Nhà
văn Nguyễn Hoàng Đức nguyên là công an, từng học tiếng Pháp với Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận (tranh trên) - Anh đã viết một chuyên luận về: "Hành trình
đức tin qua cây cầu F.X Nguyễn Văn Thuận" để mô tả lại quá trình biến đổi
tình cảm, tâm lý và đến với Chúa của anh. Tài liệu đó hiện đang được Bộ Phong
Thánh ở Roma lưu giữ xem như một phép lạ đức tin.
Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức (áo tím) đồng hành tìm Chân lý với gia đình TS Cù Huy Hà Vũ |
Được Hội đồng Công Lý và Hòa Bình Tòa thánh Vatican mời qua Rôma làm
chứng về Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nhân dịp lễ kết
thúc điều tra phong Chân phúc cấp giáo phận. Ngày 2/7/2013 anh lên đường sang Rôma, nhưng đã bị công an ngăn chặn và thu hộ chiếu tại sân bay Nội Bài mà không có lý do rõ ràng. Sự việc này anh đã có bài tường thuật tại
đây.
Đức cố Hồng y Francois Xavier Nguyễn
văn Thuận dâng Thánh lễ trong lúc đang bị giam cầm.
|
Đức cố Hồng Y sống 13 năm trong ngục tù cộng sản, một số sự việc trong đời sống tù đày đã được Ngài kể lại trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’, tác phẩm được dịch ra 8 thứ tiếng, để
phục vụ các tham dự viên ‘Những Ngày Giới Trẻ’ tại Paris năm 1997. Mời bạn đọc xem lại vài trích đoạn sau:
Đức cha năm 1967 |
Có lúc Chúa dùng giáo dân để dạy tôi cầu nguyện.
Thời gian bị quản thúc ở Giang xá, có ông lão nhà quê, tên là ông quản Kính, từ giáo xứ Ðại Ơn lẻn vào thăm tôi. Tôi không bao giờ quên được lời ông khuyên tôi:
"Thưa cha, cha không hoạt động tông đồ được thì xin cha cầu nguyện cho Hội thánh; ở trong tù cha đọc một kinh hơn một nghìn kinh cha đọc lúc ở ngoài tự do!"
Ðức Mẹ còn sử dụng cả người cộng sản để nhắc tôi cầu nguyện.
Ông Hải đã từng ở tù, nằm cùng buồng với tôi để mật thám tôi, sau đã thành bạn của tôi. Trước ngày ông ta ra về, ông đã hứa với tôi:
Nhà tôi ở Long Hưng, chỉ cách La Vang 3 km, tôi sẽ đi La Vang cầu nguyện cho anh".
Tôi tin lòng thành thật của anh bạn, nhưng tôi hoài nghi làm sao một người cộng sản mà đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho tôi! Sáu năm sau, đang lúc tôi ở biệt giam, tôi đã được một bức thư của ông Hải, lạ lùng thật! Lạ hơn nữa là lời lẽ của ông như sau:
"Anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh, tôi sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ La Vang cho anh. Mỗi Chủ nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông La Vang, tôi lấy xe đạp vào trước đài Ðức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập nhà thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này: Thưa Ðức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây. Xin Ðức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy".
Tôi hết sức cảm động. Tôi đọc đi đọc lại rồi đặt thư xuống nhắm mắt lại: "Lạy Mẹ, Mẹ đã dùng anh cộng sản này để dạy con cầu nguyện; chắc Mẹ đã nhậm lời anh ấy, con mới còn sống đây!".
Đức Hồng y Thuận và Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II |
Ở trại giam Phú Khánh, một đêm tôi đau quá, thấy một người gác đi qua, tôi kêu: "Tôi đau quá, xin anh thương tình cho tôi thuốc!" Anh ta đáp: "Ở đây chẳng có thương yêu gì cả, chỉ có trách nhiệm".Ðó là bầu khí chúng tôi ở trong tù.Lúc tôi bị biệt giam, trước tiên người ta trao cho năm người gác tôi: đêm ngày có hai anh trực. Cứ hai tuần đổi một tổ mới, để khỏi bị tôi làm nhiễm độc. Một thời gian sau không thay nữa, vì "cấp trên" nói: "Nếu cứ thay riết thì sở công an bị nhiễm độc hết!"Thực thế, để tránh nhiễm độc, mấy anh không nói với tôi, họ chỉ trả lời "có" hoặc "không". Họ tránh nói chuyện với tôi. Buồn quá! Tôi muốn lịch sự vui vẻ với họ, họ vẫn lạnh lùng. Phải chăng họ ghét "cái mác phản động" nơi tôi: Tất cả áo quần đều đóng dấu hai chữ lớn "cải tạo", kể từ ngày bước chân vào trại Vĩnh Quang ở Bắc Việt.Tôi phải làm thế nào?Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe một tiếng nhắc nhủ tôi: "Tại sao con dại thế? Con còn giàu lắm: Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu con". Sáng hôm sau, tôi bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói... Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Pháp, Ðức, Úc, Áo, v.v... Những câu chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn luôn trả lời... Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp... tôi giúp họ. Từ từ mấy chiến sĩ gác tôi trở thành học trò của tôi! Bầu khí nhà giam đổi nhiều, quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.Tôi sống theo lời Chúa Giêsu dạy: "Ðiều gì con làm cho một người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta".Khi nào có hai hay ba người hợp nhau vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ".
Quản giáo và tù nhân |
Một hôm một ông xếp hỏi tôi:- Ông nghĩ thế nào về tờ tuần báo "Người Công giáo"?- Nếu viết đúng cả nội dung cả hình thức thì có lợi; nếu ngược lại thì không thêm đoàn kết, lại còn thêm chia rẽ, bất lợi cho cả người Công giáo và cho cả nhà nước.- Làm thế nào cải thiện tình trạng ấy?- Những cán bộ phụ trách về tôn giáo phải hiểu đúng mỗi tôn giáo thì việc đối thoại, tiếp xúc các chức sắc mỗi tôn giáo cũng như các tín hữu mới có tính cách xây dựng, tích cực và tạo nên thông cảm giữa đôi bên.- Ông có thể giúp được không?- Nếu các vị muốn, tôi có thể viết một cuốn Lexicon (từ điển bỏ túi) gồm những danh từ thông dụng nhất trong tôn giáo, từ A đến Z, chừng nào các vị có giờ rảnh, tôi sẽ giải thích rõ ràng, khách quan. Hy vọng các vị có thể hiểu lịch sử, cơ cấu, sự phát triển và hoạt động của Giáo hội...Họ đã trao giấy mực cho tôi, tôi đã viết cuốn "lexicon" đó, bằng tiếng Pháp, Anh, Ý, Latinh, Tây Ban Nha, và Trung Quốc với phần giải thích bằng Việt ngữ. Dần dà tôi có cơ hội giải thích hoặc giải đáp thắc mắc, tôi chấp nhận làm sáng tỏ những chỉ trích về Giáo hội. "Lexicon" ấy trở thành một cuốn giáo lý thực hành. Ai cũng muốn biết viện phụ là gì, thượng phụ là gì, Công giáo khác Anh giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo chỗ nào? Tài chánh của Tòa thánh từ đâu mà có? Có bao nhiêu tu sĩ, giáo dân làm việc trong giáo triều, huấn luyện tu sĩ, giáo sĩ thế nào? Giáo hội phục vụ nhân loại thế nào? Tại sao Giáo hội gồm có nhiều dân tộc, sống qua nhiều thời đại cũng bị bắt bớ, tiêu diệt, cũng mang nhiều khuyết điểm mà vẫn tồn tại? Ngang đây là đến biên giới của siêu nhiên, của sự quan phòng của Thiên Chúa... Cuộc đối thoại từ A đến Z giúp xóa tan một số hiểu lầm, một số thành kiến, có những lúc trở nên thú vị và hấp dẫn. Tôi tin tưởng có nhiều người cởi mở, muốn tìm hiểu và với những biến chuyển trong thời đại ta, đã có những tầm nhìn mới mẻ và xây dựng.
Thời kỳ biệt giam ở Hà Nội, tôi được biết có 20 chiến sĩ nam nữ trẻ học tiếng Latinh với một cựu tu sĩ, để có thể đọc các tài liệu của Giáo hội. Trong số mấy anh gác tôi có hai anh trong nhóm học Latinh. Trông thấy bài vở, tôi nhận thấy họ học tốt. Một hôm, một trong hai anh ấy hỏi tôi:
- Ông có thể dạy tôi một bài hát tiếng Latinh không?- Có nhiều bài hay tuyệt, nhưng biết anh thích bài nào?- Ông hát cho tôi nghe, tôi sẽ chọn.Tôi đã hát Salve Regina, Veni Creator, Ave Maris Stella... Các bạn biết anh ta chọn bài nào không? Anh ta chọn bài Veni Creator (Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm...).Tôi đã chép trọn cả bài cho anh ta và anh ta học thuộc lòng. Mỗi sáng quãng 7 giờ, tôi nghe anh ta chạy xuống thang gỗ, ra sân tập thể dục, rồi múc nước vừa tắm vừa hát: Veni Creator Spiritus... Tôi rất cảm động, làm sao mỗi sáng trong nhà tù cộng sản lại có một cán bộ hát kinh "Veni Creator" cho mình nghe!
Tham khảo thêm:
-(Nguyễn Văn Thuận - Wikipedia)
-(Năm chiếc bánh và hai con cá)
- Tôi đã từng làm trong Phòng Tôn giáo của Bộ Công an. Trong Phòng ấy người ta có “đối sách” về Đức Cha mà sau này là Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ông bị chuyển đổi từ miền Nam ra với cái tội rất to là vì ông là cháu của Ngô Đình Diệm và trở về Sài Gòn làm Phó Tổng Giám mục theo ý là lót ổ để lên Tổng Giám mục. Và ông cứ thế bị chuyển ra ngoài Bắc.
Trả lờiXóaTrong thời gian ông ấy bị cầm cố ở Hà Nội (có nghĩa là không ở tù) tức là được giữ trong mật viện. Có một đội trông ông ta nhưng tôi là một cán bộ cũng khá lâu năm, một sĩ qua khá lâu năm nên tôi đề nghị để tôi ra học tiếng Pháp với Cha, để luyện nói trên tinh thần là luyện tiếng Pháp chứ không phải để trông Cha. Cụ thể là như thế.
Mặc Lâm: Trong lúc tiếp xúc với Hồng Y, ông có cảm nhận ra sao về Ngài dưới cái nhìn của một sĩ quan công an và nhất là công an chống phản động như ông vừa cho biết ạ?
- Sau khi học tiếng Pháp với Ngài thì tôi cảm nhiễm tinh thần của Đức Cha. Sau này thì tôi thôi việc, lý do là sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn tôi không còn muốn làm công an nữa vì tôi làm ở Cục chống phản động nên biết dễ phải đi đàn áp và tôi đã xin chuyển ngành nhưng không được, tôi xin thôi việc cũng không cho. Tôi vẫn cứ bỏ việc.
Sau khi vào Sài Gòn tôi làm cho dầu khí Việt Nam. Tôi có đi một số các nhà thờ, nhà thờ trung tâm Đức Bà, nhà thờ Kỳ Đồng. Sau khi ra Hà Nội thì tôi được mặc khải trong một giấc mơ là tôi đi nhà thờ và tôi có rửa tội. Đúng đêm tôi rửa tội ở nhà thờ lớn thì Cha Ngân, bây giờ trở thành Giám mục, bảo với Cha Hùng, hiện nay đang học bên Ý hay bên Pháp gì đấy, mời tôi viết diễn giải một cái tin và tôi có viết bài “Con Đường Đức Tin Qua Cây Cầu Francisco Savie Nguyễn Văn Thuận” Bài này đã gởi qua Tòa Thánh và nằm trong hồ sơ và đã được Cha Sỹ đang ở Việt Nam xin đưa chữ ký vào những bản dịch khoảng 4,5 thứ tiếng. Tôi hiểu là việc phong Thánh cần phải có phép lạ. Phép lạ thứ nhất là Đức tin. Phép lạ thứ hai là chữa bệnh. Phép lạ thứ ba là mồ mả phát. Tôi là một trong những phép lạ về Đức tin.
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Năm 2000, Uỷ ban giáo dân của HĐGMVN tổ chức hội thảo về Văn hoá Công giáo Việt Nam đầu tiên ở Huế quy tụ cả ngàn người tham dự có tiếng vang lắm nhưng cũng rất tốn kém. Khi đó tôi đang làm Thư ký cho Uỷ ban giáo dân liền trao đổi với Đức cha Chủ tịch FX. Nguyễn Văn Sang khi qua Roma nên nhờ Đức TGM Nguyễn Văn Thuận giúp đỡ và Đức cha Sang về cho biết. Ngài rất cổ vũ cho những hoạt động như thế và sẵn sàng vận động nguồn tài trợ giúp những cuộc hội thảo lần sau. Tiếc rằng sau đó, Ngài bị ốm phải nhập viện và qua đời nên không thực hiện được.
Trả lờiXóaKhi Ngài được tấn phong Hồng y tháng 2-2001, tôi có viết bài: “Vài nét về vị Hồng y thứ năm người Việt Nam” (cũng không dám viết tên). Một sĩ quan công an tên là M.V - cháu ruột của một ông tướng công an có tiếng gọi điện bảo tôi rằng, ông ta từng coi trại giam trong đó có tù nhân Nguyễn Văn Thuận. Khi tôi gặp ông, ông nói: “Tôi coi nhiều tù Công giáo nhưng có hai người tôi thán phục là ông Nguyễn Văn Vinh (cha chính Vinh) và ông Nguyễn Văn Thuận. Họ thông minh, trí tuệ nhưng đặc biệt là nhẫn nhục và vị tha. Viên sĩ quan công an kể rằng, mới vào trại được mươi ngày, ông Thuận xin cán bộ trại giam mua hoặc mượn cho sách học tiếng Nga. Rồi mượn bộ Lênin toàn tập bằng tiếng Nga. Khoảng vài tháng, ông Thuận bảo:
-Các cán bộ có ai biết tiếng Nga không?
Tôi hỏi lại: Ông cần làm gì?
Ông Thuận nói: Để cán bộ nghe tôi nói tiếng Nga thế nào?
Tôi đáp: Kỷ luật trại không cho phép nói chuyện với phạm nhân bằng tiếng nước ngoài.
Thật ra, chúng tôi ai ở trong trường dù phổ thông hay đại học tại Việt Nam lúc đó chẳng học tiếng Nga nhưng học xong chữ thầy trả thầy cả làm gì mà nói được tiếng Nga nữa nên nói tránh đi thế”.
Khi Ngài qua đời ngày 17-9-2002, tôi lại viết bài: “Tiễn người lên đường Hy vọng”. Mặc dù bài báo bị Ban biên tập cắt mất quá nửa nhưng cũng gây được cảm tình của bạn đọc. Lại một ông công an nhắn tôi gặp để kể cho nghe nhiều chuyện về người tù Nguyễn Văn Thuận. Ông bảo: "tôi thật may mắn và hạnh phúc khi được coi tù nhân Nguyễn Văn Thuận. Chính vị tù nhân này đã giải phóng cho tôi khỏi ngục tù tội lỗi và tối tăm để quay về làm con Chúa”. Ông đã bỏ ngành công an và gia nhập đạo Công giáo để mang tên thánh Phaolo. Ông là nhà văn và là triết gia Nguyễn Hoàng Đức, bây giờ cũng sinh hoạt cùng nhóm Doanh Trí Công giáo với chúng tôi. Chắc chắn ông sẽ là một chứng nhân với phái đoàn điều tra của Toà thánh sắp tới khi sang Việt Nam để thẩm định về việc phong thánh của Ngài với bài: “Con đường đức tin vào Nước Chúa qua cây cầu Hồng y FX. Nguyễn Văn Thuận” nên tôi không muốn nói thêm ở đây nữa...
TS PHẠM HUY THÔNG
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Hôm 10/7, mạng UCA.com cho rằng việc cố Hồng y Thuận, cựu Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình được thừa nhận chân phước trong lộ trình để được phong Thánh có thể "gây bùng nổ" (explosive) cho quan hệ Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam.
Trả lờiXóaGiới thiệu cố Hồng y Thuận từng bị tù biệt giam 9 năm trong suốt thời gian 13 năm trong chế độ nhà tù cộng sản ở Việt Nam sau 1975, bài của tác giả Alessandro Sociale mô tả chi tiết về một cuộc họp giữa Giáo hoàng Francis với một tiểu ban điều tra và thẩm định hồ sơ xét phong Á Thánh cho cố Hồng y người Việt.
"Tại một buổi lễ đặc biệt hôm thứ Bảy (tuần trước), Giáo Hoàng Francis đã gặp gỡ các giáo sĩ và quan chức Vatican, những người trong hai năm qua, tham gia vào quá trình xét hồ sơ phong chân phước cho Đức Hồng Y người Việt Nam Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận."
Tờ báo cho biết thêm, tại buổi lễ đánh dấu khép lại quá trình thẩm định hồ sơ này, "Giáo Hoàng Francis đã bày tỏ niềm vui mừng" về hồ sơ của cố Hồng y Thuận và tin rằng "danh tiếng" cũng như "phẩm chất của một vị Thánh" ở cố Hồng y người Việt đã được biết đến rộng rãi nhờ sự làm chứng và xác quyết của rất nhiều người từng gần gũi ngài.
Tuy nhiên tờ báo nhận xét: "Trong một diễn văn ngắn gọn, theo văn phòng báo chí của Vatican, Giáo hoàng người Argentina đã không đề cập đến từ "Việt Nam" một lần nào.
"Giáo Hoàng Francis chỉ ca ngợi cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận như một 'người con của phương Đông."
"Điều này báo hiệu rằng quá trình phong chân phước cho cố Hồng y Văn Thuận hiện nay đang bước vào giai đoạn nhạy cảm nhất của nó giữa lúc thế cân bằng là mong manh trong ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam," tờ báo viết.
(Click tiêu đề xem toàn bài)