Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Quá nhiều tên khùng đang ngồi ghế lãnh đạo

- Tay sáu ngón không được lái xe. “Theo Quyết định 4132/2001 của Bộ Y tế, người thừa hay thiếu ngón tay, ngón chân (trừ trường hợp thiếu ngón út) không đủ điều kiện thi lấy giấy phép lái xe. Muốn thi, những người này phải cắt bỏ phần ngón thừa và việc cắt bỏ không được gây ảnh hưởng đến chức năng vận động”. Hết ngực lép không được lái xe trên 50 phân khối, tới chuyện phạt xe không chính chủ, rồi bây giờ tới tay chân thừa ngón cũng không được lái xe. Mấy hôm nay bà con xúm lại chửi nghị Phước, tưởng chỉ có 1 mình ông này khùng, bây giờ nghĩ lại thấy không công bằng cho ông này vì còn quá nhiều tên khùng đang ngồi ghế lãnh đạo. anhbasam/tin-thu-bay-23-02-2013

33 nhận xét:

  1. - "Người dân được cái lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Chúng ta xuất thân từ nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi. Bây giờ chúng ta phải mất phí khi sử dụng dịch vụ, thì cũng phải đảm bảo, học quy trình thao tác cho tốt, để khỏi trục trặc trên ATM. Đồng thời cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào cho phù hợp...", ông Tiên ví von.
    - Trả lời câu hỏi về việc lợi ích của người sử dụng thẻ ATM được đảm bảo như thế nào, ông Tiên nói: “Các hợp đồng phát hành thẻ của các ngân hàng thương mại đều ghi các tiêu chí, điều kiện, mức phí, trách nhiệm của chủ thẻ, của ngân hàng là gì. Nếu ông nào mà không đọc kỹ, cứ nhắm mắt nhắm mũi ký thì thiệt thôi. Bút sa thì gà chết, gà không chết thì ông chết thôi”!
    Ngay tại buổi họp, sau khi có cảnh báo từ một đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Tiên đã nhận thức về việc mình lỡ lời và có ý xin lỗi vì phát ngôn thiếu cẩn trọng.
    Theo thông cáo được Ngân hàng Nhà nước phát đi ngày 5/3, phát ngôn nêu trên được đánh giá là “dùng hình ảnh ví von không phù hợp, thiếu nghiêm túc”. Cơ quan này cũng khẳng định, đó là lời nói của cá nhân ông Bùi Quang Tiên, không thể hiện quan điểm của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, cơ quan đã yêu cầu ông Vụ trưởng có báo cáo giải trình và kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm.
    Bộ, ngành phải ra thông cáo giải thích về phát ngôn thiếu thận trọng của cán bộ là chuyện hiếm gặp tại Việt Nam từ trước tới nay.
    - VnE
    Còn đây là lời "SÁM HỐI" của thằng khùng:
    “Tôi rất ân hận vì một số phát ngôn hoàn toàn mang tính cá nhân, bồng bột của mình lại dẫn đến những bình luận về vai trò, trách nhiệm, tư duy của cơ quan quản lý nhà nước. Đây là bài học kinh nghiệm đắt giá cho tôi”.

    Trả lờiXóa
  2. Khoảng hai năm trở lại đây, hàng loạt văn bản luật của các cơ quan quản lý nhà nước hay phát ngôn của các quan chức gặp phải phản ứng mạnh của dư luận về nhiều vấn đề như tính khả thi hay thậm chí là tính ngô nghê của chúng.
    Mới đây, trên Facebook đã có lan truyền một cuộc bình chọn xem những qui định nào là ngớ ngẩn nhất. Có thể kể ra những qui định như: thịt tươi không được bán quá 8 tiếng, phạt xe không chính chủ, chứng minh thư phải ghi tên cha mẹ, viếng đám ma không quá 7 vòng hoa, không được để ô kính trên nắp quan tài… Trong những qui định và phát ngôn bị phản ứng nhiều nhất thì có thể thấy có một tỉ lệ rất lớn xuất phát từ Bộ Công an.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  3. Ông Phan Xuân Dũng - chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đề xuất buộc người khiếu kiện đã được giải quyết nhưng tiếp tục khiếu kiện phải nộp khoản tiền, nếu thắng thì được hoàn lại, kiện không đúng thì mất tiền...
    Không khả thi
    - Không đồng tình với đề xuất này, luật sư Phạm Văn Thạnh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng: “Khiếu nại, tố cáo là quyền và nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Luật khiếu nại và Luật tố cáo đều có hiệu lực từ ngày 1-7-2012. Việc đề xuất người khiếu nại, tố cáo phải đóng một khoản tiền cọc như trên là không khả thi và vi phạm quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo mà luật đã định”.
    Trên thực tế, theo ông Thạnh, còn có nhiều trường hợp người dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp nhưng kết quả việc khiếu nại, tố cáo đó lại đúng vì nhiều trường hợp cấp dưới bao che hoặc không mạnh dạn, giải quyết qua loa vì ngại đụng chạm. Luật khiếu nại, Luật tố cáo đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. Vì thế đề xuất phải đặt cọc vừa không khả thi vừa gây phản ứng trong dư luận.
    - “Cá nhân tôi không ủng hộ” là ý kiến của ông Nguyễn Hồng Điệp, vụ trưởng Vụ Tiếp dân và xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ, khi trả lời Tuổi Trẻ về đề xuất của ông Phan Xuân Dũng. Ông Điệp cho rằng việc này không thể làm được vì “dân mình làm gì có tiền, phải vì dân, chứ người không có tiền thì không khiếu nại được hay sao”. Ông Điệp cho rằng các lãnh đạo cần phải xuống trụ sở tiếp dân, nghe người dân nói mới biết, mới hiểu những hoàn cảnh, suy nghĩ của người dân khi phải đi khiếu kiện.
    - Trong khi đó, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình nói đây chỉ là ý tưởng chứ chưa có bất cứ chủ trương cụ thể nào về vấn đề này. Bản thân ông Bình cũng chưa biết, chưa được nghe bất cứ ý kiến đề xuất nào như vậy nên không thể đưa ra ý kiến gì bình luận.
    - Xem tiếp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Trong hội nghị khoa học, một giáo sư thuyết trình:
      - Độ 20 năm nữa sẽ có những máy tự động hoàn hảo. Chỉ cần nhét con bò vào một đầu, thì đầu kia sẽ có xúc xích chạy ra.
      - Thế liệu có cái máy ngược lại, nhét xúc xích vào một đầu, đầu kia ra con bò không ạ? - một Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng hỏi.
      Giáo sư: Anh bao nhiêu tuổi?
      - Tôi 53 tuổi.
      Giáo sư: 52 năm trước có một cái máy như vậy, con bò ấy đang ở ngay trước mặt tôi.
      * Xin thưa, câu chuyện như trên là có thật, và nhân vật 'con bò' chính là ông Phan Xuân Dũng, đại biểu quốc hội, tiến sỹ khoa học chuyên ngành cơ khí chế tạo máy, trình độ cao cấp lý luận chính trị...
      Xin bà con chớ bị 'ngợp' bởi những danh hiệu, học vị hoành tráng của ông Phan Xuân Dũng mà tui đã liệt kê ở trên. Bởi trong chế độ cộng sản, một con bò khi được dắt sang Liên Xô cũng có thể được phong làm Phó tiến sỹ.
      (Click tiêu đề xem toàn bài)

      Xóa
  4. Giáo dục là một ngành đặc thù không giống như những ngành nghề khác bởi nhiệm vụ của nó là “trồng người”, nhân tố quan trọng nhất trong xã hội. Thế mà, trong thời buổi kinh tế khó khăn, người ta cũng không “tha” cho giáo dục mà còn đưa ra dự thảo xử phạt hành chính với ngành này bằng những quy định phạt tiền, thoạt nghe đã thấy vô lý và cho thấy sự bất lực của đối tượng bị phạt.
    - Quy định được cho là vô lý nhất và nhận được nhiều ý kiến phản hồi là phạt từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo đủ số lượng, diện tích phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, sân chơi và các công trình phục vụ dạy và học khác. Tuy nhiên, đây lại là những vi phạm mà hầu hết trường nào cũng mắc phải, mà lỗi không phải do hiệu trưởng, cũng không phải do giám đốc Sở GD-ĐT. Bởi họ đâu có quyền quyết định xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường mà quyết định cho vấn đề này là rất nhiều người, từ chính quyền địa phương, hay cụ thể hơn là chủ tịch UBND đã không lo quan tâm đầu tư cho trường học cho đến chủ đầu tư dự án chung cư nhất quyết không dành đất và kinh phí xây trường. Vậy ai sẽ là người bị phạt? Hơn nữa, thanh tra Sở GD-ĐT có dám phạt ông chủ tịch tỉnh hay “túm” được chủ dự án vì không chịu…xây trường học đáp ứng nhu cầu cho dân quanh vùng không?
    - Bất cứ giáo viên nào cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường giáo dục hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ. Thế nhưng họ đâu có quyền quyết định đầu tư cái này, mua cái nọ. Giống như với quy định xử phạt mũ bảo hiểm giả, việc phạt các trường vì những sai phạm trên cũng chẳng khác nào phạt bệnh nhân vì họ có bệnh.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  5. Không ai dám trả lời về số phận bộ phim, kể cả người đã ký quyết định đầu tư, để ngậm miệng chấp nhận sự thực bộ phim chính là một Vinashin của ngành điện ảnh.
    Những hình ảnh duy nhất là những người đóng thuế có thể xem về phim Thái sư Trần Thủ độ là cảnh 4 tấm lưới được…quăng trên sông. Và với nhõn 4 cảnh quăng lưới đó, những người ký quyết định làm “bộ phim bí mật” cũng đã quăng 56 tỷ tiền thuế của dân ra sông, ra biển. Và vì thế, việc Thái sư Trần Thủ Độ đoạt 3 giải quan trọng của giải Cánh Diều vàng năm nay giống y như việc chọc kim vào cục tức tưởng đã lành trong trí nhớ của những người đóng thuế.
    Thái sư Trần Thủ Độ là bộ phim nằm trong chương trình mừng đại lễ ngàn năm Thăng Long- Hà Nội, được bấm máy từ năm 2009 gồm 30 tập, với kinh phí 56 tỷ đồng do đạo diễn Đào Duy Phúc và hãng phim truyện I sản xuất. Bộ phim dự kiến lên sóng vào đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tháng 10.2010. Nhưng suốt 3 năm qua, bộ phim vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”. Và thực ra, cả đạo diễn, nhà sản xuất, lần UBND TP Hà Nội, không ai muốn trả lời về số phận của 56 tỷ đồng này...
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  6. Sau Bắc Ninh lại đến Hà Nội bị vạch mặt vì Quy định mất dạy, phân biệt giai cấp trắng trợn! Quyết định 13 của UBND TP.Hà Nội quy định: “Đối với các trường hợp có nhu cầu mua và thuê nhà ở thu nhập thấp thì phải là đối tượng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các quận (chung cho Quan và Dân) và đối tượng hưởng lương ngân sách (chỉ dành riêng cho Quan) có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các huyện”.

    Hà Nội bị "tuýt còi" vì quy định người được mua nhà thu nhập thấp
    (TNO) Bộ Tư pháp cho rằng quy định của UBND TP.Hà Nội là trái với hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Chiều nay 21.3, ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVB), Bộ Tư pháp đã ký văn bản “tuýt còi” Quyết định 13/2012 của UBND TP.Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị ban hành kèm theo Quyết định số 34/2010 (gọi tắt là Quyết định 13).
    Quyết định 13 của UBND TP.Hà Nội quy định: “Đối với các trường hợp có nhu cầu mua và thuê nhà ở thu nhập thấp thì phải là đối tượng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các quận và đối tượng hưởng lương ngân sách có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các huyện”.
    Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 36/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị thì “các trường hợp có nhu cầu mua và thuê mua nhà ở thu nhập thấp thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi có dự án”.
    Theo Cục KTVB, Thông tư 36 không phân biệt người dân là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước hay không. Việc UBND TP.Hà Nội quy định như trong Quyết định 13 là đã mở rộng thêm đối tượng tạm trú (ngắn hạn) tại các quận nhưng cũng lại vừa thu hẹp đối tượng là những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp mà có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các huyện, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các đối tượng này là không phù hợp với quy định tại Thông tư 36.

    Trả lờiXóa
  7. Vừa qua, bà Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi làm việc với lãnh đạo các sở ngành trực thuộc. Trong đó, ngoài tập huấn kỹ năng nhân viên từ bác sỹ cho đến nhân viên giữ xe, bà Tiến còn 'dạy' cho họ: người bệnh là 'khách hàng' của mình, "đem đến thu nhập cho mình, cần phải chăm sóc chu đáo"

    Người đứng đầu bộ y tế cũng kiên quyết cấm bác sỹ nhận phong bì bằng cách... 'ký cam kết', nhưng lại đồng thời cho phép bác sỹ sau khi điều trị cho bệnh nhân thì... được phép nhận phong bì tiền!

    Về việc này, bản tin trên báo Thanh Niên tường thuật:

    Người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị còn sau khi điều trị lại là vấn đề khác. Bà Kim Tiến dẫn chứng: “Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được".

    Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: "Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của người bệnh với người thầy thuốc nên không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị”.
    Bó tay !
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  8. Ngày hôm nay tại tỉnh Phú Thọ sẽ làm lễ công nhận của UNESCO nền văn hóa phi vật thể tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Người dân vô cùng ngạc nhiên khi là một nước nghèo mà nhà cầm quyền luôn cố gắng tranh thủ sự quan tâm công nhận của thế giới với các di tích của mình.

    Trước đây dưới thời Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, ngài đã dẫn dắt toàn quân, toàn dân ăn... quả lừa đắng nghét của cái công ty Bảy kỳ quan thế giới. Ngoài chi phí PR, mướn đại sứ Lý Nhã Kỳ người dân còn tin sái cổ khi thấy cháu ngài bộ trưởng (mới 5 tháng tuổi đã biết) nhắn tin để ủng hộ Vịnh Hạ Long. Kết quả mỗi một tin nhắn bị mất 10 nghìn và số lượng người dân bị lừa thì không nhỏ. Sau vụ đó Cty Bảy kỳ quan thế giới ẵm một cú đậm im hơi lặng tiếng, điều đáng trách là dù đã được dư luận phanh phui đó chỉ là một công ty tư nhân. Nhưng chắc có lẽ các ngài đã lỡ phóng lao nên phải theo, ngậm bồ hòn làm ngọt mà chung chi cho êm chuyện. Tiếp theo đó là các di tích của Việt Nam được công nhận ầm ầm hiện nay đã là 13 di tích và nếu thêm văn hóa phi vật thể tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là 14. Và sự ganh đua vẫn chưa dứt các địa phương thi nhau tìm cái hay, cái lạ của quê mình lập hồ sơ ứng thí nào là làng cổ Đường lâm, hát Chầu Văn, hát Then, tranh Đông hồ cho tới Tràng An, Cát Bà danh sách còn dài, ai muốn tìm hiểu thì cứ tìm trên mạng mà nghiên cứu (!)

    Có vẻ như khu vực Đông Nam Á chỉ riêng Việt Nam dành nhiều danh hiệu nhất, hơn hẳn các nước láng giềng là Campuchia, Lào và Thái Lan.

    Nếu là một quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh thì cũng nên lấy chứ còn nghèo gần cuối bảng sắp hạng thế giới thì chảnh làm gì? Theo bảng sắp hạng của thế giới năm 2012 Việt Nam đứng hạng thứ 143/185 với mức GDP đầu người là 1374usd/năm.

    “và dành danh hiệu để làm gì khi:
    người dân đói đầy đường?
    nạn thất nghiệp đe dọa
    bệnh viện không đủ chỗ chứa
    đời sống người dân lầm than”

    Và quý vị đăng ký tham gia khi được UNESCO công nhận thì làm lễ rình rang, nhưng đằng sau đó là số tiền không nhỏ phải đóng làm thủ tục công nhận, tiền bảo tồn hàng năm là bao nhiêu sao không thấy ai nói tới? đó là tiền túi của các quan hay là moi từ đồng tiền thuế ít ỏi của người dân, doanh nghiệp?

    Chỉ khi nào những người có trách nhiệm của đất nước này thấy được những điều mình làm là bệnh sính hình thức sĩ diện ảo thì họa may lúc đó nước Việt Nam mới có thể khá lên được trong bối cảnh giặc Tàu lăm le ngoài biển, ngư dân khốn đốn, ngư trường thu hẹp, môi trường chính trị thì đảng kêu gọi sửa đổi hiến pháp nhưng lòng dân không thuận có vẻ như họ muốn dẫn dắt người dân đến niềm tự hào dân tộc, nước Việt Nam giàu đẹp được bạn bè năm châu kính nể. Bé cái nhầm đấy

    Hãy đọc lại câu của TGM Ngô quang Kiệt để hiểu rõ hơn người nước ngoài nhìn chúng ta như thế nào:
    “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên”.

    Và đó không phải chỉ riêng ước muốn của TGM Ngô quang Kiệt mà gần như hầu hết người dân Việt Nam nhưng không phải từ những tấm bằng công nhận di sản văn hóa của UNESCO.

    Trả lờiXóa
  9. Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP phát biểu rằng: "12 năm nữa, thu nhập bình quân TP.HCM vượt Bangkok năm 2010".

    Giả thuyết đặt ra: Lời phát biểu của bác đúng - cho thấy sự thật phũ phàng rằng: phải mất tới 12 năm nữa cái thành phố giàu nhất đất nước, năng động nhất đất nước này mới bằng/vượt GDP của Thái Lan của năm 2010 (chứ không phải là 2013 như bây giờ). Không biết trong 12 năm mà chỉ riêng TPHCM cố vượt/bằng Bangkok - TL của 2010 thì 12 năm nữa nó sẽ đi đâu rồi.

    Nếu phát biểu này chỉ là "chém gió" nó chỉ ra 1 thực tại còn phũ phàng hơn nữa! Lưu ý là chỉ so sánh TPHCM với Bangkok chứ không so sánh mức GDP trung bình giữa VN và Thái Lan.

    Liệu chúng ta có mặt dày mày dạn quá không (ở đây đang nói báo chí truyền thông,...) báo chấy suốt ngày cứ lôi Thái Lan đa đảng là hỗn loạn là bạo lực (mà mục đích để làm gì thì tự hiểu) để biện minh hay không nhỉ, có bao giờ các anh/các chị nhà báo ngồi đặt câu hỏi sao đất nước họ đa đảng hỗn loạn, bạo lực, bạo động vậy mà vẫn phát triển như vậy!?
    TIỂU BỐI
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  10. Với phát biểu: “Có những mẫu dù dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức tối đa cho phép và vi phạm quy định của Việt Nam nhưng cũng chưa đồng nghĩa với việc mất an toàn”, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT, bị dư luận phản đối dữ dội.

    Đây không phải lần đầu ông cục trưởng phát biểu gây sốc.
    Ngay sau khi đăng bài “Khoa tây độc: Phải chấp nhận”, Báo Người Lao Động nhận được rất nhiều ý kiến bạn đọc bày tỏ thái độ bất bình trước phát biểu của ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT, khi cho rằng dù dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép 16 lần nhưng khoai tây Trung Quốc vẫn an toàn.

    Ông Hồng khẳng định “Mức dư lượng tối đa cho phép là mức mà trong thương mại người ta đưa ra, nó rất an toàn... không phải cứ vượt ngưỡng tối đa cho phép là mất an toàn”. Ông giải thích thêm: “... Hằng ngày, 1 thanh niên 18 tuổi phải ăn 3.000 cây xà lách hoặc 1 cô gái phải ăn 354 quả táo. Khi các loại rau quả này có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, phải liên tục ăn như thế thì nó mới ảnh hưởng đến sức khỏe”.

    Bạn đọc có nick culi phản đối: “Ông trả lời với dư luận gì mà kỳ vậy? Ông chấp nhận nhưng những người mẹ, những người cha không thể "chấp nhận" cho con cái mình ăn những thứ độc phẩm như vậy được. Không có một quốc gia nào chấp nhận cho dân tộc mình ăn đồ độc”. Bạn đọc có nick Râu rầu bất bình: “Không ngờ Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật lại có thể phát biểu những câu mà tôi đọc xong cảm thấy bị khinh thường như thể một người lớn đang dỗ dành em bé quấy khóc vì bố mẹ nó thất hứa không mua quà”.

    Đối với bất kỳ ai và bất kỳ loài vật nào, chất độc không thể ngửi, hít, chứ chưa nói là ăn vào. Do vậy, ở riêng 26 tấn khoai tây Trung Quốc bị phát hiện dư lượng thực vật cao gấp 1 lần cho phép mà ông Hồng nói vẫn an toàn thì không một ai chấp nhận được.

    “Nghe ông cục trưởng phát biểu thấy rầu quá, sức khỏe người dân đang bị xem thường” - bạn đọc Thanh nói. Bạn đọc Hữu Châu thì nói: “Với cách lập luận của ông Nguyễn Xuân Hồng thì người tiêu dùng nên tự cứu mình thôi”.
    Đây không phải lần đầu tiên ông Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng phát biểu gây sốc mà theo bạn đọc là quá vô cảm trước người dân.

    Còn nhớ ở vụ táo Trung Quốc nhiễm độc, trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-6-2012, ông Nguyễn Xuân Hồng cũng khẳng định: Chất độc trong táo Trung Quốc ở ngưỡng an toàn. Dẫn kết quả phân tích 40 mẫu táo Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại thiram với hàm lượng 0,08 ppm, trong đó 15 mẫu có hóa chất aren ở mức từ 0,02 - 0,11 ppm, ông Hồng khẳng định chất độc thấp hơn ngưỡng cho phép và trong ngưỡng an toàn khi sử dụng.

    Ngay sau tuyên bố này, hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến phản đối kịch liệt. Bạn đọc cho rằng chất độc vẫn là chất độc và khi đã là chất độc thì không có ngưỡng, chỉ thấy nguy hại cho sức khỏe.

    Không tin vào kết quả kiểm tra cũng như thất vọng trước cách làm, cách nói của quan chức đầu ngành, người dân chỉ còn biết tự cứu lấy mình trước mối nguy rau củ quả, hàng hóa nhiễm đọc từ bên ngoài tràn vào. “Mong mọi người hãy tỉnh táo khi sử dụng tất cả các loại hàng hóa khi nó có trên thị trường” - bạn đọc Phan Thị Kim Oanh đưa ra lời khuyên.
    DUY QUỐC

    Trả lờiXóa
  11. * Sẽ phạt đến 1 triệu đồng nếu vợ có hành vi kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của chồng (hoặc ngược lại) hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho người đó cũng như thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính.
    * Nếu con cái bất hiếu, bỏ mặc, không chăm sóc cha mẹ già yếu, hoặc thành viên gia đình là người tàn tật, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ, có thể bị xử phạt đến 2 triệu đồng.
    * Con đe dọa tự gây thương tích hoặc tự gây thương tích cho mình để đòi hỏi cha mẹ, thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu của mình (hoặc ngược lại), sẽ bị phạt 100.000 đến 300.000 đồng.
    * Ép buộc con cái, thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống, sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng.
    * Các hành vi cũng có thể bị phạt 2 triệu đồng gồm: Đối xử tồi tệ với vợ/chồng, con cái, thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, cũng sẽ bị xử phạt cùng mức tiền trên; Cha/mẹ cưỡng ép con lột bỏ quần áo trước mặt người khác hoặc nơi công cộng.
    * Chồng có hành vi lăng mạ, chửi bới, chì chiết vợ hay con cái, thành viên gia đình hoặc ngược lại, sẽ phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng.
    Một số hành vi sẽ bị phạt 100.000 đồng đến 300.000 đồng gồm: Không cho cha mẹ, con cái, vợ/chồng đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày.
    * Các hành vi bị phạt mức tiền tương tự là: Chồng/cha không cho vợ/con tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh. Cha mẹ cưỡng ép hay cản trở con cái kết hôn, ly hôn bằng cách uy hiếp tinh thần. Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
    * Có thể phạt 1 triệu đồng nếu: Chồng ép buộc vợ, con, thành viên gia đình (hoặc ngược lại) ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét. Ép buộc vợ/chồng của người có hành vi bạo lực sống chung một nhà hoặc ngủ chung phòng với người tình của người có hành vi bạo lực.
    * Người biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, cũng có thể bị phạt 300.000 đồng.

    Trả lờiXóa
  12. - Quyết không chịu thua cái khùng của các quan chức Bộ GD&ĐT, cái “nhân văn” của Bộ Công an, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP HCM đề xuất với UBND thành phố quy định:Phụ nữ trên 33 tuổi không được mang thai

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nước tôi
      Phụ nữ chỉ được mang bầu dưới tuổi ba ba
      Các bà mẹ liệt sỹ được cộng điểm ưu tiên nếu có nhu cầu đi thi đại học
      Vợ lục ví chồng phạt một triệu đồng
      Và đứng thứ nhì thế giới về hạnh phúc

      Tôi đọc tin
      Không biết mình nên cười hay khóc
      Không biết mình đang tỉnh hay mơ
      Những dòng tin tưởng đùa mà thật
      Đang múa may từng phút từng giờ

      Đất nước tôi rồi sẽ rất nên thơ
      Sẽ chỉ có những bà bầu trẻ đẹp
      Có những bà lão cử nhân anh hùng
      Các phu nhân không dám lục ví chồng
      Có nơi nào tuyệt vời thế không ?
      Có nơi nào hạnh phúc thế không ?

      Ừ, biết đâu tôi đang hạnh phúc
      Với rượu bia quán xá ê hề
      Với lũ bạn xông xênh cười nói
      Với thị thành lũ lượt người xe

      Đêm chợt lạnh ...
      Tôi cấu sứt thịt da mình mong tỉnh cơn mê
      Và dang tay đón chào hạnh phúc
      Niềm hạnh phúc lạ lẫm bất ngờ
      Phía sau lưng vẫn còn mã vạch

      Xứ sở hạnh phúc
      Sẽ lại có tin gì sáng mai ?
      11/7/2013
      VÕ TRUNG HIẾU

      Xóa
  13. Chỉ trong hai năm 2012 và 2013 có đến 68 sản phẩm rút ra từ các đề xuất, quyết định hoặc các nghị định đỉnh cao trí tuệ như sau:
    Năm 2012
    1. Đóng thuế đẻ.
    2. Dạy tiếng Tàu trong trường tiểu học.
    3. Cấm doanh nghiệp vốn đầu tư từ Đài Loan treo cờ Đài Loan tại VN dưới mọi hình thức.
    4. CMND ghi tên cha mẹ trong đó.
    5. Thịt làm ra phải bán trong vòng 8 tiếng.
    6. Cấm buôn vàng miếng, và sẽ cấm đến vàng trang sức.
    7. Người chết phải chôn sau 48 tiếng.
    8. Làm đập thủy điện tại Nam cát Tiên.
    9. Xe phải “chính chủ”.
    10. Chó mèo phải “chính chủ”.
    11. Dừng dự án, chia nhỏ căn hộ để cứu bất động sản.
    12. Chó mèo chết phải đăng ký “báo tử”.
    13. Phải đăng ký tên thật khi lên internet.
    14. Thu phí nhạc số.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 2013
      1. Cấm uống rượu trong quá Karaoke (không cấm bia)
      2. Đám cưới không quá 300 người
      3. Đám ma không quá 7 vòng hoa
      4. Xác chết quàn không được để trong nắp kính.
      5. Đóng thuế xe bảo trì đường bộ.
      6. Niêm phong lồng gà chính chủ.
      7. Dán tem rau, thịt, cá.
      8. Cấm chửi nhau trên facebook, nhấn “like” sai bị phạt.
      9. Con bất hiếu cha mẹ bị phạt 20tr.
      10. Làm hàng giả bị phạt tối đa 100tr.
      11. Bán hàng rong phải có giấy khám sức khỏe và chứng nhận tập huấn an toàn thực phẩm.
      12. Cấm mua bán nhà đất, ô tô bằng tiền mặt.
      13. Chỉ được đăng ký xe ở nơi thường trú.
      14. Cấm nghe nhạc Asia hải ngoại.
      15. Cấm trẻ dưới 5 tuổi học trường có vốn đầu tư nước ngoài. Trường nước ngoài tại VN chỉ được nhận 10% hs VN (tiểu học & THCS), 20% hs VN (trường phổ thông theo chương trình nước ngoài)
      16. Có quota mới được nhập xe hơi.
      17. Phạt tới 20 triệu nếu tiết lộ giới tính thai nhi
      18. Xài điện quá ít cũng bị phạt.
      19. Thu phí đọc thơ online
      20. VFF ra ban tư vấn đạo đức
      21. Giới tính công dân Quỳnh Trâm sẽ do thủ tướng quyết định
      22. Không mua vàng dưới 1 lượng
      23. Trúng tuyển đại học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự.
      24. Đánh thuế vàng.
      25. Trẻ dưới 10 tuổi và thương bệnh binh phải mua vé qua phà
      26. Đi nước ngoài 2 năm bị xóa tên trong hộ khẩu.
      27. Bộ giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực.
      28. Xe khách được gắn sao để phân định chất lượng.
      29. Đánh thuế tiền tiết kiệm.
      30. Chửi cảnh sát bị phạt 5 triệu.
      31. Phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm (mại dâm thì bắt người bán, mũ bảo hiểm thì bắt người mua)
      32. Đấu thầu bán vàng để giảm giá.
      33. Thông tư 08/2013 BTC cấm ký chứng từ bằng bút mực đen (!)
      34. CA được phép bắn người cản trở thi hành công vụ.
      35. Ngoại tình bị phạt 1 triệu đồng.
      36. Xe máy 2 bánh phải có iấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
      37. Phạt tiền giáo viên không đạt chuẩn.
      38. “Quyền công dân có thể bị giới han..” (dự thảo hiến pháp 2013)
      39. “Khiếu kiện nhiều lần phải đặt cọc”
      40. Dự thảo luật thi đua khen thưởng bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu “DANH NHÂN”.
      41. Chở trẻ đi xe máy phải kèm giấy khai sinh
      42. Trang bị iPad cho cảnh sát giao thông
      43. Nói xúc phạm người sinh con 1 bề (toàn trai hay toàn gái) bị phạt 1 triệu đồng
      44. Nhà ở thương mại được giảm diện tích xuống 25m2
      45. Phải xin tạm vắng trước khi đăng ký tạm trú
      46. Phạt ngoại tình tăng 5 triệu.
      47. Phạt rồi bỏ phạt kết hôn đồng giớ
      48. Phạt tội mạo danh người khác trên facebook
      49. Luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền (PGS.TS Nguyễn Hữu Tri)
      50. Đề nghị “còn trinh tiết mới được thi hoa hậu”.
      51. Đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h.
      52. Học sinh muốn học thêm phải làm đơn
      53. Trẻ sơ sinh phải có mã số thuế.
      54. Tết 2014 được đốt pháo không nổ (?)
      55. Muốn chống tiêu cực thi cử phải đăng ký trước.
      56. Phạt tiền nếu không mặc quần áo lót nơi đông người.
      57. Nói tục nơi công cộng phạt 200 ngàn đồng.
      58. Cấm xây nhà nhại kiến trúc cổ điển Pháp.
      59. Thay đổi lời quốc ca.
      60. Dán tem đồ uống, kể cả bia.
      61. Chào mừng ngày báo chí cách mạng VN 21-6, BV đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho phóng viên và vợ khám phụ khoa miễn phí.
      62. Doanh nghiệp có 10 lao động trở lên phải tổ chức hội nghị lao động hàng năm.
      63. Ưu tiên 2 điểm thi đại học cho bà mẹ VN anh hùng
      64. Phụ nữ 33 tuổi trở lên không được phép mang thai
      65. Chống chì chiết vợ bị phạt.
      66. Chồng kiểm soát tiền vợ sẽ bị phạt.
      67. Trang bị Ipad cho đại biểu HĐND tại Sóc Trăng.
      68. Có con ngoài giá thú phải xin phép lãnh đạo. (bà phó phòng quậy ở Trà Vinh)

      Xóa
  14. Gần đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến liên tục có những phát ngôn khó hiểu, “né” trách nhiệm người đứng đầu khiến người dân hoang mang...

    Dư luận đang dành sự quan tâm đặc biệt đến vụ việc 3 trẻ sơ sinh tại Quảng Trị tử vong ngày 20/7 sau khi tiêm vắc xin viêm gan B. Cùng thời gian đó, ngày 21/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị để tham dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông tại huyện Gio Linh; thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn...

    Tại đây, khi phóng viên đề nghị Bộ trưởng phát ngôn về việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin Viêm gan B, bà đã từ chối trả lời với lý do “đã có đoàn công tác của Bộ Y tế nắm bắt thông tin và trả lời báo chí”.

    Ngày 24/7, trả lời báo chí, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích là do lịch công tác ở Quảng Trị đã được… bố trí kín nên bà không thể đến thăm các gia đình có cháu bé bị tử vong. Cùng với đó, Bộ trưởng cho biết, đã cử đoàn công tác tại Quảng Trị đến thăm hỏi và chỉ đạo đoàn công tác của Bộ sớm tìm nguyên nhân và khắc phục hậu quả.

    Nữ Bộ trưởng còn khẳng định: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”.
    Phát biểu của Bộ trưởng Y tế càng làm dư luận thêm “nổi sóng” vì cho rằng Bộ trưởng dường như chưa thấu hiểu nỗi đau, mà còn cố gắng tìm cách né trách nhiệm. Dư luận hoang mang không biết rằng theo phát ngôn Bộ trưởng “lỗi của vắc xin thì xử vắc xin”… Vậy, làm thế nào “xử” được vắc xin?!
    (Click tiêu đề xem toàn bài)
    P/s: Đừng trách mụ này vì sao không đến thăm các gia đình nạn nhân, ngu sao đến, đến để dân nó xử như bọn trộm chó à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dì Tiến, đương kim bộ trưởng Bộ Thuốc vừa qua phát biểu vừa… wuyết liệt vừa hay chưa từng có hè:
      ”… trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật.”
      Hay hè, hay hung, hay hỉ… !!!
      Nghĩ rằng, hay thì có hay nhưng nếu không quất cho Dì Tiến mấy roi mây cho quắn đít teo chim, lỡ mai đây các bác có tên sau, học tập và làm theo rồi phát biểu wuyết liệt như ri thì bố con thằng nào chịu cho thấu:
      - Bác Thăng Bộ Giao: ”Với tai nạn giao thông, trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của ổ gà thì xử ổ gà; lỗi do tài xế, xử người tài xế; lỗi do chiếc xe xử lý chiếc xe; lỗi do… trụ điện thì xử ný trụ điện.”
      - Bác Luận Bộ Học: ”Với tiêu cực trong thi cử, ký bậy các thông tư nghị định vớ vẩn, trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của thí sinh thì xử thí sinh; lỗi do phao, tài liệu xử phao tài liệu; lỗi do giám thị xử lý giám thị; lỗi do… ký bậy thì xử ný chữ ký.”
      - Bác Quang Bộ Hình: ”Với tiêu cực trong ngành CA, trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của CA thì xử CA; lỗi do bàn tay nhận chung chi thì xử bàn tay; lỗi do súng ống cướp cò, xử lý súng; lỗi do… thì xử ný …”
      Vân vân…
      Lại nữa, Dì Tiến lãnh đạo bên bộ tiêm chích, thuốc thang, chuyện làm nỏ hết răng lại hồ hởi phấn khởi hăng hái lấn sân đi dự khánh thành công trình gì đó thuộc bộ TBXH để mần cái chi hè??? Hay Dì nghĩ: “Đồng chí nào chết trước thì lo trước, đồng chí nào chết sau thì lo sau??? Nếu thế thì Dì Tiến quả có cái đầu công bằng (nhưng không bác ái).
      Rồi nữa, “Bộ trưởng bộ Y tế, hãy từ chức!” (Trên Phây Bút). Từ là từ thế nào? Nước Nam ta từ khi có đảng có thấy ai từ chức bao giờ không??? Từ chức hết thì lấy ai làm việc??? Dì Tiến theo các cụ từ khi chim mới mọc lông, bây giờ chim lại sạch lông như ngày nào, đã ngót năm mươi năm, Dì không xin, không chạy chức Thượng thư thì từ chức cái chi???
      Nói túm lại,… hoan hô Dì Tiến!
      (Còm trong Ba Sàm, tin thứ Năm 25/7)

      Xóa
    2. Thật không thể nào tin được dù TTXVN đưa tin: “Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa văn bản hỏa tốc gửi Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan liên quan tiến hành vào cuộc điều tra xác minh vụ ba trẻ tử vong sau khi tiêm vắcxin tại tỉnh Quảng Trị”.

      Cái gì lạ vậy? Tại sao bà Tiến lại đẩy quả bóng (trách nhiệm điều tra vụ việc) sang cho bên công an?

      Bất thường đầu tiên là sự tham gia của bên công an vào một vụ việc chỉ xảy ra khi có dấu hiệu tội phạm mà tội phạm thì phải có động cơ và ý đồ phạm tội.

      Nhưng cho dù có yếu kém đến đâu cũng phải hiểu dư luận đâu phải đòi hỏi điều tra tìm nguyên nhân để xác định người gây ra sự việc nhằm mục đích trừng trị họ!!! Dư luận muốn tìm hiểu nguyên nhân để từ đó ngành y tiếp tục tiêm chủng vắc-xin an toàn, không gây ra các trường hợp đáng tiếc tương tự.

      Mà điều tra như vậy chỉ có người trong ngành y mới hiểu quy trình, mới có chuyên môn để xác định đâu là khâu có vấn đề như sản xuất vắc-xin, vận chuyển, bảo quản, tiêm chích hay chăm sóc, theo dõi sau chủng ngừa.

      Một Bộ trưởng mà không hiểu được điều đơn giản như vậy, hèn gì rất nhiều người đòi bà này phải từ chức.
      NGUYỄN VẠN PHÚ

      Xóa
  15. Phát biểu trên TV Phố Bolsa sau chuyến thăm Mỹ của Trương Tấn Sang, ngài Nguyễn Thanh Sơn – thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam – chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, đã nói: “… có người chỉ vì một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó”. Như vậy có nghĩa là đã có những người đi biểu tình vì “thu nhập thêm”.

    Tôi nói Nguyễn Thanh Sơn ngu hay dốt, có nghĩa là ông ta không ngu thì cũng thuộc loại dốt. Bản thân làm đến chức thứ trưởng Bộ ngoại giao mà ông Sơn không biết rằng chuyện tài trợ theo hình thức hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại cho mỗi thành viên trong đoàn biểu tình là chuyện rất bình thường.

    Ở Thái Lan, hầu hết các cuộc biểu tình của các tổ chức, đảng phái đều được tài trợ công khai (không phải bằng lực lượng phản động thù địch như chế độ Cộng Sản ở Việt Nam nghĩ). Trong nhiều năm qua, kể từ năm 2008 tôi đã có dịp chứng kiến và thậm chí cùng đi chung với những đoàn biểu tình của người Thái đủ mọi sắc áo màu cờ (Áo vàng, Áo Đỏ, Áo Đa Màu Sắc…) để tìm hiểu thực tế.

    Thông thường mỗi người biểu tình tại Bangkok đều được cấp khoảng 300 Baht đến 500 Baht mỗi ngày. Đối với những người đem theo xe gắn máy hay xe tải phục vụ đoàn biểu tình thì có thể được hỗ trợ thêm tiền xăng xe lên đến hàng ngàn Baht/ ngày. Tính ra 300 Baht tương đương khoảng gần 200 ngàn đồng VN.

    Nếu tính trung bình mỗi đoàn biểu tình tại Bangkok khoảng 10 ngàn người thì mỗi ngày nhà tài trợ phải bỏ ra ít nhất 3 triệu Baht cho người biểu tình chi phí ăn uống cá nhân, chưa kể đến chi phí cho khí tài thông tin, truyền hình, xăng xe vận chuyển người và dụng cụ biểu tình.

    Đối với những cuộc biểu tình lớn của phe Áo Vàng hay Áo Đỏ thì số lượng người lên đến cả trăm ngàn hoặc hơn, khi ấy các nhà tổ chức và tài trợ biểu tình sẽ tiêu tốn vài triệu USD mỗi ngày, và các cuộc biểu tình đó có thể kéo dài đến hơn nửa năm như đối với phe Áo Vàng năm 2008. Số tiền tài trợ khi đó sẽ là những khoản khổng lồ…

    Thưa ngài Nguyễn Thanh Sơn, không biết có việc hỗ trợ tài chính cho việc biểu tình chống Trương Tấn Sang ở Mỹ hay không, nhưng nếu có thì đó cũng không thể là “thu nhập” như ông nói, vì nó chỉ là những khoản nhỏ so với thu nhập bình thường ở Mỹ (lao động chân tay khoảng trên 100 USD/8 giờ/ngày).

    Vậy chuyện tài trợ biểu tình là việc đương nhiên và rất bình thường. Nó không giống như các cán bộ đảng viên ĐCSVN từ cấp xã phường đến trung ương, đi họp để nhận phong bì và chỉ cần ngồi gật (hoặc ngủ gật) mà thôi! Ngược lại, những người biểu tình thì phải tuần hành, hô khẩu hiệu, bày tỏ ý chí… Đó thực sự là một công việc vận động nghiêm túc chẳng khác gì là đi lao động đồng thời cả chân tay và trí óc.

    Như vậy ông Sơn nói người biểu tình chống Trương Tấn Sang là để thêm “thu nhập” là thể hiện sự ngu dốt của ông. Chẳng ai dại gì lặn lội hàng trăm thậm chí hàng ngàn km để kiếm thu nhập bất thường là 1-2 trăm USD một ngày ở Mỹ. Chỉ có thể lý giải là đồng bào đi biểu tình vì muốn bày tỏ quan điểm chính trị của mình và muốn gây áp lực với nhà cầm quyền CSVN.

    Và cho dù có ai đó nhận tiền để chi phí cho việc sinh hoạt ăn uống, tiến hành biểu tình thì đó quyết không phải là loại “thu nhập” theo kiểu ngồi rồi mà nhận phong bì tại các cuộc họp, các cuộc hội thảo, hội nghị như trong chế độ Cộng Sản ở Việt Nam.

    Tôi cũng đoán chắc rằng ông Sơn đã “suy bụng ta ra bụng người” vì trong cuộc đời làm cán bộ của ông chắc chắn đã có “n” lần nhận phong bì. Những chiếc phong bì hậu hĩnh đó sẽ biến thành nhà thành xe, bổ xung cho những tài khoản kếch xù phi pháp xuất xứ từ tham nhũng. Đó mới đích thực là “thu nhập” theo cách nói của ông Sơn!
    LÊ NGUYÊN HỒNG

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau khi xem BBC đưa tin những trả lời phản cảm của thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn về bà con Việt kiều biểu tình ở Mỹ phản đối chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, và sau khi xem bài phê phán Đài Việt ngữ BBC đã xuyên tạc “nó không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn trên Bolsa TV “của ngài Chủ tịch Ủy ban người Việt nam ở nước ngoài NTS, tôi rất muốn viết gửi ông Sơn vài điều.

      Trước hết tôi phải nghe lại trả lời của ông NTS trên BolsaTV xem thực hư ra sao. Vâng trong gần 15 phút tức là thời gian rất dài, ông Sơn đã trả lời có thể nói là “thao thao bất tuyệt” chỉ có hai câu hỏi của nhà Đài: Đánh giá thành công chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nước và thái độ của bà con Việt kiều biểu tình chống ông Sang. Nghe cách trả lời của ông bên một quán nhậu trên bờ sông Sài Gòn sau khi ông đã tham gia một sự kiện nào đó, tôi thấy BolsaTV giống như là truyền hình ANTV vậy. Đúng là Đài nhà nên mới trả lời thanh thoát, tự tin đến như vậy, chứ nếu Đài “địch” thì bố bảo ông cũng không dám ăn nói thoải mái vô tư đến như vậy.

      Ông nói rất dài và trùng lặp về thắng lợi của chuyến thăm của chủ tịch nước. Điều này thì chả có gì phải bàn, nhưng nói ngắn thôi ông ạ, không người ta lại bảo ông cố ý tuyên truyền cho công lao của ngành ngoại giao. Nhưng khi trả lời phóng viên câu hỏi về cuộc biểu tình của bà con việt kiều ở DC thì ông hơi chủ quan. Chủ quan cho rằng mình quá hiểu bà con, cho rằng chỉ có một thiểu số người “cố tình giữ trong lòng một chút hận thù”, rằng đó chỉ là “ảo tưởng”, rằng “chỉ là hiện tượng”, rằng “có những người chỉ vì đồng tiền, thêm chút thu nhập”

      Như vậy BBC đã đưa tin đúng. Họ không cần đưa việc ông đánh giá thắng lợi của chuyến đi, họ chỉ cần “chộp” những phát ngôn hớ hênh, phản cảm của ông để hạ bệ uy tín của ông, một tiến sĩ, một thứ trưởng, một chủ tịch mà ngu như bò.

      Không tự biết mình ngu, lại đăng đàn chê bai Ban Việt ngữ BBC hành xử không đúng với uy tín của một cơ quan truyền thông có uy tín thì càng nói lại càng bộc lộ cái ngu của mình. Ông nói ”Trong rất nhiều người Việt nam đã về VN, chúng tôi đã gặp và chúng tôi biết chứ, rất nhiều người tham gia các cuộc biểu tình trước đây từ cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ năm 2007, trong số họ rất nhiều người đã về Việt Nam và chúng tôi gặp, chúng tôi biết.

      Chúng tôi có hỏi “một vài người” tại sao lại tham gia như thế thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi. Đấy là chuyến đi của ông Triết, còn chuyến đi của ông Sang thì thứ trưởng đã gặp ai chưa mà quy chụp như vậy?

      Xóa
    2. Ừ thì cứ cho là có tổ chức nào đó phát tiền cho bà con đi biểu tình chống cộng sản thỉ “Trong rất nhiều người VN đã về VN và chúng tôi đã gặp” khi nói ở trên lại mâu thuẫn với thú nhận “chúng tôi có hỏi một vài người”. Vậy “một vài người” là mấy người, tên họ địa chỉ đâu. Họ là việt kiều thực sự hay cá chìm? Nếu không có tức là ông thứ trưởng bịa ra để bêu xấu bà con việt kiều ở Mỹ.

      Đến cái đoạn ông “so sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu” thì lố bịch và nực cười quá. Ông giải thích “Ở Mỹ, không có quyền cãi lại cảnh sát giao thông, chỉ biết chấp hành và nộp phạt" Nhưng ở VN thì người dân có quyền chất vấn Cảnh sát tôi phạm lỗi gì luật gì, tại sao dừng xe của tôi“

      Ha ha, ông này toàn đi nước ngoài nên không biết cảnh sát giao thông VN chặn xe ăn tiền như thế nào và người dân căm thù họ như thế nào. Chất vấn là nhẹ đấy, họ còn nện cho CSGT, hất lên cabo xe kia. Giọng điệu này chả khác gì giọng bà Phó chủ tịch nước ”Dân chủ XHCN gấp vạn lần dân chủ TBCN”.(Thực ra câu này đâu của bà Doan, bà lặp lại một giáo trình nào đó như một con vẹt mà thôi). Không biết con trai con gái của ông đang học ở Việt Nam hay theo học ở Mỹ, một đất nước chưa chắc dân chủ bằng Việt Nam. Và học xong liệu chúng có về VN phục vụ đất nước như ông không thưa ngài tiến sĩ, thứ trưởng. Ở Việt nam có một vị thứ trưởng đại ngu ở Bộ Giáo dục, bây giờ lại có thêm một thứ trưởng đại ngu mà còn hãnh tiến nữa chứ ở ngành ngoại giao. Buồn thay cho đất nước nằm trong tay các nhà lãnh đạo vừa thiếu tầm vừa không có tâm như thế này.
      LƯƠNG KHÁU LÃO

      Xóa
  16. Các trang cá nhân trên Facebook không được tổng hợp thông tin. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát PTTH và TTĐT: “Trước hết chúng ta phải nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá nhân thì được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước“.

    Có điều trang Ba Sàm, kể cả trên Facebook, không phải là một trang “thông tin cá nhân” thưa ông Cục trưởng, mà là trang “thông tin tập thể”. Hề hề! Và sau ngày 1/9, biết đâu sẽ có vô vàn trang “thông tin cá nhân” được chuyển sang thành trang “thông tin tập thể” thì sao? Chắc nghị định sẽ lại được sửa? Lại nhớ cách đây hơn 5 năm, sau khi Nghị định 97 ra đời, Bộ 4T lại ra tiếp Thông tư 07, bị dư luận trong ngoài nước chỉ trích dữ dội, thế rồi nó đã được đi vào quên lãng. Nay chúng ta lại còn có được niềm vui thú khi chờ đợi cái thông tư chi tiết hóa nghị định 72 này, trong đó sẽ có một “nhiệm vụ bất khả thi” đặc biệt chưa từng thấy trên thế giới, là sẽ tìm cách quản cả thứ “thông tin xuyên biên giới”.

    - Facebooker JB Nguyễn Hữu Vinh: “Dẫn các văn bản nhà nước thì sai cái đíu gì? Nếu văn bản không sai sao nó lại cấm nhỉ? Lẽ ra nó phải dạy pháp luật cho dân, không làm được lại cấm dân tự học là sao? Ngu dân kiểu này à?“

    - CỰC ĐOAN RỒI (Nguyễn Quang Vinh). “Biết là các bác muốn ngăn chặn ở mức tối đa những thông tin xấu, thông tin kích động, những hình ảnh xấu, dư luận xấu…điều đó thì nên làm, nhưng nhân đó mà chặn, mà cấm ngay cả thông tin báo chí đưa thì hỏng, vậy thì báo chí viết cho ai? Và có phải ai cũng có thời gian đọc hết 700 tờ báo? Chia sẻ với nhau thông tin trên hệ thống báo chí mà cũng cấm nữa thì đúng là cực đoạn rồi các bác ạ“.

    - CÀNG BỊ DÂN CHỬI, CHÚNG CÀNG KHÙNG THÊM! (FB Ba Sàm). Càng nghĩ càng thấy oan cho Nghị Phước, khi thấy ông này bị bà con xúm lại chửi, gán cho ổng biệt danh “Nghị Khùng”. Mọi người tưởng chỉ có 1 mình ông này bị khùng, hóa ra còn quá nhiều tên khùng đang ngồi ghế lãnh đạo, ban hành các nghị định, chính sách, ảnh hưởng tới đời sống người dân hàng ngày.
    BA SÀM TIN THỨ NĂM 1/8/2013

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghị định 72/2013 buộc các trang mạng xã hội của cá nhân chỉ được đưa thông tin cá nhân, không được trích dẫn, tổng hợp thông tin của các cơ quan báo chí đã thô thiển, thấp hèn hóa Con Người, là một nghị định lạc lõng với thời đại.

      Những trí thức thực sự có tầm hiểu biết sâu rộng, đương nhiên trang mạng cá nhân của họ không thể thiếu những bài viết về những vấn đề xã hội với những phát hiện sâu sắc ở góc nhìn văn hóa. Những bài viết đó vô cùng có ích cho xã hội, càng có ích cho nhà quản lí xã hội. Cấm trang mạng cá nhân của trí thức không được bàn những vấn đề xã hội, chỉ được đưa thông tin cá nhân, nghị dịnh 72/2013 là một nghị định ngu Dân.

      Một nghị định Nhà nước thời tin học mà cấm trang thông tin cá nhân trên mạng internet không được đưa thông tin xã hội, chỉ được đưa thông tin về chính mình thì Con Người xã hội của người soạn thảo nghị định nhỏ bé đến mức như không có. Không có Con Người xã hội, chỉ có Con Người sinh vật, Con Người đó lại ở vị trí quản lí Nhà nước là thảm họa cho người Dân, là điều xỉ nhục cho một đất nước văn hiến.

      Nghị định 72/2013 là sự hốt hoảng của một Nhà nước độc tài trước sự lớn mạnh nhanh chóng, mạnh mẽ của những trang cá nhân nói tiếng nói thẳng thắn, trung thực của người Dân về những vấn đề xã hội hàng ngày và những vấn đề khẩn thiết của đất nước. Thẳng thắn, trung thực, những tiếng nói đó không thể đồng thuận, nương nhẹ với những chủ trương, chính sách và việc làm của một Nhà nước tham nhũng đang đi ngược lại lợi ích của người Dân

      Với một Nhà nước dân chủ, người Dân tham gia luận bàn, kiến giải những vấn đề xã hội được thông tin trên báo chí là điều quá bình thường, lành mạnh. Càng có nhiều ý kiến phản hồi ngược chiều về những vấn đề xã hội của người Dân, Nhà nước càng mở rộng tầm nhìn, càng có thêm nhiều góc nhìn và điểm sáng tư duy, càng năng động kịp thời điều chỉnh những hoạt động của Nhà nước phù hợp với cuộc sống và lòng Dân. Với Nhà nước độc tài, quen độc quyền chân lí, độc quyền lẽ phải, coi mọi ý kiến khác biệt đều là “thế lực thù địch” và khi “thế lực thù địch” xuất hiện đông đảo, mạnh mẽ trên các trang mạng cá nhân thì hốt hoảng đến rối trí vội ban hành nghị định 72/2013: Cấm! Cấm! Cấm!

      Tôi mong cơn hốt hoảng mau qua đi, những người soạn thảo nghị định 72/2013 bình tĩnh, tỉnh táo, khôn ngoan trở lại mà ngôn ngữ dân gian nói là “khôn hồn” thì chỉnh sửa lại ngay ghị định 72/2013, bãi bỏ ngay nội dung tước đoạt quyền Con Người, thấp hèn hóa Con Người và ngu Dân khi qui định, trang mạng xã hội của cá nhân chỉ được đưa thông tin cá nhân, không được trích dẫn, tổng hợp thông tin trên các cơ quan báo chí.
      PHẠM ĐÌNH TRỌNG
      (Click tiêu đề xem toàn bài)

      Xóa
  17. Ngoài ra, lái xe còn phải đạt nhiều tiêu chuẩn khác như chiều cao, cân nặng, lực bóp tay, không bị da liễu...

    Năm 2008, quy định “ngực lép” không được lái xe do Bộ Y tế ban hành đã bị dư luận phản ứng. Nay quy định này lại được Bộ Y tế và Bộ GTVT một lần nữa đưa ra trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô… (sau đây gọi tắt là dự thảo).

    Nói không với thấp bé, nhẹ cân
    Theo dự thảo, để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72 cm.

    Ngoài ra, dự thảo cũng quy định theo hướng người có “ngực to” sẽ có nhiều cơ hội để được “lái xe to”. Cụ thể, nếu ngực ở ngưỡng 74-76 cm thì được cấp bằng lái xe hạng A3, A4, B2; còn to hơn nữa sẽ đủ điều kiện lái xe siêu trường, siêu trọng hạng C, D, E, F, A2…
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  18. Như vậy là từ năm học 2013 – 2014, cả hệ thống giáo dục quốc dân sẽ được học PCTN. Trong phạm vi hiểu biết của mình, chúng tôi cho rằng việc đưa chương trình PCTN vào trường THPT là một việc làm hình thức, duy ý chí gây lãng phí lớn.

    Thứ nhất, tham nhũng về bản chất là một loại hình tội phạm, một hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến những người có chức có quyền. Việc giảng dạy cho HS THPT nội dung này là không phù hợp về mặt lí luận cũng như thực tiễn. HS THPT cần tiếp thu những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản, những kĩ năng cần thiết để học tiếp hay vào đời.

    Nội dung PCTN xa lạ với sự hiểu biết, sự quan tâm, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT, chương trình không rõ ràng, không gắn với kiểm tra, đánh giá, thi cử, nên khó mà có hiệu quả.

    Thứ hai, chương trình dạy học hiện nay đã rất quá tải. HS phải học quá nhiều, đa số các em còn tập trung học thêm các môn để thi đại học nhằm tìm kiếm việc làm, chỗ đứng trong xã hội sau này. Sự phân hoá môn “chính”, môn “phụ” trong nhà trường phổ thông từ lâu đã hết sức sâu sắc và ngành giáo dục đang bất lực. Ngay cả các môn “chính” như Văn – Sử - Địa… các em cũng không học. Môn GDCD càng bị coi nhẹ. Nay lại nhồi thêm món “PCTN” vào môn GDCD, e rằng HS chẳng thể tiêu hoá nổi.

    Ngay bản thân môn GDCD và đội ngũ GV môn này đã bị quá tải. Trong trào lưu “tích hợp” và dạy “kĩ năng sống”…tất tần tật đều được “tích hợp” vào môn GDCD: giáo dục môi trường, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, tư vấn sức khoẻ sinh sản, kĩ năng sống, các cuộc thi tìm hiểu…và bây giờ là “PCTN”. Mặc nhiên môn GDCD và GV môn này được xem như một vị thuốc “xuyên tâm liên”, người GV dù có năng động, giỏi giang đến mấy cũng khó mà cập nhật đủ thông tin các lĩnh vực để hoàn thành nhiệm vụ. Điều lạ là dù có được/bị giao bao nhiêu nhiệm vụ, các trường, các GV bộ môn đều nhận, đều làm (vì không nhận không xong) và đều hoàn thành, nhưng hiệu quả thì…hồi sau sẽ rõ. Nhìn vào các báo cáo thì các trường đều hoạt động rất đầy đủ, nhưng thực tế ra sao thì…chỉ người trong cuộc mới biết. Việc duy trì môn “dạy nghề” và “thi nghề” (thực chất là để lấy điểm ưu tiên) ở các trường phổ thông hiện nay cho thấy căn bệnh hình thức, giả dối đã đến mức bó tay.

    Với một “mô hình” như thường lệ, sau khi có chủ trương, các Sở, các trường sẽ tổ chức tập huấn, phổ biến tài liệu, rồi dạy thí điểm, triển khai đại trà, sơ kết, tổng kết, khen thưởng…Một số tập thể, cá nhân còn tổ chức hội thi, biểu diễn văn nghệ, viết sáng kiến kinh nghiệm khá rầm rộ. Mọi việc tiến hành rất bài bản, GV không muốn làm cũng không xong, HS không muốn học cũng phải học, và có học được hay không… không quan trọng, miễn là có số liệu, có báo cáo đầy đủ lên cấp trên. Dĩ nhiên sẽ tốn kém, cả về tiền bạc, công sức, thời gian của rất nhiều người.

    Thứ ba, dường như trong chủ trương dạy PCTN cho HS đã thể hiện xu hướng bất lực, “chuyền bóng trách nhiệm” cho thế hệ trẻ. Tham nhũng là lỗi của người lớn, sao lại dạy cho trẻ con cách phòng chống? Sao người lớn không chống đi mà lại dạy cho trẻ con; người lớn còn làm không xong nữa là? Những câu hỏi ấy chắc sẽ làm nhiều người lớn, thầy cô lúng túng.

    Bài học quí giá nhất, cần thiết nhất, có giá trị hơn tất cả các bài giảng về PCTN mà mỗi thầy cô, người lớn và quan chức dạy cho thế hệ trẻ chính là tấm gương liêm chính, trung thực, nhân văn của chính mình. Một khi trong trường vẫn còn hiện tượng lạm thu, phân biệt đối xử, vẫn còn hiện tượng hiệu trưởng bớt xén tiền ăn của học sinh, ép buộc HS học thêm để thu tiền hay lạm dụng quyền lực để vụ lợi, nâng khống giá công trình như vụ “nhà vệ sinh dát vàng” ở Quảng Ngãi… thì những bài giảng về đạo đức, PCTN sẽ vô nghĩa và trở thành phản cảm.
    QUANG HIỂN
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  19. Trong dự thảo mới nhất công bố cuối ngày 6/11, Ngân hàng Nhà nước lại thừa nhận quyền cho, tặng ngoại tệ tiền mặt của các cá nhân, sau hơn một tuần đề xuất cấm.
    Có thể không được phép cho, tặng ngoại tệ
    "Trong điều kiện các quy định của Pháp lệnh Ngoại hối cho phép cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được gửi tiết kiệm, nhận gốc, lãi bằng ngoại tệ thì việc sử dụng ngoại tệ để cho, tặng là hợp lý", tổ biên tập dự thảo Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối khẳng định trong thông báo đăng tải trên website Ngân hàng Nhà nước cuối ngày 6/11.
    Cuối tháng 10, Ngân hàng Nhà nước lần đầu công bố dự thảo nghị định với nhiều điểm mới so với quy định hiện hành, để trưng cầu ý kiến rộng rãi. Thu hút sự quan tâm nhiều nhất là quy định về các quyền cho, tặng ngoại tệ tiền mặt. Dù ban soạn thảo cho rằng mục đích chính của việc cấm cho tặng là nhằm chống đôla hoá, hạn chế các tiêu cực phát sinh, song nhiều ý kiến lo ngại tác động xấu tới thu hút kiều hối và hạn chế quyền chính đáng của người dân.
    Theo thông báo phát đi cuối ngày 6/11, tổ biên tập dự thảo thừa nhận các ý kiến đóng góp thời gian qua là hợp lý và xin tiếp thu, chỉnh sửa lại dự thảo.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  20. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM Nguyễn Tiến Đạt nhận xét như vậy tại buổi làm việc với huyện Bình Chánh về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và xây dựng, phát triển, quản lý trường mầm non vào sáng 13-1.
    Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, ở các nước phát triển, không có trường công lập cho trẻ em dưới 3 tuổi, trong khi gửi ở trường tư thục giá rất cao. Nói về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và xây dựng, phát triển, quản lý trường mầm non ở Bình Chánh, ông Nguyễn Tiến Đạt cho biết giải pháp của huyện rất quyết liệt. Ông Nguyễn Tiến Đạt cũng đề nghị huyện tăng cường công tác vận động, tuyên truyền trong phụ huynh để họ có kiến thức để tìm hiểu, lựa chọn cơ sở đáng tin cậy gửi con.
    Tuy nhiên, bà Thái Thị Hồng Mai, Phó Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, cho hay trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại 52 cơ sở, trường mầm non hoạt động không phép với 99 lớp và 2.056 học sinh; tập trung ở 10 xã, nhiều nhất là ở xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B.
    Đáng băn khoăn hơn, đội ngũ nhân lực để phụ trách chỉ có 115 giáo viên, công nhân viên và 135 bảo mẫu hợp đồng thay cho số giáo viên còn thiếu hiện nay. Mặt khác, trình độ cũng là điều đáng báo động khi chỉ có có 13/52 chủ cơ sở học lớp quản lý.
    “Đặc điểm những cơ sở này là số tiền học phí và tiền ăn chỉ từ 700.000 đồng đến 800.000 đồng/tháng/trẻ; thời gian gửi từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần, từ 6 giờ đến 18 giờ hoặc 19 giờ đón trẻ nên thuận lợi cho phụ huynh”- bà Thái Thị Hồng Mai nhấn mạnh.
    Còn ông Lê Văn Hòa, Bí thư huyện ủy Bình Chánh, cho hay tốc độ nhập cư ở huyện quá lớn. Điển hình, xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B khoản 80.000 dân, trong đó 2/3 là người nhập cư. Đa số chủ cơ sở là người ở tỉnh đến tạm trú, thuê nhà để giữ trẻ, không thể thay đổi kết cấu nên khó đảm bảo vệ sinh. Chủ nhà không đồng ý thì cũng chịu.
    “Có một thực tế là dù biết không an toàn nhưng phụ huynh không biết gửi ở đâu nữa. Phụ huynh ai không muốn gửi con ở chỗ an toàn, chỗ tốt nhưng họ không còn cách nào khác” - ông Lê Văn Hòa nhận xét.
    (Click tiêu đề xem dân mạng ném đá thằng khùng này)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự việc Sở giáo dục đào tạo thành hồ, xộ hàng một cú quá mạng trước mắt toàn dân về tuyên bố chương trình tích hợp giảng dạy tiếng Anh tưởng chừng đã chấm hết khi Tổng lãnh sự quán Anh quốc tại Sài Gòn ra thông cáo báo chí phủ nhận những thông tin trên là không đúng sự thật, theo đó giữa DIE hoặc STA hai đơn vị tại Anh không hề có ký kết hoặc bất cứ thỏa thuận nào với ngành giáo dục thành hồ.
      Đó là cách hành xử rõ ràng của một quốc gia văn minh bậc nhất thế giới có là có không là không theo tiêu chí minh bạch hóa chứ không phải muốn nói sao thì nói theo kiểu csvn thường làm.
      Thế nhưng có vẻ người đứng đầu ngành giáo dục Saigon vẫn không biết mình đụng đến ai và với cái tâm lý ông trời con xưa nay của người cs ông Lê Hồng Sơn giám đốc Sở vẫn ngoan cố cãi chầy cãi chối và dùng quyền hạn của mình ký công văn gửi các báo đài trong nước và TLS quán vương quốc Anh phải cãi chính thông tin đã đăng nhằm đỡ quê độ trước cú xộ hàng quốc tế trước con mắt của hàng chục nghìn giáo viên trong nước và toàn thể người dân!
      Các thiên tài nhà sản thường ứng xử một cách tồi tàn như vậy, trước đây không lâu một nhà báo của đài BBC sau khi đăng tin về scandal của thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã bị tướng Hoàng công Tư tuyên bố khởi tố và dẫn độ về VN hầu tòa làm cho ai nấy cười vãi cả đái, vì sau tuyên bố hùng hồn này ông tướng cũng chả làm được gì vì đơn giản ông ta chỉ là một ông tướng trong nước và tiếng nói hay phát ngôn dọa khởi tố của ông chả là cái đinh rỉ gì khi che đậy cái sai trái của chế độ mình trước nền tự do ngôn luận của một quốc gia thuộc hàng bậc nhất trên thế giới hơn nữa ông ta chả có cái tư cách gì để mà dẫn độ một công dân của một quốc gia khác!
      Trở lại với SGDĐT.HCM sau khi ông Lê Hồng Sơn yêu cầu phía Anh quốc cải chính thông tin thì ngay lập tức Tổng lãnh sự quán Anh gửi công hàm (một phát ngôn chính thức có tính quốc gia) bác bỏ đề nghị này!
      (Click tiêu đề xem trích nội dung công hàm)
      Thật là nhục nhã cho ngành giáo dục VN khi có một quan chức đầu ngành không hiểu biết phương thức ngoại giao khi đòi hỏi đại diện một quốc gia phải đính chính thông tin mà không biết vị thế của mình chỉ là một cơ quan trong nước, hơn nữa phát ngôn của lãnh sự quán Anh là tiếng nói đại diện cho người dân và chính phủ của họ dĩ nhiên trước khi có hành động lên tiếng thì họ đã kiểm chứng thông tin thật chắc chắn chứ đâu có thể hồ đồ !
      Đó là tư duy cây nhà là vườn khi cư xử như một bọn thất học trước nền văn minh, thay vì kiểm chứng thông tin, chấp nhận sai sót của mình ra thông báo đính chính thì sự việc sẽ nhẹ nhàng hơn, không ai không có sai sót và khi nhận ra biết phục thiện thì không có gì mà ầm ỉ, còn đằng này đã sai mà còn cậy thế làm càn thì thật đúng với chân lý của sát thủ đầu mưng mủ: Ngu mà còn làm giọng thiếu i ốt!
      Thế lực thù địch làm xấu hình ảnh VN ở đâu ra, chúng không có từ nước ngoài, từ các tổ chức đảng phái chính trị mà là từ tên tướng bại não Hoàng công Tư và tên thiếu i ốt Lê Hồng Sơn một tên vô giáo dục lại làm giáo dục và hắn lại tiếp tục đem đến sự quốc nhục cho nước Việt Nam!
      NGUYÊN ANH

      Xóa
  21. MÊ CUNG LUẬT CHỒNG LÊN LUẬT
    Trong báo cáo thẩm tra tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH cho biết “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng” mà TAND tối cao dự thảo có 57 điều thì 26 điều, khoản trùng lặp với quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính. Chưa hết, nhiều quy định của dự thảo Pháp lệnh lại trái các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng hành chính, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật phá sản, Luật thi hành án dân sự, Luật báo chí, Luật khiếu nại.
    Một Pháp lệnh do cơ quan tố tụng cao nhất nước dự thảo mà có đến gần 50% điều khoản trùng lặp với Luật xử lý vi phạm hành chính được QH thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012. Cái sự trùng lặp (cóp py) ấy phải chăng cũng là một kiểu... “đạo” luật ?
    Lại nữa, nhiều quy định của dự thảo Pháp lệnh trái với qui định của các bộ luật khác. Chẳng lẽ những người làm luật ở TAND tối cao yếu kém chuyên môn đến nỗi không nắm vững văn bản pháp qui hiện hành ?
    Hi vọng những câu hỏi trên chỉ là đặt ra cho vui chứ ở nơi được giao trọng trách “cầm cân nảy mực” của đất nước làm sao mà lại có những công chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” được ?
    Một cơ quan Trung ương như TAND tối cao hẳn là có nhiều bậc hiền tài – những giáo sư, tiến sĩ. Họ là những người tinh thông về luật pháp nước nhà. Cái dự thảo Pháp lệnh kia mắc những lỗi sơ đẳng như thế chắc là do khâu đánh máy chứ các vị ai lại đi làm vậy ?
    Bất chợt nhớ đến bài báo nào đó đã đặt câu hỏi: 24 ngàn tiến sĩ đang làm gì ?
    Than ôi, làm luật mà cứ ngồi một chỗ nơi bàn giấy, bật máy tính lên cóp py, cắt dán… thì trách chi luật chồng lên luật. Chả thế mà có vị lãnh đạo đã từng than: nhìn vào hệ thống luật pháp của ta cứ như lạc vào mê cung (!)
    Quả đúng thế thật. Cái mê cung ấy, đến các vị làm ra luật mà lạc vào, cũng chưa chắc đã tìm được đường ra huống chi là… dân !
    Y NGUYÊN

    Trả lờiXóa
  22. Tin Công an tỉnh Phú Thọ bắt tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm sử dụng Công nghệ cao (CNC C50 – Bộ Công an) về tội “Tổ chức đánh bạc” thuộc hàng sốc.

    Giang hồ còn đồn kinh hơn, công ty TNHH Đầu tư Phát triển An ninh CNC điều hành mạng lưới đánh bạc lại đặt trong trụ sở Bộ CA. Speechless – Câm luôn các cụ ạ.

    Câu chuyện dài và tế nhị này sẽ còn nhiều điều phải bàn nhưng sự nhạy cảm giống như vụ AVG dường như đang im thít vì báo chỉ đăng mỗi thông báo của Ban Bí thư và sau đó không làm như thường lệ là có tin tiếp đi kèm.

    Cua Times nhìn nhận sự kiện trên đây với sự phấn khởi. Đó là cán bộ VIP của ta có tài thực sự nhưng bên nhân sự (Bộ Nội vụ) đã đặt họ ngồi nhầm ghế.

    Nếu tướng Hóa sang phụ trách Casino đảm bảo Việt Nam giầu nhanh hơn Macao hay Las Vegas thay vì để ông phụ trách C50. Trò chơi may rủi luôn rơi vào tay máu mê ăn thua, được ăn cả ngã về không, nhưng nhà cái bao giờ cũng thắng. Kinh phí nước nhà đang thiếu trầm trọng, tại sao không nhờ tướng Hóa làm việc này.

    Nhớ chuyện ông Trần Văn Truyền thanh tra nhà nước có cơ đồ hàng trăm tỷ “khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay, cực nhọc lắm chứ đâu bở”, lại thấy ông này cũng ngồi nhầm ghế.

    Công tác thanh tra chả biết làm tốt hay xấu nhưng cho tới giờ hiện tượng tham nhũng, hối lộ không hề thuyên giảm. Tuy nhiên, ông lao động giỏi, chăm chỉ “thúi cả móng tay” tạo ra cơ ngơi hàng tỷ phú phương Tây, tại sao cho ông ngồi ghế Tổng Thanh tra làm gì cho phí nhân tài.

    Nhầm ghế chưa dừng ở đó. Khi báo chí khơi ra biệt thự khủng và đất đai hàng trăm tỷ đồng thì ông Phạm Sỹ Quý – GĐ Sở TN&MT Yên Bái, giải thích “Thời thanh niên tôi đi mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội, đã có những lúc tôi lạc trong rừng, ngủ trong rừng. Từ ngày xửa xưa tôi còn làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá đỗ…”.

    Công tác nhân sự sai lầm nghiêm trọng, một người buôn chổi đót giỏi kiếm bạc tỷ mà lại cho ngồi ghế GĐ Sở TN&MT để rừng bị tàn phá mà theo FAO thì thuộc hàng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Nigeria.

    Kể ra còn rất nhiều chuyện ngồi nhầm ghế, sở trường trong lĩnh vực này lại đặt người ta phụ trách lĩnh vực họ chả hiểu gì. Tài năng một đằng, phân ghế một nẻo, đất nước mãi nghèo.
    HIỆU MINH

    Trả lờiXóa
  23. Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đang ngồi ghế với nhiều câu hỏi. Có 9 nghi ngờ trong 2 tuần qua:

    1. Trong 4 ngày liên tiếp, đường sắt xảy 4 tai nạn thảm khốc và khi báo Tiền phong (TP) liên hệ với ông Nguyễn Văn Thể xem ông ở đâu trong bối cảnh tai nạn nghiêm trọng trong ngành diễn ra liên tục, thì ông nói, đang đi khánh thành cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp), có gì hỏi Cục trưởng Đường sắt. “Vậy tai nạn xảy ra nhiều, ông có đi kiểm tra không?” “Tôi đang ở Cao Lãnh, ngày mai bận họp Quốc hội”, ông Thể nói một cách vội vàng và cho biết đang bận tiếp khách, báo TP cho hay.


    2. Khi tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong ngành, người đứng đầu phải lập tức kiểm tra thậm chí phải đến hiện trường để ra những quyết định tránh những tai nạn tiếp theo. Cả 4 lần ông Thể không hề có mặt. Tai nạn trong ngành mà ông coi như xảy ra bên Bộ Y tế của Mỹ.

    3. Ông bận hai việc quan trọng: Khánh thành cầu Cao Lãnh để lấy điểm và mải bảo vệ “thu giá” BOT bằng mọi giá. Giờ thì ông đẩy quả bóng sang doanh nghiệp, dường như đây là “sáng kiến” của họ hơn là chỉ đạo của Bộ GT mà trước đó ông gân cổ cãi, lấp liếm, đánh tráo khái niệm, chưa kể đó là dốt…tiếng Việt.

    4. Bộ trưởng mà không biết ưu tiên việc nào quan trọng hơn, tính mạng con người hay đi dự lễ hội, BOT có nhiều bất cập, phá hoại lòng tin hay là con gà đẻ trứng vàng cho nhóm lợi ích, thì ghế BT có vấn đề.

    5. Trình độ xử lý khủng hoảng truyền thông hết sức hạn chế, não trạng coi thường dân, coi thường dư luận, là chỉ dấu cho thấy BT Thể có vấn đề về khả năng dẫn dắt ngành.

    6. Việc của Bộ trưởng không phải đứng ra bảo vệ doanh nghiệp mà phải đứng về quyền lợi của người dân và tầm nhìn kinh tế vĩ mô. BOT không hợp lý như cải tiến nền đường 1 đã có sẵn thì nhất định phải bỏ. Cần kiểm tra, thanh tra và báo cáo, BOT nào được, BOT nào không, và ra quyết định mang tính chiến lược. Hiện ông chỉ làm một việc duy nhất là sao cho BOT tiếp tục thu tiền.

    7. Ông chưa có nghiên cứu hiệu quả kinh tế, giá cả BOT, số năm tồn tại, để đưa ra giá hợp lý mà cả bên đầu tư và người dùng chấp nhận. Không thể vì dư luận phản đối mà giảm giá, đóng cửa tạm thời, nhờ công an can thiệp. Đó không phải là cách làm của Bộ trưởng.

    8. Đối với tầm quản lý bộ thì lòng tin của người đi đường là vô cùng quan trọng. Người lái xe, người lái tầu, người canh đường sắt phải có trình độ, người tham gia phải biết luật và có văn hóa giao thông nhưng người có trình độ, văn hóa số 1 phải là Bộ trưởng Bộ GT.

    9. Chỉ trong hai tuần, những gì ông BT Thể trình hiện, thì cái ghế này đang có những dấu hỏi to tướng trong khi đường sắt cần an toàn hơn, đường bộ thông thoáng hơn và hệ thống BOT theo đúng nghĩa “Build – Operate – Transfer. Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao”.
    HIỆU MINH

    Trả lờiXóa
  24. Bộ trưởng Giáo dục: Chuyển học phí thành 'giá dịch vụ' không phải là đổi tên
    Ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng, tên gọi "học phí" là khái niệm truyền thống nhưng không bao hàm hết chi phí đào tạo.

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips