Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng
ý với đề nghị của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc lựa chọn Quốc hoa Việt
Nam. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu việc lựa chọn Quốc hoa cần thích hợp để đông đảo
nhân dân lựa chọn, suy tôn. Nhân việc này, chúng
tôi đã có cuộc trao đổi với GS
Vũ Khiêu - người đã từng đề xuất chọn hoa mào gà là Quốc hoa.
Cụ Giáo nay 97 chắc cũng chưa lẫn?
BẢO TÁM CŨNG Ừ - BẢO TƯ CŨNG GẬT (*)
|
Việt Nam có nhất thiết
cần Quốc hoa không, thưa ông?
Quốc hoa là loài hoa tiêu biểu, biểu tượng tinh thần, đặc trưng văn hóa dân tộc của đất nước, nước nào cũng có. Nếu Việt Nam có Quốc hoa như vậy, cũng là điều nên làm.
Có ý kiến cho rằng, việc lựa chọn Quốc
hoa chưa hẳn đã cần thiết vào thời điểm này, nên quan tâm đến những việc thực tế
hơn?
Đất nước, người dân... ai cũng nhiều việc, nhưng mỗi việc có ý nghĩa riêng. Nhân dân chọn được quốc hoa cho đất nước mình, được đa số đồng tình là việc rất quý. Tôi thấy có nhiều ý kiến chọn hoa sen. Tôi đồng tình hoa sen.
Ông vừa nói đồng tình chọn hoa sen? Điều
này khá bất ngờ bởi trước đây ông muốn chọn hoa mào gà?
Đó là trước đây, giờ số đông nhân dân chọn hoa sen, tôi cũng đồng tình. Chọn Quốc hoa phải dựa trên ý kiến của đa số.
Lý do gì ông đồng tình chọn hoa sen?
Tôi ủng hộ, nhưng cần nói thêm là hoa sen hồng, như đề xuất của anh Dương Trung Quốc (ĐBQH). Sen hồng, là nét riêng biệt của nước ta với nước khác.
Hoa sen là loài hoa quý, đẹp. Trong đạo Phật, Phật ngồi trên bông sen. Hoa Sen cũng là loài hoa phổ biến không chỉ nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới như Trung quốc, Ấn Độ...
Hoa sen cũng được nhân dân ta yêu quý và chắc là sẵn sàng đồng ý và ủng hộ việc chọn hoa sen làm Quốc hoa.
Nhưng thưa ông, nhắc đến hoa sen, người
ta nghĩ ngay đến quốc hoa của Ấn Độ. Có nên lấy lại thứ người khác đã chọn và
trở thành biểu tượng trước chúng ta không?
Theo anh Dương Trung Quốc, nếu các nước khác chọn sen trắng thì Việt Nam có thể chọn sen hồng, tìm ra đặc thù riêng để khác biệt. Chọn Quốc hoa, không nhất thiết nước khác có rồi, ta không dùng nữa.
Thưa ông, bên cạnh hoa sen thì hoa đào,
hoa mai cũng được nhiều người dân lựa chọn. Có nhất thiết cứ phải là hoa sen?
Hoa sen hay hoa đào, hoa mai đều na ná nhau cả, chọn hoa nào cũng được. Nếu nhân dân chọn loài hoa nào nhiều nhất, có thể lấy đó làm Quốc hoa.
Tuy nhiên, cả ba loại hoa trên đều phổ
biến ở Trung Quốc, không riêng gì nước ta, thưa ông?
Đúng là những hoa trên đều phố biến ở Trung Quốc. Hoa Đào được nói đến nhiều trong văn hóa, lịch sử, thơ văn Trung Quốc. Ví dụ Lưu Thần, Nguyễn Triệu lạc vào vườn đào nguyên, nơi suối đào có các tiên ở.
Ví dụ khác Bà Tây Vương Mẫu cũng có một vườn đào nơi Tôn Ngộ Không đã từng đến bẻ quả ăn và phá phách. Vườn đào còn là vườn kết nghĩa của anh em Lưu Bị... Hoa mai hay hoa sen cũng được nói đến trong văn hóa Trung Quốc như vậy.
Mào/mồng gà là tên
gọi chung của một số loài thực vật thuộc chi Celosia - chúng là những cây làm cảnh
hay có thể ăn được, có hình dạng và sử dụng tương tự như cây rau dền.
Chúng được gọi là cây mào gà do màu sắc và hình dạng hoa giống như mào của gà.
|
MÀO LẠI HOÀN MÀO (*)
Nếu chọn hoa sen, đào hay mai... e rằng dễ bị nhầm Quốc hoa nước ta là Trung Quốc. Tại sao không chọn những hoa tách biệt, chỉ nước ta mới có?
Nếu chọn hoa sen, đào hay mai... e rằng dễ bị nhầm Quốc hoa nước ta là Trung Quốc. Tại sao không chọn những hoa tách biệt, chỉ nước ta mới có?
Nếu chọn được bông hoa khác, ngoài các loại hoa trên thì cũng nên chọn, miễn là được nhân dân đồng ý. Ví dụ như hoa mào gà, nếu được đông đảo nhân dân đồng ý cũng nên chọn.
Hoa
mào gà có điều gì đặc biệt mà ông muốn nó trở thành Quốc hoa?
Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân. Hoa tượng trưng cho con gà trống, được yêu quý trên đất nước ta. Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới.
Hình tượng gà trống tiêu biểu cho một khí thế anh hùng. Bất cứ con vật nào xâm chiếm lãnh thổ, nó đều chiến đấu bảo vệ đến cùng. Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn.
Ghi chú: (*) Tựa do Blog đặt/Bài
gốc tại đây
Cơm thêm:
Gần đây nhất, trước khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị chất vấn tại quốc hội, ông Vũ Khiêu đã có bài khen ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong khi nhiều người, đặc biệt là ngoài nước đặt câu hỏi về năng lực và trách nhiệm của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Vinashin vỡ nợ và vụ khai thác Bauxite tại Tây Nguyên. Đáng chú ý, người thực hiện bài này yêu cầu thẳng ông Vũ Khiêu Bấm đánh giá về Thủ tướng, và được ông khen rằng ông Nguyễn Tấn Dũng "có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại".
Phóng viên: Theo Giáo sư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phải là một trong những người đáp ứng được những yêu cầu như Bác Hồ đã dạy hay không?
Giáo sư Vũ Khiêu: Trong năm vừa qua, vị thế của Việt Nam được nâng cao hẳn lên trong khu vực và trên thế giới. Những kết quả nổi bật của các Hội nghị Cấp cao ASEAN mở rộng, Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN về các trụ cột kinh tế, văn hóa và xã hội cùng với việc Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA và là nước chủ nhà Diễn đàn kinh tế Đông Á, được dư luận quốc tế và trong nước đánh giá cao. Công tác hội nhập quốc tế được triển khai tích cực và chủ động với những kết quả thiết thực. Uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam đang tạo thêm điều kiện thuận lợi và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi nghĩ rằng trong thành công này của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị của chúng ta, trong đó có phần đóng góp lớn của Thủ tướng.
Trong thời gian vừa qua, đông đảo nhân dân theo dõi những hoạt động quốc tế này trên truyền hình nhìn thấy những hoạt động sôi nổi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cử chỉ đàng hoàng, tư thế chững chạc trước mọi nguyên thủ quốc gia và chính khách lớn của thế giới, tương xứng với vị trí đang lên của Việt Nam. Trước tình hình này, tôi cũng đồng tình với nhiều người và cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, đất nước.(nguồn đây)
Dân và Quan Việt Nam mình rất háo danh, chuộng những sự phù hoa lắm lắm. Các tỉnh đua nhau đề nghị Chính phủ cho lập hồ sơ U Nét Cô. Nào là đàn ca sáo nhị, nào là thành quách lâu đài, nào là vịnh lớn biển sâu, nào là mộc bản thạch bi, đến cả tâm linh tín ngưỡng tổ tiên cũng đem ra đua chen đưa đi thi thố.
Trả lờiXóaKhác với tổ tiên ta, bây giờ người ta thích cái gì cũng to và dài, cái gì cũng thích đưa vào kỷ lục Ghi -nét. Nào chùa Bái Đính với 7 kỹ lục. Nào bánh chưng, bát miến, chai rượu cúng Tổ. Đua nhau! Mà bên đám Phật giáo cũng thế, rất chuộng hư danh, đua nhau thích lớn thích dài thích to thích hoành.
Mấy năm trước đã rộn rịp chuyện chọn Quốc hoa và Quốc phục. Quốc phục thì chọn áo dài khăn đóng. Có cái sẵn có là Quốc Khố sao không chọn làm Quốc phục nhỉ? Sao không đưa cái Yếm (cái cooc-xê) hay cái Khố (cái sịp) đi ứng cử di sản thế giới?
Vụ chọn Quốc hoa, thì có cụ Vũ Khiêu, là một nhà tuyên huấn lão thành tuổi ngoài chín chục cũng quan tâm rất hăm hở. Không hiểu cụ có duyên có nợ gì với hoa Mào Gà mà cụ lại toan đề cử HOA MÀO GÀ làm Quốc hoa. Mặc dù cụ là bậc già cả trong giới bút mực, cánh phóng viên vẫn căn văn cụ xem tại sao cụ chọn hoa đó làm Quốc hoa.
Cháu là Tễu, xin phản biện cụ tý, cụ nhé:
1- Cụ bảo: "Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân". Cụ nói thế nào chứ, quê cháu và nhiều nơi cháu đi qua, chẳng mấy khi gặp hoa mào gà.
2- Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Câu này cháu cũng chưa nghe thấy bao giờ!
3- Cụ bảo: "Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn". Câu này thì cháu phản biện đến cùng.
Vì hồi cháu mới về cơ quan, đang tuổi trai tơ các bác các chú có nói với cháu chuyện này, như thế này cơ: Gà trống rất khôn và cũng rất kiêu. Mỗi khi trông thấy mấy ả gà mái đằng xa. Hắn lười đến nỗi không thèm chạy lại, mà cứ đứng nguyên một chỗ, cúi xuống mổ một hòn sỏi, kêu toáng lên: "Thóc thật! Thóc thật!". Đám gà mái nhẹ dạ, chạy lại, thế là chàng... hành sự luôn, chạy đằng trời.
Nói thật, cháu không quan tâm đến ba cái chuyện vớ vẩn do bọn Văn Thể Du đưa ra đâu! Nhưng cụ mà đề cử Hoa Mào gà làm Quốc hoa là cháu phản đối lắm. Dân ta phải biết sử ta. Cái gì không biết thì ra Gu Gờ. Cháu vô cũng hãi hùng khi "sớt" chữ "mào gà", vì nó ra thế này Mào Gà. Eo ôi! Khiếp quá cụ ạ! hi hi...iiii
Cụ với hoa mào gà có duyên tiền định thế nào với nhau, thì cháu không biết! Nhưng mà giả sử có thì cũng xin cụ đừng vì thế mà thiên ái hoa mào gà mà làm khổ chúng cháu, sau này nó là Quốc hoa thật, đi đâu cũng gặp phải "mào gà", "mào gà" ....thì khổ lắm, cụ ạ!
Cụ già rồi. chuyện hoa nguyệt nguyệt hoa, cụ cứ để anh em bọn cháu làm, cụ nhé!
Hồi tướng Giáp qua đời, giáo sư Vũ Khiêu có mấy câu khóc thảm thiết bằng văn chương, khiến nhiều người cảm động, trong đó có đoạn:
Trả lờiXóa“Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là anh. Tấm lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp? Mấy hôm nay tôi ngồi khóc viết mấy lời trên, từ đỉnh trời cao anh có thấu hiểu lòng tôi?”
Không hiểu sao lúc ấy tôi đọc đã ngờ ngợ, hình như cách nói này mình đã được nghe ở đâu đó.
Cho tới mấy hôm đi lục sách báo cũ ở Sài Gòn, thấy có cuốn Thành ngữ điển tích của Diên Hương, nhxb Tổng Hợp Đồng Tháp 1992, trong đó ở mục TRI KỶ có ghi lại mối tình bạn giữa hai nhân vật thời Đông Chu bên Tầu là Bão Thúc Nha và Quản Trọng.
Bão Thúc Nha là người từ nhỏ đã buôn chung với Quản Trọng sau lại là người giúp Quản Trọng rất nhiều trên đường công danh.
Tổng kết lại, Quản Trọng bảo “Cho nên ta biết rằng sinh ra ta là cha mẹ ta, còn biết ta là Bão Tử mà thôi”.
Lúc lên mạng, ở mục Quản Trọng và Bão Thúc Nha, thấy các bài đều có ghi lại mẩu chuyện trên và cái câu nói có cánh dẫn trên.
Nhìn sự việc dưới góc độ lịch sử văn hóa
Xin phép được bình luận thêm
1/ Đầu tiên tôi chỉ nghĩ cụ giáo sư khinh bọn hậu sinh quá. Sau nghĩ thế là cụ khinh thường cả cái dư luận ở xứ mình, nên cũng không lấy gì làm buồn nữa.
Rồi nghĩ tiếp “Tài liệu trên mạng còn ghi Vũ Khiêu sinh 1916. Ở tuổi ấy, người ta đã già, dễ quên, dễ lẫn”. Có thể nêu một giả thiết như thế về lời ai điếu ở trên chăng?
Cũng đã tuổi ngoại bẩy mươi, tôi muốn chúng ta cùng có một cái nhìn thông cảm như vậy.
Còn như, nếu xét về lý, trong trường hợp này, phải quy trách nhiệm của cả giới làm văn làm báo nước ta. Lẽ nào trong việc công bố một ý tưởng như trên vừa dẫn các nhà biên tập ở đài ở báo đều vô can?
Rộng hơn trường hợp Vũ Khiêu, cần phải nghĩ chung về các bậc thầy văn hóa VN hôm nay. Cả họ nữa, họ cũng phải chịu trách nhiệm về những dốt nát và vay mượn của các thế hệ tiếp theo.
Từ xưa đã thế, nhiều người Trung quốc, ở cả đại lục lẫn hải ngoại, rất giỏi tiếng Việt và thường xuyên theo dõi sinh hoạt tinh thần ở VN. Anh Tạ Ngọc Liễn ở Viện Sử có lần nói với tôi là riêng ở Đại học Trịnh Châu tỉnh Hà Nam (một tỉnh có các thành phố kinh đô cổ Lạc Dương và Khai Phong), đã có khoảng 500 nhà nghiên cứu Trung quốc chuyên về Việt Nam học.
Đọc những lời ai điếu loại như của Vũ Khiêu, họ sẽ nghĩ về giới trí thức VN, và cả văn hóa VN xưa và nay ra sao? Liệu chúng ta có đủ sức bác bỏ những kết luận của họ không?
VƯƠNG TRÍ NHÀN