Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Sôi nổi phỏng đoán về Tân Giáo Hoàng

Cho đến hôm nay Mật nghị Hồng y để bầu Giáo hoàng vẫn chưa được tiến hành vì lý do còn thiếu vài vị Hồng y chưa có mặt. Vatican hiện có trên 4.000 nhà báo đến đưa tin, sự kiện bầu Giáo hoàng lần này thu hút hàng tỷ người quan tâm, kể cả những người không theo đạo Công giáo. Bên lề sự kiện, thiên hạ tha hồ bàn tán thậm chí cá cược về những vị Hồng y sẽ trở thành tân Giáo hoàng, tuy nhiên Vatican cũng có câu truyền khẩu nổi tiếng vì tính linh nghiệm: Vị nào bước vào Mật nghị trông như Giáo hoàng thì khi ra vẫn chỉ là Hồng y, dưới đây là dư luận về một vài vị:
Nếu các Hồng Y chọn một tân giáo hoàng căn cứ trên 'lời bàn tán' (chatter) hay việc 'bỏ phiếu bằng chân' thì ĐHY Marc Ouellet có lẽ sẽ là vị giáo hoàng tương lai.
Có thể phải mất một thời gian Mật Viện mới chọn được một Giáo hoàng, nhưng tại ngôi làng nhỏ bé có tên là La Motte ở phía Bắc Quebec, là nơi sinh quán cuả vị hồng y, người ta đã bắt đầu phải xử lý một số lượng khách du lịch bắt đầu tuôn đến, và có vẻ họ không cáng đáng nổi.
"Chúng tôi đã nhìn trên internet số liệu khách hành hương cuả nơi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI", ông René Martineau, thị trưởng La Motte nói. "Nhưng chúng tôi chỉ là một ngôi làng nhỏ có 450 người thôi. Nếu quả thật sẽ có 200.000 người đến đây, thì chúng tôi không biết phải làm gì."
Nhà văn Andrea Tornielli, một ký giả kỳ cựu cuả Vatican, viết trên tờ La Stampa rằng, "một cách để đánh giá một ứng viên giáo hoàng là việc đếm xem có bao nhiêu 'tin đồn thì thầm' về vị ấy. Dùng tiêu chuẩn đó mà thôi, thì Đức Hồng Y Marc Ouellet đã là một ứng viên thực sự sáng giá."
Nổi tiếng là thông minh, thông thạo nhiều ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Đức), lại có nhiều kinh nghiệm, HY Ouellet là điển hình cho những gì cần có cho chức vụ Giáo Hoàng ngày hôm nay.
HY Ouellet, 68 tuổi, người gốc Quebec, hiện đang là tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục và đồng thời là chủ tịch của Ủy Ban Giáo Hoàng về Châu Mỹ La Tinh. Trước đó, ngài từng là Tổng Giám Mục của Quebec và là niên trưởng cuả HĐGM Canada.
"HY Ouellet còn được biết đến như là một người làm việc chăm chỉ ", theo lời bà Anne Leahy, cựu đại sứ Canada ở Tòa Thánh. "Nhiều người đã biết rằng lúc ngài nhận việc (làm tổng trưởng)... đã có nhiều ứ đọng về những quyết định chọn giám mục, nhưng ngài đã làm sáng tỏ rất nhiều tồn đọng. Đã thực hiện nhiều quyết định và công việc lại được ổn định."
Nhưng cũng như những người có một sự nghiệp lâu dài, ngài cũng vác trên vai một gánh hành trang lớn, với nhiều thành công và thất bại, và với nhiều sự việc từng gây tranh cãi sôi nổi trên dư luận.

Xem thêm
Hiện nay tại Rôma, những “totopapa”, tức là những người cá cược xem ai sẽ là Giáo Hoàng đang chú ý đặc biệt đến một vị Hồng Y người Ý. Báo chí Ý cho rằng sau hai triều Giáo Hoàng không phải là người Ý, có lẽ lần này vị Giáo Hoàng tương lai sẽ là người Ý. Nhận định này không phải là không có cơ sở. Thật vậy, trong 115 vị tham dự vào Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng có 28 vị Hồng Y người Ý trong tổng số 60 vị Hồng Y tại Âu Châu.
Vị Hồng Y được nhắc đến nhiều nhất là Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco năm nay 70 được thụ phong linh mục lúc 23 tuổi. Tương tự như Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, cuộc sống của ngài đã luôn luôn gắn liền với giáo dục. Ngài đã từng dạy Thần Học tại một trường đại học.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco hiện nay là Tổng Giám Mục Genova.
Ngài nói: "Vấn đề khẩn cấp nhất trong Giáo Hội ngày hôm nay là vấn nạn về đức tin, không phải nơi những người không có đức tin, nhưng chính là giữa các tín hữu. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 biết rằng chỉ có một đức tin vui tươi, mạch lạc và thuyết phục, mới có thể làm rung động con tim, thanh tẩy văn hóa và truyền cảm hứng cho xã hội hướng đến một chủ nghĩa nhân bản siêu việt và hoàn chỉnh".
Trong năm 2007, ngài được bổ nhiệm tổng giám mục Genova, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý và được tấn phong hồng y.
Đức Hồng Y nổi tiếng với khả năng đối phó với các mối quan hệ tinh tế giữa Giáo hội Công giáo và giới chính trị Ý.

Xem thêm
Đức Hồng Y Peter Kodwo Appiah Turkson của Ghana có bao nhiêu hy vọng trở thành vị Giáo Hoàng Phi châu đầu tiên?
Câu trả lời là Không có, chắc chắn là không!
Không phải vì Ngài sẽ không được bầu, nhưng vì Giáo Hội đã từng có nhiều giáo hoàng từ châu Phi: Thánh Victor I là vị Giaó Hoàng Phi Châu đầu tiên trị vì 1.824 năm trước. Thánh Militiades và thánh Gelasius I, cũng là những giáo hoàng gốc châu Phi, thuộc sắc dân du mục Berber, trị vì trong các thế kỷ thứ 4 và thứ 5.
Cho nên nếu được bầu, ngài sẽ là vị giáo hoàng Phi Châu thứ 4 cuả giáo hội Công Giáo, không phải là vị đầu tiên, hay nói cách khác sẽ là một người da đen đầu tiên ngự trên Ngai Toà Thánh Phêrô sau 1600 năm vắng bóng.
Niềm hy vọng Hồng Y Turkson sẽ trở thành giáo hoàng trở thành sôi động vì nhiều lý do: (1) Hiện có khoảng một nửa trong số 1,2 tỷ người Công giáo sống ở phiá Nam Địa cầu. (2) Đã từng có những nhân vật lãnh đạo tên tuổi da đen thành công như cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, cũng là người Ghana. (3) Đã 'Suýt' có một giáo hoàng da đen trong cuộc Mật Nghị năm 2005 là HY Arinze cuả Nigeria và (4) mới đây Hoa Kỳ cũng có một tổng thống da đen, Barack Obama.
Hồng Y Turkson được coi là một ứng viên hàng đầu, và với số tuổi 64, ngài được xem như có cơ hội lớn hơn so với các ứng viên lớn tuổi khác để tiếp nối truyền thống của Đức Gioan Phaolô II và Benedict XVI, là truyền thống bảo thủ ở những vùng mà đạo Công giáo đã tăng trưởng nhanh, tức là ở những quốc gia đang phát triển.
Hiện là chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình. HY Turkson có một danh tiếng lẫy lừng trong giới hàn lâm về bộ môn 'tôn giáo học'. Ngài là vị hồng y duy nhất có tiến sĩ về Kinh Thánh, từng là giáo sư và phó hiệu trưởng cuả các chủng viện và là Chưởng ấn của một Trường Đại học Công giáo.
Về kinh nghiệm mục vụ, ngài đã cai quản một tổng giáo phận quan trọng, Cape Coast, và là Chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công giáo Ghana trước khi được gọi đến Roma phục vụ trong Giáo triều.
Ngài thông thạo nhiều thứ tiếng, Anh, Pháp, Ý, Đức, Do Thái, các cổ ngữ Latin và Hy Lạp, đó là chưa kể tiếng Fante cuả Ghana và nhiều thứ tiếng bản địa khác cuả các bộ lạc quanh vùng.

Cảm tưởng của HY Turkson về việc trở thành ứng viên giáo hoàng
Trong một cuộc phỏng vấn với Associated Press bên trong văn phòng Vatican, HY Turkson cho biết "các giáo hội trẻ" của châu Phi và châu Á đã trở thành vững chắc đủ, đã sản xuất được "các giáo sĩ trưởng thành và các giám mục có khả năng lãnh nhận các vai trò lãnh đạo của tổ chức thế giới."
Và "nếu Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy một người da đen làm giáo hoàng, thì xin cảm tạ Chúa".
Ngài cho biết "một Giáo Hoàng từ Phi Châu đã từng là một 'sự có thể' trong Mật Nghị năm 2005 khi hồng y đoàn dồn một số phiếu đáng kể cho HY Francis Arinze. Năm nay vì HY Arinze đã quá tuổi không còn tham dự Mật Nghị nữa cho nên là lẽ tự nhiên người ta nghĩ tới một 'ứng viên' thay thế khác cũng từ Phi Châu".
Ngài nói thêm rằng người Công giáo trong thế giới đang phát triển không cần phải có một vị giáo hoàng từ khu vực của họ để phát triển mạnh hơn. Họ đã làm rất tốt, vẫn phát triển theo cấp số nhân dưới triều các giáo hoàng người Âu. Nhưng một giáo hoàng từ miền Nam điạ cầu sẽ "đi một chặng đường dài để củng cố quyết tâm của họ."
Có người nghĩ rằng sự kiện ngài h hởi bàn về chức vụ giáo hoàng với báo chí, mặc dù ngài không có ý mong mỏi trở thành giáo hoàng, sẽ là một điểm đen trước mắt các vị Hồng Y khác.

Hơn nữa mới đây, đã có những người 'vô danh' dán áp phích khắp đường phố để 'tranh cử' cho Ngài. Một cách 'tranh cử lộ liễu' như vậy thường bị coi là 'thối tha' và thường sẽ 'làm bể' cơ hội cuả một vị hồng y. Người ta nghĩ đây có thể là một âm mưu cuả những người muốn mưu hại ngài hơn là cuả những người thực tình ủng hộ ngài.
Ngài sẽ có thể trở thành một trường hợp "vị nào đi vào Mật Nghị giống như một giáo hoàng thì khi ra vẫn là một hồng y" không? chúng ta phải chờ xem.
Bài liên quan:
Giáo hoàng tương lai: ĐHY Tagle của Phi Luật Tân?
Trong những đồn đoán về vị hồng y nào sẽ có nhiều triển vọng làm giáo hoàng tương lai, ngoài một số có sẵn kinh nghiệm tại Giáo Triều Vatican, còn có một 'danh sách dài' về những vị có đủ khả năng và tăm tiếng, nhưng...

Chân dung các ứng viên Giáo Hoàng

Kể từ ngày 28/02 tới, khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI chính thức thoái vị, chiếc ghế của đấng kế vị Thánh Phêrô sẽ để trống và Tòa Thánh sẽ triệu tập Mật nghị Hồng y (Conclave) để bầu Giáo hoàng mới. Để được tham gia...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips