể ra.
Đêm trước khi ra tòa sơ thẩm quận Tân Bình, tui đã thức gần trắng đêm chỉ để suy nghĩ coi... mặc đồ gì. Và cuối cùng, đã quyết định tự cắt ngang mái tóc trước, tìm một cái áo trắng cổ lá sen ngắn củn cởn và chiếc quần Tây xanh không nếp, đeo thêm chiếc kính không độ. Nhìn vào gương tui bật cười vì không nhận ra mình, chỉ thấy một con ngố, lờ khờ và không có vẻ gì nguy hiểm, sắc sảo hay đáng phải dè dặt, e ngại. Đó là một hình ảnh tui muốn mọi người nhìn thấy, đặc biệt là nhóm ngồi xử án và đối thủ. Tui đã dành thắng lợi 100% trong phiên tòa, nhờ rất nhiều vào sự mất cảnh giác của phe kia.
Những gì thấy bằng mắt không chắc đã chính xác!
Không như giai đoạn sơ khai đó, mạng xã hội bây giờ phát triển rầm rộ. Theo TechInAsia điều tra, thì cư dân Facebook Việt hiện có thể lên tới 15 - 20 triệu người. Có bao nhiêu trong đó là an ninh mạng, là "hàng gài", là dư luận viên, là người của các đảng phái chính trị... FB là con dao hai lưỡi, lợi thì có lợi nhưng đôi khi răng chả còn! Thỉnh thoảng tui có lạc vào vài FB sặc mùi chống Cộng, hay lớn tiếng hô hào dân chủ, đa nguyên đa đảng, chửi chế độ như chửi một con chó lúc say...nhưng profile thì mập mờ, avatar chẳng rõ thật hay giả, hoặc chẳng có tí hình ảnh nào chứng minh chính chủ. Chuyện yêu nhau qua FB, lừa nhau qua FB, hãm hại nhau qua FB, lợi dụng nhau qua FB...đã không còn là chuyện hiếm. Nhẹ dạ hay cả tin là sập bẫy. Cuộc chơi trên này, mỗi người cần phải có sự phòng vệ riêng của mình!
XóaUyên-Kha không phải là hai người đầu tiên bị án có dính tới việc phát tán truyền đơn. Đoàn Huy Chương, người hoạt động đấu tranh cho quyền lợi của công nhân tại Việt Nam bị bắt hồi đầu năm 2010; đã từng rải ở khu vực Tân Sơn Nhất, Đồng Nai, Trà Vinh. Khi ở trong trại B.34, trước khi bị chuyển đi K.4. nghe Chương bảo, nếu cho làm lại anh vẫn chọn con đường đấu tranh cho công nhân mà không hề hối hận, nhưng hình thức rải truyền đơn thì không. Anh cho biết, những ai nhặt được truyền đơn đều bị liên lụy và bị làm khó dễ, nó nguy hại cho sự bình an của nhiều người. Và, cũng không ít người nhặt được đã tỏ thái độ như nhặt giấy lộn. Vài tờ truyền đơn không thể làm thay đổi ý thức một đám đông, đó chỉ là sự thôi thúc nội tại của một vài cá nhân!
Trong bất cứ vụ án nào cũng có những khuất tất của nó. Có hai chi tiết đáng chú ý vụ Uyên - Kha, là chiếc máy ảnh và thuốc nổ: máy ảnh được giải thích là dùng chụp hình chơi với bạn bè, còn thuốc nổ của nhà Kha dùng làm pháo. Những đồ vật có thể chỉ bình thường, vô hại hoặc sử dụng cho đời sống hàng ngày; nhưng khi gặp chuyện sẽ được dùng để chống lại mình. Còn nhớ ông sáu Được trong vụ án 5 Cam, có lần khoe với tui mới mua ở Thái Lan về mấy bộ áo quần rằn ri thủy quân lục chiến cho ông và mấy đứa con, mặc vô nhìn rất thời trang rất ngầu. Nhưng khi bị bắt, lục soát nhà chả tìm được gì ngoài mấy bộ đồ đó; tui đã không nén cười khi đọc trên báo thấy tội của sáu Được có cả "tàng trữ quân trang quân dụng".
Tui vốn không ưa viện dẫn điều này luật nọ, vì bản thân từng là nạn nhân của cái gọi là pháp luật – của người quyền thế, vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. Nên những gì nói ra, đều mang tính thực tế; không vẽ vời cũng không bơm phồng. Uyên và Kha đã quá vị thành niên, trưởng thành về nhận thức và có quyền được nhìn nhận, được đánh giá như những công dân khác trong xã hội; nói về Uyên - Kha như những đứa trẻ bé bỏng là xúc phạm hai em. Tinh thần Uyên và Kha xứng đáng được trân trọng và cảm phục, nhưng việc làm của hai em không phải là hành động của những anh hùng. Tui có đọc vài bài thơ tụng ca Uyên - Kha, có câu đại khái rằng, muốn được tự do phải bước qua nhà tù. Bản thân người viết câu thơ đó, đòn đau nhất có lẽ chỉ là bị cơ quan đuổi việc; chưa từng nếm mùi lao tù, chưa từng bị cùm chân ngồi nếm những thức ăn thua bữa của một con chó, chưa từng nếm cái đau của việc tra khảo, chưa từng bước ra khỏi phòng biệt giam với đôi mắt mờ nhòe,... Nếu như làm được, đừng cổ súy việc đó! Hãy chỉ cho những người trẻ có thể vẫn sống tốt trong tư thế ngẩng cao đầu, vẫn đàng hoàng đấu tranh cho lẽ phải, cho quyền được bảo vệ lãnh thổ của tiền nhân để lại mà không nhất thiết phải trải qua việc đau đớn thân xác và kiệt quệ tinh thần trong tù!
XóaCó một người tui muốn nhắc tới, là ông Trương Tấn Sang. Long An, nơi thụ lý vụ án Uyên – Kha là quê hương của chủ tịch nước. Sau khi hai em bị bắt, ngày 30.10.2012 đã có 157 nhân sĩ, trí thức viết và ký tên vào tâm thư gửi cho ông. Lúc biết chuyện này, tui im lặng không muốn bàn tán, vì bản thân đã không có hy vọng nhiều ở ông. Tui từng chỉ dẫn cho gia đình Hoàng Khương gửi thư cầu cứu tới CTN Trương Tấn Sang khi vụ việc xảy ra, vợ Khương cũng đã từng tìm mọi cách tiếp cận và đưa đơn xin cứu xét. Tất cả đều không hồi âm. Giá như có thể làm được điều gì đó để giảm nhẹ án cho Uyên - Kha, thì sự nghiệp chính trị của ông có ý nghĩa biết chừng nào! Bản án 6 năm của Uyên và 8 năm của Kha thật sự quá nặng và ác nghiệt, đi ngược với truyền thống nhân ái của người Việt. Cầu mong hai em mạnh khỏe, chân cứng đá mềm vượt qua khúc quanh đời mình!
CÔ GÁI ĐỒ LONG
Đảng CSVN quyết kềm hãm chính quyền trong vòng tay đảng, xem chính quyền chỉ là công cụ của đảng CSVN, chỉ là cánh tay nối dài của đảng CSVN. Trong quá khứ, có nhiều cuộc phản đối trong nội bộ đảng CS vì khác chủ trương chính sách của đảng, cũng như đã xảy ra những cuộc phản đối của dân chúng chống lại chế độ CS độc tài toàn trị, nhưng hầu như không có cuộc phản đối nào đặt vấn đề tách biệt hệ thống đảng ủy ra khỏi hệ thống cầm quyền của chế độ do CS kiểm soát.
Trả lờiXóaVào tháng 2-2013, trong “Vài lời gởi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cho rằng đảng CSVN và nhân dân Việt Nam là hai thành phần riêng biệt. Vì vậy, theo Nguyễn Đắc Kiên, tổng bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng không có tư cách để phê phán toàn thể nhân dân là suy thoái, mà tổng bí thư Trọng chỉ có thể nói với đảng viên đảng CS của ông mà thôi. Ý kiến của Nguyễn Đắc Kiên trình bày công khai trước dư luận quần chúng phải nói là rất can đảm, nhưng chỉ tách biệt giữa đảng CS và nhân dân, chưa phải là vấn đề pháp lý trong sinh hoạt chính trị đất nước.
Bỗng nhiên, ngày 16-5-2013, tại pháp đình Long An, trong phiên tòa xét xử hai sinh viên yêu nước, bùng nổ vấn đề rất quan trọng về pháp lý nầy. Tại phiên tòa nầy, sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên tuyên bố: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất… Tôi vẽ bức tranh này trong 15 phút để thể hiện thực tế người dân thấp cổ bé miệng khi nói ra thì bị đàn áp…. Việc tôi làm, tôi chịu, yêu cầu không gây khó khăn cho gia đình tôi. Tôi là một sinh viên, là đại diện cho tầng lớp trí thức, sức mạnh của đất nước, tôi mong muốn phiên tòa hôm nay xét xử công bằng để tôi sớm được trở về với cộng đồng, tiếp tục cống hiến cho đất nước và thể hiện lòng yêu nước.” (Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Nhung, thân mẫu của Phương Uyên, sau khi tham dự phiên tòa Long An ngày 16-5-2013) (VOA ngày 16-5-2013)
Cũng sau phiên tòa nầy, bà Nguyễn Thị Kim Liên kể về con mình, Đinh Nguyên Kha, như sau: “Kha nói từ đầu đến cuối mình yêu nước, mình không chống dân tộc, mà chỉ chống đảng cộng sản. Kha nói chống đảng thì không phạm tội… Kha nói theo bản cáo trạng xem việc chống đảng là phạm tội thì nó không biết, vì không có luật nào nói như vậy”.
Đây là lần đầu tiên có hai người không phải là chính trị gia, cũng không phải là luật gia, cũng chẳng khoa bảng cao cấp, mà chỉ là hai em sinh viên trẻ, đặt vấn đề công khai trước tòa án, cơ quan pháp luật đại diện cho nhà cầm quyền CSVN, rằng chính quyền là chính quyền, còn đảng CS là đảng CS. Cả hai sinh viên đều xác nhận họ là những người yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược, chống đảng CSVN, chứ họ không chống chính quyền hiện nay trong nước, không vi phạm điều 88 bộ luật Hình sự.
TRẦN GIA PHỤNG
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Hơn 40 năm trước chị Thắng tuyên bố: “Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?” Lời tuyên bố này đã trở thành sự thật khi chỉ 7 năm sau phiên tòa, chị Thắng đã tự do, hơn nữa còn nổi tiếng!
Trả lờiXóaUyên không nói tới 20 năm và chờ đến 7 năm như chị Thắng. Em khẳng định ngay tại tòa án, lúc thẩm phán đang mài miệt nghe điện thoại chỉ đạo từ Bộ chính trị:
"Ông Hồ Chí Minh nói một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước”.
Ngay sau khi em nói, 32 tàu Trung Quốc có mặt tại Trường Sa. Ngay sau khi em nói, một phong trào thanh niên nhớ ơn Bác sẵn sàng quên tổ tiên đã đổ máu xương ra cho Hoàng Sa, Trường Sa mà bây giờ không đứa nào còn nhớ.
Ngay trên đất Long An, quê hương chị Thắng, Phương Uyên điềm đạm, nhỏ nhẹ: “Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”.
Nhà thơ Trần Ninh Hồ kể lại chuyến thăm chị Võ Thị Thắng sau khi chị tự do có đoạn như sau:
“Buổi đầu gặp chị Võ Thị Thắng, tôi và Văn Lê cứ bàng hoàng mãi về một chi tiết: chị chưa hề nhìn thấy bức ảnh chụp năm 1968 với nụ cười tuổi 20 bất tử của chị (và cũng là của cả một thế hệ trẻ Việt Nam) trước sự hung bạo của giặc…” để từ cảm xúc này nhà thơ có mấy câu thật hay:
Những năm tháng trong lao, Thắng đâu biết
mọi người đều rất tỏ hình em
Tôi tặng em tấm hình với nụ cười đã bay quanh trái đất
Mặt Thắng hồng lên và rưng rưng nước mắt
Em chưa lần ngắm lại nụ cười em!”
Em Phương Uyên cũng vậy. Nào em có biết tấm ảnh đẹp của em đang lưu hành trên khắp thế giới. Em đang ngồi trong tù, không ai mang cho em xem bức ảnh tuyệt vời được chụp từ một nhà báo tại phiên tòa. Anh ta chụp đúng giây phút tuyệt vời nhất bằng cái bấm máy rung động nhiệt tình trước một biểu tượng chứ không phải là một tội nhân. Có tội nhân nào lại tỏa sáng như thế. Sức mạnh nội thân của em đã làm cho cả phiên tòa co rúm, méo mó và thảm hại.
40 năm trước bức hình chị Thắng làm nở mặt những người cầm súng. 40 năm sau tấm ảnh em Uyên làm dơ mặt cũng chính những người ấy. Chị Thắng hy sinh cho Bộ chính trị hôm nay, một dúm người vai vế lớn lên và phát rồ từ những giọt máu đồng chí đồng bào mình.
Cũng chính nhóm người ấy gián tiếp bỏ tù chị Thắng 40 năm sau khi chà đạp một cô gái mang hình ảnh của chị. Không biết chị Thắng có buồn không khi chính mình bị bỏ tù một lần nữa?
Quan trọng hơn: sự kiên gan của chị đã bị chính đồng chí của mình kết án khi họ có cơ hội đóng vai quan tòa của 40 năm về trước.
Thương cho em Uyên không lẽ lại không có chút ám ảnh nào về sự hy sinh của chị Thắng khi lịch sử lập lại chính xác đến từng centimet?
CÁNH CÒ