Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Hài vãi... tập 2: Càng cãi càng ngu

Có bà mẹ Việt Nam anh hùng chỉ chưa đầy 30 tuổi.
Đó là khẳng định của ông Tạ Văn Thiều (ảnh trên) - Cục phó Cục Người Có Công (Bộ Lao Thương), này nhé:
Liệt sĩ là bất cứ ai, không kể tuổi tác, không kể dân tộc, không kể nghề nghiệp, chỉ cần có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản mà hy sinh thì có thể được công nhận là liệt sĩ và bà mẹ có 1 con là liệt sĩ thì bà mẹ được tặng danh hiệu ''Bà mẹ VN Anh hùng''.
Như vậy, trên thực tế, các em bé chưa đến 10 tuổi có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản mà hy sinh có thể được công nhận làm liệt sĩ. Trong các trường hợp này, nếu người mẹ sinh ra các em bé trên khi mới 18 tuổi thì nay mới chỉ có  28 tuổi cũng có thể được tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng. Vậy hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp người mẹ chưa đầy 30 tuổi được tặng, phong tặng danh hiệu ''Bà mẹ VN Anh hùng''. (Bài đây)

Lời bàn trên
basam/tin-thu-bay-13-07-2013:

Để có được danh hiệu ‘Bà mẹ VN Anh hùng’ khi chưa tới 30 tuổi như ông Thiều nói, phải hội đủ 2 điều kiện:
1- Người mẹ 18 tuổi đã sinh con.
2- Đứa bé này 10 tuổi phải dũng cảm, liều chết cứu người.
Không biết ở VN đã có em bé nào chưa đến 10 tuổi trở thành liệt sĩ?
Có chị nào chưa tới 30 tuổi đã trở thành ‘Bà mẹ VN Anh hùng’? Để thông tư của Bộ GD&ĐT khả thi, rồi đây sẽ có các bà mẹ 18 tuổi đẻ con, các em bé đó dưới 10 tuổi liều mạng sống cứu người, để được phong làm liệt sĩ, những người mẹ các em sẽ trở thành ‘Bà mẹ VN Anh hùng’, sẽ được ưu tiên cộng 2 điểm khi thi đại học?!


Đây rồi, độc giả bên Facebook cung cấp, liệt sĩ Lê Trung Tương ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Bình Trị Thiên, sinh năm 1959, nhập ngũ năm 9 tuổi, năm 1968, hy sinh ngày 5-1-1971, khi chưa tròn 12 tuổi, có lẽ là liệt sĩ nhỏ tuổi nhất? Nhưng theo bức ảnh đầu trang này cho thấy, ảnh mộ bia của liệt sĩ Lê Trung Tương đã được sửa lại, cộng thêm 10 tuổi. Trong khi ảnh này cũng được ghi: sinh năm 1959.
Đó là hy sinh trong chiến tranh, nhưng với thủ tục hành chính, “hành dân là chính” ở xứ ta hiện nay, những người liều chết cứu người, để được công nhận là liệt sĩ cũng đâu phải dễ.
Facebooker Binh Trong Truong cho biết: “Mình có đứa đàn em, học đại học cảnh sát về công tác ở trại giam Bình Điền - Công an Thừa Thiên Huế, hôm dẫn trại viên (tù nhân) về khám bệnh ở trạm xá công an rồi đưa về trại, khi sang phà Tuần, phà bị chìm. Đứa đàn em mình đứng trên phà, ngoài xe chuyên dụng của công an. Đã ko sợ chết, lao xuống dòng sông Hương cứu tù nhân. Cứu được 2 người thì đuối mà chết. Đã gần 10 năm em nó vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ. Lý do đưa ra thì lắm lắm. Thiệt thân em tôi mà thôi, các ổng làm chính sách cứ sáng cà phê, tối nhậu. Chỉ đau lòng cho bố mẹ em sắp đi tìm em vì tuổi già mà vẫn chưa được công nhận là cha mẹ liệt sĩ. Chắc ông bà đang mong để kiếm cái chứng nhận liệt sĩ để làm cái bà mẹ và ông cha anh hùng để phổ cập đại học đây“. Càng cố cãi, càng cho thấy cái mâu thuẫn, cái ngu của mấy ông (bà) lãnh đạo!
Vài chia sẻ với Binh Trong Trưong mong bạn và gia đình em bạn ráng kiên nhẫn thêm tí nữa, tí nữa:
 (tinmoi)

2 nhận xét:

  1. Hôm nay, 16/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký Thông tư 28 bãi bỏ ưu tiên (cộng 2 điểm thi ĐH) đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945.
    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/8/2013.
    Trước đó, ngày 4/7, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 24 về việc sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a, khoản 1 điều 7 bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945...
    Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga giải thích: Việc cập nhật các đối tượng ưu tiên theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ vào qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những người có công với nước, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, dù biết rằng đối tượng bổ sung có thể rất ít.
    Tuy vậy, dư luận phản ứng mạnh mẽ vì cho rằng quyết định đó thiếu thực tế, thiếu khả thi.
    Nói về thông tư ưu tiên điểm thi ĐH cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty Tâm lý An Việt Sơn bày tỏ: “Họ nhìn quá xa thế chắc gì đã đúng, giờ bà mẹ Việt Nam anh hùng có người nào còn đi học nữa đâu mà họ lại bổ sung. Tôi cho rằng đó chỉ là lời biện hộ”.
    Đáng lẽ họ nên đưa ra quyết định cộng 2 triệu mỗi tháng cho bà mẹ Việt Nam anh hùng chứ không phải 2 điểm thi đại học. Nói như tôi thì có lẽ toàn dân Việt Nam ủng hộ, đó mới là quyền lợi chính đáng mà họ được nhận. Giải thích như Bộ GD-ĐT thế là quanh co, lo xa, không phải lối”, ông Chất bày tỏ.
    Ngay sau khi biết quyết định bỏ ưu tiên cộng điểm thi ĐH cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, PGS.Văn Như Cương cũng chia sẻ trên trang cá nhân: “Cuối cùng thì Bộ GD-ĐT đã tuyên bố chính thức về việc bỏ quyết định cộng 2 điểm ưu tiên cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng khi thi vào ĐH. Thật là đáng mừng và đáng hoan nghênh sự sửa sai đó, tuy có hơi muộn. Thêm nữa, giá như các quan chức của Bộ đừng ngụy biện vòng vo cho sự sai lầm của mình thì còn đáng hoan nghênh hơn nhiều. Âu cũng là một bài học sâu sắc về việc “nghe dân””.

    Trả lờiXóa
  2. Chiều nay đọc trên Facebook, biết tin anh đã kí thông tư số 28 bãi bỏ ưu tiên cộng 2 điểm thi đại học đối với bà mẹ VN anh hùng , những người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 , người hoạt động cách mạng từ 1-1-1945 đến tháng 8-1945. Như vậy chính anh đã kí phủ định thông tư số 24 ngày 4-7 ban hành thông tư cộng điểm ưu tiên quái gở này.

    Lúc đó tôi đã viết trên FB sẽ “chửi” cho anh một trận
    Bây giờ ngồi viết những dòng này, tôi lại thấy thương anh. Chẳng qua anh cũng là người ăn quả đắng của lũ quân sư quạt mo, các chuyên viên, các vụ trưởng vụ phó, những người giúp việc cho anh mà thôi. Mà anh có biết không, từ lâu rồi, người ta gọi cái lũ này là tầng lớp “trung gian nịnh thần”!
    Tôi biết Bùi Văn Ga khi anh làm hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và vừa hoàn thành luận án tiến sĩ ở Pháp về sử dụng khí ga hóa lỏng. Lúc đó tôi đang làm biên tập viên cho Tạp chí Đăng kiểm. Thấy đề tài sử dụng khí tự nhiên khá thời thượng nhất là khi vấn đề môi trường, môi sinh đang được cả loài người quan tâm. Tôi mời anh cộng tác và rất có cảm tình khi biết anh dù rất bận rộn với công tác quản lí và nghiên cứu khoa học nhưng vẫn nhận lời. Nay tôi còn giữ số điện thoại của anh.
    Cũng với niềm tin như tôi, Tập đoàn taxi Mai Linh của anh Hồ Huy còn đầu tư tiền bạc hoán cải hàng chục xe từ chỗ chạy bằng xăng, thêm một cái bình đựng khí ga hóa lỏng trong cốp xe. Rồi một số cây xăng ở Đà Nẵng cũng thêm cây bán khí ga sinh học hóa lỏng.
    Nhưng than ôi! Từ lý thuyết đến thực tế là cả một khoảng cách rất xa vời. Các xe hoán cải theo sáng kiến của tiến sĩ Bùi Văn Ga như chứa trong mình một quả bom nổ chậm. Hành khách sợ vãi linh hồn khi đi loại xe này. Mai Linh đau đớn tháo gỡ các bình ga. Dự án đầy tham vọng của Bùi Văn Ga thất bại thảm hại
    Nhưng Bùi Văn ga vẫn được cái tiếng dám nghĩ, dám làm. Và từ cái tiếng đó, Ga được cất nhắc làm thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phụ trách mảng đại học do các vị tiền nhiệm Nhung và Bành để lại với rất nhiều vấn đề nổi cộm chưa được giải quyết. Nhất là thời ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng đã cho các Trường Đại học tư thục mọc lên như nấm sau mưa.
    Nhiều đến nỗi chỉ tiêu tuyển sinh không đạt. Vơ bèo gạt tép cũng không đủ cơ số học sinh sinh viên. Nhiều trường có nguy cơ đóng cửa. Cơ sở vật chất đầu tư hàng trăm tỉ đồng, bây giờ không có học sinh, nguy cơ vỡ nợ rất lớn.
    Bài toán hóc búa này đòi hỏi Giáo sư Tiến sĩ Bùi Văn Ga phải nhanh chóng có lời giải, mà một trong những lời giải đó là Thông tư số 24 do Bùi Văn Ga kí ngày 4-7 trong đó quy định một số đối tượng “ảo” được hưởng ưu tiên khi thi vào đại học.
    Xa rời thực tiễn là rất đáng trách. Xa rời thực tiễn đến mức các đối tượng đề xuất đã trên 80 tuổi càng đáng trách hơn. Nó như xát thêm nỗi đau vào những bà mẹ đã mất con, đã âm thầm lặng lẽ chịu đựng bao tháng ngày nay bỗng bị lôi ra xăm soi mổ xẻ. Nhưng có thể thông cảm phần nào bởi khi các bà mẹ VN anh hùng “ba lần tiễn con đi ba lần khóc thầm lặng lẽ” thì cậu bé Ga còn mặc quần thủng đít nên khi thấy trên bảo phải ưu tiên các đối tượng này nọ, khi cấp chuyên viên trình “đểu” là nhắm mắt kí bừa.
    Nhưng đáng trách hơn chính là viên cục phó cục gì đó ở Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã mơ hồ khi đánh đồng giữa bà mẹ Việt Nam anh hùng có con cái hy sinh trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc với bà mẹ có con duy nhất dũng cảm cứu người mà được phong liệt sĩ và từ đó biện hộ rằng bà mẹ đó có thể chỉ 30 tuổi và có thể thi đại học và được cộng điểm, và kết luận thông tư của Bộ Giáo dục đào tạo không sai!
    Thưa ông cục phó dốt nát và láo khoét, bà mẹ đó nếu có chỉ có thể gọi là bà mẹ có người con dũng cảm hy sinh cứu người chứ không thể là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tham mưu như thế chỉ làm khổ lãnh đạo. Hỡi các vị “trung gian nịnh thần”! Không biết hàng ngày các vị ngồi trong văn phòng máy lạnh nghiên cứu cái chi chi hay chỉ nhăm nhăm chờ dự án này dự án nọ để chấm mút và cho ra đời các văn bản quái thai quái gở như vậy...
    AN THANH LƯƠNG
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips