Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Emma Hardy và dân oan Campuchia bị mất đất

Nhiếp ảnh gia Emma Hardy đã ghi lại những hình ảnh miêu tả đời sống cộng đồng dân nghèo tại Campuchia và cuộc vật lộn đòi quyền sở hữu, sống và làm việc với ruộng đất. Các tác phẩm của Hardy hỗ trợ cho chiến dịch vận động quyền đất đai của tổ chức Oxfam, vốn kêu gọi có hành động toàn cầu đối với việc tịch thu đất đai. Họ nói hành động này đang đặt các cộng đồng dân cư nghèo vào tình trạng có nguy cơ mất đất sinh sống mà không được bồi thường. Những tấm ảnh với chủ đề mang tên Mất Đất sẽ được triển lãm cho tới ngày 31/3 tại nhà triển lãm The Gallery, ở 50 Phố Redchurch, London, trước khi được đưa đi triển lãm tại Washington DC, Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh đang có tình trạng đổ xô đi tìm đất như một mặt hàng tối quan trọng, nhiếp ảnh gia Emmba Hardy đã gặp gỡ và chụp ảnh những người dân bị lấy mất nhà cửa của mình.
Khu ổ chuột Andong hình thành năm 2006 khi hơn 1000 gia đình bị buộc phải rời khỏi vùng ven hồ ở trung tâm thủ đô Phnom Penh.
Ngày nay những gia đình này vẫn chưa có được các dịch vụ vệ sinh, chăm sóc sức khỏe hay giấy tờ sở hữu đất/BBC
Vài hình khác về cuộc sống dân oan Campuchia:
Một ngôi "làng" tự phát của những người dân bị cướp đất ở Preah Sihanouk, họ sống như thế từ năm 2008 đến nay.
 Đàn áp nông dân ở Siem Reap

1 nhận xét:

  1. Theo AFP, hôm 07/10/2014, đại diện những người dân bị mất đất, nạn nhân của chính sách lũng đoạn vơ vét đất đai của chính phủ Cam Bốt đã nộp đơn kiện lên Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) yêu cầu ông chưởng lý Tòa cho mở điều tra về tội ác chống nhân loại liên quan đến các vụ cướp đất của dân.

    Luật sư Richard Roger được sự hỗ trợ của Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền đã đứng ra làm đại diện cho các nạn nhân nộp đơn kiện lên tòa án quốc tế. Đơn khởi kiện nêu rõ tại Cam Bốt có hàng ngàn người dân là nạn nhân của các vụ hãm hại, cưỡng chế di dời, sách nhiễu, bắt giam vô cớ hay nhiều hành vi vô nhân đạo khác.

    Luật sư Roger khẳng định chính quyền “ đã trưng thu bất hợp pháp hàng triệu ha đất của những người nghèo khổ , đem cấp lại cho những người thân cận hay những chủ đầu tư nước ngoài khai thác hoặc đầu cơ”. Điều tệ hại nữa, theo luật sư của bên bị hại thì những người chống đối bị hãm hại hoặc bị vu tội. Luật sư Richard khẳng định tất cả những hành vi như vậy chỉ để làm giàu cho một số ít người có chức có quyền.

    Đơn kiện của người dân mất đất Cam Bốt đưa ra số liệu: Từ năm 2000, tổng cộng có khoảng 700 nghìn người, tức chiếm 6% dân số Cam Bốt, là nạn nhân của các vụ lũng đoạn vơ vét trưng thu đất đai. Ít nhất, 4 triệu ha đất đã bị tịch thu. Luật sư của các nạn nhân cho biết những người dân bị cưỡng chế giải tỏa đất Cam Bốt hoặc được tập trung sống trong các lều trại hoặc bị bỏ mặc cho số phận.

    Theo đơn khởi kiện, chính quyền Phnom Penh trong vụ việc này đã tìm cách dập tắt sự phản đối của người dân bằng trấn áp, “những người đối kháng đã bị đánh đập, sát hại, bị dàn dựng để buộc tội hoặc giam giữ trái pháp luật”. Từ thập niên 1990 đến nay đã có 300 vụ án sát nhân mang động cơ chính trị. Chính sách về đất đai của Phnom Penh được thao túng bởi giới có quyền chức trong nhiều định chế của đất nước, đặc biệt trong tư pháp.

    Đơn kiện tố cáo ở Cam bốt còn đưa ra dẫn chứng: Năm 2005 cả một khu dân cư rộng, nơi 800 gia đình sinh sống đã bị bán cho một công ty thân cận với chính phủ. Một nửa số gia đình trên đã phải rời bỏ đất đai vì bị đe dọa và bạo hành. Số còn lại đến năm 2009 đã bị cảnh sát cưỡng chế. Một nạn nhân trong đơn kiện còn than rằng tình cảnh của họ hiện nay còn “ tệ hơn cả dưới thời Pol Pot”.

    Cam Bốt là nước đã ký quy chế Roma, một văn kiện cơ sở thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế. CPI có thẩm quyền thụ lý về những tình nghi phạm tội ác tại Cam Bốt từ ngày 1/7/2002.

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips